Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.49 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THÖY HÕA

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THÖY HÕA

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP DƢỚI GĨC ĐỘ NGỮ PHÁP
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 822 90 92

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG

ĐÀ NẴNG – 2023




i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Sáng đã tận tình hƣớng
dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn Thạc sĩ. Xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Ngôn ngữ Khóa 39, thầy cơ
giáo khoa Ngữ Văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã trang bị cho tơi những kiến
thức bổ ích, thiết thực trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin trân trọng
cảm ơn khoa Ngữ Văn và nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và
nghiên cứu của học viên.
Tôi xin cảm ơn tất cả những ngƣời thân yêu trong gia đình cùng bạn bè đồng
nghiệp đã ln khuyến khích và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thúy Hòa


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS Trần Văn Sáng. Nội dung, các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc nêu
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thúy Hòa


iii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐỀ TÀI: NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ
THỐNG
Ngành: Ngôn ngữ học
Họ và tên học viên: VŨ THỊ THÚY HÒA
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN SÁNG
Cơ sở đào tạo: Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
Luận văn đã hệ thống những vấn đề lí luận cơ bản về ngơn ngữ đánh giá. Luận văn
cũng đã trình bày những tri thức cần thiết liên quan đến ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Từ nền tảng lý thuyết đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các truyện ngắn trong cuốn
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tìm hiểu các hệ thống ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ”
và “Thang độ” trong một số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ những đặc điểm ngơn ngữ của nguồn lực đánh giá
và sự thể hiện chức năng liên cá nhân – nghĩa liên nhân trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Luận văn cũng đã áp dụng khung lý thuyết ngơn ngữ đánh giá để phân tích truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, khảo sát nguồn lực đánh giá thể hiện “Thái độ” và “Thang độ” với
mục đích tìm hiểu việc thực hiện chức năng liên nhân nhƣ thế nào trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
Các kết quả nghiên cứu ở Chƣơng 2 và Chƣơng 3 đã làm sáng tỏ những nguồn lực
NNĐG đƣợc xem là thực hiện chức năng liên nhân trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ hữu ích cho sinh viên, học viên, các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học, tâm lý học, đặc biệt ai muốn tìm hiểu sâu về
Nguyễn Huy Thiệp. Tƣ liệu của luận văn cũng có giá trị tham khảo cho những cơng trình
nghiên cứu khác.
Từ khóa: nguồn lực ngơn ngữ đánh giá; Nguyễn Huy Thiệp; chức năng liên nhân; thái
độ; thang độ.


Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn

PGS.TS Trần Văn Sáng

Ngƣời thực hiện đề tài

Vũ Thị Thúy Hòa


iv

INFORMATION PAGE ON MASTER’S THESIS
TOPIC: THE LANGUAGE OF EVALUATION IN NGUYEN HUY THIEP’S
SHORT STORIES BELOW THE VIEW OF SYSTEMIC FUNCTIONAL
GRAMMAR
Sector: Linguistic.
Master student‟s full name: VU THI THUY HOA
Scientific instructor: Assoc. Prof., Dr. TRAN VAN SANG
Training institution: Pedagogy University – Danang University
Summary:
The thesis has systematized the basic theoretical issues of The Language of
Evaluation. The thesis also presented the necessary knowledge related to The Language of
Evaluation in Nguyen Huy Thiep‟s short stories.
From that theoretical background, we conducted a survey of the short stories in the
book “Nguyen Huy Thiep‟s short story collection”, explored the linguistic systems of
evaluation expressing “Attitude” and “Graduation” in a number of short stories‟ Nguyen Huy
Thiep.
The thesis has analyzed and clarified the linguistic features of Evaluation resources
and the expression of interpersonal function – interpersonal meaning in Nguyen Huy Thiep

short stories.
The thesis also applied the theoretical framework of evaluative language to analyze
Nguyen Huy Thiep short stories, survey assessment resources expressing “Attitude” and
“Graduation” with the aim of understanding the performance of interpersonal function in the
short story‟s Nguyen Huy Thiep.
The research results in Chapter 2 and Chapter 3 have clarified the linguistic resources
that are considered to perform the interpersonal function in Nguyen Huy Thiep‟s short stories.
Besides, the research results of the thesis will be useful for student, trainees,
researchers in the field of linguistics, psychology, especially those who want to learn deeply
about Nguyen Huy Thiep. The material of the thesis is also valuable as a reference for other
research works.
Keywords: The Language of Evaluation; Nguyen Huy Thiep; interpersonal function;
attitude; graduation.

Instructor’s Confirmation

Master student

Assoc.Pro., Dr. Tran Van Sang

Vu Thi Thuy Hoa


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .........................................................................................x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................11
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................12
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................13
1.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................13
1.1.1. Khái quát lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống ..............................13
1.1.2. Lý thuyết Đánh giá .....................................................................................14
1.1.3. Về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt .....................................23
1.2. Khái lƣợc về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................................................26
1.2.1. Truyện ngắn ................................................................................................26
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................27
1.3. Tiểu kết ..................................................................................................................28
CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THÁI ĐỘ” TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ..............................................................................................30
2.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp .............................................................................................30
2.1.1. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá xét theo cấp độ .....................................30
2.1.2. Lớp từ ngữ có vai trị nhƣ nguồn lực ngôn ngữ đánh giá ...........................32
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” hiển ngôn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp .......................................................................................................34
2.2.1. Ngơn ngữ hiện thực hóa “Tác động” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .37



vi
2.2.2. Ngơn ngữ thực hiện hóa “Phán xét hành vi” trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ......................................................................................................................39
2.2.3. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Đánh giá sự vật hiện tƣợng” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ........................................................................................................43
2.3. Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp .............................................................................................................................44
2.3.1. Biện pháp “Gợi mở” ...................................................................................45
2.3.2. Biện pháp “Ra hiệu” ...................................................................................54
2.3.3. Biện pháp “Cung cấp” ................................................................................57
2.4. Tiểu kết ..................................................................................................................59
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THANG ĐỘ” TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ........................................................................61
3.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thang độ” theo cấp độ và
đặc điểm ngôn ngữ .......................................................................................................61
3.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp .............................................................................................................................62
3.2.1. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hiển ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp ..............................................................................................................................64
3.2.2. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp của Nguyễn Huy Thiệp .......................................................................................69
3.2.3. Hiện thực hóa “Tiêu điểm” .........................................................................76
3.3. Tiểu kết ..................................................................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1/ Trong các chƣơng nội dung:
- NNĐG

