Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa hệ cử nhân chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 177 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ Quốc GIA H ồ CHÍ MINH
VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHỎA HỌC

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ Tư TƯỞNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( Hệ cử nhân chính trị )
V


GIÁO t r I n h

ỤCHSỬTƯTUỞNC

XÄ HỘI CHỦ NCHĨA
( Hê cử nh&n chỉnh tri )


1 DL. 9
Mã số:™---------- CTQG-2001


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA H ồ CHÍ MINH
VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ Tư TƯỞNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( Hệ cử nhân chính tr ị)



NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q ưốc GIA
HÀ NỘI - 2002


ĐỗNG CHỦ BIÊN:
GS.TS. Trịnh Quốc Tuấn
TS. Nguyên Vản Oánh
CÁC TẢC GIẢ:
TS. Phan Thanh Khôi
TS.Nguyển Văn Oánh
GS.TS. Trịnh Quốc Tuấn
PGS.TS. Nguyễn Đức Bách
TS. Nguyến Quốc Phẩm


LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, nhân loại cần lao
đã mơ ước về một xã hội khơng có bất bình đẳng về kinh tế,
khơng có chế độ ngưịi bóc lột ngưịi, khơng có dân tộc này áp
bức dân tộc khác. Theo V.I.Lênin, "Đó là một nguyện vọng có
tính chất xã hội chủ nghĩa”.
Để hiểu sâu hơn vấn đề trên và cung cấp tài liệu cho
giảng viên và học viên trong hệ thống Trường Đảng, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản Giáo trình Lịch $ử tư
tưởng xã hội chủ nghĩa (Hệ cừ nhân chính trị) do Viện Chủ
nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh biên soạn.
Giáo trình nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của
tư tưỏng xã hội chủ nghĩa, từ những yếu tố ban đầu (thòi cổ,

trung đại) đến tư tưỏng xã hội chủ nghĩa không tưỏng (thời
kỳ đầu cận đại: thế kỷ XVIII ỏ Pháp và đầu thế kỷ XIX ỏ
Pháp và Anh) mà đỉnh cao là sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
khoa học cùng với các giai đoạn phát triển của nó.
Đây là một vấn đề khó, phức tạp. Mặc dù các tác già và
cán bộ biên tập đã có nhiều cố gáng song vẫn khó tránh khỏi
thiếu sót. Nhà xuất bản và các tác giả mong nhận được ý
kiến đóng góp của bạn đọc.
Tháng 11 năm 2001
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
5


LỜI GIỚI THIỆU
Lạch sử tư tưỏng xã hội chủ nghĩa là một trong
những nội dung cơ bản hợp thành của bộ môn chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ năm
1984, môn lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã được
giảng dạy như là một bộ phận hợp thành của bộ môn
chủ nghĩa xã hội khoa học. Việc nghiên cứu để nắm
vững quá trình phát sinh, phát triển của các tư tưởng
xã hội chủ nghĩa; của quá trình chuyển biến chủ nghĩa
xã hội từ không tưỏng thành khoa học và các giai đoạn
phát triển của chỏ nghĩa xã hội có ý nghĩa rất quan
trọng để hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nguyên lý
của chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì vậy, Viện Chủ nghĩa
xã hội khoa học biên soạn tập giáo trình "Lịch sử tư
tưỏng xã hội chủ nghĩa" dùng cho hệ cử nhân chính trị,
đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan

tâm đến chuyên ngành khoa học này.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng
theo tinh thần đổi mổi, đồng thịi đã kế thừa các cơng
trình khoa học của. các nhà khoa học trong và ngồi
nước. Trong các cơng trình khoa học ấy phải kể tới các
7


công trinh được các tác giả kế thừa trực tiếp là: "Lịch sử
tư tưởng xã hội chủ nghĩa trưóc Mác*’ do Khoa Chủ
nghĩa xã hội khoa học; G.s Đỗ Tư chủ biên và cuốn
"Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa" do tập thể GS, Đỗ Tư, GS.TS. Trịnh
Quốc Tuấn và PGS.TS.Nguyễn Đức Bách đồng chủ
biên.
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học trân trọng giói
thiệu tập giáo trình và mong nhận được sự đóng góp
của bạn đọc
VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

8


CHƯƠNG I

NHỮNG YỂU TỐ T ư TƯỞNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI c ổ ĐẠI
VẬ TRUNG ĐẠI

I-


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯỜNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

