Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý công quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được unesco ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 233 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƠ BÌNH NAM GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
ĐƯỢC UNESCO GHI DANH
Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2022
Luận án tiên sĩ Quản lý công


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƠ BÌNH NAM GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
ĐƯỢC UNESCO GHI DANH
Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2. TS. Nguyễn Thị Hường

HÀ NỘI, 2022

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Luận án với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi;
2. Nội dung luận án đảm bảo tính liêm chính học thuật;
3. Luận án đã được sửa chữa, bổ sung theo Quyết nghị của Hội đồng đánh
giá luận án tiến sĩ cấp Học viện thành lập theo Quyết định số 4325/QĐ-HCQG
ngày 29/11/2022 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, họp ngày
27/12/2022.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

NGƯỜI HƯỚNG

NGHIÊN CỨU SINH

DẪN


PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Ngơ Bình Nam Giang
TS. Nguyễn Thị
Hường
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Đặng Khắc Ánh
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
TL. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

i
Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CẢM ƠN

Luận án được hồn thành theo Chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý
công do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức. Tác giả trân trọng cảm ơn
Ban Giám đốc Học viện; Ban Quản lý Đào tạo; Khoa Quản lý xã hội; quý thầy
cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tác giả đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà và
TS. Nguyễn Thị Hường đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, động viên trong suốt
quá trình nghiên cứu luận án.
Do những điều kiện chủ quan và khách quan, kết quả nghiên cứu của
luận án vẫn cịn những điểm thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến chỉ dẫn
của quý thầy cô, các nhà khoa học, nhà quản lý và đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Ngơ Bình Nam Giang

ii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đối với di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.................................... 10
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hình thức
nghệ thuật trình diễn dân gian ..................................................................................11
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hình thức
tập qn xã hội và tín ngưỡng ..................................................................................14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đối với quản lý nhà nước về
di sản văn hóa phi vật thể .......................................................................................................... 19
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về thể chế, cơ chế, chính sách ............................20
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình quản lý di sản văn hóa phi vật thể ...25
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về huy động nguồn lực .......................................27
1.3. Kết quả nghiên cứu tổng quan và những nội dung luận án cần tiếp tục
nghiên cứu ..................................................................................................................................... 29
1.3.1. Kết quả nghiên cứu tổng quan .......................................................................29
1.3.2. Những điểm kế thừa .......................................................................................30
1.3.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ..................................................................31
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................34

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH.................................35
2.1. Khái quát chung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ........................................................................................................... 35
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................35
2.1.1.1. Di sản văn hóa ..............................................................................................35
2.1.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể và cộng đồng .....................................................36
2.1.1.3. Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ......................................38
2.1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................42
2.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ...........................................................43
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................43
2.1.2.2. Ý nghĩa của quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................44
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................45
2.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ........................................................................................................... 46

iii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


2.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ...........................................................................................46
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ...........................................................................................47
2.2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật ..............................................47

2.2.2.2. Tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản .............................50
2.2.2.3. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức ...............................................53
2.2.2.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục, quảng bá về di sản ................57
2.2.2.5. Huy động các nguồn lực ..............................................................................60
2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản ...............................................63
2.2.2.7. Hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di sản ...................................64
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của
một số quốc gia trên thế giới ..................................................................................................... 66
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ở Châu Âu ................................................66
2.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia ở Châu Á ..................................................71
2.3.3. Bài học tham chiếu cho Việt Nam ..................................................................81
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................83
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...........................................................................................84
3.1. Khái quát chung về vùng trung du và miền núi phía Bắc, di sản văn hóa
phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc ............... 84
3.1.1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc .............................................................................. 84
3.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc .......................................................................................................................... 85
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc............................... 89
3.2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật .......................89
3.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động bảo vệ di sản ...........................................94
3.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức ............................98
3.2.4. Thực trạng tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục, quảng bá về di sản ..104
3.2.5. Thực trạng các nguồn lực hỗ trợ hoạt động bảo vệ di sản ..........................115
3.2.5.1. Nguồn nhân lực ..........................................................................................115
3.2.5.2. Nguồn tài chính ..........................................................................................116
3.2.5.3. Nguồn lực khoa học, cơng nghệ.................................................................120