: Ngôn ngữ đánh giá

- NHT

: Nguyễn Huy Thiệp

- NNHCNHT : Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
- SVHT

: Sự vật hiện tƣợng

- NLĐG

: Nguồn lực đánh giá

2/ Trong phần tài liệu tham khảo
- NXB

: Nhà xuất bản

- ĐH

: Đại học

- SP


: Sƣ phạm

- GD

: Giáo dục

- GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi

19

2.1

Bảng thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ
hiện thực hóa thái độ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


31

2.2

Thể hiện số lƣợng và tỉ lệ các lớp từ ngữ có vai trị nhƣ nguồn lực
đánh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

34

2.3

Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

36

2.4

Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp

38

2.5

Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp

40


2.6

Tỉ lệ các loại “Khả năng” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

42

2.7

Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp

44

2.8

Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngơn trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

45

2.9

Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện
thái độ hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

45

2.10

Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngôn trong

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

49

2.11

Tổng hợp các đơn vị từ vựng làm phƣơng tiện xƣng hô và sự
phân bố trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

54

2.12

Các hình thức của biện pháp “Cung cấp” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp

57

3.1

Phân loại nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

62

3.2

Mức độ nghĩa đánh giá

62


3.3

Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp

63

3.4

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

64


ix
3.5

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cƣờng độ” trong truyện ngắn truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

66

3.6

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lƣợng hóa” trong truyện ngắn
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

70


3.7

Sự phân bổ thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

74

3.8

Hiện thực hóa độ gần/ xa không gian trong truyện ngắn truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

75


x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Biểu đồ thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngơn ngữ
hiện thực hóa thái độ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

32


2.2

Biểu đồ thống kê số lƣợng và tỉ lệ lớp từ ngữ hiện thực hóa “Thái
độ” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

34

2.3

Biểu đồ tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp

36

2.4

Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp

38

2.5

Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp

40

2.6


Tỉ lệ các loại “Khả năng” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

42

2.7

Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn

44

3.1

Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp

63

3.2

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

64

3.3

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cƣờng độ” trong truyện ngắn

66


3.4

Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lƣợng hóa” trong truyện ngắn
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

70


xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ

15

1.2

Phán xét hành vi và đánh giá sự vật hiện tƣợng- tác động thể
chế hóa


16


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo Volosinov (1973), ngơn ngữ khơng chỉ có nghĩa mà cịn có giá trị trong
mơi trƣờng xã hội của nó - “nơi nghĩa ln thấm đẫm sự phán xét về giá trị”. Do vậy,
ngôn ngữ không chỉ đơn giản là phƣơng tiện giao tiếp của con ngƣời mà ngơn ngữ cịn
là một thực thể chịu tác động của rất nhiều nhân tố trong xã hội hay các đặc trƣng xã
hội và văn hóa.
Từ những năm 1970 trở lại đây, các khuynh hƣớng ngữ pháp chức năng
của Dik, M.A.K.Halliday, J. Lyons, B. Brown, G. Yule … trong giới ngôn ngữ học đã
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về bản chất của giao tiếp trong xã hội lồi ngƣời
và nhấn mạnh khía cạnh chức năng của ngôn ngữ. Đặc điểm nghiên cứu ngôn ngữ hiện
đại là sự nới rộng về không gian và thời gian cũng nhƣ các điều kiện giao tiếp của một
hành vi nói năng. Do khuynh hƣớng tự nhiên hố sự giao tiếp của con ngƣời mà đối
tƣợng ngôn ngữ không dừng lại ở phát ngôn riêng lẻ nữa mà là các chuẩn phát ngôn
khác nhau trong một diễn ngôn nhằm thực hiện các mục đích và ý định của ngƣời nói.
Ngơn ngữ học chức năng hệ thống (NNHCNHT) do M.A.K.Halliday đề nghị có
thể xem là cách tiếp cận tín hiệu học hệ thống về ngơn ngữ - một lí thuyết tồn diện về
ngôn ngữ và ngữ cảnh xã hội đƣợc cấu thành từ 5 cấp độ trừu tƣợng là ngữ âm học, từ
vựng ngữ pháp, ngữ nghĩa học diễn ngôn, ngữ vực và thể loại. Các cấp độ này đan cài
với nhau và biên độ đƣợc mở rộng dần từ ngữ âm đến thể loại. Đây là một hƣớng
nghiên cứu trọng yếu của trƣờng phái Sydney với lý thuyết thể loại trong việc thiết kế
các thực hành về giáo pháp học mới, và lý thuyết đánh giá cũng nhƣ việc ứng dụng
của nó trong việc nghiên cứu loại hình truyện kể, diễn ngơn.
Lý thuyết đánh giá (hay cịn gọi khung đánh giá) là một lý thuyết do James
Martin và Peter White (2005) phát triển gần đây dựa trên mơ hình lí luận của
NNHCNHT. Lý thuyết đánh giá đƣợc xây dựng nhằm để giải thích một cách có hệ

thống và ngun tắc về cách thức mà ngƣời sử dụng ngôn ngữ dùng ngơn ngữ để thể
hiện những thái độ tích cực và tiêu cực của mình đối với nội dung, chủ đề đang đƣợc
đề cập, nhằm làm tăng hay giảm sức thuyết phục của phát ngôn ở trong diễn ngôn, xác
định rõ vị trí và vai trị của chính ngƣời sử dụng ngơn ngữ (ngƣời nói/ ngƣời viết) đối
với những phát ngơn xuất hiện liền trƣớc hay liền sau nội dung đang đƣợc nói tới ở
diễn ngơn.
Theo quan điểm của Halliday, NNHCNHT với tƣ cách là một mơ hình tồn
diện và mạnh mẽ về lý thuyết, đồng thời khả dụng với các vấn đề cả trong nghiên cứu
các tác phẩm văn học lẫn thực tế sử dụng ngôn ngữ. Theo ngƣời viết, trong văn xuôi,
một số cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay nhƣ
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh


