Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Từ ngữ chỉ người trong tiếng lào đối chiếu với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------

SUTHICHACH VATHASIN

TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

SUTHICHACH VATHASIN

TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 8229020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Đà Nẵng - 2023







v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIẺU ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................6
1.1. Đặc trưng về loại hình ngơn ngữ của tiếng Lào và tiếng việt.........................6
1.1.1. Khái niệm về loại hình ngơn ngữ .................................................................6
1.1.2. Giống nhau ....................................................................................................6
1.1.3. Khác nhau .....................................................................................................8
1.2. Khái niệm âm tiết, từ, ngữ.................................................................................9
1.2.1. Âm tiết ..........................................................................................................9
1.2.2.
Khái niệm từ ..........................................................................................10
1.2.3. Phân loại từ .................................................................................................11
1.2.4. Khái niệm về ngữ (cụm từ) .........................................................................14

1.3. Khái quát về từ loại danh từ ...........................................................................15
1.3.1. Quan niệm về danh từ .................................................................................15
1.3.2. Danh từ chỉ người .......................................................................................18
1.4. Đặc điểm từ ngữ và từ loại danh từ trong tiếng Lào ....................................22
1.4.1. Đặc điểm từ ngữ trong tiếng Lào ...............................................................22
1.4.2. Đặc điểm từ loại danh từ trong tiếng Lào ...................................................23
1.5. Vài nét về cộng đồng dân cư và văn hóa Lào ................................................26
1.5.1. Vài nét về cộng đồng dân cư ......................................................................26
1.6. Đặc điểm văn hố gia đình của hai dân tộc Lào, Việt ..................................27


vi
1.6.1. Gia đình truyền thống Lào ..........................................................................27
1.6.2. Gia đình truyền thống người Việt ...............................................................27
1.6.3. Giao tiếp trong gia đình của hai dân tộc Lào, Việt .....................................27
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO VÀ
TIẾNG VIỆT................................................................................................................28
2.1. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào và tiếng Việt..................29
2.1.1. Thống kê và phân loại những từ chỉ bộ phận cơ thể người ........................29
2.1.2. Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào và tiếng Việt xét theo cấu tạo........ 38
2.1.3. Từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào và tiếng Việt xét theo nguồn
gốc ngôn ngữ.........................................................................................................41
2.2. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Lào và tiếng Việt .........................45
2.2.1. Thống kê phân loại .....................................................................................45
2.2.2. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Lào và tiếng Việt xét từ phương
diện cấu tạo ...........................................................................................................50
2.2.3. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Lào và tiếng Việt xét từ phương
diện nguồn gốc ngôn ngữ......................................................................................52
2.3. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Lào và tiếng Việt .................53

2.3.1. Thống kê phân loại .....................................................................................53
2.3.2. Từ ngữ chỉ danh từ chỉ nghề nghiệp và chức vụ trong tiếng Lào và tiếng Việt
xét từ phương diện cấu tạo....................................................................................60
2.3.3. Từ ngữ chỉ danh từ chỉ nghề nghiệp và chức vụ trong tiếng Lào và tiếng Việt
xét từ phương diện nguồn gốc ngôn ngữ ..............................................................66
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................74
CHƯƠNG 3. TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA
QUA TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO- VIỆT ..................................75
3.1. Tương đồng và khác biệt về văn hố chính trị giữa hai dân tộc Lào và Việt .... 75
3.1.1. Tương đồng .................................................................................................75
3.1.2. Khác biệt .....................................................................................................75
3.2. Tương đồng từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào-Việt .....................................76
3.2.1. Tương đồng về hệ thống ngữ âm và từ vựng..............................................76
3.2.2. Tương đồng về chức năng và cấu trúc ........................................................77
3.2.3. Tương đồng về văn hố gia đình và ứng xử ...............................................78
3.2.4. Tương đồng về hệ thống từ ngữ chỉ nghề nghiệp .......................................79
3.2.5. Tương đồng về hệ thống từ ngữ chỉ chức vụ ..............................................80


vii
3.2.6. Mối tương quan giữa nhóm từ ngữ về xưng hô và từ ngữ chỉ nghề nghiệp và
chức vụ ..................................................................................................................83
3.3. Khác biệt từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào Việt ..........................................86
3.3.1. Khác biệt về số lượng âm tiết .....................................................................86
3.3.2. Khác biệt về từ vựng ...................................................................................87
3.3.3. Khác biệt về nguồn gốc ngôn ngữ ..............................................................92
3.3.4. Khác biệt về ngữ âm ...................................................................................92
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................92
KẾT LUẬN ..................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................96



viii

DANH MỤC BẢNG BIẺU
Số hiệu
bảng biểu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê các từ chỉ về bộ phận cơ thể người trong
tiếng Lào và tiếng Việt