LỊCH SỬ T ư TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. v ề đấi tượng nghiên cứu
1.1.
Khái niêm tư tưởng xã hôi chủ nehĩa: Tư tưồng
xã hội chủ nghĩa là những tư tưỏng phản ánh cuộc đấu
tranh của đông đảo quần chúng lao động bị áp bức, bóc
lột chống lại các giai cấp thống trị bóc lột; những ước
mơ, nguyện vọng của tầng lớp lao động nghèo khổ về
một xã hội khơng cịn sự áp bức, bóc lột, khơng còn sự
kKác biệt giàu nghèo, khác biệt giai cấp và đẳng cấp,
khơng có chiến tranh và bạo lực; một xã hội sống trong
tình thương yêu, giúp đỡ nhau trên cơ sỏ quan hệ cộng
đồng theo chủ nghĩa tâp thể. Tư tưỏng ấy cũng phản
ánh quan niệm về những con đường, giải pháp và
9


những điều kiện để tỉến tới một xã hội như thế. Lênin
khái quát "chủ nghĩa xã hội là sự phản kháng và đấu
tranh chống bóc lộtịigưịỉ lao động, một cuộc đấu tranh
nhằm xố bỏ hồn tồn sự bóc lột ấy"1; "xoá bỏ sự khác
nhau giữa người giàu và người nghèo. Đó là nguyện
vọng có tính chất xã hội chủ nghĩa , tất cả những người
xã hội chủ nghĩa đều mơ ước như thế"12. "Đã lãu rồi,
hàng bao th ế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay,
nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột"3.

Với những nội dung trên, tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không nảy sinh trong xã hội công xã nguyên thuỷ - xã
hội tồn tại trên cơ sở cộng đồng kinh tế, xã hội một cách
tự nhiên và phổ biến. Tư tưỏng xã hội chủ nghĩa nảy
sinh khi xã hội phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp,
phân chia đẳng cấp. Tóm lại, nó' nảy sinh khi xã hội xuất
hiện chế độ tư hữu, chế độ người bóc lột người, dân tộc
này bóc lột dân tộc khác. Và nó sẽ cịn tồn tại khi xã hội
lồi người cịn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Tư tưỏng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng phổ biến của
nhân loại, có trong tất cả các nển văn hoá của các dân
tộc. V.I. Lênin viết: Mỗi nền văn hố dân tộc đều có
những thành phần, thậm chí khơng phát triển của một

1. V.I. Lênin: Tốn tập, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, t.l
tr. 346.

2. Sđd, 1.13, tr.159
3. Sđd, t.12, tr.53.
10


nền vàn hoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi
dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà
điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản sinh ra
một hệ tư tương dân chủ và xã hội chủ nghĩa
Ngồi tính phổ biến, tư tưỏng "xã hội chủ nghĩa cịn
có tính chất phê phán, tính nhân đạo, tính lãng mạn và
tính chính trị, trong đó tính chính trị, tính giai câp là
cơ bản nhất.

Tư tưỏng xã hội chủ nghĩa biểu hiện rất đa dạng và
phong phú theo cách tiếp cận từ nhiều hướng, nhiều
chiều. Thí dụ: theo cách tiếp cận từ chế độ sỏ hữu ta có
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; theo cách tiếp
cận từ lĩnh vực kinh tế sản xuất và tiêu dùng ta có chủ
nghĩa xã hội sản xuất và chủ nghĩa xã hội tiêu dùng; theo
cách tiếp cận từ giai cấp ta có chủ nghĩa xã hội phong
kiến, chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội tư
sản, chủ nghĩa xã hội vô sản; theo thời gian ta có chủ
nghĩa xã hội cổ đại, chủ nghĩa xã hội trung đại, chủ nghĩa
xã hội cận đại, chủ nghĩa xã hội hiện đại. Ngồi ra cịn có
cả chủ nghĩa xã hội Phật giáo, chủ nghĩa xã hội Hồi giáo...
1.1.2. ĐỐI tượng nghiên cứu lịch sử các tư tưởng xã
hội chủ nghĩa là: Nghiên cứu lịch sử phát sinh, hình
thành và phát triển của những ý tưỏng ước mơ; quan
điểm, tư tưởng, trựốc hết là những tư tưởng xố bỏ áp
bức, bóc lột, xố bỏ bất cơng xã hội. Nghiên cứu lịch sử1

1. Sđd, Mátxcơva.1980, t. 24, tr.154.

11


hình thành và phát triển của những tư tưỏng về một xã
hội tương lai với những đặc trưng kinh tế, chính trị, xã
hội, vãn hố... đáp ứng những u cầu, nguyện vọng
của đa số nhân dân lao động, bảo đảm lợi ích và cuộc
sống hạnh phúc của họ; nghiên cứu những tư tưỏng về
con đường và những giải pháp để thực hiện những ước
mơ, nguyện vọng và những nhiệm vụ ấy.