3.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản ............................121
3.2.7. Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế bảo vệ và phát huy giá trị di sản ....124
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc............................. 129
3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................................. 129
3.3.2. Hạn chế ............................................................................................................................ 132
3.3.3. Nguyên nhân.................................................................................................................... 136
Kết luận Chương 3 ................................................................................................145

iv
Luận án tiên sĩ Quản lý công


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO
GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC .....................146
4.1. Phương hướng hồn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc............................. 146
4.1.1. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh
theo hướng bền vững.................................................................................................146
4.1.2. Tôn trọng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, bản sắc của từng cộng đồng .147
4.1.3. Khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo hài hòa giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ di sản .............................................................................................148
4.1.4. Quảng bá hình ảnh quốc gia thơng qua di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ...........................................................................................149
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc............................. 150
4.2.1. Hồn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách ....................................151
4.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa .............................151
4.2.1.2. Hồn thiện, xây dựng và ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn ............152

4.2.1.3. Xây dựng và ban hành cơ chế ....................................................................153
4.2.1.4. Xây dựng và ban hành chính sách .............................................................154
4.2.2. Tăng cường tổ chức hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản ................155
4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý .............................................................156
4.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục,
quảng bá về di sản ...................................................................................................159
4.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức .......................164
4.2.6. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực .............................................165
4.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản ...........................171
4.2.8. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di sản ..172
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................................... 174
Kết luận Chương 4.................................................................................................................... 175
KẾT LUẬN ............................................................................................................177
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................182
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................194
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................197
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................200
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................204
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................205
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................207
PHỤ LỤC 7 ............................................................................................................208
PHỤ LỤC 8 ............................................................................................................216
PHỤ LỤC 9 ............................................................................................................218
PHỤ LỤC 10 ..........................................................................................................219

v
Luận án tiên sĩ Quản lý công



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BNV:

Bộ Nội Vụ

Bộ VHTTDL:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nxb:

Nhà xuất bản

QĐ:

Quyết định

Sở VHTTDL:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở VHTT:

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở VTTTTTDL:

Sở Văn hóa, Thơng tin, Thể thao và Du lịch


TP:

Thành phố

TTg:

Thủ tướng Chính phủ

UBND:

Ủy ban nhân dân

vi
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ASEAN:

Association of South East Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

CRIHAP:

The International Training Center for Intangible Cultural
Heritage in the Asia-Pacific Region
(Trung tâm quốc tế về đào tạo di sản văn hóa phi vật thể
ở Châu Á - Thái Bình Dương)


GRDP:

Gross Regional Domestic Product
(Tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh)

IMF:

International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ quốc tế)

ICHCAP:

The International Information and Networking Centre for
Intangible Cultural Heritage in the Asia - Pacific Region
(Trung tâm Mạng lưới và Thông tin Quốc tế về Di sản Văn
hóa Phi vật thể ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương)

IRCI:

International Research Centre for Intangible Cultural Heritage
in the Asia - Pacific Region
(Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể
ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương)

UNESCO:

United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)


PCI:

Provincial Competitiveness Index
(Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

WB:

World Bank
(Ngân hàng Thế giới)

vii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 2.1. Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam........ 41
Bản đồ 3.1. Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam ........................................................ 87
Bản đồ 4.1. Bản đồ PCI vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2020 ................. 167

viii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại hình thức của các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO
ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc .......................................................... 10
Bảng 3.1. Danh sách di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam ........................................................ 86
Bảng 3.2. Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.............................. 94
Bảng 3.3. Tổng hợp cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.............................. 99
Bảng 3.4. Thống kê phịng chun mơn nghiệp vụ thuộc Sở có chức năng
tham mưu về quản lý di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.......................................................................... 101
Bảng 3.5. Thống kê số lượng nhân sự phịng chun mơn nghiệp vụ của Sở
tham mưu về quản lý di sản văn hóa ở vùng trung du và miền núi phía Bắc ........... 102
Bảng 3.6. Tổng thu từ du lịch văn hóa và số lượt khách năm 2021 của các tỉnh
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.......................................................................... 113
Bảng 3.7. Mục tiêu tổng thu từ du lịch và số lượt khách năm 2030 của các tỉnh
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.......................................................................... 114
Bảng 3.8. Tổng hợp số liệu đoàn thanh tra lĩnh vực di sản văn hóa
năm 2020 - 2021 ............................................................................................................. 122

ix
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Văn bản pháp luật liên quan đến di sản văn hóa do các cơ quan
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc ban hành (%).................................................. 90
Biểu đồ 3.2. Đánh giá cơ chế, chính sách về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (%) .................................................................. 93
Biểu đồ 3.3. Đánh giá đội ngũ quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở vùng trung du
và miền núi phía Bắc (%)............................................................................................... 103

