Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO CHỦ ĐỀ: SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI
CHUẨN SEO THEO CHỦ ĐỀ: SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ môn
thương mại điện tử là thầy TS. Nguyễn Tiến Minh và cô ThS. Trần Thu Thủy.
Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn, em đã nhận được sự giảng dạy và
hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy, cơ. Thầy cơ đã giúp em tích lũy thêm
nhiều kiến thức bổ ích về bộ mơn này, về các mơ hình doanh thu của doanh nghiệp
thương mại điện tử cũng như được tìm hiểu và có hiểu biết thực tế về cách thức
kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử trên thị trường hiện nay.
Những kiến thức được thầy truyền đạt sẽ là nguồn tri thức giúp em vận dụng
vào q trình học tập, cơng việc thức tế sau này và hoàn thiện bài tập lớn của học
phần. Tuy nhiên, kiến thức về bộ mơn của em vẫn cịn những hạn chế nhất định. Do
đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình hồn thành bài tập lớn. Mong
thầy, cơ xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.

Kính chúc thầy và cơ sức khỏe và thành công hơn nữa trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
My
Hoàng Thảo My


MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về Thương mại điện tử…………………………………………...1

1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………….1
1.1.2. Quá trình hình thành……………………………………………………1
1.1.3. Các hình thức thương mại điện tử………………………………………1
1.1.4. Tính năng của thương mại điện tử………………………………………2
1.1.5. Một số xu hướng của thương mại điện tử 2022…………………………2
1.1.6. Bối cảnh thị trường thương mại điện tử………………………………...2
1.2. Khái quát về chủ đề…………………………………………………….…..10

PHẦN II: LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp…………..12

2.1.1. Khái niệm………………………………………………………………...12
2.1.2. Vai trò của website đối với doanh nghiệp………………………………..12
2.2. SEO và các khái niệm cơ bản………………………………………………15
2.2.1. Khái niệm SEO………………………………………………………...15
2.2.2. Mục đích của SEO……………………………………………………..16
2.2.3. Các bước viết bài chuẩn SEO………………………………………….16
2.2.4. Một số khái niệm trong SEO…………………………………………...16

PHẦN III: THỰC HÀNH
3.1. Tìm kiếm từ khóa………………………………………………………….19
3.1.1. Tìm kiếm từ khóa……………………………………………………...19
3.1.2. Đánh giá từ khóa……………………………………………………...21
3.2. Viết Bài viết chuẩn SEO…………………………………………………..22
3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO………………………………………………….32
3.4. Chạy backlink cho bài viết………………………………………………...33
KẾT LUẬN



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử (TMĐT), hay còn gọi là E - commerce, E - comm hay
EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet
và các mạng máy tính.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hố thơng qua mạng Internet”

EC có thể có nhiều dạng tùy thuộc vào mức độ số hóa:
1. Sản phẩm (dịch vụ) được giao dịch
2. Quá trình giao dịch (đặt hàng, thanh tốn, hồn tất đơn hàng…)
3. Cách thức giao hàng
1.1.2. Quá trình hình thành
- Tiền thân của TMĐT:
+ Electronic Data Interchange (EDI)
+ French Minitel (1980s videotex system)
- Năm 1995: Xuất phát điểm của TMĐT, giao dịch đặt quảng cáo Banner đầu
tiên
- Giai đoạn 1995 – 2000: Giai đoạn của các phát minh
- Giai đoạn 2001 – 2006: Giai đoạn Hợp nhất
- Từ năm 2007 – hiện nay: Tái tạo
1.1.3. Các hình thức thương mại điện tử
Có 2 hình thức chủ yếu:
- B2B (Business to Business)
- B2C (Business to Customer)

Ngoài ra, cịn có các hình thức khác như: C2C (Customer to Customer),
Social e-commerce, Mobile e-commerce (M-commerce), Local e-commerce,
1


Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B), Chính phủ với Chính phủ (G2G), Chính
phủ với Cơng dân (G2C), B2G, B2B2C,…
1.1.4. Tính năng của thương mại điện tử
- Không giới hạn thời gian
- Tiếp cận khách hàng lớn
- Tiêu chuẩn phổ quát
- Nền tảng tương tác
- Cung cấp thông tin đến khách hàng
- Cá nhân hóa
- Phạm vi tồn cầu
1.1.5. Một số xu hướng của thương mại điện tử 2022
- Tận dụng nền tảng mạng xã hội và KOL
- Xu hướng mua sắm lâu dài sau đại dịch
- Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
- Video marketing
- Mua sắm và thương mại trên mạng xã hội
- Sự gia tăng của AR (thực tế tăng cường)
1.1.6. Bối cảnh thị trường thương mại điện tử
1.1.6.1. Trên thế giới
Đại dịch COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nền kinh tế trên toàn thế
giới, nhưng dường như lại là “vận may” của lĩnh vực TMĐT, khi mua sắm trực
tuyến là cách tối ưu nhất để có được những thứ người tiêu dùng cần trong thời
kỳ giãn cách xã hội.

