Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

(Luận văn tmu) một số vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực ti n áp dụng tại công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.99 KB, 56 trang )

TÓM LƯỢC
Pháp luật về bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ
môi trường. Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta từng bước
được xây dựng và hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội liên quan trực tiếp tới lĩnh vực môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu để “Một số
vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Hợp tác quốc tế- Việt Nam” sẽ góp
phần củng cố và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường toàn diện, đồng bộ và phù
hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta hơn.
Khóa luận tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi
trường của Việt Nam thông các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ
đó nêu ra những thực trạng cịn tờn tại trong hệ thớng pháp ḷt về bảo vệ môi trường
cũng như những thuận lợi, khó khăn, hạn chế còn mắc phải trong việc thực thi pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp Công
ty cổ phần Hợp tác quốc tế- Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, người viết đưa
ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay. Nội dung của bài khóa luận tóm lược qua các phần như sau:
Trong Chương 1 người viết muốn cung cấp các kiến thức lý luận giúp cho người
đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường
nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Đối
với chương 2 khóa luận tập trung đánh giá về thực trạng pháp luật về vấn đề bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó rút ra được những khó khăn
trong việc áp dụng và thi hành các quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường của

i


các doanh nghiệp. Sau khi đánh giá thực trạng về việc áp dụng pháp luật hợp đồng lao
động, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết và đưa ra được các kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Chương 3.



ii


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong thời gian thực
tập tại Công ty cổ phần hợp tác quốc tế- Việt Nam và với những kiến thức đã được học
tại trường cùng với sự nghiên cứu tình hình thực tế, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cơ chú, anh chị cán bợ trong công ty và hướng dẫn chỉ bảo sát sao nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn Th.s Phạm Minh Q́c. Em đã rút ra được những tồn tại và khó khăn
từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ bé vào việc quy định pháp
luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần hợp tác quốc tế- Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Lao động nói chung. Tuy
nhiên, do thời gian có hạn, với vớn kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến
của thầy cô giáo và những người quan tâm đến vấn đề này nhằm hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Minh Quốc đã tận tâm hướng dẫn em
và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Luật và thầy Phạm Minh
Quốc dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

iii



Nguyễn Thị Huyền

iv


MỤC LỤC

TÓM LƯỢC................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan.........................................................1
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu:....................................................................2
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
6. Kết cấu đề tài.............................................................................................................5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP........................................................................................................................ 6
1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..................................................................6
1.1.1 Khái niệm về bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh
doanh sản xuất của doanh nghiệp..................................................................................6
1.1.2 Pháp luật về bảo vệ môi trường và khung pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................7
1.1.3 Vai trị của pháp luật về bảo vệ mơi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp...........................................................................................................9
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất

v


kinh doanh của doanh nghiệp......................................................................................10
1.2.1 Quá trình hình thành pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng................................................10
1.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng................................................11
1.2.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ
mơi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng..........13
1.3 Mợt sớ nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật
bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. 14
1.3.1 Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một
môi trường trong lành..................................................................................................14
1.3.2 Nguyên tắc phát triển bền vững..........................................................................15
1.3.3 Nguyên tắc phòng ngừa......................................................................................15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP
HỢP TÁC QUỐC TẾ- VIỆT NAM.............................................................................16
2.1 Đánh giá tổng quan pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp..............................................................................................16
2.2 Thực trạng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................................17
2.3 Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam........................22

vi



2.3.1. Những hoạt động đã đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam...22
2.3.2 Những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phân tác quốc tế Việt Nam...........................24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH NÓI CHUNG VÀ TẠI CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ- VIỆT NAM....27
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp......................................................................................27
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp......................................................................................28
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam..............................................29
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu........................................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. MT

: Môi trường

2. Luật BVMT

: Luật Bảo vệ môi trường


3. Công ty CP

: Công ty cổ phần

4. BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ơ nhiễm mơi trường và bảo vệ môi trường hiện đang là một vấn đề thời sự được
quan tâm không chỉ trong phạm vi q́c gia mà cịn trên phạm vi toàn cầu. Một trong
những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường là hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp không có ý thức bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Chính vì vậy mà việc ban hành và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường hết sức có ý
nghĩa không chỉ đối với từng quốc gia mà cịn có ý nghĩa trên bình diện q́c tế. Đặc
biệt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp, pháp luật bảo
vệ môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao ý thức và trách nhiệm
bảo vệ của doanh nghiệp. Việc hiểu biết đầy đủ pháp luật về bảo vệ môi trường trong
sinh hoạt nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nói riêng sẽ có ý nghĩa rất lớn cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội xác định
được các trách nhiệm pháp lý của mình trước tình trạng ơ nhiễm mơi trường và bảo vệ
môi trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Hợp tác q́c tế- Việt Nam, qua quá
trình tìm hiểu về hoạt đợng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bản thân người viết
nhận thấy tại công ty cịn tờn tại mợt sớ vấn đề cặp liên quan đến trách nhiệm bảo vệ
môi trường. Từ những nhận thức và thực trạng nêu trên, người viết đã chọn chủ đề

“Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam” để làm
đề tài khóa luận tớt nghiệp của mình.
2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan.