Biểu đồ 3.4. Tần suất tuyên truyền pháp luật về quản lý di sản văn hóa phi vật thể
ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (%) .................................................................. 105
Biểu đồ 3.5. Khảo sát hoạt động tuyên truyền về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (%) ...................... 108
Biểu đồ 3.6. Đánh giá giải pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể (%) ................................................................................................................. 110
Biểu đồ 3.7. Kinh phí hỗ trợ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình
mục tiêu phát triển văn hóa 2016 - 2020 (đơn vị: triệu đồng) .................................... 117
Biểu đồ 3.8. Đánh giá hiệu quả huy động nguồn vốn hỗ trợ các hoạt động bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (%) ...................... 119
Biểu đồ 3.9. Đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (%) ............................................... 124
Biểu đồ 3.10. Thống kê số dân tộc ở vùng trung du và miền núi phía Bắc .............. 138
Biểu đồ 4.1. Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................... 166

x
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Trình tự UNESCO xét duyệt hồ sơ và ghi danh di sản
văn hóa phi vật thể của các quốc gia vào Danh sách của UNESCO......................... 39
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện cam kết quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh...................................... 52
Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở Việt Nam ........................ 54
Sơ đồ 2.4. Bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ............................................................................................... 56
Sơ đồ 3.1. Q trình Việt Nam tham gia Cơng ước 2003 của UNESCO................. 143


xi
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC MƠ HÌNH

Mơ hình 4.1. Thư viện số về Di sản văn hóa Việt Nam ............................................. 169
Mơ hình 4.2. Mơ hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
trên mơi trường số........................................................................................................... 170

xii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa nói
chung và di sản văn hố nói riêng đóng vai trị quan trọng trong việc giới thiệu
bản sắc của từng quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa là những giá trị bền vững,
được sáng tạo, bảo vệ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Việt Nam với lịch sử
hàng nghìn năm văn hiến và cộng đồng năm mươi tư dân tộc anh em đã hình
thành một kho tàng đồ sộ các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể
mang đậm bản sắc truyền thống và thể hiện tính đa dạng trong thống nhất.
Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể đóng một vai trò quan trọng, được coi như
linh hồn của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng những giá trị bền vững, được chính
cộng đồng sáng tạo, bảo vệ và phát huy để phù hợp với những thay đổi của xã
hội. Giá trị của sự đa dạng bản sắc trong các di sản văn hóa phi vật thể ngày

càng được quốc tế đề cao và tôn vinh. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi của
lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã bị biến đổi, mai một, biến mất do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để bảo vệ và tơn vinh giá trị di
sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản
văn hóa phi vật thể (Cơng ước 2003). Việt Nam là một trong ba mươi quốc gia
đầu tiên gia nhập Công ước. Nhằm tôn vinh và quảng bá bản sắc văn hóa truyền
thống, khẳng định sự đa dạng trong thống nhất, Chính phủ đã đệ trình UNESCO
xem xét và ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Tính đến
tháng 12/2022, UNESCO đã ghi danh tổng cộng 15 di sản văn hóa phi vật thể
của Việt Nam. Mỗi di sản được ghi danh thể hiện cam kết quốc gia của Chính
phủ Việt Nam với UNESCO về trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể đó.

1
Luận án tiên sĩ Quản lý công


Các di sản sau khi được ghi danh trở thành biểu tượng của địa phương,
thương hiệu của quốc gia, tuy nhiên các di sản này lại đang đối mặt với nhiều
vấn đề mà các cấp, các ngành cần quan tâm, giải quyết trong thời gian tới. Đó
là hiện trạng chủ thể văn hóa phổ biến, thực hành sai lệch các giá trị nguyên
bản, gây biến tướng và làm mai một di sản. Bên cạnh đó, một số cộng đồng đã
đưa các yếu tố mới chưa phù hợp với văn hóa vào quá trình thực hành, làm
giảm giá trị nguyên gốc của di sản. Tại một số địa phương có tình trạng lợi
dụng ảnh hưởng và thương hiệu của di sản để trục lợi. Thực tế cho thấy, bối
cảnh thực hành di sản văn hóa phi vật thể đã biến đổi rất nhiều. Sự thiếu hiểu
biết về giá trị và năng lực nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh đã dẫn đến hệ lụy trong công tác quản lý và bảo vệ di sản,
làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống.

