Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO CHỦ ĐỀ: “6 TÍNH NĂNG MỚI CỦA IPHONE 14 PRO MAX ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI ANDROID”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MƠN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN
SEO THEO CHỦ ĐỀ: “6 TÍNH NĂNG MỚI CỦA IPHONE 14 PRO
MAX ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI ANDROID”


❖ Yêu cầu trình bày bài tập lớn:
- Bài tập lớn yêu cầu đánh máy dưới dạng báo cáo có trang bìa in tên đề tài bài tập
lớn, tên, lớp các sinh viên thực hiện.
- Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ: Time New Roman 13-14, dãn dòng 1.3 -1.5
tùy vào cỡ chữ 13 hay 14. Lề trên, lề dưới: 2.5cm, Lề phải 3cm, lề trái 2cm. Đánh số trang
theo quy định
- Độ dài báo cáo từ 10 - 20 trang (tùy từng chủ đề)
- Trình bày đẹp, sáng sủa, rõ ràng.
Nội dung
I. Phần mở đầu

4

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

4

1.2 Khái quát về chủ đề

4


II. Phần lý thuyết

5

2.1 Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp.

5

2.2 SEO và các khái niệm cơ bản

5

III. Phần Thực hành

6

3.1 Tìm Kiếm từ khóa

6

3.2 Viết Bài viết chuẩn SEO

9

3.3 Đăng bài viết chuẩn SEO

9

3.4 Chạy backlink cho bài viết :
IV. Kết luận.


10
11


I. Phần mở đầu
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một ngành công nghiệp trẻ tại Việt Nam, đang trên đà phát triển lý
tưởng. Đặc biệt, hơn 2 năm dịch Covid đã thay đổi thói quen mua sắm của đa số người tiêu
dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online. Đây là một trong những đòn bẩy tạo ra
những con số phát triển đáng kinh ngạc của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong những
năm gần đây.
Tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Năm 2020 – 2021 là hai năm dịch Covid hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế quốc gia. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ công thương), hầu hết các
ngành đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng so với các năm trước. Tổng kết
cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong vòng 30 năm qua, chỉ ở mức
2,58%.
Tuy nhiên, trái ngược với tình hình chung của các ngành công nghiệp khác, ngành thương
mại điện tử Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ trọng doanh thu bán lẻ
thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 27% so với
cùng kỳ năm 2020.


Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu
Metric.vn cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành thị trường lớn thứ hai
Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Xét trên quy mơ tồn thế giới, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam cũng đạt con
số vượt trội hơn. Cụ thể, theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là
16,24% năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. Con số này tại Việt Nam là

hơn 20% năm 2021, với quy mơ 16 tỷ USD. Dự đốn tốc độ phát triển của thương mại điện
tử nước ta năm 2025 có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.
Trong suốt 7 năm vừa qua, ngành thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng
trưởng từ 16-30%. Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, dự đốn quy
mơ thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 20%
so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD.
Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam


Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện tử có thị phần
lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của 4 sàn thương mại điện tử này trong nửa đầu năm
2022, dựa vào các báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng dữ liệu Big
Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng (từ 11/2021-5/2022).

Theo biểu đồ, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Đây là một
cơng ty thuộc tập đồn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh
số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ.
Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng
khoảng 1/3 doanh số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba, Trung
Quốc.
Shopee và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm vị trí số 3, 4
với thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.


1.2 Khái quát về chủ đề
Apple Inc. là một tập đồn cơng nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino,
California, chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính
và các dịch vụ trực tuyến. Thương hiệu với dịng sản phẩm điện thoại iPhone nổi tiếng luôn
được ra mắt đều đặn hàng năm với những nâng cấp, cải tiến mới về kiểu dáng, tính