2. Về phương p h á p n g h iên cứu:
2.1. Phương pháp lich sử: biểu hiện trước hết ở chỗ
ln bám sát q trình phát sinh, hình thành và phát
triển của các tư tưỏng xã hội chủ nghĩa qua các thời kỳ,
từng giai đoạn, từ những mầm mống đầu tiên, đơn sơ,
mộc mạc đến độ chín muồi, từ văn học dân gian đến văn
học thành ván đến lý luận, cương lĩnh và học thuyết...
Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải có quan đỉểm lịch
sử cụ thể. Mỗi tư tưỏng xã hội chủ nghĩa đều nảy sinh,
phát triển trong những quốc gia dân tộc vối những dỉều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
2.2. Phương pháp k ế thừa những thành tựu tri thức
của nhân loại
Kế thừa tri thức của nhân loại là quy luật phát triển
chung của tất cả các khoa học. Các trào lưu tư tưởng xã
hội chủ nghĩa (dù chưa đạt tới trình độ nhận thức khoa
học) cũng khơng phát triển ngồi quy luật ấy, mặc dù nó
có gốc rễ sâu xa trong những điều kiện kinh tế vật chất.
12


Vì vậy, nghiên cứu các tư tưỏng xã hội chu nghĩa phải'
tính đến sự tác động của những thành tựu văn hố tư
tưịng của thời đại trước, thế hệ trước; sự tậc động của
các ngành khoa học có hên quan trực tiếp như tư tương
triết học, tư tưởng kinh tế, vản học, xã hội học, lịch sử,
pháp luật...; sự kế thừa ấy khơng bị hạn chế bồi khơng
gian, thịi gi, địa lý dân tộc hoặc quốc gia nào. Điều đó
giải thích vì sao các nhà xã hội chủ nghĩa tiêu biểu

thường là những nhà bách khoa (nhà triết học, nhà
chính trị, nhà văn, nhà thơ,...). Sự ra đòi của chủ nghĩa
xã hộỉ khoa học là kết quả của sự kế thừa toàn bộ tri
thức nhân loạỉ đạt được vào giữa thế kỷ XIX và là minh
chứng tiêu biểu của phương pháp nghiên cứu này.
Ph.Ăngghen đã viết: "Cũng như bất cứ học thuyết N
mới nào, chủ nghĩa xã hội trước hết phải xuất phát từ
những tư liệu tư tưởng đã tích luỹ từ trước, mặc đù gốc
rễ của nó nằm sâu trong những sự kiện kinh tế vật
chất"1. Rằng chủ nghĩa xã hội hiện đại Đức khơng bao
giị được qn rằng nó đóng trên vài ba nhà xã hội chủ
nghĩa đầu thế kỷ XIX: Xanh Ximơng, Phuiriê và Ơoen.
2.3.
Nghiên cứu hồn cảnh xuất thân và mức độ
chuyển biến về lập trường của các nhà tư tưởng xã hội
chủ nghĩa là một phương pháp quan trọng khi nghiên
cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

1. C.Mác và Ph.Ảngghen; Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995, t. 19, tr. 275.
13


Những tư tưỏng xã hội chủ nghĩa có gốc rễ sâu xa từ
nhũng điểu kiện kinh tế, chính trị, xã hội khách quan từ đời sống thực tiễn của các giai cấp cần lao, nhưng
phản ánh những tư tưởng ấy trong văn học, trong lý
luận, trong các học thuyết lại là kết quả hoạt động tư
duy của các trí thức hoặc người lao động đã vươn lên
trinh độ của ngưòi trí thức. Tơmát Muynxtxơ Tơmát
Morơ, Xanh Ximơng... đến C.Mác, Ph.Ảngghen đều là

