Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.42 KB, 2 trang )
Biện pháp khoa học phòng chống bệnh
Greening trên cây có múi?
Các cơ quan khoa học tại đây đã khuyến cáo nông dân thực hiện
nhiều biện pháp thiết thực để phòng trị bệnh Greening trên cây
có múi. Trước hết, nông dân có thể đưa các mẫu lá cây nhiễm
bệnh đến Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Đại
học Cần Thơ nhờ chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trong vài ngày
sau khi cây bị nhiễm bệnh. Cơ quan này ứng dụng kỹ thuật PRC
(Polymerase Chain Reaction) lấy mẫu lá nhiễm bệnh (màu lốm
đốm vàng hoặc lá non), sau đó trích ADN từ gân lá, gây phản
ứng bằng các dung dịch trong bộ thí nghiệm để chạy PCR. Cuối
cùng, dùng phương pháp điện di để phát hiện vi khuẩn. Nhờ đó,
có thể phát hiện bệnh greening rất sớm, thay vì từ 1 – 3 năm sau
khi trồng cây như trước đây.
Đối với cây đã nhiễm bệnh, nhà vườn có thể sử dụng chế phẩm
có chứa nấm Trichoderma do Trường Đại học Cần Thơ sản xuất
(tên thương mại là Trico – ĐHCT). Chế phẩm này có tính năng
phòng và trị bệnh thối rễ trên cây cam quít do nấm Fusarium,
nấm Phytophthora làm thối gốc, thân và trái cây đồng thời còn
có khả năng trị được bệnh mốc hồng do nấm Corticium
salmonicolor gây ra. Cách phòng và trị bệnh cho cây là cuốc đất
tạo thành rãnh tròn xung quanh tán cây (ngang 30 cm, sâu 10
cm), cho xác bã hữu cơ như bã thực vật, phân gia súc đã hoai
xuống rãnh rồi phun thuốc có chứa nấm Trichoderma lên rãnh.
Một tuần sau, bón thêm vôi để tăng dinh dưỡng cho đất. Sau từ
10 – 15 ngày, bón phân hóa học (có thành phần NPK) theo tỉ lệ
1-3-2 để giúp rễ cây mau phục hồi lại. Chế phẩm này còn có tác
dụng phân hủy xác bã thực vật nhanh, giúp tăng độ dinh dưỡng
cho cây. Nhiều nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp), Tam
Bình (Vĩnh Long) đã sử dụng trên hàng trăm ha cây có múi, kết