Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận triết học mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.28 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA ĐÀO TẠO CƠ BẢN
Bộ mơn : Chính trị & Pháp luật

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
CHỦ ĐỀ 11: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NỘI
DUNG VÀ HÌNH THỨC.PHÂN TÍCH MỖI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC. Ý NGHĨA CỦA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Họ và tên : NGUYỄN HUY HOÀN
Mã sinh viên : 23A4601D0086
Lớp : 2346A02
Giảng viên : TS. Bùi Thị Thuỷ

Hà Nội, 2023


MỤC LỤC
A. Mở đầu

……………………………………………………. 3

B. Nội dung
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1 Khái niệm …………………………………………………... 4
1.2 Quan điểm của Mác – Lênin về hình thức …………………. 4
2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
2.1 Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít …...5
2.2 Nội dung giữ vai trị quyết định tuyệt đối với hình thức trong quá
trình vận động phát triển của sự vật …………………………… 6


2.3 Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung ………… 7
2.4 Nội dung và hình thức có thể chuyển hố cho nhau ……… 8
3. Ý nghĩa của phương pháp luận …………………………………

8

C. Kết luận ………………………………………………………… 11
Tài liệu tham khảo ……………………………………………….

2

12


A.

LỜI NÓI ĐẦU

Từ trước đến nay , xuyên suốt chiều dài lịch sử , từ việc con người phát minh ra
chữ cái , chữ số , … đến hàng triệu phát minh lớn nhỏ sau này ta đều thấy có bóng
dáng của triết học. Kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà triết học cổ, C.
Mác và Lênin đã đưa ra những quan điểm về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về đề tài này, tôi đã chọn đề tài “ Quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin về nội dung và hình thức. Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận về nghiên cứu
này.”

B.
1.


NỘI DUNG

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nội dung và hình thức.

3


1.1

: Khái niệm

-

Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt , những yếu tố , những quá

trình tạo nên sự vật.
-

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự

vật, hiện tượng ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngồi,
mà cịn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
-

Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong triết học với hình thức bên

ngồi của sự vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự
vật,tức là cơ cấu bên trong của nội dung.
->


Nội dung và hình thức là một phạm trù quan trọng trong phép biện chứng duy

vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Ví dụ:
+ Ở mỗi phân tử nước (H2O), các yếu tố vật chất cấu thành nên nó là 2 nguyên tử
hidro,và 1 nguyên tử oxi gọi là nội dung, còn cách thức liên kết hố học H-O-H chính
là hình thức.
+ Trong cơ thể con người, nội dung là các bộ phận (như chân,tay), cơ quan, q trình
trong cơ thể. Cịn hình thức là tổng thể các phương thức liên kết, các mối liên hệ của
các bộ phận, cơ quan, quá trình tạo nên cơ thể.
1.2

: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nội dung và hình thức.

-

Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép duy vật biện chứng của

chủ nghĩa Mác – Lênin và nội dung và hình thức là một trong những nội dung về
nguyên lý về mối liên hệ phổ thông dùng nhằm mục đích chỉ mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức.
-

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin ta có thể nhận thấy rằng , thực chất bất cứ sự vật
4


hiện tượng nào cũng có hình thức bề ngồi của nó nhưng phép biện chứng duy vật
chú ý chỉ hình thức bên trong của nó, hay chúng ta đều có thể hiểu là cơ cấu bên trong

của nội dung. Trong cặp phạm trù này , phép biện chứng duy vật chủ yếu được sử
dụng và nó nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung , phép biện chứng duy
vật trong cặp phạm trù này là cơ cấu của nội dung chứ khơng chỉ nói đến hình thức
bên ngoài của sự vật.
2.

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau . Mối quan hệ giữa nội

dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng . Trong đó nội dung sẽ quyết định hình
thức , cịn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung.
2.1

: Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.

-

Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật , hiện

tượng . Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức . Khơng có hình thức nào
mà khơng chứa nội dung và cũng khơng có nội dung nào mà khơng tồn tại trong một
hình thức nhất định . Theo quan điểm của duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ
những mặt , những yếu tố , những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của
sự vật hiện tượng . Cịn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật , là
cách tổ chức kết cấu của nội dung . Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần nội
dung ,vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức . Vì vậy , nội dung và hình
thức khơng bao giờ tách rời nhau được .
-

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó


nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung
và hình thức khơng phải ln ln có sự thống nhất. Thơng thường, q trình biến
đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một
hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự khơng cịn phù hợp
giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự

5


phù hợp mới.
-

Khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại khơng tách rời nhau, khơng có

nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình
thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định.
Cùng một nội dung trong q trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện,
ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau .
Ví dụ :
+ Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức.
Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người hiền lành,dũng cảm,trung thực có thể biểu
hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch,…
+ Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
Nội dung cô Tấm là người xinh đẹp,hiền hậu;với nội dung ông Trương Ba là người
lương thiện, ngay thẳng có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức đó là kịch.
2.2

: Nội dung giữ vai trò quyết định tuyệt đối với hình thức trong quá trình vận


động phát triển của sự vật .
-

Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi . Con hình thức tương đối

bền vững , ổn định . -> Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự
biến đổi nội dung , cịn hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn , ít hơn so với nội
dung .
-

Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng như bắt đầu từ nội dung sẽ kéo

theo sự biến đổi hình thức cho phù hợp với nó . Khi nội dung biến đổi thì hình thức
buộc phải biến đổi phù hợp với nội dung mới.
Ví dụ :
-

Nội dung mối quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè -> Khi đó hình

thức quan hệ giữa 2 người sẽ khơng có giấy chứng nhận kết hơn. Cho đến khi anh A
6


và chị B kết hơn,thì nội dung quan hệ đã thay đổi,nên hình thức quan hệ này buộc
phải thay đổi theo(có giấy chứng nhận kết hơn).
-

Sự phát triển của sự sống (nội dung ) của con bướm trải qua 4 hình thức tồn tại

nhất định : trứng , ấu trùng , nhộng và trưởng thành . Vòng đời phát triển của loài

bướm nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ mơi trường , nguồn thức ăn . Mỗi hình
thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
2.3

: Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.