2
Thái…đã có ý thức sử dụng nguồn lực ngơn ngữ và các cấu trúc ngôn ngữ để bày tỏ
quan điểm của bản thân về hành vi con ngƣời, về các hiện tƣợng, sự vật trong đời sống
xã hội nƣớc ta vào giai đoạn những năm 30 của thế kỷ trƣớc. trong sáng tác. Đây là
một trong số những nỗ lực nghệ thuật của nhà văn. Họ tiếp tục tinh thần phê phán và
nhân bản, khơi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tƣ, phát hiện những mặt trái của nhân
sinh, xã hội, văn hóa; tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở. Trong
văn học thời kỳ Đổi mới, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số những cây bút
tiêu biểu nhất và có những đóng góp lớn. Ơng chịu ảnh hƣởng từ nhiều nguồn khác
nhau: lịch sử, huyền thoại, tôn giáo, văn hóa bác học và bình dân, nơng thơn và đơ thị,
quá khứ và hiện hành, bản địa và ngoại lai. Nhiều nhà văn tiền nhân nhƣ Nguyễn Trãi,
Hồ Xuân Hƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Puskin, Dostoevsky, Bồ Tùng Linh
trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và chất liệu văn chƣơng trong sáng tác của ông.
Nhà văn đã sống và sáng tạo trong mơi trƣờng sinh thái văn học/văn hóa khát khao đổi
thay, vƣơn xa hòa nhập với thế giới hiện đại, dân chủ. Do đó, sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp có nhiều cách tân táo bạo và nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều
nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín. Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dƣ luận

trong một thời gian dài. Tầm vóc của ơng có thể nói là ít nhiều mang tính quốc tế.
Ngƣời ta bàn nhiều về ơng, sách của ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tác
phẩm của ơng là đối tƣợng nghiên cứu có sức hấp dẫn từ các lập trƣờng và phƣơng
pháp khác nhau nhƣ phân tâm học, văn hóa học, phê bình huyền thoại, thi pháp học,
trần thuật học, xã hội học, liên văn bản…
Trên cơ sở tiếp cận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp từ lý thuyết đánh giá của
M.A.K.Halliday, chúng tôi muốn mang lại những khám phá mới, khác về tƣ tƣởng và
nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, hoặc có cách kiến giải phù hợp với một số vấn đề phức
tạp đƣợc khơi động từ những sáng tác của ơng trong dịng chảy văn học Việt Nam thời
kỳ Đổi mới. Đó là những lí do cơ bản, cần thiết để chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài
Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Với những lý do đƣợc trình bày trên đây, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình là: “Ngơn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết ngôn ngữ đánh giá
Nghiên cứu về ngôn ngữ học chức năng hệ thống là một hƣớng nghiên cứu
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, khởi đầu cho việc chuyển đổi đối tƣợng nghiên cứu từ
bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngơn ngữ vì bên cạnh những đặc điểm
về tâm lí ngơn ngữ học thì ngơn ngữ còn là một thực thể chịu tác động của rất nhiều
nhân tố trong môi trƣờng xã hội hay các đặc trƣng xã hội và chủng tộc. Vì vậy, đã có


3
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp chức năng hệ thống trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam.
2.1.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
2.1.1.1. Về ngữ pháp ch c n ng hệ th ng
Lý thuyết NPCNHT có nguồn gốc trực tiếp từ các cơng trình nghiên cứu của
J.R. Firth (1890-1960), một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng ngƣời Anh. Sau đó, lý thuyết

này đã đƣợc mơn đệ xuất sắc của ông, Michael Halliday và các đồng nghiệp của ông
phát triển.
Trong số các nhà ngôn ngữ học sinh ra ở thế kỉ XX, Michael Alexander
Kirkwood Halliday chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của tƣ duy Tây
Âu về ngôn ngữ học. Những công trình nghiên cứu của ơng về ngơn ngữ học chức
năng đã hình thành nên một ngơn ngữ chủ chốt tạo cơ sở không những cho sự phát
triển của ngôn ngữ học mà cịn cho sự hình thành phong trào trí tuệ rộng lớn từ nửa
sau thế kỉ XX. Các công trình của ơng có ảnh hƣởng sâu rộng đến giáo dục ngơn ngữ.
Ơng đã cho ra đời một số ấn phẩm kinh điển nhƣ Các khoa học ngôn ngữ và dạy ngôn
ngữ (The linguistic sciences and language teaching, 1961).
Kế thừa các quan niệm của Firth và Hjelmslev về ngôn ngữ và ngôn ngữ học,
Halliday đã điều chỉnh lại khái niệm hệ thống (system), tạo ra một hệ thống phạm trù
hoàn chỉnh (thông qua sự đối lập căn bản giữa các phạm trù lý thuyết (theoretical
categories) và các phạm trù miêu tả (descriptive categories) trong ấn phẩm Hệ th ng
và ch c n ng trong ngôn ngữ (System and function in language, 1976). Ông cũng điều
chỉnh lại lý thuyết Ngữ cảnh tình hu ng (Context of situation) và đƣa ra lý thuyết Tín
hiệu học xã hội (Socio-semiotics) trong ngơn ngữ học, để có thể xây dựng một mơ
hình lý luận ngơn ngữ học hồn chỉnh, rõ ràng, có tính ứng dụng cao, dễ mở rộng và
phát triển trong một số sách và tài liệu nhƣ: Giải thích ngơn ngữ và ý nghĩa (The
interpretation of language and meaning, 1978); Khẩu ngữ và bút ngữ (Spoken and
writen language, 1985), Viết khoa học (Writing science, 1993); Dẫn luận ngữ pháp
ch c n ng (An introduction to functional grammar, 1994) . Ngoài ra, những ấn phẩm
khác của ông đã mở đƣờng cho những thay đổi trong việc dạy và học ngôn ngữ, cụ thể
là tiếng Anh nhƣ tiếng mẹ đẻ hay tiếng thứ hai (ESL).
2.1.1.2. Về lí thuyết ngơn ngữ đánh giá
Lý thuyết đánh giá (Aprraisal theory) là một hƣớng hƣớng tiếp cận để miêu tả
và giải thích cách thức mà ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong đánh giá, xác lập các ngữ
vực. Martin và White (2005) và các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác đã
phát triển bộ công cụ đánh giá (Appraisal framework). Bộ công cụ đánh giá (Aprraisal
framework) là phần cốt lõi của lý thuyết về ngôn ngữ đánh giá của Halliday và các

