Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề môn toán lớp 3 theo định hướng giáo dục stem nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THU HIỀN

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
MƠN TỐN LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
STEM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THU HIỀN

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
MƠN TỐN LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
STEM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chinh

ĐÀ NẴNG – 2023




i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn này tơi đã
nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn tận tình và động viên của các quý thầy cô và các bạn
học viên.
Tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
- Thầy giáo TS.Vũ Đình Chinh, giảng viên trường Đại học Sư phạm- Đại học
Đà Nẵng, người thầy đã ngày đêm khơng quản ngại khó khăn ln chỉ bảo tơi tận tình,
động viên và tạo động lực cho tơi trong suốt quản thời gian nghiên cứu. Chính thầy là
người chỉ ra những hướng đi đúng đắn để tơi hồn thành luận văn này.
- Thầy giáo TS. Hoàng Nam Hải, trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại
học Sư phạm- Đại học Đà nẵng là người thầy sẵn sàng lắng nghe và cho tôi lời khuyên
cũng như những kiến thức cần thiết khi tôi cần sự chỉ bảo từ thầy.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, Phịng Đào tạo Sau
đại học, các thầy cơ trong Khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là các thầy cô giáo trực
tiếp giảng dạy lớp Cao học K42 đã bổ sung cho chúng tôi rất nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực giáo dục.
- Chuyên viên phụ trách bộ phận tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Quảng Ngãi, Ban Giám hiệu và quý thầy cô Trường Tiểu học Quảng Phú
1 cùng tất cả giáo viên khối 3, học sinh khối 3 của các trường trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho tôi được khảo sát và tiến hành thực nghiệm sư
phạm.
- Tơi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên của
lớp K42 đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.
Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng
dẫn và góp ý để cơng trình nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 3 năm 2023

Tác giả

Trần Thị Thu Hiền


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề môn Toán
lớp 3 theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo cho học sinh”. là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo TS. Vũ Đình Chinh, không sao chép của bất cứ ai.
Các số liệu, kết quả thu thập trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa
từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu nào.
Nếu sai sót, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Tác giả

Trần Thị Thu Hiền


iii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ MƠN
TỐN LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học).
Họ và tên học viên: Trần Thị Thu Hiền.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chinh.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Tóm tắt
1. Những kết quả chính của luận văn
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến các khái niệm về tích hợp,
STEM, giáo dục STEM. Đề xuất khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo qua dạy học các chủ đề mơn Tốn lớp 3 theo định hướng giáo dục STEM với ba
mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, luận văn đã đề xuất cách
thức thiết kế và tổ chức các hoạt động trong dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo
dục STEM ở một số chủ đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho
học sinh lớp 3.
Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, các thiết kế đề ra đạt hiệu quả và có tính
khả thi. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được giả thuyết khoa học đã nêu
là đúng, đó là: “Nếu xây dựng và tổ chức dạy học đúng quy trình đề xuất một số chủ
đề của mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh lớp 3 ở tiểu học thì
học sinh sẽ phát triển về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Việc đưa STEM vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Học sinh được thực hành từ
đó phát huy được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm
công nghệ phù hợp với thực tế góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của con người
mới, xã hội mới trong tương lai.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số hình thức thiết kế
và tổ chức dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 3, từ đó góp phần thay đổi cách dạy
và học, kích thích sự tìm tịi, hứng thú học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục ở tiểu học, đáp ứng mục tiêu của Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Trên cơ sở những kết quả luận văn đem lại, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về
thiết kế và cách thức tổ chức dạy học một số chủ đề mơn Tốn theo định hướng giáo

dục STEM ở các khối lớp khác để phát triển năng lực toán học cho học sinh, từ đó góp


iv
phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.
Từ khóa: STEM, giáo dục STEM, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, học
sinh lớp 3, dạy học mơn Tốn.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài

TS.Vũ Đình Chinh

Trần Thị Thu Hiền


v
MASTER’S THESIS COVER PAGE
Project title: DESIGNING AND ORGANIZING MATH TEACHING IN
DIRECTION OF STEM EDUCATION TO IMPROVE STUDENTS'
CREATIVE PROBLEM-SOLVING COMPETENCY FOR THIRD GRADE.
Major: Education (Primary Education).
Student's full name: Tran Thi Thu Hien.
Supervisor: Dr. Vu Dinh Chinh.
Training institution: University of Science and Education - University of
Danang. SUMMARY
1. The main results of the thesis
The thesis has clarified the theoretical basis related to the concepts of
integration, STEM, and STEM education. Proposing capacity evaluation framework of
STEM education for the teaching of 3rd-grade mathematics with the goal of students’