-

Tuy nội dung gắn vai trò quyết định với hình thức nhưng điều đó khơng có

nghĩa là hình thức chỉ “ ngoan ngỗn ” đi theo nội dung . Trái lại , hình thức ln độc
lập nhất định và tác động tích cực vào nội dung :
+ Khi hình thức phù hợp với nội dung , hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội
dung . Ngược lại , nếu khơng phù hợp , hình thức sẽ ngăn cản , kìm hãm sự phát triển
của nội dung.
+ Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát
triển của sự vật
-

Lúc đầu , những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên

hệ tương đối bền vững của hình thức . Nhưng khi biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới
một lúc nào đó , hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm
hãm sự phát triển của nội dung . Lúc này , hình thức khơng phù hợp với nội dung nữa.
-

Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ

phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành.Trên cơ sở hình thức mới, nội dung
mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất .

Ví dụ:
Học có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, khơng nhất thiết theo hình thức
truyền thống mà có thể dưới những hình thức phù hợp, có thể làm tăng hiệu quả học

7


tập như:đóng kịch, trị chơi, tham quan, diễn đàn, …Một mơn học khi được học dưới
hình thứctrực tiếp sẽ có hiệu quả hơn hình thức học online.
2.4

: Nội dung và hình thức có thể chuyển hố cho nhau

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cịn biểu hiện ở sự chuyển hoá lẫn nhau giữa
chúng . Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác
hay quan hệ khác là hình thức và ngược lại.
Ví dụ :
Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ,
hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong
quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm
như thế nào lại là nội dung cơng việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa
3.

Ý nghĩa phương pháp luận

-

Thứ nhất , không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hố một

trong hai mặt đó.

Do nội dung và hình thức ln gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động
thực tiễn , ta khơng được tách rời nội dung và hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái
cực sai lầm :


Tuyệt đối hố hình thức, xem thường nội dung.



Tuyệt đối hố nội dung, xem thường hình thức

-

Thứ hai , căn cứ trước hết vào nội dung để xét đốn sự vật.
Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định , là kết quả của

những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình
thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó ; do vậy ,
muốn biến đổi sự vật , hiện tượng phải tác động , làm thay đổi nội dung của nó.

8


Ví dụ :
Tặng q ( hình thức ) nhằm thể hiện tình cẩm ( nội dung ) . Nếu coi nặng việc
tặng quà sẽ làm mất đi ý nghĩa của nội dung. Thậm chí tặng quà với giá trị lớn bất
thường thì nó có thể sẽ trở thành hối lộ trong trường hợp nào đó chứ khơng phải tình
cảm nữa.
-


Thứ ba , phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để

thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội
dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi và khi giữa nội dung và hình thức xuất
hiện sự khơng phù hợp thì trong những điều kiện nhất định , phải can thiệp vào tiến
trình khách quan , đem lại sự cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội
dung đã phát triển và đảm bảo cho nội dung phát triển hơn nữa , không bị hình thức
cũ kìm hãm .
- Thứ tư , Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật
Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần nhiều hình
thức có thể có mới cũng như cũ , kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có , lấy
hình thức này bổ sung , thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kì hình thức nào
cũng trở thành cơng cụ phục vụ nội dung mới
Ví dụ :
Lịng u nước cần phải biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của mỗi người dân Việt Nam , chẳng hạn : quyên góp ủng hộ
người nghèo , ủng hộ đồng bào miền Trung gặp thiên tai bão lũ , học giỏi để giúp đất
nước ,…
Lênin kịch liệt phê phán những thái độ :
+ Chỉ thừa nhận các hình thức cũ , bảo thủ , trì trệ , chỉ muốn làm theo hình thức cũ .

9


+ Phủ nhận hồn tồn vai trị của hình thức cũ trong hồn cảnh cũ , chủ quan , nóng
vội , thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện vô căn cứ.

10



C. KẾT LUẬN

Triết học đóng vai trị là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của
con người . Từ thế giới quan đúng đắn , con người sẽ có khả năng nhận thức , quan
sát , nhìn nhận mọi vấn đề xung quanh . Từ đó , giúp con người định hướng thái độ và
cách thức hoạt động sinh sống của mình . Trong những hoạt động nghiên cứu của con
người về các sự vật , hiện tượng , mỗi chúng ta đều có những phương pháp khác nhau
dựa vào cách nhìn nhận của các sự vật , hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau . Dù
quan sát trong hệ quy chiếu nào đi chăng nữa , nếu chúng ta muốn nhìn thấu bản chất
của sự vật, hiện tượng , mỗi chúng ta đều có những phương pháp khác nhau dựa vào
cách nhìn nhận của các sự vật , hiện tượng dưưới nhiều góc độ khác nhau . Một trong
số đó là cặp phạm trù về nội dung và hình thức . Nếu nắm được nội dung của phạm
trù này ta có thể biết được cụ thể tổng quan và chi tiết về vấn đề đang được xem xét
và đề cập đến và ứng dụng những cặp phạm trù này vào trong đời sống của chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Triết học Mác – Lênin

2.

Ngọc Tâm Tiêu, (11/08/2016), nội dung và hình thức – khái niệm , quan hệ
11


biện

chứng




ý

nghĩa

của

phương

pháp

luận

(

/>
3.

Nội dung và hình thức : Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa của phương
pháp luận ( )

4.

Phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa của phương pháp
luận ( )

12




×