Vùng trung du và miền núi phía Bắc với nhiều cộng đồng dân tộc thiểu
số đã tạo nên sự đa dạng về di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó, địa bàn này đã
có 08 di sản trong số 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO
ghi danh. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đang xuất hiện
nhiều bất cập, bao gồm: hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu và chưa cập
nhật; tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ di sản thiếu sự liên kết; năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức quản lý di sản văn hóa ở cấp cơ sở còn hạn
chế; hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục về di sản chưa đạt
hiệu quả; việc huy động các nguồn lực gặp nhiều khó khăn; hoạt động thanh
tra, kiểm tra còn gặp nhiều vướng mắc.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế và những biến đổi của xã hội trong q
trình hội nhập tồn cầu đã khiến di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản
văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số nói riêng, chịu những tác động
mạnh mẽ. Vùng trung du và miền núi phía Bắc có rất nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng trong nhiều năm qua vẫn là khu vực khó khăn
nhất cả nước. Q trình biến đổi hồn cảnh sống và biến động xã hội gây ảnh
hưởng đến giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa. Do vậy, bảo vệ di sản văn
2
Luận án tiên sĩ Quản lý công


hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc là vấn đề cấp thiết, cần triển khai thực hiện theo kế hoạch dài hạn. Mặt
khác, đây cũng là cách thức để Chính phủ Việt Nam đảm bảo thực hiện đầy đủ
các cam kết quốc gia với tư cách của một quốc gia thành viên UNESCO trong
việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.
Về phương diện khoa học, di sản văn hoá phi vật thể đã và đang trở thành
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, được các học giả
trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu

về di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh chủ yếu tập trung vào yếu tố nhận
diện di sản, đề xuất giải pháp bảo vệ một di sản, hoặc một hình thức di sản nào
đó. Các cơng trình liên quan đến quản lý nhà nước chỉ nghiên cứu, đề cập đến
quản lý di sản văn hóa phi vật thể nói chung, hoặc lựa chọn một vấn đề của nội
dung quản lý nhà nước, chưa có cơng trình nghiên cứu nào hệ thống các vấn đề
quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc có đặc điểm đa dạng, hình thức biểu đạt phong phú, phản ánh bản sắc văn
hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc bản địa. Với các giá trị đặc biệt về
lịch sử, truyền thống, văn hóa tộc người, tính kết nối cộng đồng, cần có một
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa
phi vật thể đã được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước
về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý của Nhà nước đối với
các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh ở vùng trung du
và miền núi phía Bắc, luận án xây dựng và đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng
trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
3
Luận án tiên sĩ Quản lý công


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, nghiên cứu một số cơng trình khoa học của các học giả trong
nước và quốc tế liên quan đến đề tài luận án, xác định những điểm kế thừa và
đề xuất những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

- Xây dựng và hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước về di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn
hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Xác định quan điểm, định hướng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý nhà nước về di
sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi
phía Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: luận án nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam (gồm 14
tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai, n Bái, Phú Thọ, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên).
- Về thời gian: luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh từ năm 2009 (di sản
văn hóa phi vật thể đầu tiên ở vùng trung du và miền núi phía Bắc được ghi danh)
đến năm 2022 (gần 20 năm Việt Nam thực hiện Công ước 2003 của UNESCO), và
đề xuất hệ thống giải pháp đến năm 2030.
- Về nội dung: luận án tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước sau:

4
Luận án tiên sĩ Quản lý công



+ Xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến di sản văn
hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, cơng chức quản lý di sản văn hóa
phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục, quảng bá về di sản văn
hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, lý thuyết hệ thống, phương pháp tư duy logic, khoa học quản
lý công, khoa học liên ngành, khoa học quản lý văn hóa, dân tộc học, khoa học
lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, gồm:
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng để tổng hợp các số liệu, tài liệu, thông
tin liên quan đến luận án.
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê số liệu liên quan đến các
nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên cơ sở tài liệu thứ
cấp từ báo cáo, quy hoạch, số liệu trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan
quản lý ở Trung ương và địa phương.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu hoạt động quản lý nhà nước về di sản
văn hóa phi vật thể của một số quốc gia trên thế giới, xác định điểm tương đồng
và khác biệt để rút ra bài học vận dụng cho trường hợp của Việt Nam.