developing problem-solving and creativity with 3 levels: Good, Achieved/Satisfactory,
and Improvement needed.
On the theoretical and practical basis, the thesis has proposed how to design and
organize math teaching in the direction of STEM education to improve creative
problem-sloving competency for thir grade.
The experimental designs are efficient and highly feasible. The results of an
experimental study show that the true hypothesis is “If the proposed Mathematics
topics teaching process is properly developed and organized according to STEM
education for 3rd-grade students in Primary school level in the 2018 general
educational program, students will develop their problem-solving and creativity
capacity.”
2. Scientific and practical significance of the thesis
STEM learning approach has contributed to improving the current quality of
education as the 2018 general educational program requirement. Through practice,
students develop abilities and skills in problem-resolving and creativity to create
reality technology products that are necessary for a new society and human being
future.
On the basis of theory and practice, the thesis has proposed some Mathematic
design templates and teaching methods as STEM direction to support 3rd-grade
students learn to process facts and focus on solving problems and gain abilities, which
contribute to changing the traditional teaching and learning methods into a teaching
method that involves inspiration, research, and hands-on activities that improving the
quality and effectiveness of the teaching and educational process in primary schools,
meeting the goals of the General Education Program 2018.
3. Future Research Directions.


vi
On the basis of the results of the thesis, we will continue to study the design and
how to organize the math teaching in the direction of STEM education to improve

students' mathematical competency in the primary grades.
Key words: Creative problem solving competition, STEM Education,
Mathematics teaching, third grade.
Supervisor
The person who did the project

Dr. Vu Dinh Chinh

Tran Thi Thu Hien


vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ________________________________________________________ i
LỜI CAM ĐOAN ____________________________________________________ ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ____________________________ iii
MASTER’S THESIS COVER PAGE ____________________________________v
DANH MỤC VIẾT TẮT ______________________________________________ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ___________________________ xii
SƠ ĐỒ ____________________________________________________________ xiv
BIỂU ĐỒ __________________________________________________________ xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ________________________________________ xvii
MỞ ĐẦU ____________________________________________________________ 1
1. Lý do chọn đề tài: _________________________________________________ 1
2. Mục đích nghiên cứu ______________________________________________ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ______________________________________________ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ____________________________________3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ____________________________________________3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ______________________________________________ 3
5. Giả thuyết khoa học của đề tài ______________________________________3

6. Phương pháp nghiên cứu___________________________________________3
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ____________________________ 3
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ___________________________ 3
7. Cấu trúc của luận văn _____________________________________________ 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ___________________ 5
1.1 Nghiên cứu trên thế giới __________________________________________5
1.2. Nghiên cứu trong nước ___________________________________________7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU _____________ 12
2.1. Đặc điểm học sinh lớp 3 tác động đến quá trình dạy học mơn Tốn _____12
2.1.1. Đặc điểm về nhận thức _______________________________________12
2.1.2. Đặc điểm tâm lý HS lớp 3 tác động đến q trình dạy học mơn Tốn ___15
2.2. Mục tiêu, cấu trúc nội dung và yêu cầu cần đạt của mơn tốn lớp 3 theo
chương trình phổ thơng 2018 _______________________________________16
2.2.1 Mục tiêu của mơn tốn lớp 3 theo chương trình phổ thông 2018 _______16


viii
2.2.2 cấu trúc nội dung và yêu cầu cần đạt của mơn tốn lớp 3 theo chương trình
phổ thơng 2018 ___________________________________________________ 16
2.2.3 Lựa chọn nội dung trong mơn Tốn lớp 3 theo chương trình GDPT 2018 để
phát triển về NL GQVĐ&ST cho HS __________________________________20
2.3. Dạy học tích hợp ở cấp tiểu học ___________________________________22
2.3.1. Quan niệm về dạy học tích hợp _________________________________22
2.3.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung DHTH ở bậc tiểu học _______________ 22
2.3.3. Các mức độ tích hợp trong chương trình GD ở bậc tiểu học___________23
2.3.4. Quy trình DHTH các môn học ở tiểu học _________________________ 24
2.4. STEM và giáo dục STEM ________________________________________25
2.4.1. Khái niệm STEM ____________________________________________ 25
2.4.2. Khái niệm GD STEM ________________________________________27
2.4.3. Đặc trưng của GD STEM _____________________________________28

