Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

(Luận văn tmu) hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp từ thị trƣờng hàn quốc của công ty tnhh thƣơng mại và kỹ thuậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.67 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập tại Cơng Ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu,
nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong cơng ty mà em có cơ hội
tiếp cận và tìm hiểu môi trường làm việc thực tế, làm quen với các nghiệp vụ xuất
nhập khẩu. Đây chính là cơ sở giúp em có kiến thức thực tế để có thể hồn thành khóa
luận.
Hơn nữa, để hồn thành khóa luận kịp thời, đảm bảo chất lượng, em đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của cơ giáo Nguyễn Vi Lê.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Vi Lê cùng Ban lãnh đạo,
các cô chú, anh chị trong Công Ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em hồn thành khóa luận này.
Dưới góc nhìn của sinh viên, em hy vọng bài khóa luận này sẽ đem lại những ý
kiến, phân tích thực tế về thực trạng cũng như đưa ra hướng hồn thiện quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp từ Hàn Quốc của Công Ty TNHH
Thương mại và Kỹ thuật Á Châu. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đề tài khóa luận
trong phạm vi hiểu biết song do hạn chế về thời gian và trình độ chun mơn cũng như
kiến thức thực tiễn nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được những nhận xét, đánh giá của thầy, cô giáo để bài khóa luận này được hồn
thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

i


Lê Thị Như Anh

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.........................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TỪ THỊ
TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ
THUẬT Á CHÂU........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................1
1.3 Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
1.5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2
1.6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................3
1.6.1.1 Dữ liệu sơ cấp...................................................................................................3
1.6.1.2 Dữ liệu thứ cấp.................................................................................................3
1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.............................................................3
1.7 Kết cấu của khóa luận............................................................................................3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT Á CHÂU...............................5

iii


2.1 Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................5
2.1.1 Hợp đồng thương mại quốc tế.............................................................................5

2.1.2 Một số vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế.......................................5
2.1.2.1 Bản chất của hợp đồng mua bán quốc tế.........................................................5
2.1.2.2 Vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế........................................................5
2.1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế....................................................6
2.1.2.4 Cấu trúc hợp đồng thương mại quốc tế............................................................6
2.2 Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa..............................7
2.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)......................................................................8
2.2.2 Thuê phương tiện vận tải.....................................................................................8
2.2.3 Mua bảo hiểm (nếu có)........................................................................................9
2.2.4 Làm thủ tục hải quan...........................................................................................9
2.2.5 Nhận hàng và kiểm tra hàng hố......................................................................10
2.2.6 Làm thủ tục thanh tốn.....................................................................................11
2.2.7 Khiếu nại (nếu có).............................................................................................11
2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng thiết bị điện cơng nghiệp từ thị trường Hàn Quốc
của công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Á Châu.............................................12
2.3.1 Làm thủ tục hải quan.........................................................................................12
2.3.2 Thuê phương tiện vận tải về kho.......................................................................13
2.3.3 Thanh toán tiền hàng........................................................................................14
2.3.4 Nhận hàng và kiểm tra hàng.............................................................................14
2.3.5 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại......................................................................15

iv


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA
CÔNG TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT Á CHÂU....................................16
3.1 Giới thiệu về Công Ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Á Châu.....................16
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty......................................16
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh..........................................................................................17

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của cơng ty................................................................................17
3.2Khái qt tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của cơng ty......................19
3.2.1 Khái qt tình hình hoạt động kinh doanh chung của của cơng ty.................19
3.2.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của cơng ty.......................................................21
3.2.2.1 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm.................................................21
3.2.3.2 Tình hình nhập khẩu theo thị trường............................................................22
3.3 Thực trạng thực hiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
cơng nghiệp từ thị trường Hàn quốc của Công Ty TNHH Thương Mại Và Kỹ
Thuật Á Châu............................................................................................................. 23
3.3.1 Làm thủ tục hải quan.........................................................................................23
3.3.2 Thuê phương tiện vận tải về kho.......................................................................24
3.3.3 Thanh tốn tiền hàng........................................................................................25
3.3.4 Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa......................................................................26
3.3.5 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại......................................................................27
3.4 Đánh giá thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp
từ thị trường Hàn Quốc của Công Ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Á Châu. .
..................................................................................................................................... 28

v


3.4.1 Một số vấn đề đạt được trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường
Hàn Quốc.................................................................................................................... 28
3.4.2 Một số vấn đề tồn tại trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Hàn
Quốc .......................................................................................................................... 29
3.4.3 Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại............................................................32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN
TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ..34
KỸ THUẬT Á CHÂU................................................................................................34

4.1 Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu....................................................34
4.1.1 Định hướng phát triển chung............................................................................34
4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp..........34
4.2 Các đề xuất hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc Của Công Ty TNHH Thương Mại Và Kỹ
Thuật Á Châu.............................................................................................................35
4.3 Một số kiến nghị...................................................................................................35
4.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có liên quan............................................35
4.3.2 Kiến nghị đối với Công Ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Á Châu............36
4.2.2 Một số giải pháp khác.......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................41

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Trang

1

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty

12

2


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu công ty

18

3

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012- 2014

20

4

Bảng 3.2 Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu của công ty.