cộng sự của ông trong lĩnh vực nghiên cứu NHCNHT. Lý thuyết đánh giá này đã thổi


4
một luồng gió mới vào trong nghiên cứu ngơn ngữ học, góp phần chứng minh ngơn
ngữ là một thực thể xã hội. Lý thuyết này dựa trên bộ công cụ đánh giá: thái độ, thang
độ và giọng điệu.
Lý thuyết về bộ công cụ đánh giá đã đƣợc vận dụng để phân tích NNĐG
trong các diễn ngơn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn nhƣ: lĩnh vực truyền
thông, lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực nghề nghiệp. Bên cạnh đó, bộ
cơng cụ đánh giá cũng đƣợc vận dụng để phân tích các thể loại (genres) khác nhau
nhƣ: tự sự, sách giáo khoa, các bài báo cáo khoa học, các bài nghị luận thuyết phục.
2.1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.2.1 Về Ngữ pháp ch c n ng
Ở Việt Nam, vấn đề về ngữ pháp chức năng đƣợc quan tâm từ những năm 8090 của thế kỉ XX, nhƣ trong một số chuyên đề ở các trƣờng đại học, hay trong một số
cơng trình của một số tác giả nhƣ Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban,
Hoàng Vân Vân, Nguyễn Văn Hiệp. Hƣớng nghiên cứu này có thể xem là đối lập với
cấu trúc luận bởi vì các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học cho rằng các yếu tố bên ngoài,
thuộc về ngữ cảnh giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố bên trong của hệ thống
ngơn ngữ. Trong đó, phạm vi cấu trúc thông tin của phát ngôn trong tiếng Việt có
những đặc điểm riêng mà nó liên quan đến cái gọi là cấu trúc “Đề - Thuyết” của câu.
Trong cuốn sách Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp ch c n ng – quyển 1(1991), trên quan
điểm ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo đã nhận định:“Thoạt tiên có những nhu cầu
thực tiễn của giao tế xã hội đặt ra cho con người những nhiệm vụ trao đổi và thông
báo cần được thực hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ, nghĩa là bằng những phát
ngôn,và công việc của ngôn ngữ học là tìm hiểu xem những nhiệm vụ ấy được thực
hiện bằng những phát ngơn nào, xem có những quy tắc gì chi ph i việc sử dụng những
phát ngơn ấy,và những quy tắc gì chi ph i việc cấu tạo những những phát ngôn ấy."
Việc đi ngƣợc trở lại từ mục đích (nghĩa) đến phƣơng tiện để bổ sung cho viêc miêu tả
hình thức hồn tồn phù hợp với quan niệm hiện đại về tính phổ quát của cách tƣ duy

của con ngƣời và do đó cũng là của những nội dung ý nghĩa mà ngôn ngữ nào cũng có
cách biểu hiện. Đây chỉ mới là giai đoạn khởi điểm cho việc ứng dụng NPCNHT vào
trong nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam.
Nghiên cứu theo đƣờng hƣớng NPCNHT, Đỗ Hữu Châu đã có cơng trình Ngữ
pháp ch c n ng dưới ánh sánh của dụng học hiện nay, Ngôn ngữ (1992). Ngữ dụng
học và ngữ pháp chức năng quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ và các phạm vi của
giao tiếp lời nói. Với phƣơng diện nghiên cứu này, ngữ dụng học và ngữ pháp chức
năng hy vọng tìm kiếm những bản chất mới của ngơn ngữ bởi vì, theo M.A.K.
Halliday thì một sự giải thích cuối cùng đối với các hiện tƣợng ngôn ngữ là nằm ở
trong việc sử dụng ngôn ngữ.


