Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

báo cáo khoa học 'vai trò của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và giải pháp đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ ở việt nam'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.18 KB, 3 trang )


VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÁCH MẠNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM


TS. TÔ THỊ TÂM
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển
với tốc độ ngày càng nhanh và thành tựu của nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực,
đặc bịêt sự phát triển khoa học - công nghệ hiện đại đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã
hội loài người.
Ở nước ta, đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, để rút ngắn
khoảng cách lạc hậu, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH tạo nền móng vững chắc phát triển
kinh tế - xã hội trong tương lai thì cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phải trở thành
nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế. Bài báo trình bày khái lược vai trò của cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại và một số giải pháp đẩy mạnh cách mạng khoa học -
công nghệ ở Việt Nam
Summary: In 21st century, the science and technology revolution continues developing
with high speed and its result has been applied widely in all fields. Especially, the
development of science and technology has changed all sides of human life.
In our country, in the time of joining WTO, the industrilizaton and mordernization
process has to become the base and motivation for the development of the economy.

MLN-
VTKT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, khoa học trở


thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành
tri thức của người sản xuất. Do vậy, nhân tố
trí tuệ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của
một nước, hàm lượng chất xám kết tinh trong
sản phẩm hàng hóa chiếm ưu thế hơn so với
vốn và tài nguyên, Điều này đòi hỏi phải có
chính sách đầu tư đúng đắn cho khoa học
công nghệ, nhất là những nước kinh tế chậm
phát triển như Việt Nam thì vai trò của cách
mạng khoa học công nghệ là nhân tố quyết
định tăng trưởng và phát triển kinh tế.
II. NỘI DUNG
Khoa học là hệ thống tri thức về các sự
vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Đây là những tri thức khoa học
được thể hiện dưới dạng lý thuyết, định lý,
định luật, nguyên tắc… Khoa học là hoạt
động xã hội nhằm nghiên cứu, phát hiện các
quy luật khách quan và vận dụng nó vào sản
xuất và đời sống.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Công nghệ gồm 2 bộ phận:
Phần cứng: gồm các trang thiết bị như: máy
móc, nhà xưởng, thiết bị, các công cụ sản xuất…
Phần mềm bao gồm: Một là, thành phần
con người (gồm tinh thần lao động, kiến thức
nghề nghiệp, kỹ năng lao động, khả năng tiếp
thu và vận dụng sáng tạo…). Hai là, thành

phần thông tin (gồm các bí quyết, quy trình


công nghệ, tài liệu khai thác, bảo dưỡng, sửa
chữa máy móc, thông tin về thị trường…). Ba
là, thành phần tổ chức quản lí (gồm tổ chức
quản lí hoạt động công nghệ, dịch vụ, tổ chức
tiếp thị…).
Trong thực tiễn, quá trình sản xuất nào
cũng phải đảm bảo bốn thành phần trên, sự
kết hợp chặt chẽ của bốn thành phần này là
điều kiện cơ bản đảm bảo sản xuất đạt hiệu
quả cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi
công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường. Hàng hóa của một nước có thể
chen chân vào thị trường quốc tế hay không
còn tùy thuộc vào nước đó áp dụng công nghệ
như thế nào. Vì vậy, phát triển công nghệ trở
thành sự lựa chọn trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của các nước, nhất là các nước
đang phát triển đi sau về công nghệ muốn đạt
tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
Khoa học và công nghệ là hai khái niệm
khác nhau song có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Những phát minh của khoa học giúp con người
hành động phù hợp với sự vận động của thế
giới khách quan, nhờ đó hoạt động của con
người có hiệu quả hơn. Vì vậy con người luôn
tìm cách phát minh và ứng dụng những thành

tựu khoa học vào sản xuất. Điều này cho phép
và đòi hỏi khoa học phải phát triển. Ngược lại,
chính sự phát triển của kỹ thuật (công nghệ)
làm cho những phát minh khoa học nhanh
chóng được ứng dụng trong thực tiễn.
MLN-
KTVT
Nhận xét về mối quan hệ giữa khoa học
và công nghệ trong sản xuất, Ăngghen viết:
“kỹ thuật phụ thuộc mạnh mẽ vào tình trạng
khoa học, khoa học phụ thuộc vào đòi hỏi của
kỹ thuật lại còn mạnh hơn. Nếu xã hội có yêu
cầu về kỹ thuật thì nó sẽ giúp cho khoa học
tiến lên phía trước hơn mười trường đại học”
[2,788].
Cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất hay còn
gọi là cuộc cách mạng công nghiệp là một hiện
tượng lịch sử phổ biến, đánh dấu một giai đoạn
phát triển nhất định của chủ nghĩa tư bản trong
công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu
tiên diễn ra trên thế giới ở nước Anh vào nhưng
năm 60 của thế kỉ 18. Với những phát minh
khoa học cơ bản như: Toán, Lý, Hóa, Cơ… làm
cơ sở cho các phát minh về kỹ thuật, nổi bật là
sự ra đời của máy dệt thoi năm 1730.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã xác lập
nền đại công nghiệp cơ khí, cách mạng hóa
công cụ lao động. Máy móc vừa là sản phẩm
của lao động, vừa là thành quả của sự phát triển
khoa học – kỹ thuật. Khi máy móc được sử