2



Hình 1. Quy mơ thị trường TMĐT thế giới (Nguồn: iprice.vn)
Tỷ trọng của TMĐT trong giá trị thương mại bán lẻ toàn cầu tăng từ 14% năm
2019 lên khoảng 17% năm 2020. Theo E-commerce News Europe, doanh thu của
ngành TMĐT ở châu Âu tăng từ 636 tỷ EURO vào năm 2019 lên 717 tỷ EURO
năm 2020, tăng 12,72%. Hai thị trường nổi trội nhất của ông lớn ngành ecommerce này là Pháp và Tây Ban Nha. Chỉ trong quý III/2021, thời điểm đại dịch
bùng phát trở lại tại một số nước châu Âu, doanh số của Amazon giữ nguyên mức
tăng trưởng ổn định với 19,3%. Trong khi đó, thị phần của "ông lớn" Alibaba cũng
tăng đến 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Á đã trở thành mạng lưới tích hợp
thương mại khu vực lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU), với quy
mô chiếm 58% tổng thương mại toàn cầu. Tại châu Á, doanh số bán hàng trực
tuyến chiếm 12% tổng doanh số bán lẻ, cao hơn so với 8% của châu âu và khu vực
Bắc Mỹ. Nền tảng thương mại điện tử Mercado Libre của khu vực Mỹ Latinh đã
ghi nhận doanh số hàng ngày tăng gấp đôi trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm
2019. Còn nền tảng Jumia của châu Phi thông báo mức tăng 50% trong khối lượng
giao dịch nửa đầu 2020. Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu là những
khu vực có sự phát triển TMĐT mạnh mẽ nhất.

3


Hình 2. Bảng Doanh số bán lẻ trực truyến tại các nền kinh tế được
chọn,
2018 – 2020 (Nguồn: Báo cáo về đo lường thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ
thuật số của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển)
Mới đây, Statista Digital Market Outlook cho thấy doanh số thương mại điện
tử của cả thế giới năm 2020 là 2.854,8 tỷ USD và dự báo tăng 47% lên 4.198,5 tỷ
USD vào năm 2025. Trong đó, châu Á là thị trường có doanh số thương mại cao
nhất thế giới năm 2020 với 1.703.2 USD. Dự báo, thương mại điện tử ở thị trường

châu Á sẽ tăng 51% trong năm 2025 với doanh thu ước đạt 2.573.3 USD.

4


Hình 3. Thị trường thương mại điện tử thế giới (Nguồn: Statista
Digital Market Outlook)
Trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia được đánh giá là mảnh đất màu
mỡ của thương mại điện tử khi liên tục ghi nhận tăng trưởng trong những năm gần
đây. Mới đây, ông Perry Warjiyo, Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) đã đưa ra
dự báo giá trị thương mại điện tử của quốc gia này sẽ tăng tới 48,4% trong năm
2021. Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Compnay về nền kinh tế số khu
vực Đông Nam Á cho biết giá trị của các thị trường TMĐT gọi xe, đặt chỗ du lịch
đạt khoảng 100 tỷ USD năm 2020 và sẽ tăng lên hơn 300 tỷ vào 2025, cũng như tỷ
lệ người mua sắm trực tuyến mới chiếm 30% đến 41%. Từ đó, dự báo doanh thu
TMĐT khu vực đạt 172 tỷ USD năm 2025. Có thể thấy, Đơng Nam Á là thị trường
tiềm năng, đang được các nhà đầu tư chú trọng, quan tâm rất nhiều.

Hình 4. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua
sắm trực tuyến (Nguồn: Báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm
2020” của Google, Temasek và Bain & Company)

5


Hình 5. Quy mơ thị trường kinh tế số khu vực Đông Nam Á từ 2015 –
2025 (tỷ USD) (Nguồn: Báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm
2020” của Google, Temasek và Bain & Company)
Ngoài ra, theo iprice, Shopee là sàn TMĐT có lượng truy cập lớn nhất
Đơng Nam Á.


