Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO CHỦ ĐỀ : DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
…..…..***……….

BÀI TẬP LỚN MƠN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO

CHỦ ĐỀ : DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI VIỆT NAM


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn
Tiến Minh và ThS. Trần Thu Thủy đã truyền tải, chia sẻ những kinh nghiệm,
động lực lẫn kiến thức cho bọn em thông qua những bài giảng thiết thực nhất.
Những kiến thức, kinh nghiệm mà thầy cô truyền đã đạt sẽ là nền tảng
cơ bản không chỉ để cá nhân em áp dụng trong mơn học, mà cịn là nền tảng
vững chắc cho sự nghiệp của bản thân em sau này, đặc biệt, là ở lĩnh vực
Thương mại điện tử.
Kiến thức, trình độ lý luận và thực tiễn của bản thân em còn nhiều hạn
chế, thiếu sót vì vậy bài tiểu luận sẽ khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm,
em mong sẽ nhận được sự nhận xét, đóng góp, chỉnh sửa từ thầy cơ để không
chỉ bài báo cáo mà tư duy, con người của em cũng sẽ hồn thiện hơn nữa.
Kính chúc thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ 2
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
I.


Phần mở đầu .................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về Thương mại điện tử .............................................................. 4
1.2. Khái quát về Du lịch Văn hoá tại Việt Nam ................................................ 8

II.
Phần lý thuyết ................................................................................................ 11
2.1. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp. ............... 11
2.2.
SEO và các khái niệm cơ bản .................................................................... 13
III.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

Phần thực hành .......................................................................................... 17
Tìm kiếm từ khóa ...................................................................................... 17
Viết Bài viết chuẩn SEO ........................................................................... 21
Đăng bài viết chuẩn SEO .......................................................................... 36
Chạy backlink cho bài viết: ....................................................................... 37

IV.

Kết luận. ..................................................................................................... 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 40


NỘI DUNG
I.


Phần mở đầu

1.1.

Tổng quan về Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (e-commerce) là phương thức kinh doanh trực tuyến dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin và kết nối internet. Cụt thể “Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng
phương tiện điện tử” (Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO).


Bối cảnh Thương mại điện tử trên thế giới

Do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cộng thêm thế giới trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 hồnh hành thì các kênh bán lẻ thương mại điện tử là điểm sáng hiếm hoi,
khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch số. Song, tác động tích
cực lên chi tiêu bán lẻ thương mại điện tử được báo cáo của eMarketer đánh giá
không tương đồng trên toàn thế giới.
Theo báo cáo “Digital 2021 global overview report” của We are social &
Hootsuite, lượng người dùng Internet toàn cầu hơn 4,75 tỉ người; tháng 1-2022 con số
này là 4,9 tỉ người. Báo cáo “Kinh tế khu vực Ðông Nam Á năm 2021” của Google,
Temaek và Bain & Company, thống kê năm 2021 số người sử dụng Internet khu vực
Ðông Nam Á khoảng 440 triệu người. Theo báo cáo “Digital 2022 global overview
report” của We are social & Hootsuite, có 58,4% người dùng Internet có mua hàng hóa
hoặc dịch vụ hằng tuần. Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến sau đại dịch
COVID-19 tăng lên đáng kể so với trước dịch. Nguyên do mua sắm trực tuyến, người
tiêu dùng cho rằng điều đó giúp cuộc sống họ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn và trở
thành một phần trong thói quen tiêu dùng.

Theo Sách trắng TMÐT Việt Nam năm 2022 (do Cục TMÐT và Kinh tế số, Bộ
Công Thương phát hành) dựa trên kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và
khoảng 10.000 doanh nghiệp (DN), các số liệu từ kết quả nghiên cứu của các tổ chức
quốc tế đã thống kê, năm 2021 doanh thu bán lẻ TMÐT toàn cầu đạt 4.921 tỉ USD,
tăng 16,8% so với năm 2020. Dự báo năm 2022, quy mơ thị trường bán lẻ TMÐT
(B2C) tồn cầu khoảng 5.545 tỉ USD, tăng 12,7% so với năm 2021.
Tốp 10 quốc gia có thị phần TMÐT lớn nhất năm 2021 theo thứ tự gồm: Trung
Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðức, Pháp, Ấn Ðộ, Canada, Brazil (chiếm
88,6% thị phần toàn cầu; trong đó Trung Quốc chiếm 52,1%).