21

5

Bảng 3.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường.

22

6

Bảng 3.4 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị điện theo Hãng cung cấp của

23

7


Hàn Quốc
Bảng 3.5 Thống kê các sai sót khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu

30

8

Biểu đồ 3.1 Đánh giá lỗi sai trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại

24

9

Biểu đồ 3.2. Đánh giá lỗi sai trong thuê phương tiện vận tải chở về

25

10

kho
Biểu đồ 3.3. Đánh giá lỗi sai trong nhận hàng và kiểm tra

26

11

Biểu đồ 3.4. Thống kê số hợp đồng sai sót

27


vii


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
CIF
CIP
C/O
D/O
FOB
L/C

NK
TNHH

Từ viết tắt
Cost, insurance and freight
Carriage and Insurance paid to
Certificate of Origin
Delivery Order
Free on Board
Letter of Credit
Hợp đồng
Nhập khẩu

Nghĩa Tiếng Việt
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước

Cước và bảo hiểm trả tới đích
Giấy chứng nhận xuất xứ
Lệnh giao hàng
Giao lên tàu
Thư tín dụng
Hợp đồng
Nhập khẩu
Trách nhiệm hữu hạn

ix


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TỪ THỊ
TRƯỜNG

HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ
THUẬT Á CHÂU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập, xuất nhập khẩu được coi là hoạt động mang tính chất
tiền đề cho các hoạt động khác. Tuy nhiên do tính phức tạp của mơi trường thương
mại quốc tế, nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu của Việt Nam gặp
khơng ít khó khăn, đặc biệt là hiện nay các dự án đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, và nhiều
ngành sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung, Cơng ty
TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu nói riêng thì việc nghiên cứu quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu tại các cơng ty có nghiệp vụ mua bán quốc tế là tất yếu. Hơn
nữa Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu có nhiều bất cập trong quy trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu, dẫn đến kéo dài thời gian nhập hàng, làm tổn thất chi
phí lưu kho, lưu bãi của cơng ty, ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của công ty. Bởi
vậy, vấn đề hồn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị điện cơng nghiệp là vấn đề có tính
cấp thiết đối với công ty hiện nay.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu của sinh
viên Đại học Thương Mại đã nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa, ví dụ như:
1


-

Đề tài: “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị
của Cơng ty CP kinh doanh Thương Mại và sản xuất Seiki từ thị trường Trung
Quốc” của sinh viên Lê thị Hà Giang.

-

Đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản
xuất thép từ thị trường châu Phi của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát” của
sinh viên Nguyễn Thu Huyền K45E1

-

Đề tài “Giải pháp hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu camera
quan sát từ thị trường Hàn Quốc của công ty CP công nghệ Futech” của sinh
viên Hồng Thị Yến K45E4
Có thể thấy rằng những cơng trình nghiên cứu kể trên đều có chung vấn đề


nghiên cứu về quy trình nhập khẩu thiết bị máy móc nhưng cụ thể trong mỗi cơng trình
nghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, loại mặt hàng nhập khẩu, thị
trường nhập khẩu dẫn đến sự khác nhau trong cách thức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu, kèm theo đó là những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, em có thể khẳng
định vấn đề: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện từ thị trường Hàn
Quốc của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu là một đề tài mới chưa có
ai nghiên cứu ở Cơng Ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu và tại trường Đại
học Thương Mại. Đồng thời cũng dựa trên tính cấp thiết của vấn đề trong đơn vị thực
tập, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hồn Thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu thiết bị điện công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công Ty TNHH
Thương mại và Kỹ thuật Á Châu”.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH
2


Thương mại và Kỹ thuật Á Châu, nghiên cứu những vấn đề phát sinh, những tồn tại
vướng mắc khi thực hiện quy trình đó, tìm ra ngun nhân, đưa ra những đề xuất giải
pháp khắc phục và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
cơng nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á
Châu.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp từ thị trường
Hàn Quốc của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về không gian: Công Ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu


-

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết
bị điện của công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á Châu giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2014

-

Thị trường nghiên cứu: Thị trường Hàn Quốc- thị trường chính cung cấp thiết
bị điện cho Công ty.