trí thức của gịai cấp hữu sản trỏ thành những đại biểu
về mặt tư tưởng của giai cấp lao động cần lao; Mác,
Ảngghen đại biểu về mặt tư tưỏng lý luận của giai cấp
công nhân hiện đại, Nghiên cứu lịch sử các tư tưỏng xã
hội chủ nghĩa nhất thiết phải nghiên cứu têri tuổi, sự
nghiệp và quá trình chuyển biến tư tưởng cửa cậc nhân
vật đại biểu cho dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
2.4.
Các tư tường xã hội chủ nghĩa nảy sinh trong
mơi trường văn kố với nhiều sắc thái khác nhau. Do đó,
việc khai thác kho tàng văn hoá của mỗi dân tộc cũng là
phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ
nghĩa (kho tàng văn học dân gian: thần thoại, ca dao, tục
ngữ, các tác phẩm văn học khuyết danh, văn học viễn
tưỏng... đều cung cấp nhiểu tư liệu quý trong đó chứa
đựng nhân tố xã hội chủ nghĩa như Lênin đã chỉ ra),III-

NHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA THỜI CỔ ĐẠI
Chế độ nô lệ là đặc trưng của xã hội thời cổ đại. Xã
14


hội này hình thành từ sự tan rã của chế độ cộng sản
ngun thuỷ, Đó là cả một q trình đần dần, nảv sinh
tư hữu, cùng sự bất bình đẳng xã hội khác, xuất hiện,
giai cấp và nhà nước*
Trong chế độ* nô lệ, chủ nô là giai cấp thống trị bao
gồm những bộ phận khác nhau (chủ đất, chủ xưởng,

nhà bn, kẻ cho váy nặng lãi...) và đếu có sử dụng nô
lệ. Nô lệ là giai cấp cơ bản thứ hai và chiếm sơ" đơng
trong dân cư. Ngồi ra cịn có những tầng lốp trung
gian khác là những người dân tự do, như tiểu chủ (nông
dân, thợ thủ công), vô sản lưu manh...Quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ sỏ hữũ của chủ nơ đơì với tư liệu sản
xuất và đốì với nơ lệ. Nơ lệ được col như là "những cơng
cụ biết nói", bị mưa bán, đàn áp... Những quan hệ ấy
phù hợp với trình độ lực lực lượng sản xuất lúc đó đã
phát triển cao hơn trình độ lực lượng sản xuất trong
công xã nguyên thuỷ. Trong xã hội hình thành sản xuất
hàng hố, cơng cụ bằng kim loại được sử dụng rộng rãi,
phân công lao động xã hội phát triển thành những
ngành chăn nuôi, nông nghiệp, thủ cơng nghiệp... Chế
độ nơ lệ duy trì sự áp bức siêu kinh tế, sự bóc lột khủng
khiếp đơì với giai cấp nô lệ. sả n phẩm thặng dư của
mỗi người nơ lệ thì rất ít, nhưng tổng sơ" sản phẩm
thặng dư thì khậ lón do chủ nơ bóc lột rất đơng ngưịi
nơ lệ và trả cơng khơng đáng kể cho họ.
Phù hợp với tình hình trên, nhà nước chủ nơ đã sử
dụng bạo lực khơng thương tiếc đốì với những ngưịi nơ
15


lệ và nhân dân lao động nói chung. Nó thực sự là một
bộ máy áp bức, giúp cho thiểu sô" kẻ thông trị đàn áp đa
số người bị trị.
Chế độ nô lệ là một giai đoạn tất yếu trong sự tiến
bộ của xã hội, đã tạo điểu kiện nhất định cho lực lượng
sản xuất, khoa học,ỵà vặn hoá phát triển. Nhưng tồn

bộ lịch sử của chế độ nơ lệ là lịch sử của đấu tranh giai
cấp ác liệt. Nhất là vào cuối thời kỳ cổ đại khi chế độ nô
lệ bắt đầu tan rã thì đấu tranh giai cấp càng phát triển
cao độ. Những cuộc nổỉ dậy của nô lệ cùng với những
cuộc đấu tranh của những người lao động tự do bị chèn
ép làm cho chế độ nô lệ sụp đổ nhanh chóng hơn.
Sóng song với các biểu hiện đấu tranh giai cấp trong
thực tiễn dưới thòi cổ đại, đã nảy sinh những yếu tố tư
tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa.
Thời cổ đại chế độ nô lệ phát triển khơng đều ỏ các
quốc gia. Chính trong một sô' nơi, đặc biệt ở Hy Lạp và
La Mã cổ, chế độ nơ lệ phát triển đến một hình thức cao
và điển hình. Do đó chính ở những nơi này các tư tưởng
xã hội chủ nghĩa sơ khai cũng được biểu hiện rõ rệt hơn
cả vào cuối thời cổ đại (thòi kỳ cổ đại ỏ châu Âu kéo dài
từ th ế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ V sau công
nguyên).
Trong lịch sử xã hội, truyện thần thoại đã có từ lâu,
và lúc đầu, chủ yếu mang màu sắc thế giới quan, giải
thích những sự lạ của giới tự nhiên. Cuối thồi cổ đại, ỏ
Hy Lạp, chuyện thần thoại phát triển và có thêm chủ
16