Hình 1.1 Top 10 quốc gia có thị phần TMÐT lớn nhất năm 2021
Nguồn: eMarketer

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường thương mại điện tử toàn cầu, chiếm
52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử so với thế giới. Tổng doanh số bán hàng
trực tuyến của Trung Quốc hơn 2 nghìn tỷ đơ la vào năm 2021. Đây cũng là nơi có
lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới, 824,5 triệu người, chiếm 38,5%
tổng số toàn cầu. Đến năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương (APAC) được dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác trên
toàn thế giới.


Bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam
Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và

dịch vụ của Việt Nam nói riêng và tồn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và
tồn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ
tăng trưởng ổn định. Với mức tăng trưởng 20%, có thể thấy, trong suốt 7 năm qua,

thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%.


Hình 1.2 Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2017 – 2022
Nguồn: Bộ Công thương Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Cụ thể, nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5
tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con số này đã đạt mức 8,06 tỷ
USD (tăng 30% so với năm 2017). Sang năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam
chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7
tỷ USD vào năm 2021. Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt
Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến của một
người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay.
Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ 7,2%- 7,8%.
Mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được các hãng dự báo sẽ
tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng
thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore. Tổng doanh thu kinh tế
Internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia.
Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực,
chỉ sau Singapore.


Hình 1.3 Dự báo doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 Nguồn:
Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2021”, Google, Temased,
Bain&Company

Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social &
Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam đứng thứ 11 trong
số các quốc gia (58,2%), ngang bằng với mức trung bình tồn cầu, cao hơn Mỹ,
Australia, Pháp, Nhật Bản, Đức nhưng thấp hơn Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung

Quốc, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Anh.
Trong tồn khu vực Đơng Nam Á, Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm
2021” của Google, Temasek và Bain & Company dự báo doanh thu thương mại điện
tử sẽ tăng từ 120 tỷ USD vào năm 2021 lên mốc 234 tỷ USD vào năm 2025. Dự báo
giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của người tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng
mạnh mẽ, từ mức 381 USD/người năm 2021 lên 671 USD/người vào năm 2026. Với
tỷ lệ 49%, người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chỉ đứng sau Singapore
(53%), cao hơn Indonesia và Malaysia.
Không chỉ vậy, theo một nghiên cứu của Nielsen, từ khi đại dịch COVID bùng
phát, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng vọt do giãn cách xã hội,
hạn chế tiếp xúc dẫn đến thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Năm 2020, có 70% người
dân Việt Nam tiếp cận với Internet, 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua
hàng qua mạng, tăng 28% so với năm 2019. Đến năm 2021, tỷlệ ngu ờ
̛ i dân sử dung ̣
Internet tại Việt Nam đã tăng lên 73%, và dự kiến đạt 75% khi kết thúc năm 2022. Đặc
biệt 2 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM chiếm đến 70% tổng lượng giao
dịch thương mại điện tử của cả nước.
Theo Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2022, hai đơn vị dẫn đầu


nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thi ̣tru ̛ờng cung cấp dicḥ vu ̣TMĐT tại Việt Nam khơng
ngồi ai khác là hai sàn TMĐT nổi tiếng là Shopee là Lazada.

Hình 1.4 nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thi ̣truờng cung cấp dicḥ vụTMĐT Việt Nam
̛M
2022
Nguồn: Bộ Công thương Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Theo các chuyên gia, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang diễn ra theo
hai xu hướng. Một là, "cuộc đua tứ mã" ngày càng quyết liệt giữa các ông lớn như
Shopee, Lazada, Tiki. Shopee vẫn giữ thống lĩnh về lượt truy cập suốt năm với những

khoản đầu tư khổng lồ nhằm tranh giành thị phần. Hai là, sự xuất hiện ngày càng nhiều
các ý tưởng khởi nghiệp với cơng nghệ đột phá.
Nhờ làn sóng dịch Covid-19 thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam
tại thị trường nội địa dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua
hàng online thơng qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Cơng
Thương cho thấy, tính đến năm 2022, Việt Nam dự báo sẽ có 57 - 60 triệu người tham
gia mua sắm trực tuyến.
1.2.

Khái quát về Du lịch Văn hố tại Việt Nam

Có nhiều loại hình du lịch. Theo tiêu chí tài nguyên du lịch và nhu cầu du lịch,
có loại hình du lịch sinh thái tự nhiên và loại hình du lịch văn hóa. Trong khi du lịch
sinh thái tự nhiên đáp ứng nhu cầu khám phá và hịa mình vào tự nhiên của du khách,
được tổ chức dựa trên sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch thiên nhiên, thì du lịch văn
hóa được tổ chức dựa trên sự khai thác các giá trị văn hóa của điểm đến, đáp ứng nhu
cầu du lịch tìm hiểu đất nước, con người và văn hóa của nơi đến du lịch.




Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch
Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa được tổ chức với mục đích nâng cao hiểu biết cho cá nhân; thỏa

mãn lịng ham hiểu biết, nâng cao kiến thức về văn hóa thông qua chuyến du lịch đến
những nơi khác chỗ ở hàng ngày để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế,
chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của quốc gia, dân tộc khác.
Loại hình du lịch văn hóa thường được chia làm hai nhóm: du lịch văn hóa với
mục đích cụ thể thường là những chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu viên, học sinh,

sinh viên; và du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp gồm những người ham thích học
hỏi, mở mang kiến thức về thế giới và thích trải nghiệm.
Việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch văn hóa mang lại
lợi ích kinh tế cho các bên tham gia cung cấp sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần
tuyên truyền quảng bá giá trị các văn hóa của điểm đến, nâng cao ý thức trách nhiệm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố, đồng thời tạo thêm nguồn kinh phí cho giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương đón khách.
Văn hóa du lịch
Văn hoá du lịch là sự thể hiện nội dung văn hố trong lĩnh vực du lịch, được
tích lũy và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du
lịch: khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp, và cộng đồng dân cư
nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Văn hóa du lịch được hình thành và phát triển cùng với hoạt động du lịch. Đây
là một phạm trù lớn, thể hiện những giá trị văn hóa của hoạt động quản lý, nghiên cứu,
kinh doanh, trải nghiệm du lịch.
 Vai trị của du lịch văn hố trong phát triển du lịch bền vững
Ngày nay, Du lịch văn hoá đã trở thành một thành tố mới trong phạm trù văn
hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế và đóng
vai trị rất quan trọng, thể hiện ở 9 vai trò cụ thể:
Thứ nhất, tạo phong thái, bản sắc du lịch, giúp phân biệt sản phẩm du lịch của
các doanh nghiệp du lịch và các vùng, miền, quốc gia.
Thứ hai, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy ngành Du lịch phát triển bền vững.
Thứ ba, là công cụ hữu hiệu để xây dựng khối gắn kết cộng đồng làm du lịch,
cộng đồng dân cư địa phương, chủ nhân của các tài nguyên du lịch, góp phần xây
dựng con người của quốc gia, dân tộc.
Thứ tư, khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo và khả năng cống hiến của
nhân lực du lịch vào sự nghiệp phát triển ngành, góp phần ổn định và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.



Thứ năm, tạo môi trường làm việc lành mạnh và chuyên nghiệp, giúp những
người “làm” du lịch tự tin, hiểu được giá trị của bản thân đối với ngành.
Thứ sáu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch ở cấp độ quốc gia,
ngành, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch.
Thứ bảy, là thành tố quan trọng xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu du lịch.
Thứ tám, là công cụ quản lý hiện đại trong hoạt động du lịch.
Thứ chín, định hướng cho hoạt động du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa của dân
tộc, văn hóa bản địa, góp phần quan trọng vào xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc và đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.
Do đó, Du lịch Văn hoá ngày càng được quan tâm của tất cả các cấp quản lý từ
trung ương đến địa phương, của các doanh nghiệp và những tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động du lịch. Lực lượng cán bộ văn hóa làm du lịch, lực lượng cán bộ du lịch làm
văn hóa, nhất là văn hóa trong hoạt động du lịch, cần gia tăng cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, từ đó kéo theo nhu cầu đào tạo văn hóa
du lịch cho nhân lực du lịch, nhất là nhân lực du lịch chất lượng cao.


Thực trạng Du lịch Văn hóa ở Việt Nam
Du lịch Văn hóa là xu hướng của nhiều quốc gia và rất phù hợp với bối cảnh phát

triển của Việt Nam. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia vô cùng tiềm năng để
phát triển du lịch văn hóa. Một số loại hình du lịch văn hóa đã và đang phát triển ở
Việt Nam như: du lịch lễ hội, du lịch bảo tàng, du lịch di sản, du lịch ẩm thực,…
Với bề dày lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam mang
đậm bản sắc dân tộc đã phát triển rất nhiều giá trị to lớn. Việt Nam có 54 dân tộc với
những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng khác nhau, đây chính là nguồn
tài nguyên du lịch văn hóa phong phú. Khơng những thế, Việt Nam cịn có hơn 44.000
danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, trong đó hơn 3000 địa danh là di sản cấp quốc gia,
hơn 5000 địa danh di sản cấp tỉnh và 7 di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận là di sản
văn hóa thế giới. Việt Nam có 117 bảo tàng là nơi lưu trữ, trưng bày và tái hiện chân thực

