Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý công quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH LỢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Hà Nội – 2017

Luận án tiên sĩ Quản lý công


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN MINH LỢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 62 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đinh Văn Mậu
2. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến

Hà Nội - 2017

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tư liệu, số liệu được sử dụng và trích dẫn trong luận án này là trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chính xác. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Lợi

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp bản Luận án được hoàn thành, cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn

sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, các thầy giáo, cơ giáo và cán bộ Học viện Hành chính Quốc
gia, Khoa Sau đại học và Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội của Học viện đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện.
GS.TS. Đinh Văn Mậu và GS.TS. Nguyễn Viết Tiến đã tận tình hướng dẫn
tơi trong q trình nghiên cứu hồn thành Luận án này.
Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức Cục Khoa học công nghệ và
Đào tạo - Bộ Y tế qua các thời kỳ; đồng nghiệp, các vị chuyên gia trong và ngồi
nước, bạn bè và Gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên tơi trong q trình
nghiên cứu, học tập thực hiện Luận án.
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Lợi

Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 9
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài luận án .......... 9
1.2. Kết quả nghiên cứu tổng quan và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu30
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG ......................................................................................... 35

2.1. Điều dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ............................................... 35
2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ...................................... 39
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
........................................................................................................................................ 62
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng của một số
nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam .................................................................. 70
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC ĐIỀU DƯỠNG Ở VIỆT NAM ............................................................................. 80
3.1. Khái quát quá trình phát triển ngành điều dưỡng ở Việt Nam ................................ 80
3.2. Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở
Việt Nam......................................................................................................................... 82
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
ở Việt Nam .................................................................................................................. 108
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG Ở VIỆT NAM ............................................... 120
4.1. Dự báo nhu cầu và xu hướng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng của Việt Nam 120
4.2. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam .............................. 126
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở
Việt Nam....................................................................................................................... 129
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 151
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 160

Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CSĐT:

Cơ sở đào tạo

CTĐT:

Chương trình đào tạo

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

ĐDV:

Điều dưỡng viên

GD&ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

KB, CB:

Khám bệnh, chữa bệnh

NLYT

Nhân lực y tế

NNL:


Nguồn nhân lực

NNLĐD:

Nguồn nhân lực điều dưỡng

NNLYT

Nguồn nhân lực y tế

QLNN:

Quản lý nhà nước

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới

Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Tổng số CSĐT điều dưỡng theo vùng miền qua các năm (2005-2015) ........ 86
Bảng 3.2. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo điều dưỡng các trình độ 2010-2015 .......... 87
Bảng 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng/ đầu dân theo vùng kinh tế ................................................ 88
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ theo vùng kinh tế ..................................................... 89
Bảng 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ tuyến TW theo vùng kinh tế .................................... 90
Bảng 3.6. Phân loại điều dưỡng viên theo trình độ ........................................................ 90
Bảng 3.7. Cơ cấu giảng viên điều dưỡng trong các CSĐT theo ngành........................ 102

Bảng 3.8. Cơ cấu giảng viên điều dưỡng trong các CSĐT theo độ tuổi ...................... 103
Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực điều dưỡng tới năm 2020 .................................... 120
Bảng 4.2. So sánh nhu cầu điều dưỡng Việt Nam đến năm 2020 ................................ 121

Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Nhật Bản .................................... 71
Sơ đồ 2.2. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Hàn Quốc ................................... 73
Sơ đồ 2.3. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Thái Lan ..................................... 77
Sơ đồ 3.1. Mơ hình đào tạo và hành nghề điều dưỡng Việt Nam ................................... 85
Sơ đồ 4.1. Đề xuất mơ hình đào tạo điều dưỡng Việt Nam .......................................... 130
Sơ đồ 4.2. Đề xuất mô hình quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Việt Nam ....... 140

Luận án tiên sĩ Quản lý công


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu nhân lực y tế (NLYT), vị trí, vai trị của điều dưỡng viên
(ĐDV) đã được khẳng định. Cùng với đội ngũ các y, bác sỹ, ĐDV đã trở
thành một bộ phận độc lập và không thể tách rời trong ngành Y tế, vừa chiếm
đa số về số lượng, vừa đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân. Chăm sóc điều dưỡng là một hoạt động nghề
nghiệp chun mơn, địi hỏi có tri thức và kỹ thuật thành thạo, ĐDV cần phải
làm việc chủ động, sáng tạo, phải có kiến thức lẫn kỹ năng, là người cộng sự
không thể thiếu được của bác sỹ và cũng là người thực hiện các hoạt động
chun mơn trên cơ sở chẩn đốn của bác sỹ. Như vậy, ĐDV phải có những
năng lực thơng qua những kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết để đảm bảo
thực hiện tốt 3 vai trò là: độc lập, phối hợp và phụ thuộc. Thực hiện đường lối

đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hội
nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng (NNLĐD) đã có những
bước phát triển nhất định cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống đào tạo, về các loại hình, quy mơ và trình độ đào
tạo, góp phần quan trọng tăng cường chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác đào tạo cũng
như quản lý nhà nước (QLNN) về đào tạo NNLĐD vẫn cịn nhiều bất cập và
có những khó khăn, thách thức.
Thứ nhất về lý luận, đường lối chiến lược để đưa đất nước ta thốt khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần là cần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến năm
2020, nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,

Luận án tiên sĩ Quản lý công


2

trong đó nguồn lực con người, năng lực khoa học và cơng nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiềm lực quốc phịng, an ninh được tăng cường vững chắc. Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa khơng đơn giản chỉ là cơng cuộc xây dựng kinh tế, mà chính
là q trình biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội làm
cho xã hội đổi mới về chất, trong đó động lực cho sự phát triển đó là con
người. Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là những điều
kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa chỉ có thể thành cơng khi chúng ta có được một nguồn nhân lực
(NNL) có chất lượng. Do vậy, đầu tư cho việc phát triển NNL có chất lượng

được coi là khâu quan trọng nhất so với các loại đầu tư khác cho việc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đầu tư cho việc phát triển NNL bao gồm:
chăm sóc sức khỏe (CSSK), nâng cao chất lượng sống cho con người và phát
triển GD&ĐT. Như vậy, có thể nói đào tạo NNLĐD có vai trị rất quan trọng,
vừa góp phần tác động đến chất lượng CSSK, nâng cao chất lượng sống cho
con người vừa góp phần phát triển và nâng cao chất lượng NNL. Vấn đề đào
tạo NNLĐD đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng chưa có một nghiên cứu
nào được tiếp cận dưới góc độ khoa học về QLNN, đặc biệt là cấp độ tiến sĩ.
Thứ hai về thực tiễn, sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến có những
thay đổi rất lớn về yêu cầu cũng như nhu cầu đối với công tác y tế, địi hỏi cần
có những thay đổi về cách tiếp cận và xác định cơ cấu nhân lực phù hợp, đáp
ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ với những thách thức trong quá trình nâng cao
chất lượng bảo vệ, CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế. Công tác điều dưỡng
có vai trị quan trọng trong hoạt động CSSK nhân dân, đội ngũ ĐDV chiếm tỷ
lệ đa số trong cơ cấu NLYT. Hoạt động đào tạo NNLĐD của nước ta đã đạt
được một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ những vấn đề bất cập như chưa xác
định rõ cơ cấu nhân lực cần thiết trong hệ thống y tế, số lượng các cơ sở đào

Luận án tiên sĩ Quản lý công


3

tạo (CSĐT) và quy mô đào tạo tăng nhanh chưa gắn với yêu cầu hoạt động
chuyên môn nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của ngành y tế. Hoạt động
QLNN về đào tạo NNLĐD cũng bộc lộ những vấn đề cần phải giải quyết như
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, bộ máy quản lý còn
chồng chéo chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về GD&ĐT
với cơ quan quản lý ngành. Về hội nhập quốc tế, ngày 31/12/2015, Cộng đồng
Kinh tế các nước khu vực Đơng Nam Á (ASEAN) đã chính thức thành lập,

hình thành thị trường lao động tự do lưu chuyển đối với những người đã qua
đào tạo, trong đó có nhân lực điều dưỡng.
Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà
nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu, rà soát, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp trong
hoạt động QLNN về đào tạo NNLĐD ở nước ta là một nhiệm vụ rất cần thiết
và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của cơng tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là góp phần hồn thiện QLNN
về đào tạo NNLĐD ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đã đặt ra, đề tài luận án tập trung giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để làm rõ
những nội dung luận án có thể kế thừa, những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu.

Luận án tiên sĩ Quản lý công


4

- Nghiên cứu, tổng hợp và bổ sung làm rõ cơ sở khoa học QLNN về
đào tạo NNLĐD.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo NNLĐD
ở nước ta hiện nay, phân tích những kết quả đã đạt được, hạn chế và xác định

các nguyên nhân chủ yếu.
- Tổng hợp các quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
QLNN về đào tạo NNLĐD của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN về đào tạo NNLĐD ở Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu QLNN về đào tạo NNLĐD
để được cấp văn bằng theo các trình độ đào tạo, luận án không nghiên cứu
QLNN về đào tạo điều dưỡng theo các chương trình ngắn hạn và đào tạo liên
tục để cấp chứng chỉ. Giới hạn nghiên cứu của luận án là QLNN về đào tạo
NNLĐD ở cơ quan quản lý cấp Trung ương.
- Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu QLNN về đào tạo NNLĐD
trong giai đoạn từ khi có Luật Giáo dục sửa đổi (năm 2009) và Luật Khám
bệnh, chữa bệnh (2009) đến nay, trong q trình phân tích, đánh giá, luận án
có sử dụng dữ liệu có trước năm 2009.
- Về khơng gian: nghiên cứu QLNN về đào tạo NNLĐD trong cả nước.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin về phép biện chứng duy vật và lịch sử; tư tưởng Hồ Chí
Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT và về y