Hình 6. Top 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập website trung
bình năm 2020 lớn nhất Đông Nam Á (Nguồn:
iprice.vn) 1.1.6.2. Tại Việt Nam
Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phát triển
mạnh mẽ, đóng vai trị quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai
nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới. Với những bước phát
triển tích cực trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những
quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

6


Hình 7. Việt Nam đứng thứ 2 trong nền kinh tế số Đông Nam Á (Nguồn:
VietnamCredit)
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc
độ tăng trưởng trung bình của TMĐT giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy
mơ TMĐT bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên
khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Theo Sách trắng thương mại điện tử 2020, số
người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 44,8 triệu người (2019).
Báo cáo này cũng dự đốn tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là
29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD.

Hình 8. Chỉ số mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt từ 2016 - 2020
(Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020)
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), TMĐT
Việt Nam 2020 tăng trưởng ấn tượng với 18%, quy mô thị trường đạt 11,8 tỉ
USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn cơng nghệ
tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trị chơi trực tuyến tăng 18%, riêng du lịch trực

tuyến giảm 28%. Việt Nam trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm
năng nhất khu vực ASEAN.

7


Hình 9. Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2016 – 2020 (tỷ USD) (Nguồn:
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020)
Bản đồ TMĐT Việt Nam của Iprice cho thấy bốn sàn giao dịch TMĐT hàng

đầu hiện nay là Shopee, Lazada, thế giới di động, Tiki, ...

Hình 10. Các Website/ ứng dụng TMĐT phổ biến tại Việt Nam (Nguồn:
iPrice.vn)
Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông
Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước
tính đạt 12 tỷ USD. Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ
USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau
Indonesia. Số lượng danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam
mua trong năm nay tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng
8


trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng
doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp 1,5 lần. Tuy nhiên thời điểm
này, thương hiệu Việt thất thế trên sàn TMĐT mùa dịch: Trung bình trong 12
tháng gần nhất, trong số các sản phẩm được tìm kiếm trên sàn, chỉ có 17% mang
thương hiệu Việt. Tỷ lệ này thậm chí cịn có xu hướng giảm từ 2020 (20%) đến
2021 (cịn 14%).


Hình 11. Biểu đồ thể hiện lý do lựa chọn thương hiệu nước ngồi thay vì
thương hiệu Việt (Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020)
Một số chỉ số khác:

9


Nguồn: Digital in VietNam
1.2. Khái quát về chủ đề
Ai sinh ra trên đời cũng đều có riêng cho mình những mục đích sống khác
nhau, nhưng dù là mục đích, lý tưởng gì thì chúng ta đều cần có sức khỏe mới
thực hiện được. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể nói sức khỏe là quan trọng
nhất đối với cuộc sống mỗi người. Sức khỏe tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc
sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước
mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Bởi nếu bệnh tật, ốm đau, chúng ta thường
sẽ khơng cịn đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến những việc khác.
Tính đến hiện nay, Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong
50 năm qua. Ước tính hiện nay có đến 50 - 100 triệu ca sốt xuất huyết hàng năm tại
hơn 100 quốc gia có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới. Sốt
10


xuất huyết là bệnh virut do muỗi truyền, bệnh giống như cúm nặng, đôi khi gây ra
biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết là
bệnh virut có thể gây ra đại dịch, đang nổi lên nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế
giới. Bệnh phát triển mạnh ở các vùng đô thị nghèo, ngoại ô và nông thôn, nhưng
cũng ảnh hưởng đến các khu dân cư khá giả ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết / sốt xuất
huyết nặng, nhưng phát hiện sớm và đến sớm các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế
đúng cách có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%. Các biện pháp kiểm soát

véc tơ hiệu quả là vấn đề then chốt trong cơng tác phịng chống sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hại đến sức khỏe con người. Nếu khơng được
chẩn đốn sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng
nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong. Do đó
mà mỗi người cần phải nhận thức được sự nguy hiểm của sốt xuất huyết gây ra.
Hiểu được điều đó, em chọn đề tài bài viết “BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY
HIỂM NHƯ THẾ NÀO? 5 điều bạn nên lưu ý” để cung cấp thêm những thơng
tin cần thiết, hữu ích giúp cho mọi người để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