30

Bảng 2.2

Đối chiếu các từ chỉ phần đầu trong tiếng Lào và tiếng
Việt

34

Bảng 2.3

Đối chiếu các từ chỉ phần thân trong tiếng Lào và
tiếng Việt


35

Bảng 2.4

Đối chiếu các từ chỉ tứ chi trong tiếng Lào và tiếng
Việt

36

Bảng 2.5

Thống kế các từ thân tộc quan hệ dòng họ, trong tiếng
Lào và tiếng Việt

45

Bảng 2.6

Bảng thống kê danh từ chỉ nghề nghiệp trong tiếng
Lào và Việt

53

Bảng 2.7

Bảng thống kê danh từ chỉ chức vụ trong tiếng Lào và
Việt

56


Bảng 3.1

So sánh số lượng từ chỉ bộ phận cơ thể người đơn tiết
và đa tiết trong tiếng Lào và tiếng Việt

86

Bảng 3.2

So sánh số lượng từ chỉ quan hệ thân tộc đơn tiết và
đa tiết trong tiếng Lào và tiếng Việt

86

Bảng 3.3

So sánh số lượng từ chỉ nghề nghiệp đơn tiết và đa tiết
trong tiếng Lào và tiếng Việt

87

Bảng 3.4

So sánh số lượng từ chỉ chức vụ đơn tiết và đa tiết
trong tiếng Lào và tiếng Việt

87



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh
em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Đặc biệt, trong hơn tám thập niên qua, mối quan hệ truyền thống tốt
đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanouvong đặt nền móng,
được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày
công vun đắp, đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển
chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh
phúc.
Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng đã qua, Việt Nam và Lào có thể tự hào về
quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, hai dân tộc anh em đã kề vai sát cánh,
chung lưng đấu cật, nhường cơm sẻ áo, thậm chí nhường nhau tính mạng để cùng đi tới
thắng lợi. Bao thăng trầm của lịch sử đã cùng đi qua, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào được hai nước không ngừng vun đắp, trở thành một tấm gương mẫu mực, thủy
chung, trong sáng, vững bền, hiếm có trong quan hệ quốc tế.
Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng tắm chung dòng nước MeKong,
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán
đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những
cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh
động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai
nước. Mặc dù Lào và Việt Nam có tiếng nói, văn tự khác nhau nhưng có những nét
tương đồng về ngơn ngữ và văn hóa.
Con người và hoạt động của con người được thể hiện trong ngơn ngữ và văn hóa
rất sinh động, đặc biệt là từ ngữ chỉ người. Từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào - Việt về
cơ bản là từ loại danh từ. Danh từ chỉ người trong tiếng Lào- Việt có cấu tạo như thế
nào, có nét gì chung và riêng, tương đồng và khác biệt về từ vựng và cấu trúc? Qua từ

ngữ chỉ người, bộ phận này thể hiện đặc điểm gì về văn hóa giữa hai dân tộc Lào - Việt?


2
Từ những lí do vừa nêu , tơi đã chọn đề tài “Danh từ chỉ người trong tiếng LàoViệt” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà chúng tôi đã đặt ra ở trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu đối chiếu về ngơn ngữ đã khơng cịn là vấn đề mới mẻ, đã có nhiều
sách, giáo trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả cung cấp những tri thức khoa học
có giá trị cao về vấn đề này.
a. Nghiên cứu về ngôn ngữ học đại cương: Các cơng trình tiêu biểu là F.de.
Saussure (1973), Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, H; Nguyễn Thiện
Giáp (2008), Giáo trình ngơn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
b. Nghiên cứu về ngữ âm và từ vựng: Các cơng trình tiêu biểu là Vũ Đức Nghiệu
(2011), Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H; Nguyễn Thiện Giáp
(2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H.
c. Nghiên cứu về ngôn ngữ học về từ chỉ người:
Về từ xưng hô: Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hơ có nguồn gốc thân tộc trong
giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Vinh; Nguyễn Văn Khang (2014)
Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng trong giao tiếp cơng
quyền, Kỷ yếu cơng trình khoa học, Phần II, Đại học Thăng Long; Nguyễn Thị Diễm
Phương (2011), Văn hóa xưng hơ của người Việt, in trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu
và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, Nxb KHXH, H; Bùi Thị Diệu Trang (2018),
Sự thay đổi hình thức xưng hơ trong giao tiếp gia đình Việt từ gốc độ mạng quan hệ xã
hội ngơn (khảo sát trên cứ liệu phim Hôn nhân trong ngõ hẹp), Trường Đại học Vinh
Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 2B (2018), tr. 37-45.
Về từ ngữ chỉ người: Đoàn Tâm (2017), Từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê-Đê đã nêu
bật lớp từ vựng chỉ người và đời sống văn hóa xã hội của dân tộc này.
Về ngơn ngữ học đối chiếu: các cơng trình tiêu biểu là Lê Quang Thiêm (2004),
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Liêu Thị Thanh
Nhàn (2018), Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng

Việt dưới gốc nhìn ngơn ngữ học tri nhận, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế. Luận án đã chỉ ra các yếu tố ngôn ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt về vấn đề tri nhận.


3
Trần Thị Thu Hằng (2010), Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng so sánh với
tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Thái Nguyên. Luận văn đối chiếu
so sánh từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng so sánh với tiếng Việt để chỉ ra nét tương
đồng và khác biệt giữa hai nhóm ngơn ngữ là nhóm Thái Kadai và nhóm Vietic.
Gần gũi với đề tài có luận văn thạc sĩ ngơn ngữ của Thammavong SiMone (2021),
Từ xưng hô trong tiếng Lào Việt. Luận văn đã miêu tả, phân loại và phân tích đặc điểm
từ xưng hô trong tiếng Lào Việt và so sánh đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt
về ngôn ngữ văn hóa giữa hai dân tộc.
d. Từ điển học: Cuốn Từ điển Lào – Việt của Trần Kim Lân và phiên âm theo chữ
latin, Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Hoàng Phê (chủ biên). Syviengkhek
Konnivong, Từ điển Việt – Lào, Nxb Nhà nước Lào Thủ đô ViengChan, 2007.
Thongkham ONMANYSONE, Từ điển tiếng Lào , NXB Nhà Nước, 2008. Phoumy
Vongvichit, Ngữ pháp tiếng Lào, Nxb Nhà nước Lào Thủ đô Vieng Chan, 1967.
e. Nghiên cứu về văn hố gia đình Việt và Lào:
Nghiên cứu văn hố gia đình người Việt khá phong phú nhưng đáng chú ý là cơng
trình của Vũ Ngọc Khánh “Văn hố gia đình” (1998), Nxb. Văn hố dân tộc, Hà Nội;
cơng trình của Lê Minh “Văn hố gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội”, Nxb. Lao
Động, Hà Nội. Nghiên cứu về đặc điểm văn hố gia đình người Lào có cơng trình “Gia
đình truyền thống của người Lào” (2016) của Phadone Insavean, Luận án tiến sĩ văn hoá
học, Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Như vậy, hiện nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về từ ngữ chỉ người
trong tiếng Lào-Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào –Việt, so sánh đối chiếu

đặc điểm từ vựng giữa hai ngôn ngữ này.
- Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt qua từ ngữ chỉ người của hai ngôn ngữ
Lào – Việt.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào đối
chiếu với tiếng Việt”
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu nghiên cứu về mặt từ vựng qua tra cứu các cuốn từ điển tiếng
Lào và Việt về từ ngữ chỉ người, có đối chiếu với các hình thức nói năng trong thực tế
đời sống qua các tác phẩm văn học.
- Luận văn chỉ giới hạn trong khảo sát so sánh danh từ chỉ bộ phận cơ thể người
và quan hệ thân tộc
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ người giữa hai ngôn ngữ.
Trên cơ sở phân loại, tiến hành phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chủ
người trong hai ngôn ngữ.
5.2. Phương pháp miêu tả từ vựng về từ ngữ chỉ người giữa hai ngôn ngữ.
Trên cơ sở phân loại, tiến hành phân tích, miêu tả đặc trưng hình thức, loại hình,
khái niệm từ, ngữ (cụm từ) và đặc điểm hình thức của từ ngữ chỉ người trong hai ngôn
ngữ.
5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh về từ ngữ chỉ người giữa các ngôn ngữ.
Trên cơ sở phân tích các thành ngữ được khảo sát, phương pháp so sánh – đối
chiếu cho phép xác định những điểm tương đồng và di biệt giữa từ ngữ chỉ người của
hai ngơn ngữ trên bình diện ngơn ngữ - đặc trưng hình thức, loại hình, khái niệm từ, ngữ
(cụm từ) và đặc điểm hình thức.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần nêu đặc điểm cấu tạo từ vựng về danh từ nói chung và danh
từ chỉ người trong tiếng Lào- Việt.
-Luận văn góp phần chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Lào
và Việt qua bộ phận từ ngữ chỉ người.