để xã hội. Gạt bỏ những hoang tương và sắc màu tôn
giáo sang một bên, người ta thấy nhiều chuyện thần
thoại .đã thể hiện tâm lý chống đốì các quan hệ đương
thịi, phê phán bất cơng xã hội, phủ nhận hiện tại và
qua đó tốt lên tư tưởng bình qũân và mục đích cộng
sản chủ nghĩa...

Mục đích cộng sản chủ nghĩa này chủ yếu thông qua
việc miêu tả về một "Thời đại hồng kim". Đó chính là
xã hội cộng sản ngun thuỷ đã qua, được mơ phỏng và
thi vị hố. Tác giả của truyện thần thoại là nhân dân,
Nhưng sau đó nội dung của truyện được các nhà trí
thức bổ sung, đem lại tính phê phán cao hơn, yếu tố
cộng sản chủ nghĩa hiện thực và rõ nét hơn.,.
Từ truyện thần thoại về "Thời đại hoàng kim", các nhà
triết học đã dựa lý luận vào để tạo nên thuyết "Trạng thái
tự nhiên". Thuyết "Trạng thái tự nhiên" là triết lý về sự
phát triển xã hội. Trong đó, đã lý tưởng hố thuỏ ban đầu
- "thời thơ ấu" của lồi người (tức xã hội cộng sản nguyên
thuỷ) là tự nhiên và hợp lý, thanh cao và đẹp đẽ nhất; coi
xã hội đương thời (tức chế độ nô lệ) là không hợp lý, đầy
những thiên vị và xấu xa, do đi "chệch" khỏi "trạng thái
tự nhiên"; và khuyên con người eần phải trỏ lại thuở ban
đầu - xã hội cộng sản của mình.
Triết lý về "Trạng thái tự nhiên" mang tinh thần
cộng sản chủ nghĩa được thể hiện khác nhau trong bàn
luận của phái Kimich, của các nhà triết học: Platôn,
Đikêac...
17


Lý tưởng hoá "Trạng thái tự nhiên" đã tác động đến
những nhà dân tộc học, sử học... có tinh thần bình
đẩng. Họ đã tìm đến những vùng xa xơi cách biệt xã hội
hiện thời, còn in đậm nét "thời thơ ấu" của loài người,
để miêu tả cuộc sống ở những nơi đó theo khuynh
hướng triết lý vừa nói và lồng vào những ước mơ bình

đẳng cộng sản của mình.
Cuối thịi cổ đại ố Hy Lạp còn xuất hiện những tác
phẩm tiểu thuyết hoang tưỏng vể xã hội công bằng lý
tưởng có nội dung phong phú và hấp dẫn hơn các yếu tô"
cộng sản nguyên thuỷ được biểu hiện ỏ các hình thức
vừa trình bày trên. Đây là bước tiến của tư tưỏng xã hội
chủ nghĩa. Với sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ và hư
cấu, nên các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong tiểu
thuyết đã vượt qua được sự mô phỏng công xã nguyên
thuỷ để bay bổng, mang nhiều yếu tố dự đốn hơn.
Điển hình là cuốn tiểu thuyết 'Tămbum" (thế kỷ III
trước cơng ngun) đưa trí tưỏng tượng của người đọc
đến một hòn đảo hạnh phúc. Trên hòn đảo này, tiêu thụ
và sản xuất mang tính cộng đồng, khơng có chính
quyền, con người hồn mỹ về thể lực và cả tinh thần,
của cải dồi dào, thiên nhiên tươi đẹp...1.
La Mã cổ đại bao gồm nhiều vùng đất rộng lớn do
thơn tính tạo nên, trong đó có Paletxtin. ở đây, cuôl