5
Thêm vào đó, năm 1997, Hồng Văn Vân đã dịch cuốn Dẫn luận ngữ pháp
ch c n ng của M.A.K. Halliday (An Introduction to Functional Grammar) mà theo
ơng thì những nghiên cứu ngữ pháp của tiếng Việt, cũng nhƣ ngữ pháp chức năng của
Cao Xuân Hạo, mặc dù có những thành tựu nhƣng vẫn khơng tỏ ra có sức mạnh giải
thích ngữ pháp tiếng Việt.
Trong tài liệu Diệp Quang Ban Thực hành phân tích diễn ngơn bài Lá rụng
(Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2009) hay tài liệu Phân biệt ba bình diện v n bản, giao tiếp
và biểu hiện trong ngữ pháp câu (2003) của Diệp Quang Ban đã chỉ ra ba tính ƣu việt
của NPCNHT của Halliday về tính hệ thống trong miêu tả; gắn liền câu với ngữ cảnh
và xác lập kiểu cấu trúc riêng cho từng phƣơng diện.
Nguyễn Văn Hiệp trong cơng trình Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp tiếng
Việt (2008), tuy khơng tun bố là ngữ pháp chức năng nhƣng đi từ quan điểm ngữ
nghĩa/ngữ pháp ngữ nghĩa cũng đƣợc xem là tiếp cận chức năng về cú pháp tiếng Việt
trên cả ba bình diện: cú học, nghĩa học và dụng pháp.
Từ những năm 1970 trở lại đây, trong giới ngôn ngữ học xuất hiện nhiều cơng
trình nghiên cứu về bản chất của giao tiếp trong xã hội lồi ngƣời và nhấn mạnh khía
cạnh chức năng của ngôn ngữ. Mặc dù lý thuyết ngữ pháp chức năng du nhập vào Việt

Nam muộn nhƣng cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu văn bản và nghiên
cứu diễn ngôn nhƣ: Đỗ Xuân Thơm với “Nghiên c u diễn ngôn đàm phán thương
mại” (2001); Nguyễn Thị Hà (2010) về việc “Khảo sát ch c n ng ngôn ngữ v n bản
quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngơn”, Trần Thị Thùy Linh (2016)
với đề tài “Nghiên c u ngôn ngữ v n bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện phân tích
diễn ngơn”,…
2.1.2.2. Về lí thuyết ngơn ngữ đánh giá
Trong hơn mƣời năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu đã khẳng định đƣợc
vai trị, vị trí của lý thuyết NHCNHT trong việc phân tích đặc điểm ngơn ngữ, nhấn
mạnh tính ƣu việt của lý thuyết này với những phƣơng diện khác nhau của cơ cấu ngữ
pháp; qua đó giúp chúng ta càng ngày tiến gần đến một đối tƣợng nghiên cứu mới và
phức tạp, đó là ngơn ngữ và ngƣời sử dụng nó có mối tƣơng quan nhƣ thế nào.
Theo các tài liệu hiện hành, cơng trình nghiên cứu về thể loại và NNĐG ở Việt
Nam bằng tiếng Việt vẫn chƣa nhiều; tuy nhiên, vẫn có một số cơng trình nghiên cứu
về NNĐG trong lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ mà chúng tôi đánh giá cao nên chúng tôi
sử dụng để tham khảo phục vụ cho đề tài của mình, đó là:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2003) về đề tài “Đ i
chiếu ngơn ngữ phóng sự trong báo tin bằng tiếng Anh và tiếng Việt” cũng đã đóng
góp vào việc hình thành vào phƣơng pháp phân tích tồn bộ một đơn vị giao tiếp hồn
chỉnh, thống nhất và có mục đích là diễn ngơn; phát hiện cấu trúc điển hình và các


6
phƣơng tiện chức năng ngữ nghĩa của phóng sự báo in tiếng Anh và tiếng Việt, đồng
thời làm sáng tỏ những đặc điểm của loại diễn ngôn này.
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Cấu trúc Đề - Thuyết trong bản tin tiếng Anh và
tiếng Việt” của Nguyễn Thị Thu Hiền (2008) đã góp phần làm sáng tỏ một số đặc
điểm ngơn ngữ báo chí của cả hai ngơn ngữ, đóng góp tài liệu tham khảo cho các nhà
giảng dạy ngơn ngữ đặc biệt là ngành báo chí về tầm quan trọng của cấu trúc Đề Thuyết trong mối quan hệ với ba siêu chức năng.
Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Bích Thu (2013), tác giả ngƣời Việt ở nƣớc ngoài

(ĐH Catholic University, Úc) với đề tài “The deployment of the language of
evaluation in English and Vietnamese spoken discourse”, tác giả đã tập trung vào
nghiên cứu hai phạm trù thái độ và thang độ để phân tích một số tƣ liệu hội thoại giữa
các nhóm sinh viên đang học tập tại Úc về những trải nghiệm và vị trí cơng việc ở Việt
Nam. Cơng trình nghiên cứu này đã chỉ ra các nguồn lực ngôn ngữ về thái độ và thang
độ của đặc điểm ngôn ngữ nhƣ từ láy, từ ghép, tiểu từ tình thái, đại từ nhân xƣng. Bên
cạnh đó, cơng trình cũng chỉ ra sự khác biệt về khả năng sử dụng NNĐG bằng tiếng
Việt và tiếng Anh của sinh viên thông qua các số liệu thống kê từ luận án.
Luận văn “Ngơn ngữ đánh giá trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng
Phụng” của Trần Thị Tú Linh (2019) dựa vào lý thuyết đánh giá của Martin và White
để làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện chức năng liên nhân qua trong phóng sự
Vũ Trọng Phụng, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu ngơn ngữ phóng sự nói chung
và ngơn ngữ phóng sự văn học của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Luận văn chỉ đề cập
đến hai góc độ Thái độ và Thang độ và chƣa đề cập đến thể loại.
Tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng, cơ sở đào tào sau đại học mà tác
giả luận văn đang học tập và nghiên cứu, một số luận văn, luận án cũng lựa chọn cách tiếp
cận từ lý thuyết NNHĐG làm đề tài tốt nghiệp. Có thể kể đến: Luận văn thạc sĩ “Ngôn
ngữ đánh giá trong truyện ngắn của Nam Cao” của Nguyễn Thị Tuyết Tâm (2020).
2.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là nhà văn sau 1986 đƣợc giới nghiên cứu quan tâm
rất nhiều. Hầu hết các nhà nghiên cứu, dù hết sức khác biệt về phƣơng pháp và quan
điểm tiếp cận đều ít hay nhiều bàn đến sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tơi tạm
phân loại thành hai nhóm sau:
2.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Đối tƣợng nghiên cứu trong các bài viết của các tác giả nhƣ Nguyễn Thị Bình,
Lê Lƣu Oanh, Bùi Việt Thắng…là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, trần
thuật, điểm nhìn, thời gian...trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Dĩ
nhiên Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một đối tƣợng đƣợc dẫn chứng và phân tích nhƣ là đại