năng,...Năm 2022, Apple tiếp tục cho ra mắt dòng điện thoại iPhone 14 mới với các sản
phẩm iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max đã gây sự chú ý với
cộng đồng u cơng nghệ nói chung và các fan của “nhà Táo khuyết” nói riêng.
Cho đến hiện tại, dịng điện thoại này vẫn nhận được sự quan tâm đáng kể đến từ cơng chúng
và dịng iPhone 14 Pro Max ln trong tình trạng cháy hàng, cháy mẫu mã. Vì vậy, những
bài viết về các tính năng, đặc điểm, review về dịng điện thoại này sẽ có lượt truy cập đều
đặn. Đặc biệt, mỗi khi một dòng sản phẩm mới được ra mắt sẽ ln có sự so sánh với các
dịng sản phẩm tương tự về tính năng, trải nghiệm người dùng. Với Apple, các sản phẩm
luôn được đặt lên bàn cân so sánh bởi hệ điều hành, hệ sinh thái riêng biệt của họ luôn là mối
quan tâm của công chúng. Từ đó, tất yếu sẽ ln có sự so sánh với các dòng điện thoại
Android.
Phần thực hành của bài báo cáo sẽ diễn giải các bước để hoàn thành một bài viết theo chuẩn
SEO chủ đề công nghệ - số hóa với nội dung về “6 tính năng mới của iPhone 14 Pro Max
đã được sử dụng trên điện thoại Android”. Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh
việc Apple vẫn giữ ngun thiết kế, tính năng và khơng thay đổi gì nhiều nhưng lại ln tăng
giá sản phẩm theo từng năm. Thậm chí, những tính năng được hãng cho là mới thực ra lại đã
được ra mắt bởi các hãng điện thoại Android từ trước. Bài viết này sẽ giúp những người
đang phân vân bởi mức giá cao của iPhone có thể tham khảo sang các dịng điện thoại
Android khác để giảm chi phí khơng cần thiết.


II. Phần lý thuyết
2.1 Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp.
2.1.1. Khái niệm Website:
Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video,
flash ... thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain)
trên World Wide Web của Internet. Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web
(web server) có thể truy cập thơng qua Internet.
Website cịn gọi là trang web hoặc trang mạng và nội dung liên quan được xác định bằng
một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Tất cả các trang web có

thể truy cập cơng khai đều tạo thành World Wide Web. Cũng có những trang web riêng tư
chỉ có thể được truy cập trên mạng riêng, chẳng hạn như trang web nội bộ của công ty dành
cho nhân viên của công ty. Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích
cụ thể, chẳng hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã hội. Siêu liên kết
giữa các trang web hướng dẫn điều hướng của trang web, thường bắt đầu với trang chủ.
Website được tương tác và hiển thị đến với người dùng thơng qua các phần mềm gọi là
"trình duyệt web" với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trị chơi và các thông tin khác
ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Website
được tạo nên bởi các nhà thiết kế web.
Website đóng vai trị là một văn phịng hay một cửa hàng trên mạng Internet - nơi giới thiệu
thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp (hay
giới thiệu bất cứ thông tin gì) để khách hàng có thể truy cập ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các
khách hàng, đối tác trên Internet.
2.1.2. Vai trò của website đối với doanh nghiệp.
1. Cung cấp thông tin doanh nghiệp:


Ở thời điểm mạng Internet và các thiết bị di động như: laptop, máy tính bảng, điện thoại
thơng minh phát triển như hiện nay, khách hàng có nhu cầu mua hàng, họ thường có xu
hướng tìm hiểu thơng tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ thông qua website. Hãy thử hình
dung, nếu khách hàng lên cơng cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,...) gõ tìm kiếm tên cơng ty
bạn mà khơng có website hiển thị hoặc trên tấm danh thiếp bạn gửi mà khơng có website thì
họ sẽ đánh giá như thế nào về doanh nghiệp? Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng công
ty mới thành lập, quy mô cịn nhỏ lẻ nên chưa có trang web và thơng tin chưa được cập nhật
trên cơng cụ tìm kiếm Google, Cốc Cốc,.... Sẽ có những hồi nghi về mức độ uy tín, sự
chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn cung cấp. Và
điều này sẽ có tác động rất lớn đến quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ hay chỉ đơn giản là
vấn đề hợp tác làm ăn kinh doanh. Nhưng nếu doanh nghiệp bạn sở hữu một trang web riêng
thì mọi chuyện được giải quyết rất dễ dàng. Khách hàng không những sẽ khơng cịn băn