về lịch sử phát triển của đất nước. Nghệ thuật dân gian mang đặc trưng bản sắc dân tộc
Việt Nam luôn hấp dẫn khách du lịch từ khắp mọi miền như những câu quan họ dân ca,
làn điệu chèo, cải lương, ca trù, các công cụ âm nhạc truyền thống (đàn bầu, đàn cầm, sáo,
…),… trong đó đặc biệt nổi bật là nghệ thuật múa rối nước.
Trong đời sống xã hội, Việt Nam có tới 8.000 lễ hội trong đó 90% là lễ hội dân
gian và có rất nhiều lễ hội cấp quốc gia. Có thể kể đến một số lễ hội phổ biến như Lễ hội
văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (Du lịch
Điện Biên Phủ), Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ (Lễ hội Đất Phương
Nam), Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO


công nhận (Con đường Di sản miền Trung), Festival Huế,…
Về tâm linh, từ lịch sử xa xưa Việt Nam có rất nhiều những vị anh hùng dân tộc
có cơng có dân với nước gắn với tín ngưỡng thờ cúng. Và con người Việt theo khá
nhiều tôn giáo khác nhau như Thiên chúa giáo, đạo Tin Lành,… và nhiều nhất là Phật
giáo chiếm 90%.
Ngành du lịch của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành
công nhất là khi bắt đầu áp dụng những chính sách mở cửa du lịch. Đặc biệt là về du
lịch văn hóa, Việt Nam đã không ngừng phát triển tạo ra thương hiệu du lịch cho quốc
gia với những sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt
II.

Phần lý thuyết

2.1. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp.
 Khái niệm Website
Website là một trang web đại diện cho một nhóm các trang web được quản lý tập

trung, chứa văn bản, hình ảnh và tất cả các loại tệp đa phương tiện được trình bày cho
người dùng Internet truy cập một cách dễ dàng. Tất cả các trang web được kích hoạt

thông qua Internet tạo thành World Wide Web (WWW).
Các thành phần của Website
Hiện nay, để một website có thể vận hành trên mơi trường mạng, chúng bắt buộc
phải có 3 thành phần chính:


Domain name – tên miền: Là địa chỉ chính sách của một website, mà bất kì
website nào muốn hoạt động đều phải có. Tên miền này chỉ tồn tại một và duy nhất
trên mạng internet. Người dùng phải đóng phí duy trì hàng năm để sở hữu tên miền đó.
Hosting: Là nơi lưu trữ tồn bộ dữ liệu của trang web, từ thơn tin, email, dữ liệu,
hình ảnh,... Nếu khơng có thành phàn này, website đó vĩnh viễn không được xuất hiện trên
internet, đến với người tiêu dùng. Một số loại hosting cơ bản có thể kể đến như:

-

Shared Web Hosting.
Reseller Web hosting
Cloud Hosting
VPS Hosting
Dedicated web hosting
Colocation web hosting

Source code: Bao gồm toàn bộ các tệp tin html, xtml,.. hoặc một bộ code/cms).
Để website hiển thị và tương tác với người dùng, chúng sẽ được hiển thị trên “Trình
duyệt web”.