Luận án tiên sĩ Quản lý công


5


tế để phân tích và luận giải QLNN về đào tạo NNLĐD ở Việt Nam trong mối
quan hệ với bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong sự vận
động và phát triển của xã hội Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (desk-study).
Phương pháp này chủ yếu tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các văn
bản, tài liệu, cơng trình khoa học, các số liệu khoa học đã được công bố ở
trong và ngồi nước có liên quan đến luận án để hình thành cơ sở lý luận,
đánh giá thực trạng cũng như xu hướng đổi mới đào tạo và QLNN về đào tạo
NNLĐD trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực trong đánh giá thực
trạng QLNN về đào tạo NNLĐD và tính khả thi của các giải pháp, nghiên cứu
sinh đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học sau đây:
+ Điều tra, khảo sát: thiết kế để xác định thực trạng đào tạo, nhu cầu
và sử dụng nhân lực điều dưỡng, gửi phiếu điều tra đến các sở y tế trên toàn
quốc và một số đơn vị y tế ngành, các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh
viện ngành, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp có đào tạo điều dưỡng;
điều tra chi tiết nhân lực điều dưỡng tại 7 tỉnh tính đến 31/12/2014 đã hồn
thành việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV là Điện Biên, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình, Hà Tĩnh, Bình Định, Khánh Hịa, Tây Ninh; phát vấn ĐDV tại 7 tỉnh về
nhận thức nghề nghiệp.
+ Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: thực hiện tại 7 địa phương nói
trên. Thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng lãnh đạo và trưởng phòng tổ
chức cán bộ của sở y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa/trung
tâm y tế huyện tại 7 tỉnh nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và nhu cầu
nhân lực điều dưỡng dưới góc nhìn của nhà quản lý; thực hiện các cuộc thảo

Luận án tiên sĩ Quản lý công



6

luận nhóm với ĐDV tại 7 tỉnh nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và nhu
cầu NLĐD dưới góc nhìn của bản thân ĐDV.
+ Thống kê, tổng hợp: tổng hợp số liệu theo phiếu điều tra; thống kê,
xác định số lượng cơ sở đào tạo và quy mô đào tạo NLĐD thông qua thống kê
số liệu từ cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp
do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2010 - 2015.
Thời gian thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12/2015. Các số liệu được xử
lý theo phần mềm thống kê EpiData 3.1, SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2010.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong quá trình nghiên cứu kinh
nghiệm QLNN về đào tạo NNLĐD trên thế giới, qua đó lựa chọn, xác định
những nội dung, vấn đề có thể áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
- Đào tạo NNLĐD và QLNN về đào tạo NNLĐD là gì? Có đặc điểm,
nội dung như thế nào?
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến QLNN về đào tạo NNLĐD?
- Thực trạng đào tạo, sử dụng và nhu cầu NNLĐD hiện nay ở Việt Nam
như thế nào?
- Thực trạng QLNN về đào tạo NNLĐD ở Việt Nam như thế nào? Kết
quả, hạn chế và nguyên nhân? Cần được hoàn thiện theo hướng nào?
5.2. Giả thuyết khoa học
- Hoạt động điều dưỡng và ĐDV có vai trị khơng thể thiếu trong hệ
thống y tế, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng KB, CB, bảo

vệ và CSSK nhân dân. Để hoạt động chuyên môn của ĐDV đáp ứng được yêu
cầu, đào tạo NNLĐD có vai trò đặc biệt quan trọng và ý nghĩa quyết định.

Luận án tiên sĩ Quản lý công


7

- QLNN về đào tạo NNLĐD ở Việt Nam còn những bất cập và chưa
đồng bộ, chưa phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước, chưa đáp ứng
được yêu cầu nâng cao chất lượng CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế.
- Cần phải tăng cường và hoàn thiện QLNN về đào tạo NNLĐD để đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án “Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở
Việt Nam hiện nay” là cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên
thuộc chuyên ngành Quản lý công đề cập về chủ đề này, luận án đã có một số
đóng góp khoa học mới như sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, rút
ra được các nội dung luận án cần tiếp tục giải quyết.
- Phân tích nội hàm, làm rõ các khái niệm liên quan và đề xuất khái
niệm QLNN về đào tạo NNLĐD. Xác định được các nội dung QLNN và phân
tích các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực này.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, xác định được nguyên nhân kết quả
đạt được và nguyên nhân hạn chế của thực trạng QLNN về đào tạo NNLĐD tại
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về đào tạo NNLĐD tại Việt
Nam, phù hợp với các định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT,
ngành Y tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Về lý luận
Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về QLNN,
góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của QLNN về đào tạo NNLĐD, chỉ
rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đào tạo
NNLĐD ở Việt Nam.