5
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì luận văn cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào-Việt
Chương 3: Tương đồng và khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa qua từ ngữ chỉ người
trong tiếng Lào - Việt


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc trưng về loại hình ngôn ngữ của tiếng Lào và tiếng việt
1.1.1. Khái niệm về loại hình ngơn ngữ
Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ
bản nào đó. Loại hình ngơn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học dùng để chỉ tập hợp
các ngơn ngữ có chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định. Hoặc là khái
niệm chỉ sự phân loại các ngơn ngữ (theo nhóm) dựa trên sự giống nhau ở những đặc
trưng cơ bản nào đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Loại hình ngơn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào cũng như tiếng Thái đều là loại hình
ngơn ngữ đơn lập.
1.1.2. Giống nhau

1.1.2.1. Tính đơn lập: Tiếng Việt và tiếng Lào thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập.
Đặc trưng lồi hình ngơn ngữ đơn lập: Từ khơng biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự
nó khơng chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp
của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường như khơng có quan hệ với nhau, chúng
thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình. Chính xuất phát từ đặc
điểm này mà người ta gọi loại hình này là “đơn lập”.
Tính phân tiết: Trong các ngơn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản
của từ vựng, phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ
các từ đơn tiết này. Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị,
hình vị khơng phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ
cũng khó phân biệt.

Ví dụ: trong tiếng Việt:
Ăn/ chay/ nằm/ mộng (câu này có bốn âm tiết, đồng thời là bốn hình vị)
Ăn/ quả /nhớ /kẻ /trồng/ cây (câu này có sáu âm tiết, đồng thời là sáu hình
vị)
Ví dụ: trong tiếng Lào:


7

ີ້ ນ|ໄປ|ສ
ົ່ ງ|ເສ
ຫາບ|ຊ
ື ອ| [Hạp sịn pai sồng sứa] (câu này có năm âm tiết, đồng
thời là năm hình vị)
ີ້ /ດ/ກວ
ກາ/ຂ
ົ່ າ/ກາ/ຕດ/ [khăm khị đi cùa khăm tốt] (câu này có sáu âm tiết,
đồng thời là sáu hình vị)

a. Câu
Tiếng Việt
Tơi là bộ đội

Anh đang làm gì?

Tiếng lào
Khọi mèn thà han

ີ້ ອຍແມ
ົ່ ນທະຫານ
ại căm lăng hệt nhẳng?

ີ້ າຍກາລັງເຮ
ັ ດຫຍັງ?

b. Cụm từ
Tiếng Việt

Tiếng Lào
căm lăng hiên pha sa Việt

đang học tiếng Việt

ກາລັງຮຽນພາສາຫວຽດ

sẽ đến nhà hàng

chá ma hạn a hản
ຈະມາຮ

ີ້ ານອາຫານ

c. Từ
Tiếng Việt

Tiếng Lào
nọng, ại, ượi, phò, mè

em, anh, chị, bố, mẹ

ົ່ ,ແມ

ີ້ ອງ, ອ
ີ້ າຍ ເອ
ົ່
ື ີ້ ອຍ,ພ
nặc hiên, nặc sức sa, a chan

học sinh, sinh viên, giáo viên

ນັກຮຽນ,ນັກສ
ຶ ກສາ,ອາຈານ
hủa nạ, lê khạ, hủa nuồi

Giám đốc, thư ký, tổ trưởng

ຫວໜ
ີ້ າ,ເລຂາ,ຫວໜ
ີ້ າກ
ົ່ ມຫ

ົ່
ື ຫວໜ
ວຍ

to, nhỏ, dài, ngắn

nhày, nọi, nhao, xặn


8
ໃຫ
ົ່ ຍ,ນ
ີ້ ອຍ,ຍາວ,ສັີ້ນ
d. Phát âm: Khi nói rất nhiều từ được phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau
Tiếng Việt