11


PHẦN II: LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp.
2.1.1. Khái niệm
Website/ trang thông tin điện tử, được hiểu là tập hợp các trang web, dùng
để thiết lập một/ nhiều trang thông tin. Thường nằm trong một tên miền/ tên
miền phụ trên World Wide Web (www) và có thể được xây dựng từ các tệp tin
HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ
(trang mạng động).
Hiện nay, với những ứng dụng của website mang lại, chúng ta có thể hiểu
website là một văn phòng hay một cửa hàng ảo, trưng bày những nội dung như
hình ảnh, âm thanh, video, tất tần tật về các thông tin của doanh nghiệp với mục
đích quảng bá thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Ví dụ: Website Tập đồn Doji:

Hình 12. Website tập đồn
DOJI 2.1.2. Vai trị của website đối với doanh nghiệp
Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Không bị giới hạn về thời gian,

không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một
cách kịp thời.
12


Hình 13. Tỷ lệ doanh nghiệp có website các năm 2013 – 2020 (Nguồn: Báo
cáo chỉ số TMĐT Việt Nam)
Tăng phạm vi khách hàng: Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ
khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

Hình 14. Tỷ lệ đơn đặt hàng (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020)
Tăng tính tương tác: doanh nghiệp giúp khách hàng nhanh chóng tìm kiếm
các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Điều này làm giảm bớt thời
gian tìm kiếm cho khách hàng và đưa doanh nghiệp lên một thứ hạng tốt hơn.

Xúc tiến kinh doanh hiệu quả: Khi xây dựng một trang web riêng, doanh
nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

13


Dịch vụ khách hàng hiệu quả: Giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng
ý, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những
thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực.

Hình 15. Chính sách và dịch vụ hỗ trợ của website/ ứng dụng (Nguồn: Sách
trắng TMĐT Việt Nam 2020)
Nền tảng cho sản phẩm bán hàng: Các trang web là nền tảng tốt để giới
thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa
phương mà cịn với khách hàng trên tồn thế giới.

Xây dựng thương hiệu: Trang web phản ánh một hình ảnh chun nghiệp
thơng qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền
và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín,
tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên tồn thế giới.
Xác định khách hàng tiềm năng: Với các cuộc điều tra có sẵn trên web,
khách hàng có thể để lại ý kiến, truy vấn và thể hiện quan điểm của mình về
doanh nghiệp. Chi tiết thông tin cá nhân của khách hàng giúp doanh nghiệp tìm
được các khách hàng “ruột” đầy tiềm năng.
Dễ dàng tuyển dụng: Vị trí tuyển dụng việc có thể được quảng cáo trên
web và các ứng cử viên có thể tiếp cận và nộp hồ sơ trực tuyến. Bằng cách này,
khâu tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

14


Tăng năng lực cạnh tranh: Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh khơng có
trang web thì các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp
có trang web vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu mua bán của bản thân.
Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng: Khơng chỉ cập nhật nhanh
chóng, tải lên trang dễ dàng mà cịn tốn ít thời gian, công sức. Nếu sử dụng trang
web, doanh nghiệp không cần mất chi phí in ấn, phát hành cũng như thời gian
quảng bá, chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi.
Phân tích sản phẩm: Khi những chỉ số thông tin được hiện thị trên trang
web, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón
nhận hay khơng, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi
đúng đắn.
Website giúp tiết kiệm thời gian, chi phí: Khơng mất nhiều thời gian để
giới thiệu thơng tin sản phẩm, qua website khách hàng có thể tham khảo thơng
tin sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
Ngồi ra, Website cịn giúp cắt giảm chi phí nhân viên bán hàng, tiền thuê

mặt bằng, ... Mặt khác, nếu bạn là một công ty lớn hơn, website cũng là một diễn
đàn nội bộ, bạn có thể tương tác với các nhân viên của mình bằng các đăng tin
thơng báo trên website, ... để loại bỏ các cuộc họp bất tận gây lãng phí nguồn lực
cơng ty.


Như vậy, website là cơng cụ vơ cùng cần thiết và quan trọng cho doanh nghiệp.
Nó tạo ra hàng loạt tiện ích tuyệt vời, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi số. Việc
phát triển Website của mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết song phải có
chiến lược cụ thể để khai thác triệt để được vai trị của nó mang

lại.
2.2. SEO và các khái niệm cơ bản
2.2.1. Khái niệm SEO
SEO, được biết đến với tên tiếng anh là Search Engine Optimization, là quá
trình tối ưu website, nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả
cơng cụ tìm kiếm, từ đó tăng traffic website và chất lượng traffic.
15


Việc có bài SEO tốt, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và khả năng sử
dụng một trang web. Hơn nữa, SEO on top làm tăng độ tin cậy của trang web, cũng
như lượt truy cập của người dùng, tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng.

