Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Câu hỏi ôn tập Thương mại Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.2 KB, 7 trang )

CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Mục đích chính của tự do hóa thương mại là gì?
2. Vì sao nói thuế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ hàng hóa trong nước và tỷ lệ nghịch với
mức độ mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngồi?
3. Các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực có điều chỉnh các
quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân khơng?
4. Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO diễn ra như thế nào?
5. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm khác nhau như thể nào? Cơ quan Phúc thẩm có hoạt
động mang tính vụ việc như Ban Hội thẩm không?
6. Tại sao Thỏa thuận thành lập ITO thất bại?
7. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật WTO và pháp luật quốc gia? Liệu một thành viên
WTO có thể dựa vào quy định của pháp luật quốc gia như cơ sở để không thực hiện các
nghĩa vụ được quy định trong WTO không?
8. Một thực thể khơng phải là quốc gia có thể trở thành thành viên của WTO không?
9. Trong các giai đoạn của thủ tục gia nhập WTO, giai đoạn nào là phức tạp nhất? Vì sao?
Liên hệ trường hợp của Việt Nam.
10. Cho biết sự khác biệt giữa đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
11. Nguyên tắc tối huệ quốc yêu cầu một nước đối xử bình đẳng với mọi nước khác. Vậy khi
các nước ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hơn với thuế suất dành cho hàng hóa có
xuất xử từ các nước ngồi ASEAN thì sao? Đây có phải là một sự vi phạm nguyên tắc tối
huệ quốc không?
12. Liệt kê các hàng rào phi thuế quan và phân tích những khó khăn mà các thành viên của
WTO gặp phải khi phải vượt qua các hàng rào này.
13. Mục đích và ý nghĩa của các biện pháp phịng vệ thương mại là gì?
14. Giả sử hàng hóa nhập khẩu nước ngoài gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của
Việt Nam. Theo Anh/Chị, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp pháp lý gì để bảo vệ ngành
sản xuất trong nước? Cần điều kiện gì để áp dụng các biện pháp đó?
15. Doanh nghiệp trong nước đối phó với bán phá giá như thế nào?
16. Phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” phát động từ trung ương đến địa phương có là một
hình thức trợ cấp không?
17. So sánh khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật Thương mại Việt Nam và


theo CISG 1980. CISG 1980 có đương nhiên được áp dụng đối với mọi nội dung trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên có quốc tịch của nước thành viên CISG 1980?
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI
Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao:
18. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng. Đại hội đồng là cơ
quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO.
19. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ chế thông qua
quyết định trong khuôn khổ WTO là đồng thuận.
20. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc
phục thương mại.
21. Mọi hành vi phá giá đều bị áp thuế chống bán phá giá.
22. Các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp phi thuế quan trong mọi trường


hợp.
23. Tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO.
24. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực trong cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO.
25. Phúc thẩm là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của DSU.
Thành viên Cơ quan Phúc thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp.
26. Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG 1980.
27. CISG 1980 điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
28. Incoterms điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
29. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên ký kết là thương nhân có trụ sở thương
mại tại Việt Nam phải được lập dưới hình thức văn bản.
➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN:
Chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Tác động của sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực:
A. Là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc MFN trên phạm vi tồn cầu
B. Thể hiện tính bảo hộ thương mại đối với các thành viên tham gia các hiệp định

này xét trên phương diện toàn cầu.
C. Làm cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trở nên phức tạp hơn do ngày càng
nhiều những quy định khác nhau.
D. (B) và (C) đều đúng.
2. Hiệp định hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định hợp tác đầu tư xuyên
Đại Tây Dương (TPT) hoàn toàn khác biệt với các RTA trước đó do:
A. Chúng khơng là các RTA lớn (mega).
B. Hướng đến sự hội nhập sâu sắc hơn.
C. Áp dụng cho cả các quốc gia không là thành viên hiệp định.
D. Tất cả đều đúng.
3. Theo Điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế LHQ, các nguyên tắc pháp lý chung của
pháp luật quốc tế là:
A. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế được các dân tộc văn minh thừa nhận.
B. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế được Tồ án cơng lý quốc tế (ICJ) cơng nhận.
C. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế được các quốc gia thoả thuận công nhận.
D. Những nguyên tắc pháp lý được ghi nhận bằng văn bản pháp luật.
4. Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế:
A. Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp luật “tư” có yếu tố nước ngồi bao
gồm thương mại quốc tế.
B. Các nguyên tắc chọn luật trong tư pháp quốc tế góp phần giúp xác định luật áp
dụng trong quan hệ thương mại quốc tế.
C. Các nguyên tắc chọn luật trong tư pháp quốc tế góp phần giúp xác định chủ thể
tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế.
D. (A) và (C) đúng.
E. (A) và (B) đúng.
5. Quyền miễn trừ tư pháp:


6.