Tiếng Lào

ôm eo, luộc rau

cot eo, luộc phắc
ກອດແອວ, ລວກຜັກ

quả ban ( quả bóng)

mạc ban
ໝາກບານ

1.1.3. Khác nhau
Mặc dù tiếng Việt và tiếng Lào cùng một loại hình ngơn ngữ và có nhiều đặc điểm

giống nhau về ngữ âm, ngữ pháp nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau về từ vựng cũng
như quan hệ ngữ pháp, trật từ trong cụm từ , trong câu. Trong tiếng Việt, từ đồng âm,
đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa khá phong phú.
a. Một vỏ ngữ âm nhưng biểu thị nhiều nghĩa khác nhau, gọi là từ đồng âm:
Ví dụ :
- Đường là lối đi nhất định do con người tạo ra như đường bộ ( thang bốc)
- Đường là thực phẩm chất kết tinh có vị ngọt như đương cát ( nặm tan )
b. Một nghĩa nhưng có nhiều từ biểu thị gọi là từ đồng nghĩa:
Ví dụ:
- Người phụ nữ có con trong tiếng Việt có các từ “ mẹ, má, u, bầm , me, mạ, mế.”
tiếng Lào chỉ một từ “ mè”. Loại từ đồng nghĩa này trong tiếng Lào khơng phong phú
như tiếng Việt.
Ví dụ:
- Trong tiếng Việt:
Đùng trật tự từ: Cửa trước – trước cửa; Cả nước – nước cả
Hai con gà. Một cuốn sách. Ba chiếc xe
Trong khi đó, tiếng Lào thì:
ໄກ
ົ່ ສອງໂຕ [Kai sóng tơ], nếu dịch sang tiếng Việt theo cấu tạo từ của ngữ pháp
Lào là (gà hai con), có nghĩa là (hai con gà)


9
ີ້ ມໜ
ົ່ຶ ງເຫ
ຶປ
ັີ້ ມ [pựm nừng lệm], nếu dịch sang tiếng Việt theo cấu tạo từ của ngữ
pháp Lào là (sách một cuốn ), có nghĩa là (một cuốn sách)
ລດສາມຄັນ [Lột sam khắn], nếu dịch sang tiếng Việt theo cấu tạo từ của ngữ pháp
Lào là (xe ba chiếc ), có nghĩa là (ba chiếc xe)

c.Phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau
Tiếng Việt

Tiếng Lào

Mưa (trời mưa)

Mưa (đi về) ໄປເມ
ື ອ

Khoai (củ khoai)

Tô khoai ( con trâu) ໂຕຄວາຍ

1.2. Khái niệm âm tiết, từ, ngữ
1.2.1. Âm tiết
1.2.1.1. Khái niệm
Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn
vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable).
Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất tồn vẹn, khơng thể phân chia được
là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.
Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai
đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.
1.2.1.2. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
- Có tính độc lập cao:
+ Trong dịng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng,
được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang
một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở

nên rất dễ dàng.
- Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần
như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần
mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và


10
nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngơn ngữ Âu
châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
1.2.1.3. Đặc điểm âm tiết tiếng Lào
Tiếng Lào là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.
Tiếng Lào chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn. Tiếng Lào bị ảnh hưởng ít nhiều từ
những ngơn ngữ khác trong vùng như tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Việt. Lào ngữ được
coi là một ngôn ngữ hỗn hợp ở bán đảo Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, tiếng Lào được nói tại một số vùng núi gần biên giới Việt-Lào và
người dân ở đó xem tiếng Lào là ngơn ngữ thương mại ở khu vực này. Giữa tiếng Lào
và tiếng Việt miền Trung có nhiều yếu tố tương đồng về ngữ âm và từ vựng.
Ví dụ:
Tiếng Lào

Tiếng Việt

ິດນ (đin)

Đất (địa)

ີ້ າ (nặm)



Nước (thủy)

1.2.2. Khái niệm từ
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ. Do tính chất hiển nhiên, sẵn
có của các từ mà ngơn ngữ của lồi người bao giờ cũng gọi là ngơn ngữ của các từ.
Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì khơng thể hình dung được
một ngôn ngữ. Xung quanh quan niệm này, đối với vấn đề từ trong tiếng Việt, các nhà
nghiên cứu, trong nước cũng có khơng ít những quan niệm khác nhau trong việc xác
định ranh giới đâu là từ, đâu là cụm từ.
Vũ Đức Nghiệu nêu định nghĩa về từ tiếng Việt: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa,
có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hồn chỉnh có chức năng gọi tên, được vận dụng độc
lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [19, tr.32].
Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ tiếng Việt là những phân đoạn ngữ âm cố định phản
ánh một cách trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng hình vị và phương thức cấu tạo, toàn
bộ ứng với một hoặc một số từ - ngữ nghĩa gồm một khuôn từ loại và những nét riêng
cho mỗi từ và ứng với một tập hợp những đặc điểm ngữ pháp chủ yếu là ngoài từ phù
hợp với mỗi từ - ngữ nghĩa” [3, tr.19-20]
Đỗ Thị Kim Liên (1999), trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H. cho
rằng “Từ là một đơn vị của ngơn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ


11
nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu. Đây là định
nghĩa tương đối hợp lí nhất về từ”. [14, tr. 18]
Từ trong tiếng Lào khái niệm: “Từ là đơn vị của ngơn ngữ có cấu tạo ra nghĩa được
cấu tạo bởi âm tiết, một âm tiết hoặc nhiều hơn một âm tiết”. Từ thường có nghĩa cố
định. Việc ghép các từ hoặc nhiều từ sẽ hình thành nên câu làm cho câu có ý nghĩa rõ
ràng hơn. [22, tr.65]
Từ trong tiếng Lào là đơn vị của ngơn ngữ có tạo ra nghĩa được cấu tạo bởi âm

tiết, một âm tiết hoặc nhiều hơn một âm tiết. Từ thường có nghĩa cố định. Việc ghép các
hoặc nhiều từ sẽ hình thành nên câu làm cho câu có nghĩa rõ ràng hơn. [22, tr. 65] Từ là
tiếng được phát ra không kể số lượng lần phát những phải có nghĩa. Nếu phát ra một lần
và có nghĩa được gọi là từ đơn.
Từ được cấu tạo từ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ sự kết hợp của
một hoặc một số hình vị với nhau theo những nguyên tác nhất định. Mỗi hình vị tương
ứng với một âm tiết hay gọi là một tiếng. Theo Ngữ pháp tiếng Việt, Lê Đức Luận cho
rằng “Từ gồm một hoặc một số âm tiết có cấu tạo hồn chỉnh. Từ gồm một âm tiết là từ
đơn và từ gồm một số âm tiết là từ ghép. Từ là một khối chặt chẽ không thể tách rời và
chêm xen. Nếu tách rời và chêm xen thì nó khơng cịn với tư cách của nó mà trở thành
dạng thức khác.” [16]
Như vậy, từ có những đặc điểm sau:
Từ là một khối hồn chỉnh khơng thể chêm xen hoặc tách ra. Nếu tách ra nó khơng
cịn là nó nữa. Ví dụ: từ “tổ quốc”, khơng thể thêm “và” vào hoặc tách ra. Bởi khi thêm
hoặc tách, hai thành tố “tổ”, “quốc” thì chúng khơng cịn nghĩa của từ “tổ quốc”.
Từ có tính hồn chỉnh về ngữ âm và cấu tạo, hoạt động tự do trong lời nói và thành
phần để tạo nên câu.
1.2.3. Phân loại từ
1.2.3.1 Đơn vị cấu tạo từ
Hiện nay, thuật ngữ hình vị (morphem) được gọi là đơn vị cấu tạo từ. Hình vị là
đơn vị ngơn ngữ có ý nghĩa nhỏ nhất và không dùng độc lập để tạo nên câu mà phải nằm
trong từ. Về ranh giới hình vị, có 3 nhóm quan niệm sau:
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp, có thể là 1 âm tiết hoặc nhiều âm tiết
(Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Phan Thiều, Đỗ Hữu Châu).


12
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp, có thể có kích thước nhỏ hơn âm tiết
(Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Phi Tuyết Hinh, L. Thompson, Panphilốp).
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp, có thể có kích thước là 1 âm tiết (Cao