2.4.4. Môi trường học tập STEM _____________________________________28
2.4.5. Điều kiện tổ chức GD STEM __________________________________31
2.4.6. Vai trò và ý nghĩa của GD STEM đối với GD hiện nay ______________ 31
2.4.7. Một số hình thức DH theo định hướng giáo dục STEM ______________ 32
2.4.8. Cách dạy và cách học theo định hướng GD STEM __________________ 33
2.5. DH mơn Tốn lớp 3 theo định hướng GD STEM ____________________ 36
2.5.1. Đặc trưng của DH môn Toán lớp 3 theo định hướng GD STEM _______36
2.5.2. Vai trị của dạy học mơn Tốn lớp 3 theo định hướng giáo dục STEM __37
2.5.3 Một số PP DH tích cực theo định hướng GD STEM trong DH Toán lớp 3 ___37
2.5.4. Các kĩ thuật DH trong GD STEM _______________________________ 49
2.6. Năng lực, năng lực chung trong chương trình GD phổ thông 2018 ______55
2.6.1. Năng lực ___________________________________________________ 55
2.6.2. Năng lực chung _____________________________________________ 56
2.7. Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 3
trong dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM ________________ 58
2.7.1. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tiểu học
theo chương trình GDPT 2018 ______________________________________58
2.7.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tiểu học
trong dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM ________________ 58


ix
2.7.3. Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 3
trong dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM ________________ 60
2.8. Phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
tiểu học __________________________________________________________ 63
2.8.1. Đánh giá qua quan sát các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo_____________________________________________________________ 63
2.8.2. Đánh giá NL GQVĐ&ST thông qua sản phẩm HS. _________________ 64
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY

HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ MƠN TỐN LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO
DỤC STEM _________________________________________________________ 65
3.1. Mục đích khảo sát ______________________________________________ 65
3.1.1. Đối với học sinh ______________________________________________ 65
3.1.2. Đối với giáo viên _____________________________________________ 65
3.2. Nội dung khảo sát ______________________________________________ 65
3.3. Tổ chức khảo sát _______________________________________________ 66
3.4. Phân tích kết quả khảo sát _______________________________________66
3.4.1. Kết quả khảo sát học sinh _____________________________________66
3.4.2. Kết quả khảo sát GV _________________________________________78
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
TRONG MƠN TỐN LỚP 3 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM _____85
4.1. Xây dựng một số chủ đề trong mơn Tốn lớp 3 theo định hướng giáo dục
STEM____________________________________________________________ 85
4.1.1. Nguyên tắc xây dựng ________________________________________85
4.1.2. Quy trình xây dựng thiết kế một số chủ đề trong mơn Tốn lớp 3 theo
định hướng giáo dục STEM _______________________________________86
4.1.3. Xây dựng một số chủ đề cụ thể trong dạy học Hình học và Đo lường lớp
3 theo định hướng giáo dục STEM __________________________________88
4.2. Tổ chức hoạt động DH một số chủ đề cụ thể với mạch Hình học và Đo
lường trong mơn Tốn lớp 3 theo hướng GD STEM nhằm phát triển NL
GQVĐ&ST cho học sinh ___________________________________________102
4.2.1. Nguyên tắc tổ chức _______________________________________102
4.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động DH một số chủ đề cụ thể với mạch Hình
học và Đo lường trong mơn Tốn lớp 3 theo định hướng GD STEM nhằm phát
triển NL GQVĐ&ST cho học sinh ________________________________102


x
4.2.3. Tổ chức DH một số chủ đề cụ thể với mạch Hình học và Đo lường trong

mơn Tốn lớp 3 theo định hướng GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho
HS ___________________________________________________________104
Chương 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ________________________________118
5.1. Mục đích thực nghiệm _________________________________________118
5.2. Nội dung thực nghiệm __________________________________________118
5.3. Tổ chức thực nghiệm___________________________________________118
5.3.1. Hình thức thực nghiệm ______________________________________118
5.3.2.Thời gian và địa điểm thực nghiệm _____________________________118
5.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm ____________________________118
5.4.1. Kết quả đánh giá định lượng ________________________________118
5.4.2 Kết quả đánh giá định tính __________________________________135
KẾT LUẬN ________________________________________________________142
CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………………………………...……143
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………144
PHỤ LỤC _______________________________________________________ PL 1


xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐT

Đào tạo

GD

Giáo dục


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HS

Học sinh

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GQVĐ&ST

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

GV

Giáo viên

PP

Phương pháp

DHTH

Dạy học tích hợp

HTQC


Học thơng qua chơi

NL

Năng lực

TN

Thực nghiệm

KT

Kiểm tra

DH

Dạy học


xii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Khung chương trình mơn Tốn lớp 3 theo TT32/2018/TT-BGDĐT

16

2.2

Bảng các biểu hiện năng lực GQVĐ&ST của HS tiểu học theo
chương trình GDPT 2018

58

2.3

Các biểu hiện của NLGQVĐ&ST thơng qua mơn Tốn lớp 3

58

2.4

Khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
lớp 3 trong dạy học mơn Tốn theo định hướng giáo dục STEM

61

3.1

Các trường tham gia khảo sát


66

3.2

Mức độ hứng thú của HS trong giờ học tốn

66

3.3

Các hình thức HS tham gia học Tốn trong trường

66

3.4

Nhận thức của HS về STEM

68

3.5

Mức độ dạy học Toán theo chủ đề STEM

68

3.6

Tham gia các chủ đề STEM trong giờ học mơn Tốn


68

3.7

Biểu hiện của HS khi phát hiện các bài tốn có liên quan đến những
vấn đề trong thực tế.