Luận án tiên sĩ Quản lý công


8

7.2. Về thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên
cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo khoa học hành chính. Đồng thời
cũng có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu đối với các cơ quan chức năng
trong lĩnh vực GD&ĐT, lĩnh vực y tế để vận dụng thực hiện trong thực tế
QLNN về đào tạo NNLĐD nói riêng và đào tạo NNLYT nói chung.
8. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án gồm:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án
+ Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân
lực điều dưỡng
+ Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực
điều dưỡng ở Việt Nam
+ Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam
- Kết luận

- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài
luận án
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Luận án tiên sĩ Quản lý công


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án
1.1.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực điều dưỡng
Các tác giả Lyn N. Henderson và Jim Tulloch, Australia (2008) trong
báo cáo Incentives for retaining and motivating health workers in Pacific and
Asian countries (Khuyến khích duy trì và thúc đẩy cán bộ y tế tại khu vực
châu Á và Thái Bình dương) [73, tr.18] đã xác định, để cho chương trình ưu
đãi nhân viên y tế được thành cơng thì cần phải có sự cam kết chính trị lâu dài
và phải được duy trì ở tất cả các cấp, cần phải có sự hiểu biết sâu sắc và tồn
diện về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế, sự tham gia của các bên liên
quan. Đồng thời, để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ cán
bộ y tế, giáo dục, đào tạo và phát triển nghề nghiệp phải gắn với các chính
sách thu hút, sử dụng nhân lực, cải thiện chế độ lương bổng, chế độ ưu đãi,
cải thiện điều kiện làm việc và hoàn thiện hệ thống quản lý.
Nghiên cứu của Churnrurtai Kanchanachitra (2011) với chủ đề Human
resources for health in Southeast Asia: shortages, distributional challenges,

and international trade in health services (Nguồn nhân lực y tế ở Đông Nam
Á: sự thiếu hụt, những thách thức về phân phối và thương mại quốc tế trong
dịch vụ y tế) [67, tr. 769-780] đã đưa ra bức tranh chung về NNLYT khu vực
Đơng Nam Á. Trong đó, tác giả đã có những đánh giá về NNLĐD Việt Nam
như: đã có nhiều ĐDV có trình độ thạc sỹ và bắt đầu có tiến sỹ điều dưỡng
được đào tạo, làm việc ở nước ngoài. Số lượng điều dưỡng trên 10.000 người
cũng tăng lên (8,82 năm 2009 so với 9,35 năm 2010), trong đó điều dưỡng

Luận án tiên sĩ Quản lý công


10

trong khu vực tư nhân chiếm khoảng 5,7%. Để đáp ứng các khuyến nghị của
Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization (WHO) về chỉ số
NLYT/10.000 dân, Việt Nam sẽ cần đào tạo 78.747 nhân viên y tế ở các lĩnh
vực trong thời gian tới.
WHO với các tài liệu Nursing Midwifery services-Strategic Directions
2011-2015 (Định hướng chiến lược dịch vụ điều dưỡng - hộ sinh giai đoạn
2011-2015) (2011) [91], Strengthening nursing and midwifery, the sixtyfourth World Health Assembly (Nghị quyết số 64 của Hội đồng Y tế Thế giới
về tăng cường điều dưỡng và hộ sinh) (2011) [92] đã xác định vai trò của
ĐDV trong cơ cấu NLYT và trong hệ thống y tế, giúp cho người dân được
tiếp cận với các dịch vụ y tế, đảm bảo tính phổ cập, công bằng và hiệu quả.
Trên cơ sở tham khảo Chuẩn năng lực chung của cử nhân điều dưỡng
do WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Chuẩn “Năng lực điều dưỡng
chuyên nghiệp-Professional Nurse” của Hội đồng Điều dưỡng thế giới
(International Council of Nurses: ICN, 2003), Chuẩn năng lực cho điều dưỡng
của Australia và Philippines, Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt
Nam [20] được xây dựng từ năm 2008 và được phê duyệt vào ngày 24/4/2012
theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT của Bộ Y tế gồm 3 lĩnh vực năng lực và 25

tiêu chuẩn, 110 tiêu chí cần đạt được của ĐDV để đủ năng lực hành nghề, là
cơ sở quan trọng để xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra trong đào tạo điều
dưỡng. Ba lĩnh vực năng lực là: năng lực thực hành chăm sóc; năng lực quản
lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp.
Bộ Y tế trong báo cáo tại Hội nghị đào tạo nhân lực Điều dưỡng Việt
Nam [17], Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều
dưỡng - hộ sinh, giai đoạn từ nay đến năm 2020 [18], Niên giám thống kê y tế
2013 [21, tr.54-55], Joint Annual Health Review 2015 (Báo cáo tổng quan
ngành y tế 2015) [75, tr. 38-49], Báo cáo tổng hợp số liệu nguồn nhân lực lĩnh