1. V.P.Vônghin: Lược khảo lịch sử các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, tr. 46-50.
18


thời cổ đại, xung đột kinh tê và mâu thuẫn xã hội vốn
có trong chế độ nơ iệ nói chung lên cao, và lại càng sâu
sắc bỏi có sự xâm lược.
Vào thế kỷ ĩ trước công nguyên đến thế kỷ I sau
cơng ngun, từ sự bất bình và chơng đối những
người giàu có bóc lột, chống đơi chính quyền chủ nơ

áp bức và kẻ xâm lược chiếm đóng của nhân dân lao
động Do Thái (nhất là thợ thủ công và nông dân đã
và đang bị phá sản) đã nảy sinh một cơ cấu xâ hội
mối: công xã. Công xã là một tập thể chung sống,
trong đó tài sản khơng của riêng ai và thực hiện tiêu
dùng cộng sản chủ nghĩa. Phong trào đấu tranh
mang tính xã hội chủ nghĩa của những người Etxây,
và sau này của phái Têrapet thể hiện ỏ việc xây dựng
nên những công xã này.
Sống chung theo kiểu công xã và chủ nghĩa cộng sản
tiêu dùng đã đoàn kết người ta lại với nhau, tạo nên sức
mặnh nhất định, nhằm vượt qua cảnh sông bấp bênh,
hy vọng tồn tại được và không bị tụ t hẳn xuống địa vị
kẻ ăn xin và người lang thang nay đây mai đó. Nhưng
ngay trong bản chất của nó, cơng xã tiêu dùng đã chứa
đựng những nhân tố làm cho cơ cấu xã hội này dễ bị
tan rã.
Tất nhiên, công xã có được khơng chỉ do ngun
nhân kinh tế - xã hội mà cịn có sự đồng cảm nào đó về
mặt tín ngưỡng. Giai đoạn này, trong dân cư Do Thái,
tín ngưỡng phát triển mạnh mẽ và dần hình thành tơn
19


giáo Cơ Đốc. Tôn giáo Cơ Đốc giai đoạn đầu - {Cơ Đốc
giáo sơ kỳ), đó là tố chức tín ngưỡng của những người
nghèo khổ, thu hút nhiều thành viên của các cơng xã
nói trên. Trong các bộ kinh của Cơ Đốc giáo sơ kỳ còn
để lại đến ngày nay ("Kinh phúc âm", "Sự nghiệp của
các thánh tông đồ", "Khải huyền thư"...) có những yếu

tố mang tính xã hội chủ nghĩa thật đẹp đẽ.
Trước hết, kinh thánh đã miêu tả những cơng xã Cơ
Đốc giáo của mình và khun nhủ các tín đồ thực hiện.
Trong thực tế đã xuất hiện những cơng xã này hay
chưa, cịn là điều tranh cãi, nhưng rõ ràng, điều đó thể
hiện tinh thần cộng sản của Cơ Đốc giáo.
Các công xã được miêu tả theo ngun mẫu của các
cơng xã có thực trong dân cư Do Thái, nhưng được Cơ
Đốc hoá tạc thành sắc thái của chủ nghĩa cộng sản tôn
giáo. "Sụ nghiệp của các thánh tơng đồ" có đoạn viết vể
cơng xã: "Tất cả các tín đồ đều ở cùng nhau và mọi cái
đều là của chung. Và họ bán tài sản và mọi thứ sở hữu.
Và phân chia cho mọi người theo nhu cầu của mỗi
người... ở số đơng các tín đồ có một trái tim và một tâm
hồn; và không ai gọi một cái gì trong tài sản của mình
là của tơi, mọi cái ở họ đểu là của chung... Trong họ
không ai thiếu gì, vì ai cỏ ruộng đất và nhà cửa đều
đem bán cả, đểu đem tiền bán được đặt dưới chân các
tơng đồ: ai cần gì được nấy".
Ước mơ về một xã hội tơt đẹp, cịn được thể hiện đặc
trưng trong tư tương về "Thiên đường" - "Giang sơn
20


ngàn nàm của Chúa". Đó chính là hình ảnh về xã hội
bình đẳng và cực lạc - xã hội chỉ giành cho những người
lao động nghèo khổ: "Lạc đà đi qua lỗ kim còn dề hơn là
kẻ giàu đi vào thiên đàng".
Do tính hấp dẫn của nó, nên lúc đầu, thuyết vê
"Giang sơn ngàn nãm của Chúa" thuần tuý Do Thái, đã

