Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích nội dung nguyên tắc thận trọng khách quan trong hoạt động hỏi cung bị can, vướng mắc và điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.12 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
ĐỀ BÀI:
“Phân tích nội dung nguyên tắc thận trọng khách quan trong
hoạt động hỏi cung bị can, vướng mắc và điều kiện đảm bảo
thực hiện nguyên tắc này”

HỌ VÀ TÊN

:

ĐINH THỊ KIỀU

MSSV

:

440127

LỚP

:

N03 – TL2

Hà Nội, 2022



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................................... 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN....................................... 1
1. Khái niệm hỏi cung bị can ........................................................................ 1
2. Nguyên tắc hỏi cung bị can ...................................................................... 1
3. Nguyên tắc thận trọng khách quan trong hoạt động hỏi cung bị can ....... 2
II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG KHÁCH QUAN TRONG
HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN ................................................................ 2
1. Phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những biện pháp trái
pháp luật để thu thập lời khai của bị can ....................................................... 2
2. Không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị
can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can................. 4
3. Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của
bị can trước khi sử dụng. ............................................................................... 5
III. VƯỚNG MẮC VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC THẬN TRỌNG KHÁCH QUAN TRONG HỎI CUNG BỊ CAN .......... 5
1. Một số vướng mắc còn tồn tại .................................................................. 5
2. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thận trọng khách quan ............ 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 8


MỞ ĐẦU
Hoạt động hỏi cung bị can đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong vụ án
hình sự, nhằm thu thập thêm thông tin cũng như làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án. Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc thận trọng khách
quan trong hoạt động hỏi cung bị can có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc điều
tra và xét xử vụ án hình sự, giảm được án oan sai, vụ án được giải quyết nhanh
chóng. Tuy nhiên hiện nay trên thực tế vẫn có những vướng mắc trong việc thực
hiện nguyên tác thận trọng, khách quan. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em

xin được làm rõ qua đề bài thi kết thúc học phần môn Khoa học điều tra tội
phạm: Phân tích nội dung nguyên tắc thận trọng khách quan trong hoạt động
hỏi cung bị can, vướng mắc và điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN

1. Khái niệm hỏi cung bị can
Theo Giáo trình Khoa học điều tra hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội,
khái niệm hỏi cung bị can được hiểu là: “Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra
được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan
đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.”1
2. Nguyên tắc hỏi cung bị can
“Nguyên tắc” là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo”2. Hoạt
động hỏi cung bị can trên thực tế cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định. Vì rằng hoạt động hỏi cung bị can là một hoạt động tố tụng do Điều tra
viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về
các tình tiết của các hành vi phạm tội3. Từ đây, có thể hiểu nguyên tắc hỏi cung
bị can là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo chung cho hoạt động của các Điều

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2021.
Trung tâm Từ điển học (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
3
Viện Khoa học Pháp lý, Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp.
1
2

1



tra viên trong quá trình hỏi cung bị can mà các Điều tra viên phải tuyệt đối tuân
thủ khi tiến hành hoạt động này.
Trên thực tế, khi Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can cần phải tuân thủ
02 nguyên tắc sau: Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật; Thận trọng khách quan.
3. Nguyên tắc thận trọng khách quan trong hoạt động hỏi cung bị can
Nguyên tắc thận trọng, khách quan trong hỏi cung bị là quy định yêu cầu
Điều tra viên trong quá trình hỏi cung bị can phải tuyệt đối tuân thủ: Điều tra
viên phải có thái độ làm việc thận trọng – luôn cẩn thận, kiểm tra lại tính xác
thực trong lời khai của bị can; ln tôn trọng, đảm bảo không sửa chữa, không
thêm bớt cũng như làm sai lệch, hướng những tình tiết trong lời khai của bị can
theo ý muốn của Điều tra viên đảm bảo tính ngun vẹn, đầy đủ của các tình tiết
trong lời khai của bị can như nó vốn tồn tại.
II.

NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG KHÁCH QUAN
TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN

Trong hoạt động hỏi cung bị can, thơng thường bị can sẽ có thái độ bất hợp tác,
khai báo gian dối để che giấu đi những hành vi phạm tội của bản thân. Vậy nên,
nguyên tắc thận trọng khách quan được pháp luật quy định bên cạnh nguyên tắc
nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật để tránh cho những trường hợp xấu xảy ra. Và
để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi hỏi cung bị can, điều tra viên cần phải quán
triệt một số vấn đề sau:
1. Phải có thái độ khách quan, khơng được áp dụng những biện pháp
trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự: “Bị can là người
hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp
nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo
quy định của luật này.” Tức là, bị can không có nghĩa có tội, bị can chỉ có tội khi

có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, tuy bị can sẽ bị hạn chế
2


một số quyền cơng dân xong bị can vẫn cịn những quyền cụ thể được quy định
tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự và quyền con người và quyền công dân
trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Vậy nên Điều tra viên không được áp đặt
ý muốn chủ quan của mình lên lời khai của bị can, khơng được ép buộc hay có
hành vi khác để hướng lời khai của bị can theo ý mình, phải ln giữ lập trường
trung lập.
Thái độ khách quan của điều tra viên còn phải được quán triệt trong cả tinh
thần kiên quyết và thận trọng trong từng sự việc và từng con người cụ thể cần
điều tra. Đối với những vụ án và người phạm tội đã quá rõ ràng thì tinh thần,
thái độ của cán bộ xét hỏi là phải kiên quyết tiến công và cố gắng ngay từ phút
đầu làm cho bị can phải nhận tội bằng những nghiệp vụ điều tra xét hỏi được
pháp luật cho phép. Pháp luật nghiêm cấm người có thẩm quyền sử dụng các
hình thức mớm cung, dụ cung, bức cung hoặc nhục hình, các hành vi này có thể
dẫn tới hậu quả xấu, bất lợi cho bị can. Điều tra viên, kiểm sát viên dùng nhục
hình hoặc bức cung đối với bị can phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 373
hoặc Điều 374 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thực tế, một số biện pháp trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can phổ
biến là: đe dọa, khủng bố tinh thần bị can, dụ cung, mớm cung, …ngồi ra cịn
có các biện pháp như: đánh đập, tra tấn, cùm, xiềng, bắt đứng suốt cả buổi hỏi
cung, bắt ăn nhạt,…4Hậu quả là sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của bị
can, lời khai không đảm bảo được tính khách quan, thậm chí có trường hợp lời
khai bị sai sự thật, có thể gây ra hậu quả khó lường cho kết quả điều tra, làm ảnh
hưởng, xâm phạm đến những quyền lợi hợp pháp của bị can, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới vụ việc, có thể dẫn tới việc án oan sai.
Để nguyên tắc này được thực hiện tốt, chủ thể có thẩm quyền hỏi cung phải
có trình độ chun mơn nghiệp vụ, thái độ khách quan và làm chủ được nghề

nghiệp cũng như phải nắm rõ những quy định của pháp luật, có tư duy pháp lý
Trần Nguyên Quân, Nguyễn Thị Mai Nga, Hỏi cung bị can và kiểm sát hỏi cung bị can theo quy định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Tạp chí Kiểm sát số 16 (tháng 8/2016)
4

3


cao để có thể vận dụng tốt pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động
hỏi cung bị can, tránh gây ảnh hưởng đến tính khách quan trong lời khai của bị
can.
2. Khơng được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của
bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can.
Lời nhận tội của bị can có thể được coi là một chứng cứ đặc biệt quan
trọng, nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Trên thực tế, có rất
nhiều trường hợp bị can khai báo gian dối hòng trốn tội, tự ý thay đổi các tình
tiết của vụ án nhằm làm rối loạn hướng điều tra của cơ quan điều tra, làm ảnh
hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Trường hợp bị can nhận tội thay cho
người thân của mình hoặc nhận thay cho người khác như trường hợp của Vũ
Quốc Dũng đã nhận tội giết người thay cho Dương Văn Khánh (tức Khánh
“trắng”) trong vụ án giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 phố Hàng
Chiếu, Hà Nội xảy ra vào năm 1991.Việc xác minh tính chân thực thơng qua lời
khai của bị can là một quá trình hết sức phức tạp bởi nó có thể sai lệch do tri
giác hoặc nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự nhầm lẫn. Và điều tra viên không
được quá tin tưởng vào lời nhận tội của bị can, phải đánh giá một cách cẩn thận
trước khi kết luận, đồng thời không được đưa cảm tình cá nhân hay sự thiên vị, ý
chí chủ quan áp đặt gây ảnh hưởng đến lời khai của bị can.
Vì vậy, điều tra viên cần nghiên cứu cẩn thận hồ sơ vụ án, các tình tiết cụ thể
để lập kế hoạch hỏi cung một cách thích hợp. Trong q trình hỏi cung cần có
một tâm lý vững cùng sự tập trung cao độ, trường hợp bị can quanh co chối cãi,