Luận án tiên sĩ Quản lý công


11

vực khám bệnh, chữa bệnh năm 2015 [27, tr.7], đã có những đánh giá về thực
trạng NNLĐD, quản lý và sử dụng NNLĐD. Theo các tài liệu này, NNLĐD
của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng trong
những năm gần đây thông qua nhiều hình thức như đào tạo ở nước ngồi, đào
tạo liên kết, liên thông, theo địa chỉ sử dụng, cử tuyển và đào tạo liên tục. Các
báo cáo của Bộ Y tế đã chỉ ra rằng, số lượng ĐDV được đào tạo tăng nhanh
qua các năm nhưng có sự mất cân đối về trình độ đào tạo dẫn đến sự dư thừa
ở trình độ trung cấp; mất cân đối nhân lực điều dưỡng giữa các vùng miền,
lĩnh vực chuyên môn, chưa rõ ràng về phạm vi hoạt động chuyên môn theo
từng lĩnh vực chuyên ngành của chăm sóc điều dưỡng.
Tác giả Đỗ Đình Xuân trong báo cáo tại Hội nghị đào tạo Điều dưỡng
Việt Nam 2005 [13], Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công
tác Điều dưỡng - Hộ sinh, giai đoạn từ nay đến năm 2020 của Bộ Y tế [18],
tác giả Lê Vũ Anh và cộng sự (2013) trong đề tài Đánh giá hiện trạng đào tạo

nhân lực y tế [1, tr.36], tỷ lệ điều dưỡng của Việt Nam cịn thấp và mất cân
đối về trình độ, thiếu nhân lực ở vùng nơng thơn, vùng khó khăn. Cục Quản lý
KB, CB, Bộ Y tế trong Báo cáo tổng hợp số liệu nguồn nhân lực lĩnh vực khám
bệnh, chữa bệnh năm 2015 [27, tr. 7], đến năm 2015, tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ
của Việt Nam mới đạt 1,9 là chưa đáp ứng với tỷ lệ trung bình ở các nước
trong khu vực Đông Nam Á và các khuyến cáo của WHO.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Lê Quang Cường và cộng sự "Nghiên cứu
thực trạng sử dụng bác sĩ, cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp"(2011) [28, tr.
130] đã điều tra, đánh giá việc sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp của các ngành
Y đa khoa và Điều dưỡng trình độ đại học. Đối với sử dụng cử nhân điều
dưỡng, mặc dù hiện nay cả nước đang rất thiếu nhưng mới đạt 87,5% điều
dưỡng trình độ đại học có việc làm sau tốt nghiệp, tập trung đa số ở khu vực y
tế nhà nước (93,3%).

Luận án tiên sĩ Quản lý công


12

1.1.2. Nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
Tác giả Ronald M. Harden (2006) đã nghiên cứu về đề tài “Trends and
the future of postgraduate medicine education” (Xu hướng và tương lai của
giáo dục y khoa sau đại học) [69]. Trong đề tài này, tác giả đã cho rằng, vai
trò thuộc về Bộ Y tế và các hiệp hội nghề y trong việc đào tạo khoa chuyên,
chuyên ngành sâu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, xu hướng đào tạo chuyên khoa
phải tập trung vào kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra của quá trình đào tạo là yếu
tố quan trọng nhất và được quyết định bởi các quyết định liên quan đến
chương trình đào tạo (CTĐT), kế hoạch đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy và
cơ sở thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng.
Báo cáo của Barzansky, B. và Abraham Flexner (2010) The Era of

Medical Education Reform (Kỷ nguyên của cải cách giáo dục y tế)[65] và báo
cáo của Barbara R. Heller, Marla T. Oros, and Jane Durney-Crowley (2011)
The Future of Nursing Education: Ten Trends to Watch (Tương lai của giáo
dục điều dưỡng: Mười xu hướng để hướng tới) [64] đã đề cập tới những yếu
tố cần phải đổi mới trong đào tạo ĐDV. Trong báo cáo, tác giả nhấn mạnh
đến việc đào tạo điều dưỡng phải gắn liền với sự phát triển của hệ thống y tế.
Tác giả đã đề cập tới việc hầu hết các ĐDV đã không được cập nhật với
những thay đổi về công nghệ và những phát hiện mới của y học do các
chương trình đào tạo (CTĐT) của các trường chưa kịp thay đổi. Các nội dung
thiếu hụt được đề cập tới bao gồm: thiếu hụt các kiến thức cơ bản để đảm bảo
cho người học có thể nắm bắt và cập nhật các nguyên lý khoa học, phương
pháp giảng dạy thuyết trình q nhiều; q ít thực tập lâm sàng; các kiến thức
được học không được kiểm chứng trong điều kiện thực tiễn nghề nghiệp và
một số nội dung khác.
Theo tài liệu Nursing Midwifery services-Strategic Directions 20112015 (Định hướng chiến lược dịch vụ điều dưỡng-hộ sinh giai đoạn 20112015) của WHO (2011) [91], mục tiêu đào tạo điều dưỡng ở khu vực Đông