69

3.8

Cách thức của HS khi giải quyết các bài tập toán

69

3.9

Đáp án và thang điểm phiếu bài tập khảo sát

71

3.10

Kết quả khảo sát NL GQVĐ&ST của học sinh

72

3.11

Kết quả đánh giá tổng hợp các mức NL GQVĐ&ST của HS trước

thực nghiệm

75

3.12

Bảng thống kê điểm phiếu bài tập trước thực nghiệm

78

3.13

Kết quả tập huấn STEM

78

3.14

Hiểu biết của Giáo viên về GD STEM

78

3.15

Mức độ cần thiết tổ chức chủ đề STEM trong dạy và học mơn Tốn
cho HS lớp 3

79



xiii
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

Mức độ thầy cô thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề
Phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học Toán theo định hướng GD
STEM
Phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học Tốn theo định hướng GD
STEM
Khó khăn trong việc tổ chức dạy học một số chủ đề mơn Tốn lớp 3
theo
Mục đích phát triển NLGQVĐTH thơng qua hoạt động GD STEM
Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt
động GD STEM
Biện pháp để phát triển NL GQVĐ&ST cho HS trong dạy học Tốn
theo định hướng GD STEM.

80
80
80
81
81
82
83


3.23

Khó khăn trong hình thành và phát triển NLGQVĐ&ST cho HS

83

4.1

Bảng đề xuất một số chủ đề Toán học

88

4.2

Yêu cầu cần đạt về kiến thức- kĩ năng, năng lực và phẩm chất của
chủ đề

92

4.3

Bảng tiêu chí về thử thách “làm mơ hình bàn tay Robot”

93

4.4

u cầu cần đạt về kiến thức- kĩ năng, năng lực và phẩm chất của
chủ đề


96

4.5

Bảng tiêu chí về thử thách “làm mơ hình ngơi trường của em”

97

4.6

u cầu cần đạt về kiến thức- kĩ năng, năng lực và phẩm chất của
chủ đề

99

4.7

Bảng tiêu chí về thử thách “làm mơ hình bàn tay Robot”

100

4.8

Phiếu học tập chủ đề STEM làm mô hình bàn tay robot

108

4.9

Phiếu học tập chủ đề STEM làm mơ hình ngơi trường của em


113

4.10

Phiếu học tập chủ đề STEM làm mơ hình Cây cầu q em.

116

5.1

Đáp án và thang điểm bài kiểm tra 1

120

5.2

Bảng đánh giá NL GQVĐ&ST qua bài kiểm tra 1 sau thực nghiệm

121

5.3

Đáp án và thang điểm bài kiểm tra 2

124

5.4

Bảng đánh giá NL GQVĐ&ST qua bài kiểm tra 2 sau TN


125


xiv
5.5
5.6
5.7

Bảng kết quả đánh giá NL GQVĐ&ST của HS lớp 3 trước và sau
TN.
Bảng kết quả tổng hợp đánh giá NL GQVĐ&ST của HS lớp 3 trước
và sau TN.
Bảng kết quả đánh giá tổng hợp các mức NL GQVĐ&ST của HS
sau TN

126
127
129

5.8

Kết quả điều tra tự đánh giá mức độ các hành vi của HS

130

5.9

Kết quả điều tra mức độ đồng tình của HS


132

SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Ý tưởng chủ đề STEM “Làm mơ hình bàn tay Robot”

92

4.2

Ý tưởng chủ đề STEM “Làm mơ hình trường học của em”

95

4.3

Ý tưởng chủ đề STEM “Làm mơ hình cây cầu”

99

BIỂU ĐỒ
Số hiệu

sơ đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực
GQVĐ&ST

73

5.1

Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực
GQVĐ&ST qua bài kiểm tra 1 sau thực nghiệm

122

5.2

Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực
GQVĐ&ST qua bài kiểm tra 2 sau TN.

126

5.3

Tổng hợp kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực

GQVĐ&ST trước và sau TN.

