MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 9
8. Bố cục luận văn......................................................................................................... 9
Chương 1 ..................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................... 11
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu.................................................................................... 19
1.1.3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam......................................... 21
1.1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống ............................................................. 24
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................... 26
1.2.1. Khái quát về huyện Phú Quốc ..................................................................... 26
1.2.2. Quá trình hình thành làng nghề truyền thống ở Phú Quốc......................... 27
1.2.3. Tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển du lịch ở Phú Quốc............... 33
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 36
Chương 2 ..................................................................................................................... 37
THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Ở PHÚ QUỐC .......................................................................................... 37
2.1. Thực trạng làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch ở Phú
Quốc ......................................................................................................................... 37
2.1.1. Làng nghề nước mắm .................................................................................. 37
2.1.2. Làng nghề trồng tiêu ...................................................................................... 40
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại các làng nghề nước mắm và trồng
tiêu ở Phú Quốc ....................................................................................................... 44
2.2.1. Về sản phẩm ................................................................................................. 44
2.2.2. Về cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 47
2.2.3. Về môi trường .............................................................................................. 49
2.2.4. Về nguồn nhân lực ....................................................................................... 50
2.2.5. Về chính sách phát triển .............................................................................. 53
2.2.6. Về hoạt động quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch .............................. 54
2.3. Đánh giá chung ................................................................................................. 57
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................ 57
2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................ 59
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 63
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 64
Chương 3 ..................................................................................................................... 65
GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CÁC LÀNG NGHỀ .................... 65
TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ......................................... 65
Ở PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG ................................................................................. 65
3.1. Những yếu tố tác động đến làng nghề và du lịch làng nghề......................... 65
3.1.1. Q trình đơ thị hóa .................................................................................... 65
3.1.2. Yếu tố phát triển công nghệ, nguồn nguyên liệu, nhân lực, vốn và thị
trường .................................................................................................................... 66
3.1.3. Chính sách phát triển làng nghề truyền thống ............................................ 68
3.1.4. Vấn đề môi trường ....................................................................................... 70
3.2. Giá trị của làng nghề truyền thống ................................................................ 71
3.3. Giải pháp phát triển làng nghề trong phát triển du lịch ở Phú Quốc............. 75
3.3.1. Giải pháp về qui hoạch khai thác bảo đảm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ
đầu tư kỹ thuật sản xuất ......................................................................................... 75
3.3.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo vệ môi trường
để thu hút du lịch và phát triển du lịch .................................................................. 76
3.3.3. Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ........... 78
3.3.4. Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng, thuế, đất đai cho các làng
nghề phát triển du lịch ........................................................................................... 79
3.3.5. Giải pháp về hoạt động tiếp thị quảng bá làng nghề trong phát triển
du lịch .................................................................................................................... 81
3.3.6. Giải pháp kết nối hạ tầng kỹ thuật, liên kết và xây dựng các tuyến,
điểm du lịch, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề ............................................ 83
3.4. Khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề ....................... 85
3.4.1. Đối với Trung ương: .................................................................................... 85
3.4.2. Đối với Tỉnh ................................................................................................. 85
3.4.3. Đối với Huyện .............................................................................................. 86
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 92
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề thủ công truyền thống là nghề mang đậm nét văn hoá của dân tộc
Việt Nam, nó gần gũi và gắn liền trong đời sống hàng ngày của người dân nông
thôn. Mỗi sản phẩm không đơn thuần là một mặt hàng mang giá trị vật thể mà
còn chứa đựng cả giá trị phi vật thể. Ở tỉnh Kiên Giang nổi tiếng với nhiều nghề
thủ công truyền thống như: Nghề làm nước mắm, nghề trồng tiêu ở Phú Quốc,
nghề dệt chiếu Tà Niên, nghề nặn đồ đất Hòn Đất, nghề chế tác đồi mồi ở Hà
Tiên, nghề đan lục bình ở Gị Quao, nghề làm bánh tráng ở Giồng Riềng,…
Những sản phẩm của những nghề này đã trở thành mặt hàng thiết yếu và ưa
chuộng của người dân trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, đời sống người dân phát triển, kéo theo đó là q trình đơ thị
hố nên một số nghề thủ cơng truyền thống hiện có nguy cơ mai một và người
dân dần quên đi giá trị văn hố của nó. Chính vì vậy rất cần có những cơng trình
sưu tầm nghiên cứu để nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các
làng nghề truyền thống ông cha để lại.
