Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC KHOAI TÂY docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.59 KB, 3 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
KHOAI TÂY
Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định
và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng
trong công nghiệp chế biến. Chi phí sản xuất trồng khoai tây
thường cao, nhất công lao động. Sau khi thu hoạch lúa rơm
rạ thường đốt, không bổ xung lại đồng ruộng ảnh hưởng
đến môi trường và hệ sinh thái. Để giải quyết được khó khăn
trên chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu.
1. Thời vụ trồng:
2. Đất trồng, làm đất.
- Tháo cạn nước ruộng, cắt sát gốc rạ, bón vôi bột lượng 15 - 20
kg/sào. Khi độ ẩm đất 70 - 75% (Nắm đất thấy dính tay, nước
không chảy ra kẽ ngón tay) thì tiến hành trồng.
- Cày luống rộng 120 - 130 cm, rãnh rộng 30 cm, sâu 20 - 25
cm.
3. Chuẩn bị khoai giống:
- Lượng giống: Khoảng 1.100 - 1.200 củ giống (35 - 40 kg/sào;
1,0 - 1,1 tấn giống/ha)
- Ủ mầm: Vặt mầm chính, rải khoai dày 5 - 10 cm, phủ rơm
hoặc bao tải đay ẩm khoảng 3 - 4 ngày, khi mầm phụ mọc dài
0,5 - 1 cm thì đem trồng. Nếu củ giống to thì bổ củ làm 2 phần.
* Cách bổ củ khoai giống: Bước 1: Hơ dao qua lửa; Bước 2:
Bổ dọc củ khoai sao cho mỗi phần củ có từ 2 - 3 mắt; Bước 3:
Chấm mặt cắt củ khoai vào xi măng khô; Bước 4: Đặt ngửa củ
khoai lên nong, nia hoặc bạt; khi mặt cắt khô, đem trồng. Quay
lại Bước 1 để tiếp tục bổ củ khác.
4. Cách trồng:
- Trồng 2 hàng so le trên 1 luống: Hàng cách hàng: 40 cm; Cây
cách cây: 30 cm.


- Rải phân bón lót giữa luống (Phân chuồng + NPK + Đạm Urê
trộn đều)
- Đặt nghiêng củ giống, chú ý không để củ giống tiếp xúc với
phân bón; Phủ kín củ bằng đất bột để cố định củ và giúp cây
nhanh ra rễ.
- Phủ rơm, rạ dày 5 - 7 cm kín mặt luống. Khi cây cao 5 cm thì
tỉa mầm, chỉ để 3 - 4 mầm/khóm. Khi cây cao 20 cm, phủ thêm
1 lớp rơm, rạ dày 10 - 12 cm quanh gốc cây kết hợp bón phân
thúc lần 1.
5. Phân bón và cách bón: (Tính cho 1 sào Bắc bộ)
* Lượng phân bón: 5 - 8 tạ phân chuồng; 20 - 25kg NPK
5.10.3
;
12 - 14 kg Đạm Urê; 10 - 12 kg Kali Clorua. Có thể thay thế
phân đạm và phân kali bằng phân NPK
12.5.10
để bón thúc.
- Bón lót (Khi trồng): 5 - 8 tạ phân chuồng; 20 - 25 kg NPK
5.10.3
;
4 - 5 kg đạm.
- Thúc lần 1 (Sau trồng 3 tuần hoặc khi cây cao 20 cm): 4 - 5 kg
đạm + 5 - 6 kg kali + Phủ bổ sung rơm rạ.
- Thúc lần 2 (Sau trồng 6 tuần): 3 - 4 kg đạm + 5 - 6 kg kali.
* Cách bón thúc: Vạch rơm, rải phân vào giữa 2 cây rồi phủ lại
(Nếu đất khô phải tưới bổ sung ngay sau khi bón).
6. Nước tưới: (Đảm bảo độ ẩm đất 70 - 75%)
- Lần 1 (Sau trồng 2-3 ngày): Cho nước ngập 1/3 rãnh, để ngấm
đủ ẩm rồi tháo cạn.
- Lần 2 (Sau thúc lần 1): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm đủ

ẩm rồi tháo cạn.
- Lần 3 (Sau bón thúc lần 2): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm
đủ ẩm rồi tháo cạn.
- Ngoài ra: Khi nào đất khô có thể tưới bổ sung bằng ô doa hoặc
bằng gáo.
- Trước thu hoạch 15 - 20 ngày (Sau trồng 10 tuần), không tưới
nước để tránh thối củ.
7. Thu hoạch:
Sau trồng xung quanh 90 ngày, khi cây có biểu hiện thân lá
chuyển vàng, vỏ củ nhẵn bóng và rắn chắc. Thu hoạch khi trời
nắng ráo

×