127


xv
5.4

Kết quả điều tra tự đánh giá mức độ các hành vi của HS

130

5.5

Kết quả điều tra mức độ đồng tình của HS

131


xvii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1 Tích hợp đa mơn
2.2 Tích hợp liên mơn

2.3 Chu trình STEM

23
24
26

2.4 Cách sắp xếp, bố trí các vật liệu ở góc khoa học trong GD STEM
2.5 Cách sắp xếp, bố trí các vật liệu ở góc cơng nghệ trong GD STEM

29
29

2.6 Cách sắp xếp, bố trí các vật liệu ở góc kỹ thuật trong GD STEM

30

2.7 Mơ hình dạy học 5E
2.8 Quy trình dạy học khám phá

35
42

2.9 Quy trình dạy học theo nhóm
Quy trình tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề (theo Bộ Giáo dục
2,10
và Đào tạo 2015)
2.11 Quy trình dạy học theo dự án

44


2.12 Bảng KWL trong kỹ thuật dạy học STEM

50

2.13 Kỹ thuật chia sẻ nhóm đơi

51

2.14 Kĩ thuật Khăn trải bàn

52

2.15 Giao tiếp, hợp tác

57

4.1 Dự kiến sản phẩm công nghệ bàn tay robot của HS

94

4.2 Dự kiến sản phẩm công nghệ " Ngôi trường của em" của HS

98

4.3 Dự kiến sản phẩm công nghệ cây cầu quê em của HS

101

4.4 Bàn tay bị khiếm khuyết


105

4.5 Hình ảnh các khớp tay

105

4.6 Hình ảnh các khớp tay nối liền nhau

106

4.7 Hình ảnh bàn tay Robot đã đưa vào ứng dụng trong cuộc sống

107

4.8 Hình ảnh cách làm bàn tay Robot

107

4.9 Hình ảnh về ngơi trường

110

4.10 Hình ảnh hoạt động câu lạc bộ Tiếng anh

110

46
49



xviii
4.11 Hình ảnh hoạt động chào cờ đầu tuần

111

4.12 Hình ảnh hoạt động sinh hoạt dưới cờ

111

4.13 Hình ảnh dùng gạch để xây trường học

112

4.14 Hình ảnh dùng tre, lồ ô để làm trường

112

4.15 Hình ảnh cây cầu

115

4.16 Hình ảnh cây cầu được làm từ những khúc cây nối lại

115

5.1 Bài kiểm tra 1 sau thực nghiệm

119

5.2 Bài kiểm tra 2 sau thực nghiệm


123

5.3
5.4
5.5
5.6
5.7

So sánh bài KT khảo sát trước TN và bài KT 1 sau TN của em
Nguyễn T. Y. N ( nhóm 1) lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Phú 1.
So sánh bài KT 1 sau TN và bài KT 2 sau TN của em Đinh T. M.
T (nhóm 5) lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Phú 1.
Bài KT 2 sau TN của em Nguyễn L. G. H (nhóm 7) lớp 3A
Trường Tiểu học Quảng Phú 1.
Bài KT 2 sau TN của em Đỗ T. A. D (nhóm 2) lớp 3A Trường
Tiểu học Quảng Phú 1.
HS lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Phú 1 trong hoạt động nhóm
làm các chủ đề STEM.

135
136
137
138
140


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

GD - ĐT có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần
của xã hội. Phát triển GD - ĐT là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách GD là quốc sách hàng
đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “GD và ĐT là quốc sách
hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển GD là
quốc sách hàng đầu”.
Ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm
quan trọng của GD. Theo quan điểm của nhà nước ta, khơng có sự đầu tư nào mang lại
nhiều lợi ích như đầu tư cho GD, bởi GD là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân
cách của cơng dân, ĐT nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là
tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trải qua hai cuộc đổi mới và ba
cuộc cải cách GD trước năm 2013, dù GD có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển
đất nước song vẫn là nền GD vận hành theo sự thích ứng của nền cơng nghiệp cổ điển
trong khi thế giới đã có nền cơng nghiệp hiện đại tiên tiến và đất nước ta cũng đang
từng bước thực hiện tốt việc hội nhập quốc tế, cạnh tranh về nguồn nhân lực với các
nước khác. Ta cần phải làm gì đó để thay đổi nền kinh tế theo kịp hội nhập mà muốn
thay đổi nền kinh tế thì trước hết phải thay đổi nền GD. Đứng trước thời đại mới thì
cần phải có cái nhìn mới, cách nghĩ mới và hành động mới cho nên GD cũng cần phải
thay đổi theo hướng mới.
Quý IV năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
XI họp Hội nghị bàn về công tác GD. Hội nghị đã thơng qua Nghị quyết “về đổi mới
căn bản, tồn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 [1] của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI đã mở ra cục diện mới cho phát triển GD.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi
mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản, tồn diện
GD và ĐT.
Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐTTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ, Bộ GD và ĐT đã tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình GD phổ
thơng mới để nâng cao chất lượng GD thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và
bắt kịp xu thế chung của nhân loại.
Mục tiêu của GD phổ thông mới là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển NL cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư


2
cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời đại 4.0 với việc triển khai chương trình phổ thơng 2018 thì việc dạy
và học cần có sự thay đổi toàn diện về PP và cách thức tổ chức DH. Khơng được cày
theo một lối mịn trong GD mà cần phải tiếp cận với những PP DH tích cực mới nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng được việc tạo ra nguồn nhân lực tốt để cạnh
tranh trên thế giới. Do đó việc DHTH được đưa vào sử dụng trong chương trình GD
phổ thơng 2018 và hướng tích hợp mới đó chính là tích hợp theo định hướng GD
STEM.
GD STEM có ưu điểm là trang bị kiến thức cho người học thông qua thực hành
và ứng dụng, đề cao sự phát triển NL GQVĐ và nâng cao khả năng sáng tạo. Thông
qua các hoạt động STEM, người học sẽ biết cách vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và
phát triển các kĩ năng thích ứng được với những cơng việc địi hỏi trí óc. GD STEM sẽ
giúp ĐT ra nguồn nhân lực chất lượng cao và luôn theo hướng đổi mới. Ngày
04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT- TTg về việc tăng cường NL
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [6], yêu cầu các Bộ, ban, ngành tập
trung thực hiện hiệu quả các giải pháp và nhiệm vụ đã đề ra; trong đó, giao nhiệm vụ
cho Bộ GD- ĐT sớm thúc đẩy triển khai GD về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tốn
học (STEM) trong chương trình GD phổ thơng; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ
thơng ngay từ năm học 2017-2018. Với tầm quan trọng như vậy, GD STEM trong nhà
trường phổ thông cần phải được quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa.

GD STEM là một trong những định hướng GD tích hợp đã được phát triển
mạnh ở Mỹ (2012), Thái Lan (2014), Canada (2015), Úc (2009)...và đã đem lại những
thành tựu tốt cho GD của các quốc gia này. “Bản chất của giáo dục STEM là thơng
qua việc tích hợp các mơn học để trang bị cho người học khả năng vận dụng tổng hợp
những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ,
kĩ thuật và tốn học vào giải quyết các tình huống và yêu cầu của thực tiễn”. Thực tế
cho thấy việc áp dụng dạy học tích hợp theo định hướng GD STEM đã tạo ra những
con người có NL và phẩm chất tốt phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin
và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên đây là một mơ hình cịn khá mới đối với
GD phổ thông đặc biệt là ở cấp tiểu học, trong q trình thực hiện hướng tích hợp này
cịn gây khơng ít khó khăn cho cả GV, HS và cấp quản lý.
Đối với chương trình sách giáo khoa lớp 3 mới được xây dựng và biên soạn trên
đặc điểm nhận thức của HS lớp với nhiều hoạt động trải nghiệm lẫn nội dung kiến thức
phong phú và mới lạ. Ở lứa tuổi này các em bước đầu có những tị mị về sự khám phá
thế giới xung quanh và có những câu hỏi cho riêng mình về thế giới xung quanh. Đây
là giai đoạn các em làm quen với khoa học tốt nhất giúp các em phát huy được NL đặc
biệt là NL GQVĐ&ST.


3
Cần phải xây dựng nhiều chủ đề học tập STEM để HS ở độ tuổi này được tiếp
cận sớm hơn với khoa học và nghiên cứu, để các em có cái nhìn rõ ràng hơn về cụm từ
“ tích hợp” nhằm hướng tới một tương lai với đội ngũ lao động kĩ thuật có sự hiểu biết
khơng những liên ngành mà phải là xuyên ngành. Từ những vấn đề nói trên nên chúng
tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề mơn Tốn lớp 3 theo
định hướng GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho HS”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất cách thức thiết kế và tổ chức DH một số chủ đề mơn Tốn theo
định hướng GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho HS lớp 3 ở trường tiểu
học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu quy trình thiết kế một số chủ đề trong DH mơn Tốn lớp 3 theo
định hướng GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ & ST cho HS.
+ Đề xuất quy trình tổ chức DH một số chủ đề mơn Tốn lớp 3 theo định hướng
GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ & ST cho HS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
NL GQVĐ&ST ở HS lớp 3 trong dạy học mơn Tốn theo định hướng GD
STEM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và tổ chức DH một số chủ đề theo định hướng GD STEM
trong mơn Tốn lớp 3 (mạch Hình học và Đo lường) theo chương trình GD phổ thông
2018 để phát triển NL GQVĐ&ST cho HS.
Phạm vi khảo sát được tiến hành tại trường Tiểu học Quảng Phú 1 thành phố
Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi trong tháng 10/2022 thuộc học kì 1 của năm học 20222023.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng và tổ chức DH đúng quy trình đề xuất một số chủ đề của mơn
Tốn theo định hướng GD STEM cho HS lớp 3 ở tiểu học thì HS sẽ phát triển về NL
GQVĐ&ST.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc DH các môn học ở cấp tiểu học theo theo
định hướng GD STEM, nghiên cứu về các PP DH tích cực để phát triển NL
GQVĐ&ST cho HS tiểu học từ các nguồn tài liệu: sách, tài liệu tham khảo, bài báo
được đăng trên các tạp chí Khoa học chuyên ngành, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát, điều tra
Khảo sát bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy mơn Tốn lớp 3 theo định
hướng GD STEM ở trường tiểu học.



