Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.99 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
Môn:
Luật Hôn nhân và gia đình

ĐỀ BÀI 01:
Chứng minh ngun tắc hơn nhân tự nguyện tiến bộ qua các
điều kiện kết hôn.”
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM

:
:
:
:

ĐINH THỊ KIỀU
440127
N01.TL1
03

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................................1


1.

Nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện tiến bộ..................................................................................1

1.

Nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện kết hôn.....................................1
2.1.

Về việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định..............................................................1

2.2.

Người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự......................................................2

2.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết
hôn 3
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................4
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................5


MỞ ĐẦU
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ được coi là một trong những nguyên tắc cơ
bản, quan trọng nhất của chế độ hơn nhân và gia đình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em
xin tìm hiểu đề tài số 1: “Chứng minh nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các
điều kiện kết hôn.” trong bài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật Hôn nhân và gia đình.
NỘI DUNG
1. Ngun tắc Hơn nhân tự nguyện tiến bộ.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai

khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn. Dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác, Luật hơn nhân và gia đình của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ tại Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 quy định “Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn nhân theo ngun tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tơn trọng lẫn nhau.” và là một
trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) Việt Nam, trên
cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hơn cũng như ly hôn
theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện tiến bộ qua các điều kiện
kết hôn.
Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định tại Điều 8
của Luật này. 1 Nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện tiến bộ được thể hiện như sau:
2.1.

Về việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.

Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ nhằm xây
dựng gia đình, sinh đẻ và ni dạy con. Để đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của con, bảo
đảm cho hơn nhân tồn tại bền vững thì những người kết hơn phải hồn tồn tự nguyện.
Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ đều quy định việc kết hơn phải có sự ưng thuận của
chính người kết hơn. Việc hai người kết hôn một cách tự nguyện được hiểu là trường hợp
nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hồn tồn tự do theo ý chí của họ, khơng có sự

1

Xem: Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.

1



tác động của bên nào, của bất kì ai. Hai bên mong muốn trở thành vợ chồng là xuất phát từ
tình cảm yêu thương, quý mến và mong muốn gắn bó, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ quy định: “Việc kết hôn do nam nữ tự
nguyện quyết định”. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ
là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thoả mãn
nhu cầu tình cảm giữa hai người. Sự tự nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu tố
quan trọng bảo đảm cho hơn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Tự nguyện trong việc
kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hơn. Mỗi bên nam nữ không bị tác
động bởi bên kia hay của bất kỳ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với ý muốn của
họ.
Tự nguyện kết hôn được thể hiện qua việc người kết hôn bày tỏ mong muốn kết hơn
với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Để
đảm bảo việc kết hơn hồn tồn tự nguyện, những người muốn kết hơn phải cùng có mặt
tại cơ quan đăng ki kết hơn nộp tờ khai đăng kí kết hôn, đồng thời pháp luật không cho
phép cử người đại diện trong việc đăng kí kết hơn. Điều này nhằm đảm bảo cho việc kết
hơn là hồn tồn tự nguyện.
2.2. Người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự
Khi kết hôn, các bên nam nữ phải thể hiện ý chí của mình là mong muốn được kết
hơn. Do vậy, người kết hơn phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình để
bảo đảm sự thể hiện ý chí thống nhất với ý chí của họ. Phảp luật quy định người kết hôn
phải không bị mất năng lực hành vi dân sự là xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng và của con cái, của các thành viên trong gia đình.
Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 thì người kết hơn phải là
người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự là người
do bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình teho yêu cẩu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan. Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận của giám định pháp y tâm thần (Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015). “Những người
đang bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
2



vi của mình thì khơng thể hiện được ý chí, đồng thời cơ quan đăng ký kết hôn cũng không
thể đánh giá được sự tự nguyện của họ. Vì vậy, họ không thể kết hôn.”2
Trước đây, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trường hợp người mất năng
lực hành vi dân sự thuộc diện cấm kết hôn. Hiện nay, Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014 khơng đưa vào trường hợp cấm nữa mà là một điều kiện kết hôn 3. Sở dĩ pháp luật
không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn bởi vì mục đích của
hơn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, vì vậy, nếu những người mất năng
lực hành vi dân sự kết hôn sẽ khơng đảm bảo được mục đích của hơn nhân và cũng nhằm
đảm bảo sự tự nguyện trong hôn nhân.
2.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hơn
Ngun tắc hơn nhân tự nguyện tiến bộ cịn được thể hiện thông qua Luật đưa ra các
quy định cấm các hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn và lừa dối kết hôn, sở dĩ Luật
đưa ra quy định này là do các hành vi này đều dẫn đến hậu quả là khơng đảm bảo được
tính tự nguyện và tiến bộ của các bên nam nữ khi họ muốn kết hôn.
Hành vi được xem là kết hôn giả tạo khi các bên kết hôn nhằm che giấu một mục
đích khác mà khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình. Cưỡng ép kết hơn là hành vi buộc
người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Lừa dối để kết hôn là một trong hai
người kết hơn đã nói sai sự thật về mình làm cho người kia lầm tưởng mà kết hôn. Tất cả
những hành vi vừa nêu đều không đảm bảo sự tự nguyện của các bên nam nữ, ý chí của họ
đã bị tác động dẫn tới việc họ kết hôn trái với nguyện vọng của bản thân.
Mặc dù vậy, không phải lúc nào cơng chức tư pháp cũng có thể nhận diện được
nam, nữ kết hôn không tự nguyện, đặc biệt là trong trường hợp lừa dối kết hôn hay kết hôn
giả tạo. Vì vậy, việc bảo đảm kết hơn tự nguyện vẫn mang tính tương đối, hiện tượng kết
hơn khơng dựa trên sự tự nguyện của nam nữ vẫn xảy ra trên thực tế.

2
3


T.S Ngơ Thị Hường (2015), Giáo trình Luật HN&GĐ, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Tư pháp, tr29.
Xem: điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

3


KẾT LUẬN
Nguyên tắc tự nguyện tiến bộ trong hôn nhân vừa là điều kiện đảm bảo cho hơn
nhân có giá trị pháp lý cũng đồng thời là cơ sở để vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc
và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hơn nhân và gia
đình.
3. Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hơn nhân và gia
đình.
4. Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự.
5. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
6. Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2016
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội.
8. Ngơ Thị Hường (2015), Giáo trình Luật HN&GĐ, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb
Tư pháp.
9. Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình – Vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
10. Bùi Thế Mạnh (2017), Bảo đảm thực hiện các điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện

hành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
11.Bùi Thị Mừng (2006), Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhìn từ góc độ bình
đẳng giới, Tạp chí Luật học Số 3/2006, tr 59 – 64.
12. Trần Thị Phương Thảo (2014), Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
13.Huyền Trang, Một số đổi mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi
năm 2014. Nguồn: />Ngày truy cập: 10/7/2021.
14.Nguyễn Thị Phương, Kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai bên bị mất khả năng
nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và hướng giải quyết. Nguồn: />ket-hon-khi-mot-trong-hai-ben-hoac-ca-hai-ben-bi-mat-kha-nang-nhan-thuc-khanang-dieu-khien-hanh-vi-va-huong-giai-quyet.html
Ngày truy cập: 10/7/2021.
4


PHỤ LỤC

Từ một cuộc hôn nhân không tự nguyện. Nguồn ảnh: Internet.
/>
5



×