khoăn về vấn đề ở trên mà ngược lại, họ sẽ có những đánh giá mang tính tích cực, rất có lợi
cho cơng việc kinh doanh và bán hàng của bạn về lâu dài.
2. Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng:
Một cửa hàng hay doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại
bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi bạn xây dựng một trang
web riêng thì phạm vi khách hàng sẽ khơng bị giới hạn. Doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội nhận
được những đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước và sẽ tăng lên theo thời
gian. Nếu khơng có trang web thì khách hàng chỉ có thể liên hệ mua sản phẩm, dịch vụ hay
tương tác với doanh nghiệp bạn trong giờ hành chính. Điều này có nghĩa là khả năng để
khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ sẽ bị giới hạn. Nhưng khi bạn có một website
riêng thì mọi thứ sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi tương
tác, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
3. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ:


Khi sở hữu một website được thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho hoạt động kinh doanh
của bạn những lợi thế to lớn. Website giúp các đơn vị kinh doanh trong mọi lĩnh vực như:
thời trang, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, dịch vụ,…cung cấp đầy đủ thông tin
và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng gần xa một cách nhanh chóng, rộng rãi trên
Internet. Website được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp
phần quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
nhanh chóng giúp xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín, đồng thời nâng cao sức mạnh
cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường. Sử dụng website để làm quảng cáo trên
các công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,...) hay mạng xã hội (Facebook, Youtube,...) sẽ
mang lại hiệu quả bán hàng rất tốt.
4. Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng:
Một nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,...nằm trong hẻm hay ở các quận huyện ngoại thành là
địa điểm mà ít khách hàng biết đến. Chính vì vậy, website là sự lựa chọn hồn hảo nhất trong
việc quảng bá thông tin, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng đối với các cá nhân,
doanh nghiệp làm kinh doanh mà khơng có được vị trí địa lý thuận lợi.

- Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, website được xem như là cửa hàng thứ hai, giúp
bán hàng tự động. Ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì bạn có thể tận dụng lợi
thế của công nghệ thông tin để mở một cửa hàng trên Internet mà ở đó khách hàng có thể tìm
hiểu thơng tin và đặt hàng ngay trên trang web. Như vậy, website sẽ giúp các chủ kinh doanh
mở rộng được quy mô hoạt động mà không tốn chi phí th nhân cơng, th mặt bằng mà
vẫn có thể tăng doanh thu bán hàng.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, website là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng
bá hình ảnh cơng ty, cung cấp thông tin đến khách hàng. Dịch vụ là một sản phẩm vơ hình
nên khơng thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường thực tế. Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm và sử
dụng các loại hình dịch vụ như: du lịch, kế tốn, bảo vệ, ăn uống, giải trí,...đều được thực
hiện chủ yếu thông qua mạng Internet và website. Chính vì vậy, việc thiết kế website kết hợp


làm marketing online rộng rãi sẽ giúp cho đông đảo khách hàng biết đến doanh nghiệp bạn
cũng như các loại hình dịch vụ mà bạn đang cung ứng và sẽ chủ động liên hệ với bạn khi có
nhu cầu.
2.2 SEO và các khái niệm cơ bản

-

Khái niệm về SEO:

SEO (Search Engine Optimization) là một phương pháp làm tăng thứ hạng địa chỉ website
cơng ty trên cơng cụ tìm kiếm. Để đạt được điều đó, người thực hiện cần hiểu được thuật
tốn xếp thứ hạng của cơng cụ tìm kiếm và chỉnh sửa bài quảng cáo phù hợp với các cụm từ
được tìm kiếm nhiều nhất (Giáo trình Thương mại điện tử, 2014). Nếu doanh nghiệp có thể
thực hiện SEO tốt thì sẽ có thể cải thiện khả năng sử dụng một trang web và trải nghiệm của
người dùng cũng như làm tăng độ tin cậy của trang web.