Vai trị của website đối với doanh nghiệp



Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ, việc
ứng dụng Internet vào cuộc sống, cũng như hoạt động kinh doanh đang dần trở nên
phổ biến và rộng rãi hơn bao giờ hết. Mạng Internet là phương thức truyền tải thơng
tin nhanh chóng tới chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi. Còn website là một trong những công
cụ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình quảng bá thơng tin, sản phẩm - dịch vụ đến khách
hàng một cách tối ưu nhất. Những vai trò to lớn website bao gồm:
Thứ nhất, cung cấp những thông tin cần thiết
Ở thời điểm mạng Internet và các thiết bị di động như laptop, tablet,
smartphone đang ngày càng phát triển như hiện nay, khi có nhu cầu mua sắm, khách
hàng thường tìm hiểu thơng tin doanh nghiệp, sản phẩm - dịch vụ thơng qua website
trước tiên. Nếu khơng có trang web, họ sẽ hoài nghi về mức độ uy tín, sự chuyên
nghiệp của đơn vị doanh nghiệp. Điều này tác động rất lớn đến quyết định mua hàng,
sử dụng dịch vụ hay chỉ đơn giản là vấn đề hợp tác làm ăn kinh doanh.
Thứ hai, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng
Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm: Trang web được xem như là cửa tiệm
thứ hai, giúp quá trình bán hàng diễn ra tự động, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bằng
cách này, khách hàng có thể đặt mua ngay trên website mà không cần phải đến giao
dịch trực tiếp. Đồng thời, các chủ doanh nghiệp sẽ mở rộng được quy mô hoạt động
mà không cần phải tốn q nhiều chi phí th nhân cơng, mặt bằng mà vẫn giúp tăng
doanh thu bán hàng.
Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Đây là một sản phẩm vơ hình nên khơng thể dễ
dàng tìm kiếm trên thị trường thực tế. Hiện nay, nhu cầu đăng ký và sử dụng các loại
hình như du lịch, kế tốn, bảo vệ, giải trí... đều được thực hiện chủ yếu thơng qua
mạng Internet và website. Chính vì vậy, việc thiết kế website kết hợp làm marketing
online rộng rãi sẽ giúp cho đông đảo khách hàng biết đến doanh nghiệp bạn, cũng như
các dịch vụ mà bạn đang cung ứng. Từ đó, họ sẽ chủ động liên hệ khi có nhu cầu.
Thứ ba, Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Đối với trang web riêng của doanh nghiệp thì phạm vi khách hàng sẽ không bị
giới hạn trong một không gian địa lí nhất định, và bị gị bó về mặt thời gian. việc trao
đổi mua bán được diễn ra mà khơng bị giới hạn bởi bất cứ điều gì. Khách hàng hồn

tồn có thể chủ động tham khảo thơng tin dịch vụ hay đặt hàng trực tuyến trên trang
web bất kể ngày hay đêm. Điều nay giúp doanh nghiệp tăng được độ nhận diện và
phạm vi phủ sóng, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường,
Thứ tư, tiết kiệm chi phí truyền thơng
Nói về vai trị của website đối với doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí truyền thơng là
điều không thể bỏ lỡ. Chỉ cần sở hữu một website có kế hoạch xây dựng nội dung và


SEO hiệu quả, doanh nghiệp đã có khả năng tiếp cận với người dùng tồn cầu với chi
phí từ 0 đồng.
Thứ năm, thể hiện sự uy tín và tăng thêm giá trị gia tăng và hài lòng
Những trang Website được tạo lập càng sớm thì mức độ uy tín của doanh
nghiệp, sản phẩm, dịch vụ càng cao. Điều này sẽ đi kèm với thời gian sở hữu tên miền
gắn liền với Website. Chính vì vậy có nhiều đơn vị chấp nhận bỏ ra hàng triệu đô để
mua về một tên miền hoặc một Website thì cũng khơng có gì lạ. Bởi uy tín của doanh
nghiệp là vơ giá được tạo nên không chỉ ngày một ngày hai mà đôi khi là vài thập kỷ
thậm chí hàng trăm năm hay cả thế kỷ.
Website còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng
phục vụ cho chiến lược hậu mãi, chăm sóc khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh trên
thị trường, hỗ trợ công tác tuyển dụng nhân viên và tăng thêm giá trị ở mọi khía cạnh
trong doanh nghiệp. Ngồi ra cịn giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích bằng các cơng
cụ số hành vi, xu hướng tiêu dùng và đưa ra chiến lược điều chỉnh phù hợp.
2.2.

SEO và các khái niệm cơ bản
SEO là chữ viết tắt của “Search Engine Optimization” nghĩa là tối ưu hóa cơng cụ
tìm kiếm. SEO là q trình tối ưu hóa website nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa trên các
trang kết quả cơng cụ tìm kiếm, từ đó tăng traffic website và chất lượng traffic. SEO
– là phương thức quảng cáocó hiệu quả lâu dài, nên chi phí sẽ giảm dần theo thờigian
khác hồn tồn với các loại hình quảng cáo khác.