dụng nó mang lại hiệu quả kinh tế là tiết kiệm
lao động, rút ngắn thời gian lao động, giảm nhẹ
lao động, tăng năng suất lao động. Song nó cũng
đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật ngày càng cao.
Cách mạng kỹ thuật lần thứ hai, hay còn
gọi là cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại.
Từ giữa những năm 1970, thế giới phải đối
đầu với những vấn đề nghiêm trọng như bùng
nổ dân số, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sống bị thu hẹp, hủy hoại nghiêm
trọng. Xu hướng này làm thay đổi tinh chất của
cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng kỹ
thuật chuyển hướng sang cách mạng công nghệ.
Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại
làm thay đổi sâu sắc các phương thức lao động
của con người, từ lao động thủ công sang cơ
khí hóa, sau đó tiến tới tự động hóa. Sự chuyển
biến này kéo theo hàng loạt sự chuyển biến
khác về tính chất lao động, tổ chức sản xuất, cơ
cấu sản xuất, giá thành sản phẩm.
Cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại đã đưa nền văn minh đến cuộc sống con
người. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống
của con người như các dụng cụ trong gia đình
dần dần được cơ khí hóa, điện tử hóa, các dịch
vụ gia đình được cung ứng tiện lợi hơn, giảm
nhẹ rất nhiều công việc của người phụ nữ, tạo
điều kiện cho họ tham gia các hoạt động xã
hội. Mạng lưới vô tuyến truyền hình thông



qua vệ tinh đã hình thành một kết cấu hạ tầng
văn hóa quan trọng,
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại tác động đến quá trình quốc tế hóa kinh tế
thế giới.
Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa,
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phải có sự kết
hợp của nhiều nước mới giải quyết có hiệu
quả, hơn nữa còn nhằm phát huy thế mạnh của
từng nước trên thị trường thế giới.
Ở nước ta, trong những năm qua, cách
mạng khoa học – công nghệ đã góp phần to lớn
vào tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên nền khoa học – công nghệ nước
ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phấn
đấu đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên
tiến trong khu vực ở các ngành trọng điểm như:
công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế
biến nông – lâm – hải sản, cơ khí, điện tử, công
nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, khai thác
và chế biến dầu khí… thì cần chú trọng một số
giải pháp chủ yếu sau:
MLN-
VTKT
Cần tăng vốn đầu tư cho khoa học – công

nghệ, đây là điều kiện hàng đầu để thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chú trọng đạo tạo, bồi dưỡng và sử dụng
đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Đây là
nhân tố quyết định sự phát triển khoa học –
công nghệ của đất nước. Trước mắt, cần có
chính sách đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ
nghiên cứu khoa học và triển khai như: chính
sách tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp…
Tạo thị trường cho sự phát triển khoa học
– công nghệ sự ổn định và mở rộng quy mô thị
trường có ảnh hưởng tới việc đầu tư, đổi mới
công nghệ, thị trường ngày càng phát triển thì
nhu cầu về phát triển công nghệ càng lớn.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học -
công nghệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước,
các tổ chức quốc tế, thu hút chuyên gia giỏi
của các nước thông qua con đường hợp tác,
mở các trường lớp đào tạo; khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ được bồi
dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài.
Kiện toàn, đổi mới, sắp xếp hệ thống tổ
chức quản lí khoa học – công nghệ theo hướng
củng cố các trung tâm khoa học giữa các quốc
gia, các cơ quan khoa học trọng điểm. kết hợp
viện nghiên cứu với các trường đại học, gắn
nghiên cứu với sản xuất kinh doanh.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra môi
trường sinh thái như ngăn ngừa và xử lý
nghiêm các doanh nghiệp sử dụng công nghệ

gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch.
III. KẾT LUẬN
Việc nâng cao năng lực nội sinh về khoa
học công nghệ để có khả năng tiếp thu các tri
thức mơi, làm chủ công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài, đó là những tiền đề để rút ngắn khoảng
cách lạc hậu về kinh tế, kỹ thuật so với thế giới.
Ở nước ta phải đặt vị trí then chốt của
khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xác định khoa
học như một “quốc sách” hàng đầu, là động
lực để thúc đẩy tốc độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đưa đất nước tiến kịp các nước trong
khu vực và trên thế giới.

Tài liệu tham khảo
[1]. Luật khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia năm 2000.
[2]. C. Mác, Ph. Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà nội 1993.
[3]. Bộ Khoa học Công nghệ. Cách mạng khoa học
kỹ thuật và chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội , Hà nội 1973.
[4]. Giáo trình kinh tế chính trị. Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu
vực, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội 1995♦

×