Luận án tiên sĩ Quản lý công


13

Nam Á và thế giới là đào tạo ra những điều dưỡng chuyên nghiệp có khả năng
thực hành nghề nghiệp dựa trên bằng chứng, có khả năng áp dụng chăm sóc
điều dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân, có khả năng làm
việc trong đội đa ngành và có khả năng học tập suốt đời.
Các tác giả Julio Frenk, Lincoln Chen và cộng sự (2011) trong nghiên
cứu Health professionals for a new century: transforming education to
strengthen health systems in an interdependent world (Cải cách chuyên môn y
tế của thế kỷ mới: Cải cách giáo dục nhằm tăng cường hệ thống y tế trong
một thế giới tương tác hỗ trợ) [71, tr.1926-1927], ngoài việc đánh giá về thực

trạng và nhu cầu về số lượng NNLĐD Việt Nam, tác giả đã nhấn mạnh đến
việc xu hướng đổi mới giáo dục NLYT nói chung và NNLĐD nói riêng cần
được tiếp cận dựa trên nguyên tắc hệ thống, đào tạo dựa trên năng lực, đáp
ứng yêu cầu của hệ thống y tế, đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
Các báo cáo Nursing in Thailand (Điều dưỡng của Thái Lan) của các
tác giả Nujjaree Chaimongkol [77] và Robert L. Anders, Wipada Kunaviktikul
[83] đã tập trung giới thiệu về q trình và mơ hình đào tạo điều dưỡng tại
Thái Lan với các loại hình: chức danh Trợ lý Điều dưỡng (Technicial Nurse)
thời gian đào tạo 2 năm; chức danh Điều dưỡng với trình độ thấp nhất là cử
nhân thời gian đào tạo 4 năm (sau tốt nghiệp được cấp bằng với chức danh Cử
nhân Khoa học Điều dưỡng-Bacherlor of Nursing Science). Các tác giả cũng
đã giới thiệu về mô hình đào tạo đại học, sau đại học và điều kiện hành nghề
điều dưỡng của Thái Lan.
Tác giả Yu Xu và cộng sự (2000) trong các nghiên cứu Assessment of
AACN Baccalaureate Nursing Education Curriculum: Model in the People's
of China (Đánh giá chương trình giáo dục cử nhân điều dưỡng: mơ hình của
Trung Quốc) [94, tr. 147-156] và nghiên cứu The nursing education system in
the People's Republic of China: evolution, structure and reform (Hệ thống
giáo dục điều dưỡng Trung Quốc: quá trình hình thành, cấu trúc và cải cách)

Luận án tiên sĩ Quản lý công


14

[95, tr. 207-217], Trường Đại học Trinh Châu, Trung Quốc đã nghiên cứu, so
sánh và đánh giá CTĐT cử nhân điều dưỡng của 22 CSĐT cử nhân điều
dưỡng của nước này (50%), khảo sát 21 lĩnh vực được rút ra từ chương trình
cử nhân điều dưỡng hiện tại của nhà trường so sánh với CTĐT cử nhân điều
dưỡng của Hoa Kỳ (được coi là chương trình lý tưởng) tìm hiểu trên ba khía

cạnh: tầm quan trọng, sự phù hợp văn hóa, mức độ thực hiện. Kết quả cho
thấy đa số khơng hài lịng với CTĐT cử nhân điều dưỡng hiện tại. Các lĩnh
vực được cho là quan trọng nhất, phù hợp văn hóa nhất, mức độ thực hiện
thường xuyên nhất là: Nhóm các kỹ năng về kỹ thuật điều dưỡng, nhóm kỹ
năng về giao tiếp, nhóm kỹ năng về bệnh và quản lý bệnh. Ngoài ra những
người trả lời cũng có nhu cầu cần bổ sung vào CTĐT của các CSĐT thêm kỹ
năng sư phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiên cứu điều dưỡng và kỹ năng ra
quyết định.
Bài báo Đào tạo điều dưỡng ở các nước Đông Nam Á (2006) [44, tr.5056] của tác giả Nguyễn Văn Thanh, báo cáo Đào tạo điều dưỡng ở một số
nước trên thế giới (2008)[61] của tác giả Đỗ Đình Xuân tại Hội nghị đào tạo
nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam và tài liệu Các vấn đề nhân lực y tế
hiện nay: Thực trạng và những bất cập (2008) [59] của Vụ Khoa học và Đào
tạo, Bộ Y tế cho thấy, mạng lưới CSĐT ở các nước trên thế giới đều gắn với
quy mô dân số và năng lực đào tạo của từng trường. Theo các báo cáo trên,
năm 2005 Philippines có 192 trường điều dưỡng, Thái Lan có 63 trường điều
dưỡng trong đó có 7 khoa điều dưỡng thuộc đại học tổng hợp và hầu hết là
đào tạo trình độ đại học.
Theo tài liệu của các tác giả Sugita Shio (2016) và Iwasawa Kazuko
(2017) về Cơ chế kỳ thi quốc gia về điều dưỡng và cấp bằng tại Nhật Bản
[32], [84], đến năm 2016 Nhật Bản đã có 256 trường điều dưỡng đào tạo trình
độ đại học và 571 trường đào tạo trình độ cao đẳng được phân bố tương đối
đồng đều ở các khu vực với quy mô đào tạo hàng năm tương đối ổn định chỉ