Thuật ngữ Alt là viết tắt của cụm từ Alternative Text. Đây là một thuộc tính
quan trọng của thẻ IMG. Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mơ tả hình ảnh trên
website hoặc thay thế cho hình ảnh khi khơng thể được hiển thị. Đối với SEO, thuật
ngữ này cũng rất quan trọng. Nó cho phép các cơng cụ tìm kiếm đọc nội dung để xác
định hình ảnh đó nói về điều gì. Trong trường hợp hình ảnh là một liên kết, các SE sẽ
xem nội dung của thẻ Alt như là các Anchor Text.
Internal Link (Liên kết nội bộ) là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong
quá trình làm SEO, thường được sử dụng để điều hướng trang web. Theo cách hiểu đơn
giản thì Internal Link là liên kết từ trang này đến trang khác nằm trong cùng một website.

URL (Uniform Resource Locator) được dùng để tham chiếu các tài nguyên trên
mạng Internet, nó có thể là một website, trang web hay hình ảnh. URL tạo nên khả
năng siêu liên kết giữa các trang web. Mỗi một tài nguyên khác nhau được tham chiếu
bằng một địa chỉ chính xác, đó chính là địa chỉ URL. URL có cấu trúc phân cấp giống
với folder và file trong máy tính
Backlink là những liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn, hay còn
gọi là Inbound Link. Backlink hiểu rất đơn giản đó là chẳng hạn bạn mở trang chủ sau


đó chọn mục sắc đẹp để đọc, sau đó bạn lại muốn quay trở về vị trí trang chủ. Lúc này
Backlink sẽ liên kết trả về trang chủ lúc đầu bạn mở. Vì vậy, Backlink là sự liên kết
được trỏ từ trang web khác về vị trí trang web của mình.
-

 Ưu điểm của SEO
Chi phí rất thấp khi so với các phương thức quảng cáo trên cơng cụ tìm kiếm khác
(PPC)
SEO giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản
phẩm, dịch vụ kinh doanh của cơng ty. Vì vậy mang lại doanh thu.
Tiết kiệm chi phí truyền thơng khác.


-

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng, thậm chí đa dạng
hóa sản phẩm một cách dễ dàng, SEO nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.

-

Xuất hiện nhiều trên trang kết quả tìm kiếm khiến doanh nghiệp của bạn dễ dàng
được biết đến.

-

Xuất hiện ở những vị trí cao hàm ý doanh nghiệp của bạn hoạt động lâu năm và là
website đáng tin cậy.
6 bước viết bài chuẩn SEO
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Mục đích:
Nghiên cứu cụ thể nhu cầu tìm kiếm của người dùng để cung cấp thứ họ cần.
Từ khóa dài ít cạnh tranh, dễ SEO web hơn so với từ khóa ngắn.



-

Phân loại từ khóa theo mục tiêu của bài viết:
-

Từ khóa có tính cạnh tranh thấp: Loại từ khóa này thường được ưa chuộng nhất vì
phù hợp trong mọi giai đoạn phát triển của website và có tính ổn định cao.


-

Từ khóa dễ liên kết/hay có khả năng liên kết cao: Là nhóm từ khóa có tính mở, phù
hợp với nhiều lĩnh vực, thường dùng để viết các bài có tính sâu chuỗi nhằm kết
nối/liên kết các site với nhau nhằm mục tiêu nâng hạng site.

-

Từ khóa kiếm tiền: Nhóm từ khóa liên quan trực tiếp đế sản phẩm dịch vụ của
doanh nghiệp, truyền tải thông tin sản phẩm, những từ khóa dạng này thường trực
tiếp tác động đến doanh thu cho doanh nghiệp.

-

Các công cụ nghiên cứu từ khóa:
Bạn là người hiểu sản phẩm của mình nhất
Các công cụ của Google
Các công cụ bên thứ 3
Đánh giá từ khóa:
Xác định từ khóa “chính”. Ví dụ: bạn bán sản phẩm để “giảm cân” thì từkhóa chính
của bạn sẽ có thể là : giảm cân, thựcphẩm giảm cân.


-

Các từ khóa liên quan: Sau khi xác định được nhóm từ khóa “chính”, có thể mở rộng

bằng các từ khóa liên quan như là: giảm cân hiệu quả, giảm cân nhanh, thực phẩm
giảm cân an toàn….


-

Bước 2: Xây dựng bố cục bài
viết Tiêu đề bài viết:
Chỉ có 01 Tiêu đề dao động từ 60-65 ký tự.

-

Không bị trùng lắp so với đối thủ . Làm nổi bật từ khóa trong tiêu đề nhưng không
nhồi nhét.

