Nghiên cứu khoa học
ẢNH HƯỞNG CỦA VI
KHUẨN
METHYLOBACTERIUM
RADIOTOLERANS 1019
LấN SỰ PHÁT SINH CƠ
QUAN Ở THỰC VẬT
ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN METHYLOBACTERIUM RADIOTOLERANS 1019 LấN SỰ
PHÁT SINH CƠ QUAN Ở THỰC VẬT
Kiều Phương Nam, Đỗ Thị Di Thiện, Trần Minh Tuấn, Bùi Văn Lệ
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM
Tóm tắt
Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, sự bổ sung vi khuẩn Methylobacterium radiotolerans 1019 sẽ có
tác dụng làm thay đổi quá trình phát sinh cơ quan ở thực vật, cụ thể: gia tăng khả năng tạo chồi
từ mô lá của cây cà chua, thuốc lá và Saintpaulia trên môi trường MS có bổ sung cytokinin; hạn
chế khả năng tạo mô sẹo ở cây cúc, cây thuốc lá nhưng lại kích thích sự hình thành phôi vô tính
ở cây cúc và sự hình thành mô sẹo ở cây súp lơ. Đối với quá trình phát sinh rễ, vi khuẩn có hoạt
tính kích thích trên cả hai đối tượng là cây hoa cúc và cây hông.
Từ khóa: Methylobacterium, Phát sinh hình thái, Nuôi cấy mô
Mở đầu
Methylobacterium là chi vi khuẩn cư ngụ vùng diệp quyển ở thực vật, chúng sử dụng
Methanol từ thực vật tiết ra và tương tác lại với thực vật thông qua nhiều cơ chế khác nhau: sự
sinh tổng hợp các phytohorme (Holland M. A. , 1997), tiết ACC deaminase làm giảm lượng
ethylene trong cây (Madhaiyan M., Selvaraj P., Jeounghyun R., Tongmin S., 2006b) gia tăng khả
năng hấp thu các chất khoáng gia tăng sự kháng bệnh của thực vật (Maliti C. M., 2000). Mặt
khác, vi khuẩn Methylobacterium có khả năng kháng với chất khử trùng thông thường (cồn, javel)
nên thường xuất hiện trong môi trường nuôi cấy mô và có tác động đến sự sinh trưởng và phát
triển của chúng (Kalyaeva M. A., Ivanova E. G., Doronina N. V., Zakharchenko N. S., Trotsenko
Yu. A., Buryanov Ya. I., 2003). Chính vì vậy, việc hiểu rõ cách tác động của vi khuẩn này lên
từng quá trình nuôi cấy, trên từng loại cây sẽ giúp chúng ta sử dụng loại vi khuẩn này một cách
có lợi nhất.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu
Chủng vi khuẩn 1019 được phân lập từ cây Saintpaulia trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh
và được định danh bằng trình tự rDNA 16S. Kết quả so sánh 1362 nucleotide cho thấy chủng
này có quan hệ họ hàng gần với loài Methylobacterium radiotoleran JCM 2831
T
(tương đồng
97,73%)
Lá, lóng thân, chồi ngủ của cây Cúc (Chrysanthemum sp.), Thuốc lá (Nicotiana tabacum
L. cv Samsun), Saintpaulia ionantha, Cà chua (Lycopersicum esculentum). Mô giữa phiến lá-
cuống lá cây hông (Paulonia fortunei) trong điều kiện in vitro. Cuống bông cây Súp lơ (Brassica
oleracea var. botrytis).
Phương pháp
Lớp mỏng tế bào lóng thân (dầy 1-3mm) và phiến lá (2mm x 0,5cm) của các nhóm cây
được cấy vào đĩa petri chứa môi trường MS bổ sung BA và NAA có nồng độ khác nhau tùy theo
mục tiêu (bảng 1). Cuống hoa cây súp lơ được khử trùng bằng dung dịch javel 1,5% trong thời
gian 15 phút sau đó cắt thành lát mỏng có bề dày 1-2mm.
Sau khi cấy, bổ sung 1ml dịch vi khuẩn 1019 đã được nuôi cấy lỏng lắc trên môi trường
MS sau 4 ngày, mẫu đối chứng không bổ sung dịch vi khuẩn.
Kết quả được ghi nhận sau 21 ngày nuôi cấy với các chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm mẫu cấy tạo
mô sẹo, chồi hay rễ, số cơ quan trung bình/ mẫu và đường kính mô sẹo.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 30 mẫu cho mỗi nghiệm thức, kết quả được xử lý
thống kê bằng chương trình Excel.