-


Các yếu tố cấu thành nên bài viết chuẩn SEO

1. Từ khóa
Trong SEO, từ khóa là một cụm từ mơ tả chủ đề của trang web, đại diện cho các truy vấn
trên các trang tìm kiếm. Nghiên cứu từ khóa tức là nghiên cứu cụ thể nhu cầu tìm kiếm của
người dùng để cung cấp thứ họ cần. Từ khóa dài sẽ ít cạnh tranh hơn so với từ khóa ngắn.
Từ khóa được phân loại thành 3 nhóm, gồm từ khóa có tính cạnh tranh thấp, từ khóa dễ liên
kết, và từ khóa kiếm tiền. Từ khóa có tính cạnh tranh thấp có tính ổn định cao, phù hợp với
mọi giai đoạn phát triển của trang web. Từ khóa dễ liên kết là từ khóa có tính mở, phù hợp
với nhiều lĩnh vực. Từ khóa kiếm tiền là những từ có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp, trực tiếp tác động đến doanh thu của doanh nghiệp.
2. Tiêu đề bài viết


Mỗi bài viết chỉ có một tiêu đề, tiêu đề này không trùng lặp với đối thủ. Độ dài của tiêu đề
dao động trong khoảng 60-65 ký tự. Người viết cần phải làm nổi bật từ khóa trong tiêu đề, và
làm tiêu đề trở nên thu hút bằng những cách như chèn số, từ ngữ cảm xúc tích cực hoặc tiêu
cực.
3. Phần mở bài
Đoạn đầu tiên của bài viết nên có độ dài dưới 155 từ, cần thể hiện được nội dung chính của
bài viết và đi thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, cũng như hứa hẹn đưa ra giải pháp giải
quyết khó khăn hiện tại của họ. Mở bài với một câu hỏi và để phần thân bài trả lời cho câu
hỏi đó cũng là một cách để thu hút người đọc. Ngồi ra cũng có thể đưa ra lý do vì sao bài
viết lại quan trọng, xứng đáng được quan tâm và nêu đúng vấn đề của người dùng.
4. Phần thân bài
Thân bài là phần để giải đáp những truy vấn của người dùng, thể hiện được rằng nội dung
bài viết thật sự có ích với họ. Thân bài có độ dài tối ưu trong khoảng 1000 - 2000 từ. Bố cục
thân bài nên rõ ràng, chia thành nhiều đoạn nhỏ là những nội dung xoay quanh chủ thể của
bài viết, mỗi ý có tiêu đề chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan.

Cụ thể như sau:
● Tiêu đề ý 1... (H2 số 1 = từ khóa chính)
● Tiêu đề ý 2... (H2 số 2 = từ khóa phụ)
● Tiêu đề ý 3... (H2 số 3 = từ khóa liên quan)
Phần thân bài cần cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, có chiều sâu.
Bên cạnh đó, hình ảnh, video, infographic cần được trình bày xen kẽ với nội dung chữ viết
để tránh bài biết bị nhàm chán và kém thu hút. Các nội dung trong bài viết cần được ngắt
thành đoạn nhỏ từ khóa cần được phân bố đều, tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 13%.