7
biểu của giai đoạn văn học này. Nguyễn Thị Bình trong bài Đổi mới ngôn ngữ và
giọng điệu – một thành công đáng chú ý của v n xuôi sau 1975, khẳng định NHT có
“lối nói cộc lốc, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa sự
miêu tả và bình luận, chứa một năng lƣợng bùng nổ dữ dội và trƣớc hết làm rung
chuyển lối văn mực thƣớc trang trọng hoặc rào đón, đƣa đẩy”. Lê Lƣu Oanh trong bài
Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn hiện đại, nhận định truyện NHT có
“kết cấu mở”, “câu chuyện có thể thuộc về thời quá khứ song vẫn đƣợc kể dƣới điểm
nhìn của thời hiện tại”. Bùi Việt Thắng trong bài Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn
đương đại (Một khía cạnh của thi pháp thể loại) cho “tính hiện đại” là “phẩm chất
truyện ngắn NHT”, “văn chƣơng luôn đi đến chỗ tận cùng". Những nghiên cứu trên
đây coi sáng tác NHT như là những ngữ liệu tiêu biểu để làm rõ những vấn đề về lí
thuyết trần thuật. Ngồi ra cũng phải kể đến nhiều bài viết của La Khắc Hồ (Nhìn lại
các bước đi, lắng nghe những tiếng nói), Nguyễn Nghĩa Trọng (Thử nhận diện v n
học ba mươi n m qua), Nguyễn Văn Long (Một s vấn đề cơ bản trong nghiên c u
lịch sử v n học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975), Nguyên Ngọc (V n xuôi Việt Nam
hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng),
Nguyễn Văn Hiếu (Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong v n xi Việt
Nam sau 1975),...Đây là những bài nghiên cứu có tính khái qt, bàn về văn học thời
kỳ Đổi mới trong đó có những nhận định đánh giá về văn chƣơng NHT. Các nhà
nghiên cứu khẳng định NHT là “ngƣời khởi xƣớng ra dòng văn học tự vấn ở trong văn
học Việt Nam hiện đại”, “đã cách tân nghệ thuật trần thuật bằng việc sáng tạo “ngƣời
kể chuyện khơng đáng tin cậy”, “cách nhìn hiện thực nhiều chiều, bình tĩnh đến sắc
lạnh, phân tích đến kiệt cùng (...) mở đầu cho xu hƣớng phân tích chiêm nghiệm lịch
sử”. Qua những bài viết trên, có thể thấy vị trí rất quan trọng của NHT trong lịch sử
văn học Việt Nam sau 1975.
2.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Những bài nghiên cứu này hầu hết tập trung trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp. Đây là những bài viết tiêu biểu nhất trong số gần một trăm bài nghiên cứu đƣợc
đăng rải rác trên nhiều tờ báo giai đoạn trƣớc năm 2000. Nhìn chung, các bài viết này

là cứ liệu quan trọng cho các nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận sáng tác NHT. Những
nhận định về truyện ngắn của NHT nhiều khi trái ngƣợc nhau, bộc lộ những thiên kiến
văn chƣơng rất xa nhau. Dựa vào những xác tín đã định hình một thời về quan niệm
văn chƣơng phản ánh hiện thực, thói quen tiếp nhận nền văn học sử thi và cái nhìn
mang tính sử thi đối với cuộc sống, phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa,
một số nhà nghiên cứu đã tỏ ra có phần khá khắt khe với những tìm tịi nghệ thuật của
NHT, khơng nhìn thấy những đóng góp to lớn của ơng trong việc hình thành một dịng
văn chƣơng mới mà về sau đƣợc gọi là dòng văn học phản tỉnh xã hội. Tiêu biểu cho
cách nhìn trên có lẽ là các ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Thuý Ái,


8
Vũ Phan Nguyên, Hồng Diệu....Do quan niệm truyền thống về mối quan hệ giữa văn
học và lịch sử, văn học và hiện thực nên trong những bài viết của các tác giả trên đây,
NHT bị đánh giá là đã “xuyên tạc lịch sử”, “hạ bệ thần tƣợng”, hoặc “bôi đen hiện
thực”, “bắn súng lục vào q khứ”…Vì lẽ đó, mặc dù khẳng định NHT có tài nhƣng
“cái tâm thiếu trong sáng”, thiếu cội rễ nhân đạo cần thiết, hiện tƣợng NHT “đáng lo
hơn là đáng mừng”...Những nghiên cứu này đã dùng văn chƣơng để luận tƣ tƣởng, đạo
đức, trình độ văn hố của nhà văn, khó mà phát hiện đƣợc sự đa dạng và sức hấp dẫn
của phong cách văn chƣơng NHT, nhất là khả năng đối thoại với ý thức hệ của diễn
ngơn tập thể.
Trong tập sách này, có nhiều bài của các tác giả nhƣ Văn Tâm, Nguyễn Văn
Lƣu, Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình bàn về
sáng tác NHT nhƣ một hiện tƣợng tiếp nhận văn học. Nhìn chung, các tác giả đã bao
quát nhiều tƣ liệu, bám sát những bài viết bàn về văn chƣơng NHT, lẩy ra nhiều ý kiến
quý báu…Những bài viết trên là cần thiết, nó cung cấp một cái nhìn tồn cảnh q
trình tiếp nhận NHT, định hƣớng cho bạn đọc tiếp nhận hiện tƣợng văn học đang còn
nhiều tranh cãi và phức tạp này nhằm cổ vũ những đổi mới trong văn học và thị hiếu
thẩm mỹ mới của ngƣời đọc. Các bài viết của các nhà nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Hoàng
Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Đỗ Đức Hiểu, Diệp Minh Tuyền, Trần Đạo, Thái Hồ,