Bảng 1. Các loại môi trường sử dụng
Loài thực vật Môi trường nuôi cấy bổ sung Mục tiêu Tài liệu tham khảo
Thuốc lá
0,5 mg/l BA *
Cà chua
2,5 mg/l BA và 0,05 mg/l NAA *
Saintpaulia
0,4 M NAA và 0,1 M BA
Chồi
*
Thuốc lá
0,1 mg/l 2,4-D *
Cúc
0,1 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA Teixeira da Silva J.
A., 2003
Súp lơ
1 mg/l 2,4 D
Mô sẹo
*
Cúc
0,1 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA Teixeira da Silva J.
A., 2003
Hông
10 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA
Rễ
*
*: Môi trường đã được thử nghiệm và sử dụng tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học
phân tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM
Kết quả và thảo luận
Sự phát sinh chồi
Vi khuẩn Methylobacterium bổ sung vào môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng đến quá trình
hình thành chồi của mẫu cấy. ở cây thuốc lá và cây Saintpaulia, vi khuẩn làm gia tăng số
chồi/mẫu, tỉ lệ số mẫu cấy tạo chồi (Bảng 2), thời gian suất hiện chồi cũng sớm hơn so với đối
chứng. Tuy nhiên, ở cây cà chua phản ứng của lớp mỏng phiến lá trên môi trường có bổ sung
vi khuẩn và không bổ sung vi khuẩn hoàn toàn khác biệt: lớp mỏng phiến lá trên môi trường
không bổ sung vi khuẩn tạo thành cụm chồi, trong khi đó lớp mỏng phiến lá trên môi trường có
bổ sung vi khuẩn lại tạo mô sẹo. Lớp mỏng lóng thân ở hai nghiệm thức đều tạo mô sẹo sau 7
ngày nuôi cấy nhưng sau 14 ngày tất cả các mô sẹo này đều hoá nâu và không phát triển.
Trong đó, tỉ lệ số phiến lá cây cà chua tạo cụm chồi trên môi trường không có bổ sung vi khuẩn
là 81,81%, số chồi trung bình trên mẫu là 4,83±0,24; đường kính trung bình khoảng 0,91±0,03,
hầu hết là mô sẹo xốp, xuất hiện ở rìa mẫu cấy. Như vậy, chủng vi khuẩn M. radiotolerans
1019 bổ sung vào môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng mạnh tới sự phát sinh cơ quan ở lớp
mỏng phiến lá của cây cà chua.
Kết quả này cho thấy: Chính vi khuẩn bổ sung vào môi trường nuôi cấy đã làm thay đổi tỷ
lệ các chất điều hoà tăng trưởng thực vật, qua đó thúc đẩy hay làm thay đổi chiều hướng biệt
hoá cơ quan của thực vật nuôi cấy in vitro. Sự khác biệt về kết quả hình thành chồi ở cây thuốc
lá, Saintpaulia, cây cà chua và giữa phiến lá với lóng thân cho thấy tác động của vi khuẩn sẽ
khác nhau phụ thuộc vào bản chất loại mô và loại thực vật.
Bảng 2. ảnh hưởng của chủng vi khuẩn 1019 lên sự phát sinh chồi ở thuốc lá và
Saintpaulia ionathna nuôi cấy in vitro
Lóng thân Phiến lá
Tỉ lệ % mẫu
cấy tạo chồi
Số chồi trung
bình trên mẫu
Tỉ lệ % mẫu cấy
tạo chồi
Số chồi trung bình
trên mẫu
Loài thực
vật
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Thuốc lá
40,00 94,73
5,38 ±
0,18
8,12 ±
0,19
13,04 82,60
4,50 ±
0,17
18,00 ±
0,28
Saintpaulia
ionantha
41,66 87,50
7,45 ±
0,27
11,80
± 0,25
31,25 90,47
4,12
±0,17
14,74 ±
0,25
Hình 1. Anh hưởng của chủng 1019 lên sự tạo chồi ở cây thuốc lá (A), ở cây cà chua (B)
sau 21 ngày nuôi cấy.