7.

8.

9.

A. Áp dụng cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế.
B. Là quy chế pháp lý đặc biệt dành cho quốc gia.
C. Thương nhân có quyền buộc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia
vào quan hệ hợp đồng cụ thể.
D. Khơng cịn được áp dụng trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện đại.
Trong luật thương mại quốc tế, tư cách của quốc gia là:
A. Chủ thể thiết lập khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế.
B. Chủ thể điều phối hoạt động thương mại quốc tế.
C. Chủ thể của giao dịch thương mại quốc tế.
D. Tất cả đều sai.
E. Tất cả đều đúng.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, tổ chức thương mại quốc tế:
A. Là chủ thể tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế.
B. Là chủ thể điều phối hoạt động thương mại quốc tế.
C. Là chủ thể quản lý hoạt động thương mại quốc tế và tạo cơ chế vận hành cho
thương mại quốc tế.
D. Tạo cơ chế vận hành cho thương mại quốc tế và thiết lập khung pháp lý cho
thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, thương nhân:
A. Là chủ thể chủ yếu tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế tư.
B. Sẽ tự mình xây dựng các tập quán và quy tắc để điều chỉnh những vấn đề chưa
được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế về thương mại.
C. Được thừa nhận là chủ thể trong tất cả quan hệ thương mại quốc tế.
D. (A) và (B) đúng.

E. (B) và (C) đúng.
Tại vòng đàm phán Uruguay, các vấn đề nào sau đây được đưa ra thảo luận?
A. Đàm phán về thuế quan và các biện pháp phi thuế.
B. Các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
C. Cả (A) và (B) đều đúng.
D. Cả (A) và (B) đều sai.

10. Hệ thống GATT 1947 hoạt động theo cơ chế nào sau đây?
A. Vận hành nhờ vào tổ chức ITO.
B. Vận hành nhờ vào tổ chức WTO.
C. Vận hành theo cơ chế ad-hoc.
D. Cả (A), (B), (C) đều sai.
11. WTO chính thức ra đời từ ....
A. Khi GATT 1947 ký kết và có hiệu lực.
B. Vịng đàm phán Uruguay.
C. Vịng đàm phán Doha.
D. Vòng đàm phán Tokyo.


12. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của WTO là
A. Liên Hiệp Quốc.
B. Hội nghị Bộ trưởng.
C. Đại Hội Đồng.
D. Tổng giám đốc WTO.
13. Trong WTO, nhóm các Hiệp định thương mại nhiều bên...
A. Ràng buộc tất cả các thành viên WTO.
B. Chỉ có hiệu lực đối với thành viên nào tham gia ký kết các hiệp định này.
C. Là các văn bản thuộc Phụ lục 2 của hiệp định Marrakesh.
D. Cả A, B, C đều sai.
14. Trong quá trình thơng qua các quyết định của WTO, hình thức bỏ phiếu sẽ được sử

dụng khi nào?
A. Khi Tổng giám đốc WTO quyết định áp dụng hình thức bỏ phiếu đối với một vấn đề
cụ thể.
B. Khi được các quốc gia thành viên đề xuất.
C. Khi một quyết định không thể thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận.
D. Tùy theo số lượng đại diện của quốc gia thành viên có mặt trong buổi họp.
15. Khi trở thành thành viên của WTO, các quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng
biệt phải...:
A. Áp dụng trực tiếp và ngay tức khắc các quy định của WTO lên các mối quan hệ
thương mại trong nước.
B. Áp dụng trực tiếp và có chọn lọc các quy định của WTO lên các mối quan hệ thương
mại trong nước.
C. Xây dựng các chính sách thương mại phù hợp với luật WTO.
D. Xây dựng các chính sách thương mại phù hợp với một số quy định của WTO do quốc
gia thành viên tùy ý lựa chọn.
➢ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
BÀI TẬP 1:
Vitian là một quốc gia chuyên sản xuất rượu Soke, đây là rượu thuốc truyền thống của quốc gia
này có nồng độ cồn vào khoảng 10-15 độ, rượu được nấu từ gạo và được ngâm thêm một số
loại thảo dược chỉ có tại Vitian. Richland là quốc gia nhập khẩu rượu vang lớn thứ hai tại thị
trường Vitian. Một thời gian sau khi gia nhập WTO, Vitian bắt đầu áp thuế nội địa lên các đồ
uống chứa cồn và khơng chứa cồn. Theo đó, thuế VAT được áp dụng như sau:
2% đối với đồ uống khơng có cồn và đồ uống có chứa thành phần thảo dược như
metholscinnamon.