Nguyễn Thanh Sơn, Đơng La, Lại Ngun Ân, Văn Tâm, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần
Thị Mai Nhi, Đào Duy Hiệp…tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp tƣ tƣởng
và nghệ thuật của NHT. Với sự chuyên nghiệp và nhạy cảm văn chƣơng, kết hợp giữa
lí luận và cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” ở những vỉa
sâu, với thái độ trân trọng một tài năng đang khẳng định mình. Họ đã phát hiện trong
truyện ngắn NHT có “nghệ thuật ba – rốc” (Thái Hồ), có “ngƣời kể chuyện khơng
đáng tin cậy” (Lại Ngun Ân), có “thiên tính nữ”, “tƣ duy tiểu thuyết và foklore hiện
đại” (Hồng Ngọc Hiến), rằng truyện của ơng có cái “ma lực” bởi ông “hƣớng về cái
tôi”, “giàu chất triết lý”, có kết cấu “lỏng lẻo” nhƣng biểu thị đƣợc cái “sôi động,
nhiều thông tin, đồng hiện, đan xen nhau” (Đông La). Nguyễn Thanh Sơn chứng minh
một cách thuyết phục và hấp dẫn về những “sự thật đƣợc phơi bày” trong tác phẩm của
NHT. Ông kết luận: “những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nhƣ
những viên ngọc Biện Hồ”. Đặng Anh Đào phát hiện “tính gián cách” của điểm nhìn
giữa tác giả và bạn đọc, tính “dự báo” về sự cô đơn của con ngƣời hiện đại, trị chơi
“giả – lịch sử”, “giả – cổ tích” nhƣ một hình thức nhại thể loại, “lối kể cổ điển” trong
Tướng về hưu. Đỗ Đức Hiểu “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” thấy “thơ ca và triết lý là
những đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn NHT”. Văn Tâm “Đọc Nguyễn Huy Thiệp”
thấy có bốn nét phong cách đặc thù: “sắc độ hiện đại thẫm”, “cảm hứng huyền thoại
mạnh”, “tính nhiều tầng đa nghĩa cao”, “tính hệ thống mở có khẩu độ lớn”. Đào Duy
Hiệp phát hiện “hình thức diễn đạt khắc nghiệt, một cách nói nhịu dân gian rất đạt và


9
chính xác trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp”…Những bài viết này có giá trị khẳng
định và ủng hộ một tài năng văn chƣơng với nhiều tìm tịi sáng tạo.
Các tác giả khác nhƣ T.N Filimonova, Nguyễn Vy Khanh, Vƣơng Anh Tuấn,
Đặng Anh Đào…xuất phát từ cái nhìn huyền thoại học, muốn khám phá cơ tầng văn
hóa đằng sau các VB văn chƣơng NHT. Nguyễn Vy Khanh khẳng định NHT muốn
“lôi xuống đời thƣờng những đỉnh cao của lịch sử văn học, trần tục hoá các vua Gia
Long, Quang Trung và các nhân vật lịch sử Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Hồ Xuân

Hƣơng, Nguyễn Thị Lộ” bằng “thể huyền thoại”; Đặng Anh Đào phát hiện những
môtip dân gian trong những truyện giả – cổ tich. T.N. Filimonova khẳng định chùm
truyện Những ngọn gió Hua Tát “nhƣ hình mẫu các truyền thuyết văn học”, ở đó “một
mặt, chúng giữ đƣợc những đặc điểm thể loại của các truyền thuyết dân gian, mặt khác
chúng có sự xử lý văn học rõ ràng của tác giả”. Vƣơng Anh Tuấn khẳng định NHT đã
“bổ sung, đào sâu thêm vào mặt sau của quá khứ, mong muốn nó cũng trở thành
những bài học lịch sử bổ ích cho đời sống hơm nay”, vì vậy “có một quy mơ đối thoại
“vơ hình” giữa điều đƣợc kể ra với cái đã định hình trong ý thức xã hội” khi đọc
những truyện giả – lịch sử của NHT.
Sau khi cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ra đời, ngƣời ta vẫn tiếp tục “đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Lê Huy Bắc phát hiện một “kỹ thuật nhại” mang phong cách
NHT: “bậc hiền triết – con chó xồm”. Phạm Phú Phong đi tìm “giọng điệu văn chƣơng
Nguyễn Huy Thiệp”. Châu Minh Hùng tìm thấy “hình thức đa thanh mới của văn xi
hiện đại” qua truyện ngắn NHT. Trần Văn Tồn nhận ra “những giới hạn và sứ mệnh”
của “nhà văn hiện đại” qua những quan niệm văn chƣơng rối bời, phi chính thống của
ơng. Nguyễn Văn Tùng đi tìm “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.
Nguyễn Đăng Điệp bị “cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”, phát hiện nhà văn
“đã xử lý một cách hết sức hiệu quả hai cực đối lập: sự sắc lạnh tỉnh táo trong cái nhìn
về hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm”. Nguyễn Văn Thuấn khẳng định
một “lập trƣờng đối thoại‟ trong tƣ duy nghệ thuật của NHT. La Khắc Hòa nghiên cứu
“những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam” qua tác phẩm
NHT và Phạm Thị Hồi. Ơng phát hiện những “kịch tính” đƣợc tạo bởi thủ pháp “giễu
nhại”, những hình thức nhại thể loại cổ tích, truyện lịch sử, huyền thoại, gia phả, thƣ
tín, thơ ca trong sáng tác NHT. Nguyễn Hồng Dũng tìm kiếm hiệu ứng thẩm mỹ qua
hiện tƣợng “thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp”. Phan Huy Dũng nghiên cứu sự tiếp
biến và sáng tạo của NHT qua trƣờng hợp quan hệ giữa Huyền thoại ph phường và
Con đầm pích. Phạm Ngọc Lan nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong các truyện lịch
sử của NHT... Tất cả những điều này càng chứng tỏ đóng góp lớn của NHT trong thể
loại truyện ngắn với những cách tân táo bạo về mặt ngôn ngữ của ơng trong tiến trình
đổi mới văn xi sau 1975.