Sự phát sinh mô sẹo
Các kết quả khảo sát về ảnh hưởng của vi khuẩn lên sự hình thành mô sẹo ở cây thuốc
lá, cây cúc và cây súp lơ cho thấy vi khuẩn có ảnh hưởng khác nhau lên quá trình hình thành
mô sẹo ở các loại mô hay các loài cây nuôi cấy. Đối với cây cúc vi khuẩn hạn chế sự hình
thành mô sẹo nhưng kích thích sự thành lập phôi ở các mô sẹo này, trong khi đó ở cây thuốc
lá vi khuẩn lại ức chế quá trình hình thành mô sẹo (bảng 2). Còn ở cây súp lơ vi khuẩn lại có
vai trò thúc đẩy quá trình hình thành mô sẹo, cụ thể: sau 14 ngày nuôi cấy, lớp mỏng tế bào
cuống hoa trên môi trường đối chứng chưa hình thành mô sẹo, còn trên môi trường có sự hiện
điện của vi khuẩn thì 100% mẫu cấy hình thành mô sẹo, nhưng rất nhỏ và chỉ xuất hiện ở rìa
mẫu cấy (hình 2 F) . Các kết quả này cùng với ghi nhận ức chế sự hình thành phôi từ mô sẹo
ở cây lúa của vi khuẩn Methylobacterium sp. (Madhaiyan M., Selvaraj P., Jeounghyun R.,
Tongmin S., 2006b) một lần nữa là minh chứng cho sự tác động của vi khuẩn lên quá trình
hình thành mô sẹo cũng như phát sinh cơ quan từ mô sẹo này.
Bảng 3. Ảnh hưởng của chủng 1019 lên sự hình thành mô sẹo ở cúc và thuốc lá
Lóng thân Phiến lá
Tỉ lệ % mậu cấy
tạo mô sẹo
Đường kính
trung bình (cm)
Tỉ lệ % mẫu cấy
tạo mô sẹo
Đường kính
trung bình (cm)
Loài thực
vật
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Hoa cúc
91,66 38,46
0,31±
0,02
0,21 ±
0,01
100 82,60
0,48 ±
0,01
0,37 ±
0,01
*
Thuốc lá
41,66 26,31
0,46 ±
0,01
0,39 ±
0,01
58,82 5,26
0,30 ±
0,01
0,24 ±
0,01
*
Có sự tạo phôi ở mẫu phiến lá nuôi cấy trên môi trường có bổ sung vi khuẩn sau 14 ngày,
31,25% mẫu cấy hình thành phôi, số phôi trung bình trên mẫu: 8,16±0,23 (hình 2, A,B,C,D)
A
B
Hình 2. ảnh hưởng của chủng 1019 lên sự hình thành mô sẹo ở cây thuốc lá (E);
cây súp lơ (F) sau 21 ngày nuôi cấy. Các giai đoạn phát triển của phôi cây cúc hình thành
từ mô sẹo trên môi trường có bổ sung vi khuẩn Methylobacterium sp., A: Cụm phôi hình
cầu, B: Phôi hình tim, C: Phôi nẩy mầm, D: chồi hoàn chỉnh.
Sự phát sinh rễ
Qua các thí nghiệm cho thấy, vi khuẩn Methylobacterium cũng có ảnh hưởng tới quá
trình phát sinh rễ ở cây cúc và cây hông. Trên môi trường cảm ứng tạo rễ cho hai loại cây này,
sự bổ sung vi khuẩn có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành rễ, rễ nhiều và dài hơn. Các số
liệu được trình bày trong bảng 4 và hình 3.
Bảng 4. ảnh hưởng của chủng 1019 lên sự hình thành rễ ở cây hoa cúc và cây hông
Lóng thân Phiến lá
Tỉ lệ % tạo rễ Số rễ trung bình Tỉ lệ % tạo rễ Số rễ trung bình
Loài
thực
vật
Đối
chứng
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ sung
Đối
chứn
g
Bổ
sung
Đối
chứng
Bổ
sung
Hoa
cúc
*
30,76 9,09
1,96±0,1
2
0,87±0,13 32,50 96,66 1,96±0,21
3,19±0,1
9
Mô giữa phiến lá và cuống lá
Tỉ lệ % mẫu tạo rễ Số rễ trung bình trên mẫu
Đối chứng Bổ sung Đối chứng Bổ sung
Hông
12,50 83,33 2,11± 0,02 4,34 ± 0,01
* có sự hình thành chồi sau 30 ngày nuôi cấy (hình 3, A).
Hình 3. ảnh hưởng của chủng 1019 lên sự hình thành rễ ở cây cúc (A) và cây hông sau 21
ngày đồng nuôi cấy (B).