1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp em thu thập bằng cách đưa ra các câu hỏi để được giải đáp từ
người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện qui trình nhập khẩu: Trưởng phịng và các anh chị
nhân viên trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, qua đó thấy được những thành quả
đạt đã được và hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty.
1.6.1.2Dữ liệu thứ cấp
3


Dữ liệu thứ cấp bao gồm các nguồn dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài:
-

Nguồn dữ liệu bên trong gồm: các báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014, báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số lưu hợp đồng, … từ các phòng
ban trong cơng ty.


-

Nguồn dữ liệu bên ngồi: bao gồm các website, báo điện tử, luận văn của các
khóa trước, sách chuyên ngành thương mại quốc tế và các tài liệu liên quan đến
hoạt động thương mại quốc tế …

1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
-

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu bên trong và bên ngồi cơng
ty sẽ tiến hành phân tích tổng hợp, gắn liên thực tế và lý thuyết nhằm tìm ra
những tồn tại và nghiên cứu các giải pháp cho công ty.

-

Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để thấy được những thay
đổi trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của
công ty.

1.7 Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần: Lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ và
danh mục các từ viết tắt. Kết cấu khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thiết bị điện công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Thương mại Và
Kỹ thuật Á Châu
Chương 2: Lý thuyết về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á
Châu

4



Chương 3: Phân tích thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Á
Châu
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hồn thiện quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện công nghiệp từ thị trường Hàn Quốc của
Công ty TNHH Thương mại Và Kỹ thuật Á Châu

5


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN
QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT Á CHÂU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Hợp đồng thương mại quốc tế
 Hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thận về thương mại giữa các đương sự
có trụ sở kinh doanh ở những nước khác nhau. (PGS.TS Dỗn Kế Bơn(2010) Giáo
trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính.
Như vậy chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở kinh doanh ở những nước
khác nhau. Đây có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa (Hợp đồng xuất nhập khẩu); hợp
đồng gia công, hợp đồng môi giới, ủy thác. Đối tượng của hợp đơng là hàng hóa hoặc
dịch vụ. Bên bán phải giao hàng hóa, dịch vụ cho bên mua bên mua phải trả cho bên
bán đối giá cân xứng với hàng hóa dịch vụ được giao
 Quy trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế
Quy trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là quá trình thực hiện một
chuỗi các công việc kế tiếp, được đan kết chặc chẽ với nhau. Bao gồm các khâu như:
xin giấy phép nhập khẩu, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải

quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, thanh toán tiền hàng nhập khẩu, khiếu nại và giải
quyết khiểu nại.
2.1.2 Một số vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế
2.1.2.1Bản chất của hợp đồng mua bán quốc tế
Bản chất là một hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng
hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận giữa các bên kí kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng
6


phải thể hiện ý chí thực hiện thỏa thuận, khơng được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và
có những nhầm lẫn khơng thể chấp nhận được.
2.1.2.2Vai trị của hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương
mại quốc tế. Là một phần không thể thiếu và quan trọng đối với hoạt động xuất nhập
khẩu. Hợp đồng thương mại quốc tế xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã
thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. Vì vậy, hợp đồng thương mại quốc tế
cịn là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối
tác thực hiện các nghĩa vụ của họ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.2.3Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
-

Về chủ thể của hợp đồng: chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế là các

bên, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng kí tại hai quốc gia khác nhau.
-

Về đồng tiền thanh tốn có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai

bên.
-


Về hàng hóa: đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước

người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
-

Về ngơn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng thương mại quốc tế thường được ký kết

bằng tiếng nước ngồi, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
-

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và

thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước
ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng
tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
-

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho

hợp đồng thương mại quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa
7


là hợp đồng thương mại quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật
pháp nước đó mà cả của luật nước ngồi (luật nước người bán, luật nước người mua
hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều
ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh
hợp đồng thương mại quốc tế.
2.1.2.4Cấu trúc hợp đồng thương mại quốc tế

Cấu trúc của một hợp đồng thương mại quốc tế gồm ba phần chính, đó là: Phần
trình bày chung và phần nội dung chính của hợp đồng, phụ lục
a) Phần trình bày chung:
Phần trình bày chung là những phần bắt buộc mà hợp đồng nào cũng phải có,
nếu khơng có thì hợp đồng khơng có giá trị, bao gồm các nội dung:
- Số hiệu của hợp đồng (contract No…)
- Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
b) Nội dung chính của hợp đồng thương mại quốc tế
Nội dung chính của hợp đồng thương mại quốc tế trình bày các điều khoản mà
các bên cam kết thực hiện. Một hợp đồng có thể có các điều khoản khác nhau tùy theo
thỏa thuận giữa các bên, tùy vào hàng hóa giao dịch… Nhưng thông thường một hợp
đồng thương mại quốc tế nói chung bao gồm các điều khoản sau:
Điều khoản bắt buộc:
- Điều khoản tên hàng (Commodity)