7% đối với các mặt hàng đồ uống có cồn cịn lại.
Đầu năm 2008, Chính phủ Vitian điều tra thấy rằng tỉ lệ bia rượu trong giới trẻ ngày càng tăng
lên, điều này đe dọa đến thế hệ trẻ và tương lai đất nước, do đó Vitian ban hành quy định
không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần các khu vực trường học cũng như không cho phép

bán bia rượu cho trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Quy định này không được áp dụng đối với rượu
thuốc Soke vì lý giải cho rằng rượu này tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh thần. Sau khi tham
khảo quy định pháp luật tại Vitian, Công ty Superbrew đã yêu cầu quốc gia của mình là
Richland khởi kiện quy định này của Vitian lên WTO do vi phạm quy định của tổ chức này.
1. Richland mong muốn khơng có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke và rượu vang vì cho rằng
chúng có cùng nồng độ cồn nên là những sản phẩm tương tự, vậy Richland có thể khởi kiện
Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu cơ sở pháp lý?
2. Vitian có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ những lập luận của mình.
BÀI TẬP 2
Quốc gia A gia nhập WTO từ 2006 với cam kết thuế nhập khẩu nông sản trung bình từ 2530%. Sau nửa năm gia nhập, tại quốc gia này xảy ra tình trạng nơng sản ngoại nhập chiếm lĩnh
thị trường nội địa. Trong đó, một số mặt hàng nông sản từ quốc gia B chiếm đa số.
1. Dựa vào những kiến thức đã được cung cấp, Anh/Chị hãy tư vấn cho quốc gia A những biện
pháp pháp lý cụ thể để xử lý tình huống nêu trên phù hợp với quy định của WTO.
2. Từ nội dung trên hãy bình luận quan điểm cho rằng: "sự phấn khích với hội nhập làm cho
nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi."
BÀI TẬP 3:
Ngành công nghiệp cao su của thành viên WTO - Aparel phải đối mặt với một hàng rào thương
mại của thành viên WTO - Botani lập ra theo quyết định của Bộ trưởng nước này về tiêu chuẩn
an tồn và mơi trường mới đối với sản phẩm được sản xuất từ cao su tự nhiên. Hiệp hội cao su
nước Aparel tin rằng các tiêu chuẩn mới đó khơng phù hợp với các quy định của WTO.
Xem xét các lựa chọn sau và cho biết phương án phù hợp mà Hiệp hội cao su của Aparel có thể
tiến hành trong tình huống trên:
1. Hiệp hội cao su của Aparel có thể khiếu kiện vụ việc này lên DSB, yêu cầu tham vấn với Bộ
trưởng Thương mại của Botani để sửa đổi lại tiêu chuẩn này.
2. Hiệp hội cao su của Aparel không thể khởi kiện theo DSU với tư cách là nguyên đơn, nhưng
có thể khởi kiện ra một tòa án của Botani, và yêu cầu tồ án đó đưa vụ việc lên DSB để DSB
đưa ra phán quyết sơ bộ về pháp luật WTO liên quan.
3. Hiệp hội cao su của Aparel có thể vận động chính phủ A đưa vụ kiện ra WTO. Nếu được
chấp thuận, Hiệp hội cao su của A có thể trở thành bên thứ ba của quá trình giải quyết tranh
chấp này.

4. Hiệp hội cao su của Aparel có thể vận động chính phủ nước này đưa vụ kiện ra WTO. Nếu
quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO diễn ra, chính phủ Aparel có thể phối hợp với Hiệp hội
này để nộp các lập luận pháp lý cho vụ kiện, và có thể cho phép đại diện của Hiệp hội tham dự
các buổi điều trần của Ban Hội thẩm như là một phần của đại diện chính phủ.
BÀI TẬP 4:


A là một nước đang phát triển ở châu Á, đồng thời là thành viên của WTO. Kể từ năm
1994 chính phủ A tiến hành phát triển ngành cơng nghiệp sản xuất xe hơi quốc gia. Chính phủ
cam kết hỗ trợ và tạo những điều kiện thuật lợi nhất để tập đoàn xe hơi quốc gia A-Motors, sản
xuất ra chiếc xe hơi nội địa đầu tiên có tên là “Premier”. Tháng 4/1995 A-Motors liên doanh
với Hankuk Motors (tập đoàn xe hơi lớn của H, một nước thành viên khác của WTO) để nhập
khẩu động cơ xe, và các linh kiện khác của dòng xe “Paxon” nổi tiếng của Hankuk Motors để
sản xuất xe Premier. A-Motors sẽ tiếp thu công nghệ của Hankuk Motors và dự tính sẽ sản xuất
độc lập Premier trong vịng 10 năm.
Tháng 6/1995, A áp dụng chính sách phát triển công nghiệp xe hơi quốc gia với các
điểm chính như sau: (1) giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận và linh kiện xe hơi, tùy theo
tỷ lệ hàm lượng nội địa của xe hơi thành phẩm có sử dụng các bộ phận và linh kiện này; (2)
giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận được sử dụng để sản xuất các linh kiện và bộ phận
của xe hơi, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của linh kiện và bộ phận hoàn chỉnh và (3) giảm
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi có hàm lượng nội địa nhất định (xe hơi có tỷ lệ linh kiện
được sản xuất trong nước chiếm trên 30% được miễn thuế này). Được biết cho tới 12/1995, A
mới chỉ cấp giấy phép sản xuất xe hơi cho liên doanh HanKuk Motors và A-Motors.
Các hãng sản xuất xe hơi của J, E, và U rất bất bình về chính sách này của A, vì cho
rằng nó gây khó khăn cho chiến lược phân phối xe hơi xuất khẩu của họ tại A. Họ cho rằng
chính sách này vi phạm các nghĩa vụ của A tại WTO.
Chính phủ A cho rằng những đòi hỏi của các hãng xe hơi nước ngồi là bất hợp lý vì
trong lịch sử chính phủ nước họ cũng đã có những chính sách tương tự khi xây dựng các ngành
công nghiệp non trẻ của mình, đặc biệt là ngành xe hơi - một ngành công nghiệp quan trọng
của mỗi quốc gia. Bản thân A-Motors cũng có cam kết một lộ trình để tự sản xuất xe Premier.

Ngày 10/01/1996, J, E và U khởi kiện A tại WTO.
Anh/Chị hãy phân tích các vấn đề sau, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1. Phân tích cơ sở pháp lý để J, E và U khởi kiện A tại WTO.
2. Tư vấn lập luận hiện nay của A có phù hợp khơng và nên có chiến lược, lập luận thế
nào trong vụ kiện này.
3. A có thể thực hiện những biện pháp nào để hỗ trợ nền công nghiệp xe hơi phù hợp
theo quy định của WTO.
Bài tập 5
Quốc gia A (thành viên WTO) nằm ở khu vực Nam Mỹ và hiện phải đối đầu với vấn
đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do muỗi gây ra. Quốc gia này cho rằng các lốp xe phế thải
là nguồn gây ô nhiễm môi trường và cũng tạo thành nguồn trữ nước mưa là môi trường cho
muỗi sinh sản. Do đó, A ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế (1). Cùng lúc đó, nước
này cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp xe cũ vì mục đích tái chế (2) cũng cùng lý do trên
là để tránh tạo ra thêm lốp xe tái chế có vòng đời sử dụng ngắn. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu
lốp xe tái chế (1) vấp phải sự phản đối của các quốc gia trong nhóm MECOSUR và sau đó,
quốc gia A dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu này đối với các quốc gia trong nhóm MECOSUR trong
khi vẫn duy trì lệnh cấm này với các quốc gia khác. Điều này gây ra sự khơng đồng tình trong
các đối tác thương mại của quốc gia A. Về lệnh cấm thứ (2), chính các nhà sản xuất trong nước


kiện chính phủ quốc gia A đã vi phạm Hiến pháp và kết quả là, quốc gia A buộc phải dỡ bỏ
lệnh cấm thứ (2).
Anh/Chị hãy bình luận về các vấn đề pháp lý trong tình huống này:
1.Việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế có đi ngược lại các cam kết về tự
do hóa thương mại của WTO hay không?
2.Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập khẩu lốp
xe tái chế từ các thành viên trong nhóm MECOSUR có phù hợp với quy định của WTO không?
3.Việc quốc gia A vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm nguyên liệu sản xuất
lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không cho phép nhập khẩu lốp xe tái chế có tạo
ra một sự phân biệt đối xử (theo quy định tại phần mở đầu của Điều XX Hiệp định GATT

1994) với các quốc gia sản xuất và kinh doanh lốp xe tái chế với A không?
BÀI TẬP 6:
Hệ thống siêu thị ARO nắm 80% thị trường phân phối bán lẻ của nước A quyết định xếp quầy
hàng rượu trong nước và rượu nhập khẩu riêng biệt có vi phạm Điều III GATT? Tại sao?
BÀI TẬP 7:
Bộ tài chính áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 30% cho rượu thuốc và 60% rượu mạnh nhập
khẩu. Chính sách thuế đó có vi phạm quy định của Điều III GATT? Tại sao?
Lưu ý: Đề thi dưới dạng trắc nghiệm, hoặc tự luận theo các nội dung ôn tập nêu trên.



×