kéo dài thời gian, điều tra viên cần phải có phương pháp tâm lý thích hợp như
trấn an, động viên khuyến khích bị can khai báo trung thực. So sánh lời khai một
cách kỹ lưỡng, đối chiếu với hồ sơ vụ án, chứng cứ cùng các tài liệu khác để đưa
ra kết luận chính xác. Khơng được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ
duy nhất để buộc tội, kết tội (khoản 2 Điều 98 BLTTHS năm 2015).

4


3. Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai
của bị can trước khi sử dụng.
Việc xác minh lời khai của bị can có đúng sự thật hay khơng là một q trình
địi hỏi vốn hiểu biết và kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của điều tra viên,
để nắm bắt được tâm lý của bị can trong quá trình khai báo, tâm lý tội phạm
cùng hành vi , từ đó đưa ra những nhận xét khách quan, chân thực, đầy đủ và
thống nhất về các sự việc, tình tiết trong vụ án.
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 96/2015/QH13 quy định về cơng tác điều
tra, lập hồ sơ của Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là
“phải tuân thủ pháp luật, thu thập, đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ
buộc tội, chứng cứ gỡ tội để xác định đúng sự thật vụ án…Theo đó, để đảm bảo
thu được những bản cung có giá trị, trong quá trình hỏi cung bị can, kiểm sát
viên không chỉ đơn thuần sử dụng biện pháp ghi chép lời khai của bị can, mà
phải đồng thời áp dụng linh hoạt các thủ thuật, chiến thuật, phương diện được
pháp luật cho phép đấu tranh với bị can, miễn là các phương pháp, chiến thuật
này không trái với quy định của pháp luật. Nếu lời khai của bị can mâu thuẫn
với hiện trường thì phải kiểm tra, thậm chí thực nghiệm điều tra bằng cách dựng
lại hiện trường để so sánh, đối chiếu với lời khai.
III.

VƯỚNG MẮC VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG KHÁCH QUAN TRONG HỎI
CUNG BỊ CAN

1. Một số vướng mắc còn tồn tại
Thực tế cho thấy, việc thực hiện nguyên tắc thận trọng khách quan trong hỏi
cung bị can chưa thực sự triệt để, vẫn còn rất nhiều hành vi vi phạm nguyên tắc
xảy ra.
Thứ nhất, việc điều tra viên áp đặt ý chí của bản thân lên lời khai của bị can
vẫn cịn diễn ra rất nhiều, hình thức ép cung, mớm cung vẫn còn tồn tại, chưa
thực sự bảo đảm được tính khách quan.
5


Ví dụ: Theo lời kể của anh Nguyễn Thanh Chấn – nạn nhân của án oan 10
năm: “Khi mới bị bắt, lúc nào tôi cũng kêu oan. Nhưng, chẳng ai tin tôi cả. Buồn
nhất là vợ tôi, em đồng hao tôi cũng hỏi vặn: “Sao anh lại làm những chuyện
như thế?”. Có cán bộ điều tra vừa hỏi, vừa cầm dao, lăm lăm đe dọa. Có người
cịn cầm búa giơ lên dọa nếu khơng khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm
tơi bị chuyển 3-4 buồng. Trong hơn 1 tuần khơng được ngủ nên đầu óc quay
cuồng, lâng lâng, khơng cịn muốn phản kháng nữa. Vào buồng của phạm nhân
Phạm Duy Hồng còn bị tên này đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt
hát”, ơng Chấn uất nghẹn kể. Hơn 1 tuần kể từ khi bị bắt với những lần lấy cung
như thế, không đêm nào chợp mắt, cuối cùng, ông Chấn đã nhận cái tội giết chị
Nguyễn Thị Hoan.
Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra khi tiến
hành hỏi cung bị can đã dễ dàng “tin”, chấp nhận lời khai, lời nhận tội của bị can
mà không tiến hành các biện pháp xác minh, đánh giá độ chân thực, chính xác
và khách quan trong lời khai nhận của bị can. Từ đó bỏ qua những tình tiết mâu
thuẫn của vụ án cùng những chứng cứ gỡ tội. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
chất của vụ án, có thể dẫn tới án oan sai, khiến người dân thiếu đi niềm tin vào