4
b. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc
đề xuất cách thức thiết kế và tổ chức DH một số chủ đề của mơn Tốn theo định
hướng GD STEM.
c. Phương pháp Thống kê toán học
Sử dụng các PP thống kê Tốn học để phân tích kết quả thực nghiệm và xử lí
các số liệu thu thập được từ kết quả học tập của HS và xử lí các thơng tin thu được từ
phiếu khảo sát của GV và HS.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn về nghiên cứu.
Chương 3: Khảo sát thực trạng về xây dựng và tổ chức DH một số chủ đề mơn
Tốn lớp 3 theo định hướng GD STEM.
Chương 4: Thiết kế và tổ chức DH một số chủ đề của mơn Tốn lớp 3 theo định
hướng GD STEM.
Chương 5: Thực nghiệm sư phạm.
Tài liệu tham khảo.


5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu trên thế giới
STEM có nguồn gốc từ quỹ khoa học quốc gia (NSF) vào những năm 1990 và
đã được sử dụng như một cụm từ viết tắt chung cho mọi sự kiện, chính sách, chương
trình hoặc liên quan đến một hoặc một số môn học thuộc bốn lĩnh vực S (Khoa học), T
(Công nghệ), E (Kĩ thuật) và M (Toán học) [13].
Basham, J. D., Israel, M., & Maynard, K. (2010) đã khẳng định rằng tất cả HS,

bao gồm cả những HS khuyết tật và các nhu cầu học tập đa dạng khác, nên được tham
gia vào chương trình GD STEM có ý nghĩa và phát triển chun mơn trong các lĩnh
vực STEM cũng như các kỹ năng của thế kỷ 21 có liên quan đến việc học STEM [33].
Cơng trình nghiên cứu của Becker và Park (2011) về tính hiệu quả của GD STEM
cũng cho thấy tác động tích cực của nó đến việc học của người học, với mức độ tác
động lớn nhất ở bậc tiểu học và thấp dần đến bậc đại học [37].
Các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học trên thế giới đều nhấn mạnh đến vai trị của
GD STEM. Thủ tướng Malaysia, ơng Datuk Seri Najib Razak (2013) phát biểu:
“Malaysia dự kiến có 60% trẻ em và thanh thiếu niên tham gia chương trình GD về
khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM) và sự nghiệp cho một tương lai tốt
đẹp hơn của đất nước”. Giáo sư Dan Shechtman (2016), người đoạt giải Nobel về
nghiên cứu Hóa học và Khoa học vật liệu, cho biết Israel phải làm nhiều hơn nữa để
thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đảm bảo giữ được cơng nghệ của đất nước mình,
chính phủ cần khuyến khích các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ở độ tuổi còn trẻ.
Giáo sư Steven Chu (2016), người đoạt giải Nobel Vật lý, phát biểu tại đại học
SUSTech: "GD STEM là một loại hình GD hướng dẫn bạn học cách tự học", Giáo sư
đã chỉ ra lợi thế của GD STEM, tự học là rất quan trọng trong quá trình phát triển cá
nhân. Tổng thống Barack Obama (2010) đã có bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan
trọng cần đẩy mạnh GD STEM ở các trường phổ thông để tạo ra một thế hệ lãnh đạo
toàn cầu trong sự phát triển của nền kinh tế trong thế kỷ 21. Sau đó, tại Hội chợ Khoa
học Nhà Trắng hàng năm lần thứ ba được tổ chức vào tháng 4 năm 2013, Tổng thống
Barack Obama lại phát biểu : “Một trong những điều mà tôi tập trung khi làm Tổng
thống là làm thế nào chúng ta tạo ra một PP tiếp cận toàn diện cho khoa học, cơng
nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM). Chúng ta cần phải ưu tiên ĐT đội ngũ GV mới
trong các lĩnh vực chủ đề này và để đảm bảo rằng tất cả chúng ta là một quốc gia ngày
càng dành cho các GV sự tôn trọng cao hơn mà họ xứng đáng.” Các nhà lãnh đạo
trong doanh nghiệp, chính phủ và giới học thuật khẳng định rằng GD trong các môn
học STEM không chỉ quan trọng để duy trì NL đổi mới của Hoa Kỳ mà cịn là nền
tảng để có việc làm thành cơng, bao gồm nhưng không giới hạn công việc trong lĩnh
vực STEM (Margaret Honey et al, 2014). Một sự kiện tiếp theo cho thấy sự coi trọng