nhanh chóng lan nhanh, mang tính quốc tế. Nhưng xã
hội lý tưởng ấy, chỉ đến với con người ở kiếp sau và đâu
đó ngồi trái đất, nên khơng đem lại tính hiện thực nào
cả.
Tư tưởng vể "Thiên đưịng" liên quan đến thuyết
"Hai lần giáng thế của Chúa" hay là hình ảnh về vị cứu
tinh của nhân loại. Lần giáng thế thứ nhất lập ra giáo
hội, qua đó hy vọng đem lại trật tự cho xã hội. Nhưng
càng ngày xã hội càng có nhiều tệ nạn. Lần giáng thế
sắp đến với "Ngày phán xử cuối cùng" đem lại sự toàn
thắng cho chân lý trưốc sự giả dối, cho cái thiện trước
cái ác...
Bao lớp người lao khổ chờ đợi "lần thứ hai giáng thế"
trong niềm hy vọng lập lại công bằng và bình đẳng. Sự
chị đợi đó tạo nên một ví dụ điển hình về chủ nghĩa
cộng sản thụ động.
Vào th ế kỷ III - IV, văn học Cơ Đốc giáo phát triển
rộng rãi. Lúc này Cơ Đôc giáo không chỉ còn là riêng
của những tầng lớp lao động nghèo khổ, mà cịn có sự
tham gia của những đại biểu thuộc các tầng lớp khác,
trong đó có những người có học thức. Những người có
21


học thức đã đưa triết lý vào giáo lý, tạo ra thuyết Cơ
Đốc giáo "Về quyến tự nhiên", thực chất đó là thuyết
"Trạng thái tự nhiên" phát biểu bằng tinh thần và
thuật ngữ Cơ Đốc.
Cuối thòi cổ đại, giáo hội Cơ Đốc giáo dần dần bị
phân hố. Một sơ" thầy tù và tín đồ đã tách ra hình

thành các tu viện. Do ỏ xjuá xa, hẻo lánh nên tu viện
không chỉ là một cơng xã tiêu dùng mà cịn là cơng xã
sản xuất - chủ nghĩa cộng sản sản xuất.
Tóm lại, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời co đại
chưa mang tính độc lập mà lẫn vào vói các hình thái ý
thức xã hội khác. Đó là tiếng nói của những người lao
động (nô lệ, dân tự do...) chông lại chế độ nô lệ. Nội
dung chủ yếu vẫn là thi vị hoá quá khứ bằng cách miêu
tả xã hội lý tưởng nào đó theo hình mẫu của xã hội cộng
sản nguyên thuỷ, hơn nữa còn tái lập lại dưới dạng
công xã. Tư tưỏng xã hội chủ nghĩa cũng như tư tưởng
nói chung, trong thịi kỳ này, thấm đượm thê giới quan
tôn giáo. Các yếu tố chủ nghĩa xã hội cịn tản mạn, mơ
hồ. Ước mơ về cơng bằng xã hội và bình đảng giữa
người với người được thể hiện thật ngây thơ mộc mạc
nhưng cũng thật đẹp đẽ và bay bổng lạ thường.I-

IIINHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA THỜI TRUNG ĐẠI
Chế độ phong kiến là xã hội đặc trưng của thòi đại.
Lực lượng sản xuất so với thòi cể đại đã phát triển hơn.
22


Con người đã cải tiến nghề luyện kim và chế biến kim
loại thành công cụ lao động một cách phổ biến, cũng
như sử dụng được sức gió và nước. Sự phân công lao
động giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp rõ rệt hơn.
Quan hệ sản xuất phong kiến đã giải phóng một

phần cho người sản xuất trực tiếp (phần lốn là người nô
lệ trước đây. Người nông dân bây giị có một phần cơ
nghiệp, một gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến sản
xuất và góp phần phát triển mọi mặt của đời sông kinh
tế. Thủ công nghiệp được mỏ rộng và ý nghĩa của nó
cùng vị trí của nơng thơn tăng lên.
Xã hội vói hai giai cấp cơ bản là giai cấp phong kiến
thơng trị (vua chúa, q tộc, chúa đất...) và giai cấp
nông dân. Nửa đầu thời kỳ trung đại (khoảng thế kỷ V
đến th ế kỷ X) xung đột kinh tế và giai cấp chưa gay gắt,
trình độ giác ngộ của nơng dân rất thấp và họ cịn bị mê
hoặc bỏi những giáo lý tơn giáo, do vậy, những tư tưỏng
xã hội chủ nghĩa đã không xuất hiện.
Nửa sau của thời kỳ trung đại (khoảng thế kỷ XI
đến thế kỷ XV), chế độ phong kiến ở nhiều nơi đã làm
cho kinh tế thủ công nghiệp phát triển, sản xuất hàng
hố mở rộng, vì thế vị trí của thành thị tăng lên. Đồng
thịi, sự phân hố giai cấp thêm sâu sắc, đưa tới những
xung đột giữa những ngươi thợ thủ công với thợ cả, chủ
sản xuất và thương nghiệp nhỏ.
23