5
Luận án tiên sĩ Quản lý công


- Phương pháp phân tích tài liệu: sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và
tài liệu thứ cấp, lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng mà vấn đề nghiên
cứu đặt ra, từ đó định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý
nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: di sản là một lĩnh vực rộng và liên
quan đến nhiều ngành, do vậy sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để
cung cấp thêm luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp hữu ích bảo vệ và phát
huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.
- Phương pháp bản đồ: sử dụng hình thức chấm điểm tròn trên bản đồ để
thể hiện sự phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.
- Phương pháp điều tra và xử lý dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: cơ cấu tổng 500 phiếu, đối
tượng điều tra gồm:
 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơng tác trong lĩnh vực văn
hóa của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương: 200 phiếu điều tra,
chiếm 40% tổng số phiếu điều tra.
 Người dân, cộng đồng chủ thể của di sản ở vùng trung du và miền
núi phía Bắc: 300 phiếu điều tra, chiếm 60% tổng số phiếu điều tra. Trong đó,
lựa chọn điểm khảo sát ở tỉnh Điện Biên và Lào Cai thuộc Tây Bắc Bộ; tỉnh
Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang thuộc Đông Bắc Bộ.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: 03 nhóm đối tượng, gồm:
 Cán bộ, cơng chức, viên chức quản lý của các cơ quan, đơn vị ở
Trung ương và địa phương (Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch); Ban Quản Lý Làng Văn Hóa - Du Lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch); Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại

giao); Phái đồn Việt Nam bên cạnh UNESCO (Bộ Ngoại giao); Sở VHTTDL
tỉnh Phú Thọ) (5 người).
 Các chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể (5 người).
 Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (5 người).
6
Luận án tiên sĩ Quản lý công


5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của Nhà nước trong quản lý di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc là gì?
- Thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong hoạt động quản
lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc hiện nay như thế nào?
- Để hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc cần thực hiện những
giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết khoa học
- Xác định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý các di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc để đảm bảo hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng các cam kết
quốc gia giữa Việt Nam và UNESCO.
- Nếu khơng đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc sẽ khó xác định những vấn đề đang tồn tại và cần được giải
quyết. Từ đó thiếu cơ sở thực tiễn để xây dựng các giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du
và miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay.
- Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa

phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam nói chung, ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc nói riêng, cần thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp về xây
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh tuyên
truyền nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục và quảng bá về di sản; huy động
hiệu quả các nguồn lực; tăng cường thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh giao lưu, hợp
tác quốc tế để quảng bá sự đa dạng văn hóa của Việt Nam ra thế giới thông qua
các biểu tượng di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

7
Luận án tiên sĩ Quản lý công


6. Đóng góp mới của luận án
Từ vai trị, ý nghĩa và phạm vi tác động của di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh, luận án nghiên cứu, cung cấp nhiều luận cứ, luận
chứng mới về di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh và hoạt động quản lý
nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Luận án đề xuất một số phương hướng bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh, phù
hợp với tinh thần của Công ước 2003 và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luận án xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc. Đây có thể là hệ thống giải pháp tham khảo trong việc xây dựng các
chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Luận án giới thiệu mơ hình Thư viện số về di sản văn hóa Việt Nam, ứng dụng
sự phát triển của khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư để kết nối dữ liệu di sản.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án hệ thống hóa lý thuyết về quản lý nhà nước đối với di sản văn

hóa phi vật thể, bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa
phi vật thể được UNECO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Luận án bổ sung, phát triển một số nội dung lý luận về quản lý nhà
nước đối với di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, thông qua
nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động quản lý
di sản văn hóa phi vật thể.
- Luận án xác định phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và
8
Luận án tiên sĩ Quản lý công


miền núi phía Bắc, tìm ra điểm hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý di sản sau khi được ghi danh tại các địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao nhận thức về di sản
văn hóa phi vật thể, đồng thời đề cao vai trò Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.
- Luận án đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di
sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, khẳng định giá trị bản sắc văn
hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Luận án có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng kế hoạch
hành động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa
phi vật thể được UNESCO ghi danh trên cả nước.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật
thể được UNESCO ghi danh
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền
núi phía Bắc