8


- Điều khoản chất lượng (Quality)
- Điều khoản số lượng (Quantity)
- Điều khoản giá cả (Price)
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)
- Điều khoản về thanh toán (Payment)
- Điều khoản giao hàng (Delivery/ Shipment)
Điều khoản không bắt buộc:
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god)
- Điều khoản khiếu nại (Claim)

- Điều khoản bảo hành (Warranty)
- Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
- Điều khoản trọng tài (Arbitration)
Ngoài những điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng thương mại quốc tế như
trình bày ở trên. Trong thực tế, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hợp đồng
nhất định mà có thể thêm một số điều khoản khác như: điều khoản bảo hiểm, điều
khoản vận tải, và các điều khoản khác.
c) Phần phụ lục:
Phần phụ lụclà các thơng số kỹ thuật của hàng hố, phần thêm kèm theo khi có
trường hợp sửa đổi hợp đồng và các giấy tờ ghi chú kèm theo.
2.2 Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là việc thực hiện một chuỗi các công
việc kế tiếp, được đan kết chặc chẽ với nhau. Thơng thường, quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu có thể bao gồm các cơng việc sau:
2.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
9


Giấy phép nhập khẩu là một công cụ quan trọng để các quốc gia kiểm sốt tình
hình nhập khẩu, là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong
mỗi chuyến hàng nhập khẩu.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sẽ phải dựa vào danh mục hàng cấm
nhập khẩu, hàng tạm ngừng nhập khẩu, hàng nhạp khẩu theo hạn ngạch, không theo
hạn ngạch…do các Bộ, Ngành công bố hàng năm, để biết được mặt hàng nào được
phép nhập khẩu, hàng nào phải xin giấy phép khi nhập khẩu…Từ đó, doanh nghiệp
thỏa mãn các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý bằng giấy phép nhập khẩu, doanh
nghiệp nhập khẩu cần nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu lên Bộ công thương. Bộ hồ
sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh, bản sao
hợp đồng ngoại đã ký kết với đối tác hoặc bản sao L/C (thanh toán bằng L/C), đơn xin

cấp giấy phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu là mặt hàng thuộc diện quản lý bằng
hạn ngạch), hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là trường hợp nhập khẩu ủy thác), các
giấy tờ khác có liên quan.
2.2.2 Thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê phương tiện vận tải, thuê theo
hình thức nào được tiến hành dựa vào ba căn cứ: điều khoản của hợp đồng, đặc điểm
của hàng hoá, điều kiện vận tải. Đối với hàng hóa thương vụ, thỏa thuận vận chuyển
ngoại thương bằng đường biển thì: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là FOB thì bên nhập
khẩu phải thuê tàu để chở hàng, nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF thì bên nhập
khẩu khơng phải th tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người mua. (Theo Incoterm 2010)
Có nhiều loại phương tiện vận tải dùng trong thương mại quốc tế, tuy nhiên
hiện tại vận tải đường biển chiếm hơn 90% tổng khối lượng hàng hóa được chuyên
10


chở trong thương mại quốc tế. Có ba hình thức thuê tàu phổ biến là: thuê tàu chợ, thuê
tàu chuyến và thuê tàu định hạn.
Việc thuê phương tiện vận tải địi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thơng tin về
tình hình thị trường và tinh thơng các điều kiện thuê phương tiện vận tải. Vì vậy trong
nhiều trường hợp, người nhập khẩu thường ủy thác việc thuê phương tiện vận tải cho
công ty vận tải.
2.2.3 Mua bảo hiểm (nếu có)
Do đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế là hàng hóa phải vận chuyển trên
quãng đường dài từ nước này sang nước khác trong thời gian khá dài. Do đó hàng hóa
thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để đảm bảo cho sự an tồn của hàng hóa các bên
nhập khẩu, bên xuất khẩu cần mua bảo hiểm cho hàng hóa đó.
Bên nhập khẩu chỉ phải mua bảo hiểm khi nhập khẩu hàng hóa theo các điều kiện
như sau: các điều kiện thương mại theo nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP).
Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa cần tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định nhu cầu bảo hiểm: Bao gồm giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo

hiểm.
- Bước 2: Xác định loại hình bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage
policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy).
- Bước 3: Lựa chọn công ty bảo hiểm
- Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh tốn phí bảo hiểm, nhận
đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2.4 Làm thủ tục hải quan.
Làm thủ tục hải quan là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu nào cũng cần thực hiện. Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu
11



×