cơ quan có thẩm quyền.
2. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thận trọng khách quan
Một là, sớm hoàn thiện tổ chức cơ quan điều tra và tăng cường số lượng Điều
tra viên để phục vụ tốt công tác điều tra. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển
vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến cơng đấu
tranh phịng chống tội phạm, bởi hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, diễn biến
phức tạp, đòi hỏi sự đổi mới về hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta, củng cố
kiện toàn cơ quan điều tra, đổi mới cả về quy mô lẫn chất lượng đội ngũ Điều tra
viên, đảm bảo thực hiện tốt công tác điều tra, ngăn chặn hành vi phạm tội, bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới đất
nước.
6


Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về tố tụng hình sự, đặc biệt
là những chế định liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,
quyền bào chữa của bị can, bị cáo,…cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện các chế
định đó trong thực tế hoạt động hỏi cung bị can của các điều tra viên hiện nay.
Từ đó đáp ứng được tính khách quan, sự thật, xét xử đúng người, đúng tội, tránh
oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, bảo vệ được lợi ích của nhà nước, xã hội,
các cơ quan, tổ chức khác.
Ba là, nâng cao trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm đối với công việc của các
điều tra viên. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác giáo dục về đạo đức, nhân cách
đối với mỗi cán bộ có nhiệm vụ hỏi cung thông qua việc mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng chuyên nghiệp cũng như tuyển chọn các cán bộ đáp ứng đủ các điều kiện
đặt ra.
Bốn là, trong quá trình điều tra, tiến hành hỏi cung bị can, cán bộ cần phải
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tài liệu, chứng cứ có liên quan để hiểu cụ thể về vụ
việc, từ đó có kế hoạch hỏi cung một cách chủ động. Sau khi công tác hỏi cung

kết thúc, điều tra viên cần phải kiểm tra, so sánh đối chiếu các bản khai với tài
liệu liên quan.
KẾT LUẬN
Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khách quan trong hoạt động hỏi cung
bị can mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, giúp
vụ án được giải quyết nhanh chóng, hạn chế được án oan sai. Tuy nhiên cần có
nghiệp vụ vững chắc cùng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
kết hợp các biện pháp tâm lý tác động trực tiếp đến bị can trong quá trình hỏi
cung, cùng việc xác minh, đánh giá tính chân thực của lời khai để hoạt động hỏi
cung mang lại hiệu quả, thu được lời khai có giá trị chứng cứ. Từ đó cơng lý
được thực thi, củng cố niềm tin vào cơ quan tư pháp của nước nhà của nhân dân.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018, Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam
4. Trung tâm Từ điển học (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
5. Viện Khoa học Pháp lý, Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp.
6. Trần Nguyên Quân, Nguyễn Thị Mai Nga, Hỏi cung bị can và kiểm sát
hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015,
Tạp chí Kiểm sát số 16 (tháng 8/2016).
7. Dương Minh Hồng (15/10/2018), Bàn về chiến thuật hỏi cung, vận
dụng chiến thuật hỏi cung bị can trong một số trường hợp cụ thể,
/>8. Dương Minh Hồng, Bàn về kỹ năng hỏi cung bị can,
/>23pQKjscTTgVjI0YqI#.Yku0jdvP3IW
9. Hoạt động sử dụng chứng cứ và nguyên tắc sử dụng chứng cứ trong tố

tụng hình sự, />
8



×