1


Vấn đề bảo vệ môi trường và pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được xã
hội quan tâm chú trọng. Điều này được thể hiên qua việc đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu trong nước và ngoài nước về vấn đề đã được tiến hành trong thời gian qua.
Trong phạm vi giới hạn các cơng trình nghiên cứu trong nước, có thể kể đến mợt sớ
cơng trình nghiên cứu như sau:


Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp:

-

Nguyễn Thị Tố Uyên, “ Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam 2013”, Luận án tiến sĩ.
- Đinh Phương Quỳnh , “ Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Thực trạng

– Giải pháp”, Luận văn thạc sĩ.
 Các bài viết trên báo, tạp chí:
- Bùi Đức Hiển, “ Hoàn thiện về pháp luật bảo vệ môi trường”, (Trên tạp chí,
số, trang…), Viện Nhà nước và Pháp luật.

- Phạm Hữu Nghị, “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (1/2002).
- Trần Thắng Lợi, “ Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2004.
- Nguyễn Thị Tố Uyên, “Một số vấn đề về tội phạm môi trường ở Việt Nam”,

Tạp chí Dân chủ số 10/2010.
- Nguyễn Thị Tố Uyên , “Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
ở Việt Nam” Tạp chí Dân chủ số 7/2011.
- Nguyễn Thị Tố Uyên, “ Hoàn thiện các quy định trách nhiệm hành chính

tronglĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ số 4 (241).

2


Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các khía cạnh pháp lý về bảo
vệ môi trường, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở nước ta đồng thời cũng đã chỉ ra được những bất cập của pháp luật trong lĩnh
vực này. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình nêu trên là có cơ sở lý luận quan trọng
cũng như là nguồn tài liệu hết sức có ý nghĩa để đề tài “ Một số vấn đề pháp lý về bảo
vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực tiễn áp
dụng tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam” tiếp tục triển khai.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu:
Với những lý do lựa chọn đề tài cũng như những nền tảng lý luận có liên quan
đến đề tài nêu trên, đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất kính của doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Công ty CP Hợp tác
quốc tế- Việt Nam” được xác lập với những vấn đề nghiên cứu sau:
-Các quan điểm lý luận về bảo vệ môi trường và pháp luật Việt Nam hiện nay về
môi trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Những hạn chế bất cập trong pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo vệ môi
trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về

bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, cũng như những bất cập cịn tờn tại
trong sản xuất kinh doanh cũng như bất cập cịn tờn tại trong quá trình trình thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài .
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này được xác định gồm:

3


- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản

xuất kinh doanh tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam.
4.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Với vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu như đã nêu trên, mục tiêu của
khóa luận nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra gồm :
- Làm sáng tỏ nội dung lý luận về bảo vệ môi trường và pháp luật về bảo vệ môi

trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Chỉ ra được những hạn chế bất cập cịn tờn tại của pháp luật về bảo vệ môi

trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Nêu ra được những khó khăn và hạn chế bất cập đang tồn tại trong việc thực


hiện các quy định pháp luật về bảo vệ bất cập đang tồn tại trong những việc thực hiện
các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh của Công ty
CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam.
Từ việc làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu nêu trên, khóa luận còn hướng tới
mục tiêu đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định
pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đồng thời nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lĩnh
vực này tại Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam.
4.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi hệ thống bảo vệ môi trường và các
văn bản pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về trách

4


nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và thông qua những hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Hợp tác
quốc tế- Việt Nam nói riêng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường và các văn bản pháp luật có liên quan. Như vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu
những quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích những hạn chế của hệ thống quy
phạm pháp luật hiện nay, từ đó thấy được những bất cập hiện có để đưa ra những kiến
nghị giúp hoàn thiện pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu và đối tượng nêu trên, bài làm dựa trên sự tìm tịi, nghiên cứu trên
tinh thần khách quan từ thực tế môi trường sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty CP
Hợp tác quốc tế- Việt Nam nói riêng qua các quy định của pháp luật quy định chi tiết,
cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Dựa vào kết quả

đó, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Tổng hợp và phân
tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic… Dưới đây là các phương
pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp thu thập thông tin: Mục đích của việc thu thập thông tin làm cơ
sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thu thập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổng

quan quy định về bảo vệ môi trường nói chung, và bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất kinh doanh nói riêng như Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật thuế bảo vệ

5


môi trường năm 2012… Các văn bản pháp luật có liên quan có liên quan từ đó đưa ra
một số nội dung pháp lý về vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin, số liệu có liên quan đến bảo vệ môi trường trong sản xuất

kinh doanh của Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam. Để làm rõ thực trạng áp dụng
pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất tại công ty.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập
được, người viết đi phân tích, đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về môi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng áp dụng chúng trong sản
xuất kinh doanh của Công ty CP Hợp tác quốc tế- Việt Nam. Từ những kết quả đã
phân tích tổng hợp lại để có nhận thứ đúng đắn và đầy đủ, tìm ra được bản chất, quy
luật vận động của pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
6. Kết cấu đề tài

Chương I. Một số lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng về bảo vệ môi trường tại công ty cổ
phần quốc tế- Việt Nam.
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế - Việt Nam.