5. Kết bài
Phần kết bài có độ dài tối ưu là 80 - 150 từ, có vai trị tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm
quan trọng của bài viết. Nên nhắc lại thương hiệu mình nhằm kêu gọi khách hàng hành động
trong phần kết bài và chèn từ khóa lần cuối và trích dẫn nguồn nếu có.
6. Các yếu tố tối ưu hóa bài viết:
● Tối ưu Sub-heading (H2, H3, H4 ...) (không quá 300 chữ): Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa
(support) cho H1, H3 support cho H2, H4 support cho H3 ...Nếu đã dùng đến H2 thì phải có
từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo tính logic.
● Mật độ từ khóa: Tần suất keyword chính cần SEO nên xuất hiện nhiều nhất (chèn 5-6 lần)
so với các keyword còn lại. Mật độ từ khóa tối ưu là 1-3%
● Internal link: liên kết nội bộ trỏ từ trang này sang trang khác trong cùng website.
● External link: liên kết trỏ ra bên ngồi website khác trên Internet
III. Phần Thực hành
3.1 Tìm Kiếm từ khóa
Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là công việc quan trọng để viết bài chuẩn SEO và để
làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa:
- Tìm từ khóa chính (lõi) : Chỉ ra các từ 5-10 khóa chính của chủ để….
Chủ đề: “6 tính năng mới của iPhone 14 Pro Max đã được sử dụng trên điện thoại
Android”

từ khóa: iPhone 14 Pro max
từ khóa 2: điện thoại android
từ khóa 3: tính năng iphone 14 pro max
- Tìm từ khóa mở rộng bằng các công cụ (hoặc các công cụ khác)


từ khóa mở rộng: apple iphone 14 pro max
từ khóa mở rộng 2: tính năng mới trên iphone 14 pro max

từ khóa mở rộng 3: điện thoại android giá rẻ
- Tìm từ khóa có liên quan bằng Google
Gợi ý trong ô tìm kiếm:


từ khóa mở rộng từ google 1: iphone 14 promax giá bao nhiêu
từ khóa mở rộng từ google 2: iphone 14 pro max màu tím
từ khóa mở rộng 3: iphone 14 pro max có mấy màu
- Tìm từ khóa từ website đối thủ hoặc tương tự....
từ khóa mở rộng từ website tương tự 1: nâng cấp iphone 14 pro max
từ khóa mở rộng từ website tương tự 2: iphone 14 pro max 1tb
từ khóa mở rộng từ website tương tự 3: iphone 14 pro max nơi mua
- TỔNG HỢP CÁC TỪ KHĨA TÌM
ĐƯỢC. từ khóa 1: iphone 14 pro max
từ khóa 2: tính năng iphone 14
từ khóa 3: điện thoại android


Bước 2: Đánh giá từ khóa
- Dùng Google Keyword Planner để phân tích các từ khóa đã tìm được theo Lượng tìm
kiếm ( Avg. monthly searches) và tính cạnh tranh (Competition)

- Chọn ra những từ có lượng tìm kiếm cao và tính cạnh tranh thấp.
- Bổ sung thêm các từ khóa do Keyword Planner gợi ý. Tổng hợp kết quả chọn ra các bộ
từ khóa và bắt tay vào viết bài. (03 screenshot)

Cửa sổ nhập các từ khóa để đánh giá


Cửa sổ kết quả đánh giá

Cửa sổ các keyword ideas khác

Từ khóa của bài viết sẽ là:


Từ khóa chính: iphone 14 pro max
Từ khóa mở rộng: tính năng, điện thoại android, máy android
3.2 Viết Bài viết chuẩn SEO
-

Tên bài: “6 tính năng mới của iPhone 14 Pro Max đã được sử dụng trên điện
thoại Android”

-

Thân bài:

Apple thường ra mắt iPhone mới vào mùa thu hàng năm. Và cứ mỗi lần phát hành, hãng lại
ca ngợi các tính năng mà họ mang đến cho iPhone là những cơng nghệ đột phá.
Tuy nhiên, điều đó khơng phải lúc nào cũng xảy ra. Trên thực tế, có một số tính năng trong
iPhone 14 Pro mà nhiều điện thoại Android đã có trong một vài năm. Dưới đây là một số

tính năng của iPhone 14 Pro chúng ta đã thấy trên Android.
1. Always-On Display

Tính năng Always-On Display (Ảnh: Make Use Of)
Cuối cùng, iPhone 14 Pro cũng có tính năng màn hình ln bật (AOD: Always-On Display),
cho phép người dùng xem nhanh thời gian và thơng báo của họ. Tính năng này lần đầu xuất