9
Luận án tiên sĩ Quản lý công


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đối với di sản văn hóa phi vật
thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc
Di sản văn hóa phi vật thể là những truyền thống văn hóa bao hàm yếu
tố lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán, quan hệ xã hội được trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Tính đến tháng 12/2022, vùng trung du và miền
núi phía Bắc có 08 di sản trong số 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) ghi danh. Các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh ở vùng
trung du và miền núi phía Bắc phân loại thuộc hai hình thức, gồm: nghệ thuật
trình diễn dân gian, và tập quán xã hội, tín ngưỡng.
Bảng 1.1. Phân loại hình thức của các di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc
Nghệ thuật trình diễn dân gian


Tập quán xã hội và tín ngưỡng

1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương
1. Dân ca Quan họ
2. Nghi lễ và trò chơi Kéo co
2. Hát Ca trù
3. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
3. Hát Xoan
Tam phủ của người Việt
4. Nghệ thuật Xòe Thái
4. Thực hành Then của người Tày,
Nùng, Thái
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử của Cục Di sản văn hóa)
Cho đến nay, rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tìm hiểu,
khảo sát, nghiên cứu về các hình thức khác nhau của di sản văn hóa phi vật thể,
hoặc nghiên cứu chuyên sâu về từng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam,
đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Trong đó,
nhiều học giả nghiên cứu và cơng bố các cơng trình như: sách, bài báo, bài tạp

10
Luận án tiên sĩ Quản lý công


chí, tham luận, luận án có nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, đơn cử như:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hình thức nghệ thuật
trình diễn dân gian
Bài viết “Giá trị nghệ thuật trong dân ca Lào và trong hát Quan họ Việt
Nam. Nét tương đồng - dị biệt” của học giả Bountheng Souksavatd (2006) [31,

tr.653-656] đưa ra sự so sánh giữa nghệ thuật Khắp ngừm (dân ca Lào) và Quan
họ (dân ca Việt Nam). Học giả phân tích giá trị nghệ thuật, văn học, thẩm mỹ,
âm nhạc của từng loại hình, cũng như sự đóng góp của các loại hình nghệ thuật
dân gian trong kho tàng dân ca châu Á. Loại hình dân ca Khắp ngừm và Quan
họ của hai nước Việt Nam, Lào tuy có những điểm khác nhau, nhưng có nhiều
nét tương đồng về kỹ thuật, làn điệu, nghệ thuật trình diễn, lịch sử, cách truyền
dạy. Qua so sánh, nghiên cứu nhận định rằng Quan họ là di sản văn hóa phi vật
thể mang giá trị đặc trưng phản ánh sự kết nối, giao lưu, gắn kết cộng đồng. Do
vậy, ngày nay di sản này vẫn đang được phổ biến rộng rãi và biểu diễn ở nhiều
nơi. Năm 2009, với những giá trị thể hiện đặc trưng văn hóa truyền thống của
Việt Nam, UNESCO đã ghi danh di sản Quan họ vào Danh sách di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghiên cứu của học giả Bountheng
Souksavatd đã cung cấp dữ liệu giúp luận án bước đầu nhận diện về di sản và
giá trị của di sản Quan họ.
Bài viết “From inside the song to the stage: Quan họ practice in Vietnam
today” [Từ bài hát ra đến sân khấu: sinh hoạt Quan họ ở Việt Nam hiện nay]
của học giả Lauren Meeker (2008) [70, tr.421-438] đã thực hiện nghiên cứu so
sánh giữa hình thức “Quan họ cổ” và “Quan họ mới”. Tác giả phân tích chi tiết
về cách hát, lối hát, người hát, lời hát, không gian biểu diễn. Tất cả các yếu tố
này tạo ra điểm đặc sắc, tính độc đáo và đa dạng cho Quan họ để thể hiện sự
khác biệt với các loại hình di sản diễn xướng khác. Tác giả nhận định rằng cách
hát Quan họ đã xuất hiện một số kiểu mới, do vậy bài viết tập trung nghiên cứu,
tìm hiểu về các loại hình hát Quan họ thơng qua việc phân tích sinh hoạt của
cộng đồng đang trực tiếp gìn giữ và thực hành di sản. Thơng qua các hoạt động
11
Luận án tiên sĩ Quản lý công


×