6


7


CHƯƠNG I:
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động
kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng. Môi trường gồm toàn bộ những
điều kiện tự nhiên và xã hội. Tại khoản 1 điều 3 LBVMT 2014 có nêu: “Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng
đến đời sống sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật.” Theo đó,
môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật; là nơi cung
cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi
chứa đựng các phế chất thải do con người tạo ra trong c̣c sớng và hoạt đợng sản xuất
của mình; là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái Đất; là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho mơi trường trong lành, sạch đẹp;
phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học trong quá trình sinh sớng
và hoạt đợng sản xuất của con người. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của
chúng ta.
Theo quy định tại Khoản 3,Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014, "Hoạt động
8


bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng
ngừa, hạn chếtác động xấu đối với mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục
ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học".
Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các
hoạt động của cá nhân, tổ chức trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng dưới sự điều
chỉnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo môi trường sống được
bảo vệ tốt nhất. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động
có trách nhiệm không chỉ một cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên một địa bàn
nhất định mà đó là hoạt động nhân rộng, được thực hiện thường xuyên và liên tục trên
sự liên kết chặt chẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ
đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe
những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý
rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường
1.1.2 Pháp luật về bảo vệ môi trường và khung pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhăm điều
chỉnh các vấn đề môi trường theo mục tiêu định hướng cụ thể.
Pháp luật về bảo vệ môi trường là những khuôn mẫu, chuẩn mực để các cá nhân,

tổ chức trong xã hội áp dụng và thực hiện theo , giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều
có thể tìm được cách cư xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà
nước quản lý xã hợi, thiết lập và giữ gìn mơi trường tớt hơn.

9


Pháp luật bảo vệ môi trường được xây dựng khá nhiều văn bản pháp luật và văn
bản dưới luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật thuế bảo vệ môi trường, các thông tư,
nghị định…Việc ban hành các văn bản đó đều có chung mục đích là bảo vệ môi
trường sống xung quanh chúng ta.
+ Luật Bảo vệ môi trường.
Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về luật Bảo vệ môi trường. Luật môi trường
(với tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai
thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường [Từ điển giải
thích thuật ngữ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2000, Tập Luật kinh tế, Luật môi trường, Luật tài chính, ngân hàng, trang 175]
+ Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và
chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012, Hoạt động bảo vệ môi trường
luôn là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực
chất, thuế bảo vệ môi trường được xác định là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm
hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
+ Các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường.
Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và tổ chức
xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến
vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng
văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã được
xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của


10


pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong quá trình tác đợng giữa xã hợi, con
người và môi trường. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật
chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi
trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Các văn bản này điều chỉnh các
nhóm quan hệ sau:
+ Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt đợng quản lý nhà nước đối với môi
trường thuộc phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có
liên quan;
+ Nhóm quan hệ về phịng, chớng, khắc phục suy thoái mơi trường, ơ nhiễm mơi
trường, phịng chớng sự cố môi trường. kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng đến môi
trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường và hệ thống các văn bản
có liên quan;
+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài nguyên;
+ Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, hình sự, hành chính;
+ Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.
Trên cơ sở việc điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu kể trên, pháp luật
bảo vệ môi trường được cấu thành bởi một số chế định căn bản sau:
- Chế định về quản lý nhà nước về môi trường
- Chế định đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường . Chế

định về phịng, chớng, khắc phục ơ nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

11



- Chế định bảo vệ các thành tố môi trường, các nguồn tài nguyên.
- Chế định về quan hệ quốc tế trong việc bảo vệ mơi trường

1.1.3 Vai trị của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường có vai trị quan trọng trong việc hạn
chế các vi phạm môi trường, đều này được thể hiện ở khía cạnh sau:
Pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường quy định các biện pháp xử phạt mà các
chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi
trường không đúng theo quy định của Pháp luật, chính vì vậy đây là cơng cụ điều tiết
các hành vi của các chủ thế vi phạm có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá
trình khai thác mơi trường theo tiêu chuẩn nhất định qua, đó sẽ hạn chế những tác hại
và ngăn chặn được sự suy thoái về môi trường.
Pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường quy định các biện pháp mang tính
trừng phạt (về vật chất và tinh thần), có tác dụng răn đe các chủ thể vi phạm pháp luật
qua đó định hướng các hành vi khai thắc và sử môi trường một cách hiệu quả.
Pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ
chế áp dụng pháp luật cho các tổ chức bảo vệ môi trường, cụ thể thông qua các quy
phạm pháp luật này được nhà nước trao cho các cơ quan chức năng các thẩm quyền áo
dụng biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ
chế áp dụng pháp luật cho các tổ chức bảo vệ môi trường, cụ thể thông qua các quy
phạm pháp luật này nhà nước trao cho các cơ quan chức năng các thẩm quyền áp dụng
biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

12




×