10
Việc nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp từ cách tiếp cận lý thuyết đánh giá:
Nói chung, từ sau năm 2000, các nhà nghiên cứu khơng cịn vƣớng bận vấn đề
“thị hiếu với cách đọc”, “cái tâm và cái tài”…vì địa vị của NHT đối với văn học Đổi
mới đã đƣợc khẳng định dứt khoát. Gần đây nhất, bên cạnh bài viết Hiện tượng liên
v n bản trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp (www.tienve.org, truy cập 13/2/2013),
cơng trình đặc biệt nhất có thể kể đến là của Nguyễn Văn Thuấn Du hành giữa các v n
bản Nguyễn Huy Thiệp – xã hội Việt Nam sau 1975 đã nhìn những tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp dƣới một góc độ mới mẻ hơn – liên văn bản. Nhìn chung, nếu xét
những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp dựa vào các lý thuyết của ngơn
ngữ học thì có thể nói lý thuyết đánh giá là một địa hạt rất mới, rất cần đƣợc nghiên
cứu chuyên sâu.
Có thể nói, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngữ pháp chức năng hay ngữ
pháp chức năng hệ thống (NPCNHT) ngày càng đƣợc giới ngôn ngữ học Việt Nam
quan tâm và vận dụng trong phân tích diễn ngôn. Dƣới ánh sáng của NPCNHT – một
khuynh hƣớng giàu năng lực giải thích, ngơn ngữ học đã trở thành mảnh đất hấp dẫn
và hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác với các nhà ngơn ngữ học. NPCNHT đóng một
vai trò quan trọng trong việc kiến giải các loại nghĩa khác nhau và ngôn ngữ đƣợc tổ chức
theo lối siêu chức năng. Tƣ tƣởng cốt lõi cách tiếp cận này là xem ngôn ngữ học nhƣ là
nguồn lực tạo nghĩa (Language is the „meaning-making resources”), là hệ thống
những sự lựa chọn có quan hệ với nhau để diễn đạt nghĩa, và ngơn ngữ đã tiến hóa để
đảm bảo thực hiện việc chức năng đó.
Qua q trình nghiên cứu ngơn ngữ học chức năng hệ thống và ngôn ngữ đánh
giá của các cơng trình nên trên, chúng tơi nhận thấy rằng việc áp dụng lý thuyết đánh
giá để nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có thể phần nào khẳng định vị trí
của tác giả này trên con đƣờng đổi mới văn học Việt Nam sau 1975.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới
góc độ ngữ pháp ch c n ng hệ th ng nhằm chỉ ra đặc điểm NNĐG thực hiện chức
năng liên nhân trong văn bản tác phẩm, qua đó góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngữ
nghĩa của diễn ngôn văn học trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, xét trên bình diện
liên nhân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý thuyết, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NNĐG và về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


11
- Khảo sát, thống kê, phân loại NLĐG, chỉ ra hệ thống NNĐG thể hiện “Thái độ”
và “Thang độ” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Phân tích làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ của NLĐG và sự thể hiện chức
năng liên cá nhân - nghĩa liên nhân trong diễn ngôn truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là NNĐG thực hiện chức năng liên nhân
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng khung lý thuyết Đánh giá để phân tích ngơn ngữ truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
Bộ cơng cụ đánh giá dùng để miêu tả NNĐG xét từ ba góc độ: “Thái độ”
(attitude), “Thang độ” (graduation) và “Giọng điệu” (engagement).
Trong luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu góc độ “Thái độ” và
“Thang độ” với mục đích tìm hiểu: Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” và “Thang
độ” thực hiện chức năng liên nhân nhƣ thế nào trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm tiếp cận: Luận văn sử dụng các kiến thức và phƣơng pháp của

ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday và khung lý thuyết Đánh giá của Martin
& White để miêu tả đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong diễn ngơn phóng sự văn học.
5.2. Phƣơng pháp cụ thể: Luận văn sử dụng Phƣơng pháp miêu tả, với các thủ
pháp giải thích bên trong và bên ngồi nhƣ: thủ pháp thống kê; thủ pháp phân loại và
hệ thống hóa; thủ pháp phân tích ngơn cảnh... vào thống kê, miêu tả và phân tích các
nguồn lực đánh giá, biểu thức đánh giá Thái độ và Thang độ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
6. Đóng góp của luận văn
Về phƣơng diện lý luận, luận văn mong muốn góp phần làm rõ thêm lý thuyết về
NNHCNHT và bộ công cụ đánh giá, cụ thể là trong việc xác định và bổ sung về
NLĐG trong văn bản tiếng Việt.
Về phƣơng diện thực tiễn, những kết quả của luận văn sẽ góp phần vào công tác
giảng dạy, học tập môn ngữ văn ở nhà trƣờng đối với thể loại truyện ngắn viết sau
năm 1975.


12
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Ngôn ngữ đánh giá theo tiêu chí “Thái độ” trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Chƣơng 3: Ngôn ngữ đánh giá theo tiêu chí “Thang độ” trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp


×