E
F
E
F
Có bổ sung
Đối chứng vi khuẩn
A B
Từ lâu nay, điều kiện vô trùng được xem là một yêu cầu tiên quyết trong kỹ thuật vi nhân
giống thực vật. Vô hình chung, chúng ta đã bỏ qua mối quan hệ tương hỗ giữa thực vật và vi
sinh vốn đã hiện hữu từ lâu trong quá trình tiến hoá. Thực tế, một số nghiên cứu đã cho thấy các
chủng vi sinh ngoại nhiễm đang là vấn đề ở các phòng thí nghiệm, nhưng chúng cũng đưa đến
các cơ hội để tìm kiếm các loài vi sinh vật có ích, chẳng hạn như loài Methylovorus mays được
sử dụng để kích thích tạo cây thuốc lá chuyển gen ipt trên môi trường không có bổ sung
hormone (Kalyaeva M. A., Zacharchenko N. S., Doronina N. V., Rukavtsova E. B., Ivanova E. G.,
Alekseeva V. V., Trotsenko Yu. A., Bur’yanov Ya. I., 2000).
Việc xác định vi khuẩn Methylobacterium có khả năng sinh tổng hợp các chất điều hòa
tăng trưởng thực vật: auxin (Omer Z. S., Tombolini R., Broberg A., Gerhardson B., 2004),
cytokinin (Holland M. A. , 1997,Long R. L. G., Morris R. O., Polacco J. C., 2002), ACC deaminase
(Madhaiyan M., Selvaraj P., Jeounghyun R., Tongmin S., 2006b) là một trong những bằng chứng
để giải thích sự ảnh hưởng của vi khuẩn Methylobacterium lên thực vật. Tuy nhiên, vẫn còn rất
nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ về mối quan hệ tương tác này chẳng hạn như thực vật có tác
động ngược trở lại đối với vi khuẩn Methylobacterium hay không và theo cơ chế nào?
Các nghiên cứu trước đây chứng minh vi sinh vật có khả năng kích thích sinh trưởng
thực vật như sự tăng trưởng ở rêu (Hornschuh M., Grotha R., Kutschera U., 2002), lúa (Maliti C.
M., 2000), cải dầu (Madhaiyan M., Selvaraj P., Jeounghyun R., Tongmin S., 2006b); sự gia tăng
năng suất ở lúa 9Madhaiyan M., Ponguzhali S., Senthilkumar M., Seshdri S., Chung H., Yang J.,
Sundaram S, SA T., 2004) hay mía (Madhaiyan M., Poonguzhali S., Sundaram S.P., Tongmin
Sa., 2006a). Còn các kết quả của đề tài cùng với kết quả của một số ít công trình nghiên cứu
như ảnh hưởng của vi khuẩn Methanotrophic lên sự phát sinh cơ quan ở lúa mì (Kalyaeva M. A.,
Ivanova E. G., Doronina N. V., Zakharchenko N. S., Trotsenko Yu. A., Buryanov Ya. I., 2003),
cản sự hình thành phôi ở cây lúa của vi khuẩn Methylobacterium (Maliti C. M., 2000) lại góp phần
chứng minh tiềm năng sử dụng vi khuẩn Methylobacterium để điều khiển và gia tăng hiệu quả
quá trình phát sinh hình thái của thực vật trong điều kiện in vitro. Việc áp dụng vi khuẩn
Methylobacterium sẽ gia tăng hiệu quả nhân giống, giảm thời gian nuôi cấy và cuối cùng dẫn tới
giảm giá thành cây giống. Còn trong nghiên cứu chuyển gen thì việc gia tăng khả năng tái sinh
sẽ giúp cho việc chọn lọc cây chuyển gen thuận lợi và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, sự tương
tác cạnh tranh giữa vi khuẩn Methylobacterium và Agrobacterium rất có thể mở ra một ứng dụng
khác là dùng vi khuẩn Methylobacterium để loại vi khuẩn Agrobacterium ra khỏi mẫu cấy sau khi
chuyển gen đồng thời tăng tính phục hồi và khả năng tái sinh của mẫu cấy.
Những kết quả đạt được cho thấy một định hướng, một khẳng định về việc ứng dụng loài
vi khuẩn này trong nuôi cấy mô-tế bào thực vật. Tuy nhiên, để áp dụng trong từng trường hợp cụ
thể thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể trên từng đối tượng.