Ớ nơng thơn, kinh tế hàng hố cũng tác động mạnh
mẽ. Người nơng dân bị bóc lột, mát dần đất đai và lệ
thuộc nhiều hơn vào các tầng lớp phong kiến. Tính chất
đối kháng của nển kinh tê trong chê độ phong kiến dần
làm cho đấu tranh giai cấp ồ nông thôn thêm gay gắt.
Ớ châu Âu phong kiến, tôn giáo đã trỏ nên phản
động, mang nặng tính ngu dân và khổ hạnh. Giáo hội

đã biến chất và cùng vối nhà nưốc tích cực phục vụ cho
giai cấp thơng trị, đàn áp các phong trào đấu tranh của
nhân dân lao động chổng sự bóc lột phong kiến. Do vậy,
đâu tranh giai cấp trong thịi kỳ này là chống phong
kiến khơng tách rời chống giáo hội. Và nhiều phong
trào chông giáo hội nhưng vẫn mang ngọn cị tơn giáo.
Cũng do vậy, các phong trào này bị -gọi là "dị giáo".
Nhưng chính d các "dị giáo" lại nảy sinh những tư
tưởng xã hội chủ nghĩa đáng lưu ý.
Thế kỷ XI, giáo phái Cata (Tây Âu) đã truyền bá
khắp nơi quan điểm có tính chất nhị ngun luận của
mình. Bản chất linh hồn con người vốn dĩ là thiện
nhưng lại bị quyến rũ, bị cầm tù bôi các yếu tố vật chất.
Song cũng do bản chất này mà linh hồn con người luôn
muốn quay lại vói dâng sáng tạo. Muốn thế, con người
phải thoát khỏi quyền lực vật chất, từ bỏ các luật lệ
trần gian...
Thực chất đấy là tiếng nói chống lại chế độ phong
kiến và nhà nước chuyên chế. Từ đó, trong thực tế, giáo
phái Cata đã tuyên truyền cho chủ nghĩa khổ hạnh, lý
24


tưởng hoá sự nghèo nàn, và cũng đã tổ chức nên những
nhóm người sơng cộng đồng theo tinh thần ấy.
Do ảnh hưởng của giáo phái trên, đã xuất hiện dị
giáo của phái Vanđenxơ (Pháp). Giáo phái này đã xây
dựng được những công xã sống trong những điều kiện
sinh hoạt chung theo kiểu chủ nghĩa cộng sản tiêu
dùng.

Cũng ỏ Pháp vào thê kỷ XIII, Amanrich Benxki,
một nhà trí thức đã đưa ra triết lý có tính phiếm thần
luận của mình. Ơng cho rằng Chúa là tất cả, mọi cái
thông nhất và tồn tại là do Chúa, chỉ riêng vật chất và
các ác là không tồn tại. Tâm hồn con người do tách khỏi
Chúa là nguyên nhân của mọi tội ác. Do vậy, để tránh
điều ác phải từ bỏ vật chất, và quay vể thông nhất với
Chúa.
Thực châ't, đây cũng là tiếng nói chơng chun chế
và giáo hội. Cũng như các giáo phái trên, Benxkỉ đi đến
phủ nhận xã hội hiện tại hướng tới xã hội bình đẳng
nhưng theo kiều chủ nghĩa cộng sản vơ chính phủ, ỏ đó
tín đồ trực tiếp giao tiếp với Chúa, phục tùng nội tâm
và ý Chúa mà thôi...
Vào thế kỷ XIII ở Italia nổi lên phong trào nông dân
chông chế độ ptyong kiến dưới sự lãnh đạo của Đơsinơ.
Phong trào này ít nhiều đã mang mục đích cộng sản
chủ nghĩa. Đơsinơ và những người cùng chí hướng tin
tưởng rằng sắp đến lúc giang sơn của con người nhưòng
chỗ cho "Giang sơn ngàn năm của Chúa". Nhưng để
25


×