SEO được coi là phương thức quảng cáo có hiệu quả lâu dài, nên chi phí sẽ
giảm dần theo thời gian khác hồn tồn với các loại hình quảng cáo khác.
2.2.2. Mục đích của SEO
Đưa website lên TOP, tiếp cận với khách hàng tiềm năng và chuyển đổi
thành khách hàng thực sự.
Cung cấp thông tin hữu ích, chính xác, có nguồn tham khảo rõ ràng để

người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ, tăng độ tin cậy, uy tín của website
đối với khách hàng, cũng như đưa thương hiệu đến gần hơn với họ.
2.2.3. Các bước viết bài chuẩn SEO
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Bước 2: Xây dựng bố cục bài viết
Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn SEO
Bước 4: Kiểm định và chèn Keyword
Bước 5: Tối ưu Internal Link và External Link
Bước 6: Đăng tải bài viết
2.2.4. Một số khái niệm trong SEO
2.2.4.1. Tên bài
Tên bài hay còn gọi là tiêu đề bài viết, chỉ có 1 tiêu đề được hiển thị dao
động từ 60 – 65 ký tự và không được trùng lặp so với đối thủ. Thẻ tiêu đề cần
phải làm nổi bật từ khóa nhưng khơng được nhồi nhét, từ khóa càng xuất hiện
sớm càng tốt, và cần được chèn một cách tự nhiên. Viết tiêu đề thu hút bằng
cách chèn số, từ ngữ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực vào tiêu đề để kích thích và
hấp dẫn người đọc, như kinh ngạc, bí kíp, bất ngờ, ...
2.2.4.2. Thẻ mô tả (Meta description)
Từ ngữ trong thẻ mô tả cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung chính, hấp dẫn
người dùng click vào bài viết. Thẻ mô tả tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện
desktop và tối ưu trên thiết bị di động. Cần phải chứa từ khóa nhưng khơng nhồi
16


nhét trong thẻ mơ tả. Nó phải gợi lên cảm xúc và đưa ra gải pháp giải quyết “nỗi
đau” người dùng đang gặp phải tạo.
2.2.4.3. Nội dung bài viết
Đoạn đầu tiên phần mở bài thường dưới 155 từ, thể hiện nội dung chính
của bài viết và đi thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, cũng như hứa hẹn đưa
ra giải pháp giải quyết khó khăn hiện tại của họ. Đừng qn chèn từ khóa chính

vào 100 từ đầu tiên một cách tự nhiên nhất và các từ khóa phụ, từ khóa liên quan
1-2 lần. Việc mở đầu bằng câu hỏi và thân bài trả lời cho câu hỏi đó sẽ vơ cùng
thu hút người đọc. Ngồi ra, có thể đưa lý do vì sao bài viết lại quan trọng, xứng
đáng dành thời gian đọc và nêu đúng vấn đề của người dùng.
Thân bài nên là câu trả lời giải đáp truy vấn của người dùng, phải thể hiện
được những gì bạn chia sẻ thực sự có ích đối với họ, độ dài khoảng 1000 – 2000
từ. Bố cụ bài cần trình bày rõ ràng, chia thành nhiều đoạn nhỏ, chứa những nội
dung xoay quanh chủ thể của bài viết, mỗi ý có heading chứa từ khóa chính hoặc
từ khóa liên quan. Bài viết cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, có chiều sâu
nhưng khơng lan man, lạc đề. Xen kẽ nội dung chữ viết thơng thường là hình
ảnh, video, infographic, ... để giúp content hấp dẫn hơn, nhất là trong ẩm thực,
nội thất và quần áo. Có thể ngắt nhỏ mỗi đoạn từ 2 – 3 câu để người đọc dễ theo
dõi mà khơng có cảm giác chán nản.
Kết bài có vai trị tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài
viết, có độ dài từ 80 – 150 từ. Đây cũng là cơ hội tốt để nhắc lại vấn đề của bài
viết nhằm kêu gọi hành động. Bên cạnh đó, cần chèn từ khóa lần cuối và trích
dẫn nguồn nếu có.
2.2.4.4. Từ khóa (keyword)
Từ khóa là một từ/ cụm từ xác định một chủ đề/ đối tượng, ... được người
dùng nhập vào mục tìm kiếm của google, gồm từ khóa chính và các từ khóa liên
quan. Cần nghiên cứu từ khóa để nắm bắt được cụ thể nhu cầu tìm kiếm của
người dùng, từ đó cung cấp thứ họ cần. Từ khóa dài ít cạnh tranh và dễ SEO
web hơn so với từ khóa ngắn.
17



×