hiện trên điện thoại Android từ năm 2016 trên chiếc Samsung Galaxy S7, nhưng công nghệ
này thực ra đã tồn tại trên thị trường smartphone từ rất lâu.
Điện thoại đầu tiên có tính năng AOD phải kể đến chiếc Nokia 6303 được phát hành vào
năm 2008. Sau đó, nhiều máy chạy hệ điều hành Symbian và có màn hình OLED của Nokia
như Nokia N8 đều có AOD. Tuy nhiên, tính năng AOD của Apple khác với những thiết bị
khác ở chỗ, đó chính là khả năng hạ tần số qt của màn hình xuống tới 1Hz.
Khi làm như vậy, AOD sẽ giảm tối thiếu tác động đối với thời lượng pin của iPhone 14 Pro,
ngay cả khi toàn bộ màn hình đang được bật (thay vì chỉ một phần như hầu hết các điện thoại
Android). Điều này đảm bảo rằng người dùng iPhone vẫn có được thời lượng pin tuyệt vời,
mặc dù màn hình khơng bao giờ tắt đi.
2. Camera 48MP

Camera 48MP (Ảnh: Make Use Of)
Lần cuối cùng iPhone được nâng cấp độ phân giải cho camera chính là vào năm 2015 khi
iPhone 6S có cảm biến 12MP so với 8MP của iPhone 6.


Mặc dù độ phân giải cảm biến không phải là tất cả để quyết định chất lương ảnh, camera
nhưng việc Apple tăng cường độ phân giải vẫn là một điều tích cực.
Như chúng ta đã thấy, những chiếc smartphone như Samsung Galaxy S21 Ultra và Realme 8
Pro cả hai đều được ra mắt vào năm 2021 và được trang bị camera cảm biến 108 MP. Bộ đôi
iPhone 14 Pro và 14 Pro Max của Apple có thể tự hào với kích thước điểm ảnh (pixel) gộp

2.44µm - tương đương với kích thước pixel 1.22µm trước khi thực hiện thuật tốn gộp điểm
ảnh (pixel binning). Tuy vậy, kích cỡ điểm ảnh này vẫn nhỏ hơn so với camera 50.3MP cực
lớn của Xiaomi 12S, vốn có cảm biến 1 inch cùng kích thước pixel 1.6µm.
Một số người có thể cho rằng Photonic Engine của Apple sẽ tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên,
các nhà sản xuất khác, như Samsung, Google và Xiaomi, cũng đang đạt được những bước
tiến với công nghệ chụp ảnh điện tốn của họ, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp, ngay cả trong
cùng điều kiện ánh sáng yếu.
3. Khả năng tự động lấy nét của camera trước


Khả năng tự động lấy nét của camera trước (Ảnh: Make Use Of)

Hầu hết smartphone khơng có tự động lấy nét đối với camera selfie ở mặt trước bởi không
gian nhỏ dành cho camera trước không phù hợp để đặt các linh kiện phức tạp cần thiết để
kiểm soát lấy nét. Dù Apple cuối cùng cũng đã giới thiệu tính năng này cho iPhone 14 và
iPhone 14 Pro, thế nhưng người dùng Android đã được trải nghiệm khả năng tự động lấy nét
cho camera selfie từ vài năm trước.
Samsung lần đầu tiên phát hành tính năng này với S8 vào năm 2017. Google đã làm theo,
cho phép máy ảnh mặt trước của Pixel 3 tự động lấy nét vào năm 2018. Mặc dù các nhà sản
xuất khác, như Huawei, Xiaomi và Motorola, khơng có tính năng này, nhưng Apple đã phải
mất đến năm nhiều năm để áp dụng nó cho iPhone.
4. Action Mode

Chế độ quay phim Action Mode (Ảnh: Make Use Of)
Ngoài camera trước tự động lấy nét, Apple cũng giới thiệu chế độ Action Mode cho iPhone
14 và iPhone 14 Pro. Dẫu chưa có thơng tin chính xác về cách hoạt động của tính năng này,




×