Luận án tiên sĩ Quản lý công


15

từ 50-100 sinh viên. Để được cấp bằng điều dưỡng, sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông phải trải qua thời gian đào tạo tối thiểu 3 năm, hành nghề điều

dưỡng cộng đồng hoặc hộ sinh được coi là một chuyên ngành của điều dưỡng.
Cơ cấu nhân lực điều dưỡng của Nhật Bản cịn có cả chức danh nhân viên
chăm sóc với chương trình và thời gian đào tạo riêng.
Các tác giả Sung Rae Shin, Kyung Rim Shin, Chun Yu Li (2002) trong
báo cáo Hệ thống giáo dục điều dưỡng tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ,
định hướng tương lai (Nursing Education Systems in Korea, China and the
United States of America and its Future Directions) [86, tr.949-959], đào tạo
điều dưỡng Hàn Quốc có từ năm 1903, được nâng cấp lên bậc trung cấp năm
1947 với thời gian đào tạo 3 năm và đổi tên thành đào tạo kỹ thuật điều dưỡng
vào những năm 1950. CTĐT đại học được áp dụng từ năm 1955 và sau đại
học từ 1960, chương trình tiến sỹ từ 1979. Hàn Quốc tồn tại hai loại CTĐT
điều dưỡng bao gồm chương trình cao đẳng 3 năm (Associate Degree
Program – ADN) và chương trình đại học 4 năm (Baccalaureate Degree
Program - BSN) đều có thể đăng ký để lấy giấy phép hành nghề (Registered
Nurse-RN). Tính đến năm 2001, Hàn Quốc có 51 CSĐT cử nhân điều dưỡng,
61 CSĐT cao đẳng với quy mô rất thấp chỉ khoảng 50-120 sinh viên/CSĐT.
Tác giả Nguyễn Trường Sơn (2011) và cộng sự trong bài báo Đánh giá
kỹ năng thực hành nghề của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa II,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đăng trên Tạp chí Y học thực hành
[42, tr.4–10] đã nêu kết quả về đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên
chính quy Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trên 3 nhóm kỹ năng: kỹ
năng thực hành nghề, kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe và kỹ năng tư
duy, ra quyết định. Kết quả cho thấy kỹ năng giao tiếp-giáo dục sức khỏe có
kết quả thấp nhất trong các kỹ năng khảo sát (28,2% không đạt yêu cầu).
Các tác giả Phí Thị Nguyệt Thanh, Joy Notter và Đỗ Đình Xuân (2009)
trong nghiên cứu Vấn đề đào tạo điều dưỡng tại 7 tỉnh - Làm thế nào để nâng

Luận án tiên sĩ Quản lý công



16

cao chất lượng [47, tr.99-102], kết quả cho thấy nhận định của lãnh đạo các
bệnh viện thực hành về kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp của
ĐDV đạt mức độ tốt chiếm tỷ lệ không cao, lần lượt là 34%, 57% và 48%. Về
nhận xét của giáo viên đối với CTĐT cử nhân điều dưỡng của nhà trường: nội
dung lý thuyết có 68,3% cho là phù hợp, 30,2% cho là không phù hợp. Nội
dung đào tạo thực hành tại phịng thực tập của trường thì 78,3% cho là phù
hợp, 19,6% đánh giá là không phù hợp. Nội dung thực hành tại bệnh viện thì
có 59,3% cho là phù hợp, 40% là không phù hợp. Đối với thời gian học lý
thuyết thì có 59,9% giảng viên cho rằng giữ nguyên, 31,4% cho là cần phải
giảm, đối với thời gian học thực hành thì 61% giảng viên cho rằng cần phải
tăng thực hành tại bệnh viện và 63,5% cho rằng cần phải tăng thực hành tại
phòng thực tập của nhà trường. Về vấn đề giảng dạy, kỹ năng giao tiếp cũng
được đề cập tới và kết quả cho thấy 74,3% giảng viên cho là cần tăng thời
lượng học tập cho môn học này.
Luận án tiến sỹ Nghiên cứu về thái độ đối với nghề nghiệp của học
sinh, sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp, tác giả Phí Thị
Nguyệt Thanh (2010) [46, tr.141] đã đưa ra kết quả chỉ có 50,7% sinh viên
đại học và 77,4% học sinh trung cấp có thái độ thỏa mãn với nghề nghiệp và
sự thỏa mãn với nghề nghiệp ở học sinh, sinh viên những năm sau thấp hơn
những năm đầu. Tác giả cũng đã đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng và một số
giải pháp đó là cần thay đổi về CTĐT, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đặc biệt là cần tăng cường vị thế của
ĐDV trong hệ thống y tế.
Tài liệu Hội nghị tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế
(2008) [14] và Tài liệu Hội nghị đào tạo nhân lực Điều dưỡng Việt Nam, Bộ Y
tế (2012) [17] đã có những đánh giá kết quả đào tạo NLYT và NLĐD, đánh