Xuân Hạo, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Thiện Giáp, Đinh Văn Đức).
“Mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết mà đứng về mặt
ngữ pháp chính là một hình vị”.
Theo Ngữ pháp Tiếng Việt của Lê Đức Luận cho rằng “hình vị là đơn vị nhỏ nhất
của ngữ pháp, có thể bằng hoặc nhỏ hơn âm tiết”. Trường hợp các âm vị và tổ hợp âm
vị có nghĩa theo cứ liệu của Phi Tuyết Hinh và Lê Đức Luận. Bằng âm tiết khi nó nằm
trong từ ghép nghĩa và gọi là từ hóa hình vị. Nhỏ hơn âm tiết trong từ đơn và từ ghép
âm, từ ghép ngẫu kết [16].
1.2.3.2. Phân loại từ về mặt cấu tạo
a. Từ đơn
a.1. Khái niệm
Từ chỉ có một âm tiết gọi là từ đơn. Khi âm tiết không đứng độc lập mà tham gia
vào cấu tạo từ ghép thì nó là một hình vị. Từ đơn là từ cơ sở, nằm ở lớp từ cơ bản của
một ngôn ngữ và từ đây tạo thành từ ghép. Ví dụ như hai từ: “ăn, uống” là hai từ đơn cơ
sở tạo thành từ ghép “ăn uống” thì nó là hai hình vị. Từ đơn tiết đa số là từ thuần Việt
nhưng cũng có một số tiếng nước ngồi vay mượn đã bị Việt hóa như: lốp, xăm, phanh,
kí, lô… (gốc từ tiếng Pháp), Ốt (từ kiot của tiếng Nga): cửa hàng. Theo quan điểm của
Đỗ Hữu Châu thì từ đơn có thể là một âm tiết hay nhiều âm tiết như các từ gốc Việt: chợ
búa, ểnh ương, bồ hóng, mồ hơi, tắc kè, chèo bẻo, thắng cố; gốc Hoa: mì chính, sủi cảo,
xì dầu; Ấn Âu: a xít, cà phê… . Hồ Lê cũng cho có loại từ đơn lấp láy như: băn khoăn,
dí dỏm, luộm thuộm bởi hai yếu tố này đều khơng có nghĩa, khơng có bộ phận nào là
nguyên vị thực. Cấu tạo từ trong tiếng Việt bộc lộ ra trong các cơ chế cấu tạo từ và phẩm
chất của các bộ phận bên trong những từ cụ thể nhìn chung là phẩm chất của các tiếng
bên trong những từ gồm nhiều tiếng. Có nhiều cách để tiếp cận cấu tạo từ của tiếng Việt
nhưng cách phổ biến nhất vẫn là số lượng tiếng.
Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn thì từ đơn là một tiếng, trùng với một âm tiết. Xét về
mặt cấu tạo, chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Từ đơn trong tiếng Việt là từ đơn tiết,


13

chỉ có một âm tiết tạo thành, tương đương với 1 hình vị, 1 tiếng. Ví dụ: nhà, cửa, cây,
chợ, đất, nước, ăn, nằm, ngủ, nghỉ, á, ối, năm, ngày, một, hai, ba, bác, cháu, cậu, má…
a.2. Phân loại
* Từ đơn từ vựng
Tiếng Việt

Tiếng Lào

Bố, mẹ, anh, chị, đi, ăn, nói ....

Phị, mè, ại, ượi, pay, kin, vậu...
ີ້ ີ້
ີ້ າ.....
ົ່ ,ແມ

ົ່ ,ອ
ີ້ າຍ,ເອ
ີ້ ຍ,ໄປ,ກ
ື ີ້ ອ
ິ ນ,ເວ

* Từ đơn ngữ pháp
Tiếng Việt
sẽ, đã, chưa, gì , khơng, .....

Tiếng lào
chá, đạy, nhăng, bo .......
ຈະ,ໄດ
ີ້ ,ຫັຍງ,ບ


b. Từ phức
b1. Khái niệm
Từ được tạo bởi hai hay nhiều tiếng, phần lớn là hai tiếng gọi là từ phức chẳng hạn
như: nhà cửa, xe cộ, cây cối, … Khi xác định từ phức chỉ căn cứ vào số lượng tiếng
trong từ, chưa xem xét mặt ý nghĩa của tiếng và mặt âm thanh của tiếng.
b2. Phân loại
* Ghép đẳng lập:
Tiếng Việt