-

Viết một tiêu đề thu hút bằng cách chènsố, từ ngữ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực
vơ trong tiêu đề. (Kinh ngạc, Bí kíp, Bất ngờ…)
Phần mở bài

-

Đoạn đầu tiên (thường dưới 155 từ), bạn cần thể hiện nội dung chính của bài viết
và đi thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, cũng như hứa hẹn đưa ra giải pháp
giải quyết khó khăn hiện tại của họ.

-

Đừng qn chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên một cách tự nhiên nhất và các
từ khóa phụ, từ khóa liên quan 1-2 lần để có thể viết content chuẩn SEO.

-


Một cách mở bài đơn giản nhưng vô cùng thu hút người đọc là mở đầu bằng câu
hỏi và để phần thân bài trả lời cho câu hỏi đó.

-

Ngồi ra bạn có thể đưa ra lý do vì sao bài viết lại quan trọng, xứng đáng dành thời
gian đọc và nêu đúng vấn đề của người dùng.
Thân bài

-

Thân bài nên là câu trả lời giải đáp truy vấn của người dùng, phải thể hiện được
những gì bạn chia sẻ thực sự có ích đối với họ.

-

Bố cục thân bài nên rõ ràng, chia thành nhiều đoạn nhỏ là những nội dung xoay
quanh chủ thể của bài viết, mỗi ý có heading chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên
quan. Cụ thể như sau:
Tiêu đề ý 1… (H2 số 1 = từ khóa chính)
Tiêu đề ý 2… (H2 số 2 = từ khóa phụ) Tiêu
đề ý 3… (H2 số 3 = từ khóa liên quan)
1000-2000 từ
Một số lưu ý khác cho thân bài:

-

Bài viết cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, có chiều sâu nhưng không lan man,
lạc đề.


-

Xen kẽ nội dung chữ viết thông thường là hình ảnh, video, infographic, … để giúp
content của bạn hấp dẫn hơn, nhất là những trang ẩm thực, nội thất, quần áo.
Ngắt nhỏ mỗi đoạn từ 2-3 câu để người đọc dễ theo dõi và không thấy quá dài mà

-


gây chán ngán.
-

Phân bố từ khóa đều, tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 1- 3%. Ví dụ bài
viết 500 từ thì nên chứa 5 từ khóa, rải rác ở mở bài, H1, H2, body text và kết bài.
Chèn internal link vào đúng ngữ cảnh với anchor text phù hợp.
o Kết luận

-

Phần kết bài viết chuẩn SEO thường có vai trị tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm
quan trọng của bài viết, có độ dài từ 80-150 từ.

-

Đây cũng là cơ hội tốt để bạn nhắc lại thương hiệu mình nhằm kêu gọi khách hàng
hành động. Đừng qn chèn từ khóa lần cuối và trích dẫn nguồn nếu có.

-


Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn
SEO Tối ưu URL
URL nên chứa từ khóa chính (có lượng search cao nhất)
Càng ngắn càng tốt (nhưng phải giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)

-

Tối ưu Sub-heading (H2, H3, H4 …)
Khi viết bài SEO, nên dùng subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.

-

Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa (support) cho H1, H3 support cho H2, H4 support
cho H3 …
Nên in đậm các subheading và chèn LSI keywords vào các subheading.
Một subheading nhỏ không chứa quá 300 chữ.
Nếu đã dùng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo
tính logic.
Tối ưu Meta Description

-

Từ ngữ trong thẻ meta description cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung chính, hấp
dẫn người dùng click vào bài viết.

-

Thẻ meta description tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện desktop và tối ưu
trên cả thiết bị di động.
Gợi lên cảm xúc và đưa ra giải pháp giải quyết “nỗi đau” người dùng đang gặp phải.

Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa vào phần meta description.

-

-

Tối ưu hình ảnh
-

Nên chọn đi hình ảnh là .jpg và dùng keyword khơng dấu đặt tên cho hình ảnh
khi upload lên website.
Featured image: 1200 x 628 pixels
Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 pixels (chiều dài của ảnh có thể nhỏ hoặc lớn
hơn 400 pixels)
Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết.
Mỗi bài cần có tối thiểu 1 hình ảnh unique (hình ảnh riêng/ tự thiết kế) mang tính


-

thương hiệu của riêng bài viết này.
Tuyệt đối không lấy hình ảnh của đối thủ.
Số lượng hình ảnh chèn vào bài viết phụ thuộc vào số lượng chữ. Tầm 250 chữ nên
có 1 hình ảnh minh họa.
Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.
Bước 4: Kiểm và Chèn keyword

-

Dựa vào danh sách từ khóa ban đầu cần tối ưu cho bài viết, phân bổ keyword cho

toàn bài viết một cách tự nhiên nhất.