Luận án tiên sĩ Quản lý công



17

giá về CTĐT của các ngành đào tạo thuộc khối ngành khoa học sức khỏe
trong đó có ngành điều dưỡng đã có những thay đổi và tiếp cận theo xu hướng
quốc tế, một số trường bắt đầu tiếp cận với CTĐT dựa vào năng lực. Tuy
nhiên, đa số các CSĐT vẫn thực hiện CTĐT theo niên chế, còn nặng về lý
thuyết, chưa hướng tới kỹ năng thực hành tay nghề theo nhu cầu sử dụng.
Bộ Y tế (2014) trong Báo cáo phát triển nhân lực y tế: thành tựu, khó
khăn và giải pháp [23] đã cho thấy thông qua một số chương trình hợp tác
quốc tế và các dự án, nhiều CSĐT đang tích cực thực hiện đổi mới CTĐT
điều dưỡng, xây dựng CTĐT dựa trên năng lực, tổ chức đào tạo theo tín chỉ.
Nội dung chương trình chú trọng hơn về tăng cường kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, bám sát với các nội dung năng lực điều dưỡng của khu vực ASEAN
và thế giới.
Báo cáo Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng năm 2014
của Bộ GD&ĐT [9] đã có những đánh giá thực trạng và những kết quả đã đạt
được về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng trong cả nước. Về những điểm còn
tồn tại, báo cáo đã nhấn mạnh CTĐT của các trường đại học, cao đẳng là:
“Hầu hết các trường hiện nay thiết kế chương trình khá tỉ mỉ về những vấn đề
cụ thể nhưng thiếu trang bị những kiến thức tổng quát mang tính quy luật tạo
nền tảng phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên”.
Luận văn thạc sỹ Thực trạng đào tạo thực hành cử nhân điều dưỡng
đại học tại 5 cơ sở đào tạo năm 2014 [45, tr.102], tác giả Phạm Thị Kim
Thanh (2014) đưa ra kết quả: mặc dù thời điểm nghiên cứu là vào học kỳ cuối
cùng của chương trình điều dưỡng đại học, vẫn cịn một tỷ lệ đáng kể sinh
viên không được thực hành ở bệnh viện một số kỹ năng nghề nghiệp của
ĐDV. Nhiều sinh viên điều dưỡng năm cuối tự nhận định về khả năng thực
hành các kỹ năng điều dưỡng của mình, trong đó có nhiều kỹ năng cơ bản, là

chưa làm được hoặc làm kém. Có 58/60 kỹ năng tồn tại một tỷ lệ nhất định
sinh viên không được thực hành lần nào tại bệnh viện.

Luận án tiên sĩ Quản lý công


18

1.1.3. Nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều
dưỡng
Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia
(2012) [33, tr. 59-62] đã giới thiệu hệ thống lý thuyết về quản lý cơng của
nhiều học viện hành chính trên thế giới mà tiêu biểu là hệ thống lý thuyết của
Max Weber (1864 - 1920) - nhà xã hội học người Đức, cha đẻ của mơ hình
hành chính thư lại đã đưa ra ba loại hình thẩm quyền: thẩm quyền truyền
thống, thẩm quyền uy tín và thẩm quyền pháp lý - duy lý. Trong đó, thẩm
quyền pháp lý - duy lý là dựa trên trật tự pháp lý không bị quan hệ tình cảm
chi phối, dựa trên các quy định do quần chúng nhân dân xây dựng nên một
cách lý tính.
Tác giả R. Wayne Mondy trong cuốn sách Human Resource
Management (Quản lý nguồn nhân lực) được tái bản lần thứ 12 đề cập đến
việc quản lý NNL như thế nào để đạt được mục tiêu của một tổ chức. Tác giả
đã tiếp cận ở góc độ nhà quản lý ở mọi cấp độ cần biết cách quản lý nhân lực
của tổ chức, cụ thể là lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nhân viên, quản lý theo kết quả thực thi, có chế độ đãi ngộ thoả đáng và xây
dựng các mối quan hệ trong tổ chức.
Fleming Fllon Jr, Charles R. Mc Connell trong cuốn sách Human
Resource Management in Health Care: Principles and Practices (Quản lý
nguồn nhân lực trong ngành y tế: nguyên tắc và thực hành) [68, tr. 113-122,
187-200] đã giới thiệu cách thức quản lý NNL cho những người đang chuẩn

bị để làm việc lĩnh vực CSSK và dịch vụ y tế. Cuốn sách bao gồm các chủ đề
quan trọng như tuyển dụng, đào tạo, chấm dứt hợp đồng, vấn đề pháp lý. Mỗi
chương của cuốn sách đã giới thiệu một nghiên cứu trường hợp điển hình
trong quản lý NNLYT, trong đó xác định vai trị của việc phân tích vị trí việc
làm, các yếu tố để xác định (Chương 6), đào tạo nguồn nhân lực (Chương 10).

Luận án tiên sĩ Quản lý công


×