GD STEM là ngày hội khoa học toàn quốc tại Nhà Trắng lần thứ 5 vào ngày 23 tháng
3 năm 2015, tổng thống Mỹ đã dành cả ngày để trao đổi, trò chuyện với các nhà khoa


6
học nhí, các sản phẩm sáng tạo của HS được trưng bày trong văn phịng Nhà Trắng
[52].
STEM chính là việc tự học của HS và rất quan trọng trong quá trình phát triển
cá nhân. Với mục đích nghiên cứu về xu hướng GD STEM, Yuan-Chung Yu và cộng
sự (2016) đã tập hợp và phân tích các tài liệu về GD STEM trong cơ sở dữ liệu ISI giai
đoạn từ 1992 - 2013 cho thấy: kể từ năm 2008 xu hướng nghiên cứu về GD STEM
phát triển rất mạnh, cụ thể năm 2008 có khoảng 15 bài báo thì đến năm 2013 số lượng
đã tăng lên gần 100 bài báo/1 năm. Cũng trong giai đoạn này Mỹ là quốc gia có nhiều
nghiên cứu về GD STEM nhất với 200 cơng trình (52%), tiếp theo đó là Anh với 36
cơng trình (9,35%); Hà Lan, Úc mỗi quốc gia có 16 nghiên cứu (4,16%); các quốc gia
Tây Ban Nha, Ixaren, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan tổng cộng có 67 cơng
trình; các quốc gia cịn lại trên thế giới có 50 cơng trình. Nghiên cứu cũng chỉ ra năm
lĩnh vực liên quan đến GD STEM bao gồm: GD học, Tâm lí học, Kĩ thuật, Dịch vụ
khoa học chăm sóc sức khỏe và Khoa học máy tính [51]. Một số nghiên cứu khác tìm
hiểu về bản chất của STEM, vai trị của STEM trong lịch sử phát triển khoa học cơng
nghệ của lồi người, những nhận thức về GD STEM, chính sách đối với GD STEM…
[41] [35] [43] [45] [50].
- Ở Mỹ việc dạy học theo định hướng tích hợp STEM ln được coi trọng và
đầu tư kĩ càng. Theo thống kê của Josh Brown – Trường đại học Illinois giai đoạn
2007 - 2010 tại Mỹ có 60 bài báo khoa học liên quan trực tiếp đến GD STEM được
xuất bản từ 8 tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực GD của Mỹ, điều này cho thấy cơ sở
khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu về GD STEM (Brown, 2012) [37].
Một nền GD STEM đích thực được kỳ vọng sẽ xây dựng cho HS kiến thức khái
niệm về bản chất liên quan đến nhau của khoa học và toán học, để cho phép HS phát
triển sự hiểu biết của họ về kỹ thuật và công nghệ (Hernandez et al, 2014).

Kimberly Barcelona đã chỉ ra trong Sáng kiến Thay đổi Chương trình giảng dạy
Thế kỷ 21 rằng: Tập trung vào GD STEM như một PP Tiếp cận Tích hợp để Dạy và
Học. [43]. Còn Capraro et al (2013) đã chứng minh rằng GD STEM thường được thực
hiện thông qua các hoạt động Học tập dựa trên Dự án (PBL), bắt đầu với một kết quả
được xác định rõ ràng kèm theo các đánh giá tổng kết để hỗ trợ HS đạt được các mục
tiêu đã xác định rõ [38].
Tất cả đều đó cho thấy Mỹ chính là quốc gia tiên phong và đầu tư rất lớn đến
stem trong GD.
- Ở Trung Quốc Vào tháng 2 năm 2017 Bộ GD Trung Quốc đã chính thức cơng
bố đưa STEM vào chương trình giảng dạy tiểu học, đây là sự cơng nhận chính thức
đầu tiên của chính phủ về GD STEM. Và sau đó vào tháng 5 năm 2018, lễ khởi động
và họp báo cho kế hoạch hành động 2029 cho GD STEM của Trung Quốc đã được tổ
chức tại Bắc Kinh, chính thức cơng bố sách trắng về GD STEM ở Trung Quốc [52].


×