Kết luận
Chủng vi khuẩn Methylobacterium radiotolerans 1019 có ảnh hưởng tới sự phát sinh cơ
quan ở thực vật: gia tăng sự hình thành chồi, rễ ở cây thuốc lá, cây hoa cúc và cây hông, ức chế
sự tạo mô sẹo ở thuốc lá, sự hình thành chồi ở cây cà chua và tăng cường sự hình thành phôi
vô tính từ mô sẹo của cây cúc. Hiệu quả và chiều hướng tác động của vi khuẩn phụ thuộc vào
bản chất loại mô và loại thực vật.
Tài liệu tham khảo
Holland M. A. , 1997. Are cylokinin produced by plant? Plant Physiology, Vol. 115, pp 865-868.
Hornschuh M., Grotha R., Kutschera U., 2002. Epiphytic bacteria associated with the bryophyte
Funaria hygrometrica: effects of Methylobacterium strains on protonema development. Plant biol
(Stuttg) Vol. 4, pp 682-687.
Kalyaeva M. A., Ivanova E. G., Doronina N. V., Zakharchenko N. S., Trotsenko Yu. A., Buryanov
Ya. I., 2003. Stimulation of wheat morphogenesis in vitro by Methanotrophic bacteria. Doklady
Biological Sciences, Vol. 388, pp 76–78, Translated from Doklady Akademii Nauk, Vol. 388, No. 6,
pp 847–849.
Kalyaeva M. A., Zacharchenko N. S., Doronina N. V., Rukavtsova E. B., Ivanova E. G.,
Alekseeva V. V., Trotsenko Yu. A., Bur’yanov Ya. I., 2000, “Plant growth and morphogenesis in
vitro is promoted by associative methylotrophic bacteria”, Russian Journal of Plant Physiology,
Vol. 48, No. 4, pp. 514-517. Translated from Fiziologiya Rastenii, Vol. 48, No. 4, pp. 596-599.
Long R. L. G., Morris R. O., Polacco J. C., 2002. tRNA is the source of low-level trans-zeatin
production in Methylobacterium spp. Journal of Bacteriology, Vol. 184, No. 7, pp 1832-1842.
Madhaiyan M., Ponguzhali S., Senthilkumar M., Seshdri S., Chung H., Yang J., Sundaram S, SA
T., 2004. Growth promotion and induction of systemic resistance in rice cultivar Co-47 (Oryza
sativa L.) by Methylobacterium spp. Bot. Bull. Acad. Sin., Vol. 45, pp 315-324.
Madhaiyan M., Poonguzhali S., Sundaram S.P., Tongmin Sa., 2006a. A new insight into foliar
applied methanol influencing phylloplane methylotrophic dynamics and growth promotion of
cotton (Gossypium hirsutum L.) and sugarcane (Saccharum officinarum L.). Environmental and
Experimental Botany, 57(1-2); pp 168-176.
Madhaiyan M., Selvaraj P., Jeounghyun R., Tongmin S., 2006b. Regulation of ethylene levels in
canola (Brassica campestris) by 1-aminocyclopropane-1-carboxylate deaminase-containing
Methylobacterium fujisawaense. Planta, pp 268-278.
Maliti C. M., 2000. Physiological and biochemical effects of Methylobacterium sp. strains and
foliar-applied methanol on growth and development of rice Oryza sativa L., Ph. D. thesis, The city
University of New York, USA.
Omer Z. S., Tombolini R., Broberg A., Gerhardson B., 2004. Indole-3-acetic acid production by
pink-pigmented facultative methylotrophic bacteria. Plant Growth Regulation, Vol. 43, pp 93-96.
Teixeira da Silva J. A., 2003. Thin cell layer technology in ornamental plant micropropagation and
biotechnology. African Jounal of Biotechnology, Vol. 2, No. 12, pp 683-691.
Effect of Methylobacterium radiotolerans 1019 on plant morphology
Kieu Phuong Nam, Do Thi Di Thien, Tran Minh Tuan, Bui Van Le
Faculty of Biology, Ho Chi Minh City National University - The University of Science
SUMMARY
Introduction of Methylobacterium radiotolerans 1019 into in vitro culture would change the
process of morphological formation in plants: increase the ability of shoots forming from leaf
tissue of Lycopersicum esculentum, Nicotiana tabacum and Saintpaulia ionatha on MS - cytokinin
medium; inhibition of calluses forming in Chrysanthemum spp., Nicotiana tabacum; and
stimulation of somatic embryos forming in Chrysanthemum spp. and calluses forming in Brassica
oleracea var. botrytis. The bacterium had the effect of stimulating root formation on both
Chrysanthemum spp. and Paulonia fortunei.
Key words: Methylobacterium, Morphology formation, Tissue culture