-

Tần suất keyword chính cần SEO nên xuất hiện nhiều nhất (chèn tầm 5-6 lần) so
với các keyword cịn lại.
Tốt nhất nên bơi đen tồn bộ keyword.
Mật độ từ khóa tầm 1-3% là ổn nhất cho một bài viết.

-

Bước 5: Tối ưu internal link và external link
Internal link là liên kết nội bộ trỏ từ trangnày sang trang khác trong cùng website;
External link là liên kết trỏ từ website củabạn ra bên ngoài website khác trênInternet.

-

-

Cả internal và external link đều đóng vai trị quan trọng trong cách viết bài SEO
hiệu quả. Sử dụng càng nhiều internal link càng tốt (tối thiểu 3 internal links) trong
một bài. Và dùng tối thiểu 1 external link (đến các bài viết liên quan) trong bài.
Bước 6: Đăng tải bài viết
Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình viết bài chuẩn SEO.
Đọc lại bài viết một lần nữa, check toàn bộ lỗi.
Chọn chế độ Preview để xem trước bài viết hiển thị. Sau đó, đăng tải trực tiếp bài
viết trên website.
III.

Phần thực hành


3.1. Tìm kiếm từ khóa
Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là cơng việc quan trọng để viết bàichuẩn
SEO và để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa
Tìm từ khóa chính (lõi): Chỉ ra các từ 5 – 10 từ khóa chính của chủ đề
Chủ đề: “Du lịch Văn hoá tại Việt Nam”
- Từ khoá 1: Du lịch Văn hoá tại Việt Nam
- Từ khóa 2: Du lịch Văn hố là gì?
- Từ khóa 3: Địa điểm Du lịch Văn hố tại Việt Nam
- Từ khóa 4: Thực trang du lịch Văn hố tại Việt Nam
- Từ khóa 5: Du lịch Việt Nam
Tìm từ khóa mở rộng bằng các cơng cụ (hoặc các


cơng cụ khác)

-

Từ khóa 1: Thực trang du lịch Văn hố tại Việt Nam

-

Từ khóa 2: Làng văn hố du lịch các dân tộc Việt Nam

-

Từ khóa 3: Việt Nam văn hố và du lịch

-


Tìm từ khóa có liên quan bằng Google (2 cách)
Gợi ý trong ơ tìm kiếm

-

Gợi ý trong (Các tìm kiếm liên quan đến …)


-

-

Từ khóa mở rộng từ Google 1: Thực trang du lịch Văn hố tại Việt Nam
Từ khóa mở rộng từ Google 2: Các địa điểm du lịch văn hoá ở Việt
Nam
Từ khoá mở rộng từ Google 3: Tài nguyên du lịch văn hoá ở Việt
Nam
Từ khoá mở rộng từ Google 4: Du lịch văn hố là gì?

-

Tìm từ khố Website đối thủ hoặc tương tự:
Từ khóa mở rộng từ website tương tự 1 : Du lịch văn hố là gì?

-

-

Từ khoá mở rộng từ website tương tự 2: Các điểm du lịch văn hố nổi tiếng tại

Việt Nam

-

Từ khóa mở rộng từ website tương tự 3: Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt
Nam

-

TỔNG HỢP CÁC TỪ KHĨA TÌM ĐƯỢC.
Từ khóa 1: Thực trạng du lịch Văn hố tại Việt Nam
Từ khóa 2: Du lịch văn hố là gì?
Từ khóa 3: Làng Văn hố các dân tộc Việt Nam
Từ khóa 4: Các điểm du lịch văn hố nổi tiếng tại Việt Nam

-

Từ khóa 5: Việt Nam văn hố và du lịch

-

Từ khóa 6: Tài ngun du lịch văn hố ở Việt Nam

-

Bước 2: Đánh giá từ khóa
Dùng Google Keyword Planner để phân tích các từ khóa đã tìm đượctheo
Lượng tìm kiếm ( Avg. monthly searches) và tính cạnh tranh (Competition)
Chọn ra những từ có lượng tìm kiếm cao và tính cạnh tranh thấp.
Bổ sung thêm các từ khóa do Keyword Planner gợi ý. Tổng hợp kết quả chọn

ra các bộ từ khóa và bắt tay vào viết bài.


Cửa số nhập các từ khóa để đánh giá

Cửa số kết quả đánh giá

Cửa sổ các keyword idears khác



×