Tiếng Lào

anh chị, cháu chắt, tìm kiếm, thăm

ại ượi, lạn lẽn, xọc há, diệm dam

hỏi


ີ້ າຍເອ
ີ້ ຍ,ຫານເຫ
ື ອ
ັ ນ,ຊອກຫາ,ຢຽີ້ມຢາມ


14
*Ghép chính phụ:
Tiếng Việt

Tiếng Lào


Xe đạp, xe máy, áo
dài, áo sơ mi, làm

Lốt thịp, lốt chắc, sựa nhao, sựa sú phạp, hệt na, hệt việc

ruộng, làm việc

ລດຖ
ິ ບ,ລດຈັກ,ເສ
ື ີ້ ອຍາວ,ເສ
ື ີ້ ອສພາບ,ເຮ
ັ ດນາ,ເຮ
ັ ດວຽກ

*Từ láy:
+ Từ láy đôi
- Từ láy toàn bộ: xanh xanh, xa xa, lù lù, đo đỏ ....
+Từ láy bộ phận: Sạch sẽ, mát mẻ, lí nhí, lơ nhơ
+Từ láy ba: Sạch sành sanh, cỏn cịn con,
+Từ láy tư: ấm a ấm ớ, hì hà hì hục
+ Láy ‘‘iếc”: học hiếc, giỏi giếc, chồng chiếc, đẹp điếc….Loại này láy phụ âm
đầu, iếc phần vần. Nếu từ láy chủ yếu là tính từ thì ‘‘iếc” tiến hành cả danh từ, động từ
và tính từ.
* Từ ngẫu kết
bồ câu, bồ hịn, mồ hơi, kỳ đà, cao su, cà rốt ..... [2]
1.2.4. Khái niệm về ngữ (cụm từ)
Như đã biết, ngồi đơn vị gọi là từ cịn có một đơn vị được tạo ra trên cơ sở vốn
từ đã có gọi là ngữ (cụm từ) chúng có giá trị tương đương từ. Những đặc điểm cấu tạo
chính:
- Ngữ có thể tái hiện trong lời nói như từ

- Về mặt ngữ pháp, có thể làm thành phần câu
- Về mặt ngữ nghĩa, ngữ cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế, khách quan,
gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.
Việc nhận diện cụm từ trong tiếng Việt, hiện nay vẫn chưa thống nhất. Cùng một
đối tượng: xe đạp, xe máy… nhưng Nguyễn Thiện Giáp thì cho đó là ngữ, Đỗ Hữu Châu
thì cho đó là từ. Để dễ dàng nhận diện, chúng tôi theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu.
Trong tiếng Việt, có cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ tự do là những cụm
từ có từ hai thực từ trở lên kết hợp tạm thời theo quy luật ngữ pháp để diễn đạt khái


15
niệm. Nghĩa của cụm từ là do nghĩa của từng từ hợp lại. Cụm từ cố định là những đơn
vị sẵn có như những đơn vị trong ngơn ngữ; chúng có tính hồn chỉnh về nội dung và
hình thức được dùng để tạo câu tương đương với một từ.
Trong tiếng Lào, cụm từ là có hai hoặc hơn hai từ trở lên, dựa vào một phương
thức nhất định để tạo thành, đơn vị ngôn ngữ như thể được gọi là cụm từ.
Ví dụ: ພັກ ແລະ ປະຊາຊນ [phặc lé paxa xơn] ( đảng và nhân dân)

ພັດທະນາເສດຖະກ
ິ ດ [phát tha na sêt tha kít] (kinh tế phát triển)
ນາຍກລັດຖະມນຕ [na nhộc lắt tha môn ti] (Hội đồng bộ trưởng)
1.2.3.2. Cấu tạo từ trong tiếng Lào
Tiếng Lào là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai- Kadai.
Tiếng Lào chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn. Tiếng Lào cũng là ngôn ngữ truyền
thống của hoàng gia Lào. Tiếng Lào cũng là ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình và có
thanh điệu. Chính vì thế, các đơn vị cấu tạo tiếng Lào cũng tương ứng như tiếng Việt.
a. Từ đơn
Từ đơn trong tiếng Lào cũng là những từ đơn tiết.
Ví dụ:
+ Tiếng Lào ິດນ [din]: tiếng Việt: đất

ີ້ າ [nạm]: tiếng Việt: nước (thủy)
+ tiếng Lào ນ
b. Từ phức
ົ່ື ອງນ
ົ່ ມ: quần áo (tiếng Việt)
- Từ ghép đẳng lập: tiếng Lào: ເຄ
ົ່ ງຫ
ີ້
ີ້ າ: bàn ăn (tiếng Việt)
- Từ ghép chính phụ: Tiếng Lào: ໂຕະກ
ິ ນເຂ
1.3. Khái quát về từ loại danh từ
1.3.1. Quan niệm về danh từ
Danh từ là lớp từ có ý nghĩa phạm trù sự vật, biểu thị những đơn vị có thể nhận
thức được trên cơ sở tồn tại của chúng dưới hình thức những hiện tượng tự nhiên và xã
hội hoặc trong sự suy nghĩ của con người. Danh từ là từ thực có ý nghĩa thực thể, có khả
năng làm trung tâm. Từ loại danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả
năng kết hợp và công dựng thực tiễn nên thường được phân chia thành các lớp nhỏ theo
những bình diện khác nhau, thích hợp ở từng bước phân loại. Nhìn chung, khi phân loại
danh từ gồm những loại sau:


×