Đồng thời, trong những năm gần đây nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lịch làng nghề... tăng rất nhanh. Khách du lịch trong và ngoài nước
đến với Phú Quốc để trải nghiệm, khám phá vùng đất “Đảo Ngọc” này. Nhiều du
khách đã trực tiếp tham quan, trải nghiệm rượu sim, hồ tiêu và các nhà thùng làm
nước mắm..., phát hiện nhiều giá trị văn hoá, kinh tế của làng nghề nước mắm,
trồng tiêu. Làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc, Kiên
Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, việc phát triển du
lịch mạnh mẽ cũng vừa đem lại những tín hiệu tích cực, nhưng cũng có những
tác động tiêu cực đến đời sống vật chất, tinh thần, trong đó vấn đề mơi trường là
biểu hiện rõ nét nhất đối với cộng đồng cư dân ở Phú Quốc.
2
Do đó, đây là yêu cầu cấp thiết cần có một cơng trình khoa học mang tính
tổng hợp cao góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề và phát triển du lịch mang
đậm bản sắc văn hoá địa phương, vì thế học viên chọn đề tài “Làng nghề truyền
thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc, Kiên Giang” để nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định vai trị làng nghề truyền thống ở Phú Quốc, luận văn đã
đi sâu giới thiệu các giá trị làng nghề, hiệu quả hoạt động của làng nghề trong
phát triển du lịch ở Phú Quốc, coi phát triển du lịch làng nghề là một hướng quan
trọng.
Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm duy trì phát triển các làng nghề truyền
thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Làng nghề ở Việt Nam đã xuất hiện, tồn tại và phát triển lâu đời. Du lịch
làng nghề là một loại hình du lịch khá mới ở Việt Nam. Tinh đến nay, nước ta đã
có nhiều cơng trình và đề tài liên quan.
3.1. Những cơng trình liên quan đến làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Bùi Văn Vượng [60] “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam”
(2002). Tác phẩm đã đề cập đến nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng ở Việt Nam.
Mỗi làng nghề đều được tác giả miêu tả khá chi tiết từ lịch sử hình thành đến q
trình phát triển và các cơng đoạn trong khâu sản xuất tạo ra sản phẩm. Ngoài ra,
tác giả Bùi Văn Vượng [59] cịn có tác phẩm “Di sản thủ công mỹ nghệ Việt
Nam” do NXB Thanh niên xuất bản năm 2000. Cơng trình nêu lên một cách có
hệ thống từ sự ra đời của các làng nghề, phố nghề cho tới các nghệ nhân và sản
phẩm đặc sắc, tiêu biểu, quy trình sản xuất, thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật,
truyền dạy nghề, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của các nhóm nghề thủ
cơng nổi tiếng.
3
Nguyễn Đình Hịe [19], trong cơng trình “Định hướng phát triển các làng
nghề miền Đông Nam Bộ đến năm 2020” (2010) đã sử dụng phương pháp thống
kê mô tả kết hợp với phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gồm: Nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu,
công nghệ, năng lực quản lý của chủ cơ sở sản xuất nghề và dự báo kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề. Nghiên cứu đã bổ sung
thêm yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề: Cách thức cạnh tranh và liên kết
giữa các cơ sở sản xuất ở cùng làng nghề hay sự hỗ trợ và liên kết ngành; mức
độ quan tâm của các cơ sở sản xuất đến kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực
quản lý. Hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, mà
chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề.
Đinh Xuân Nghiêm [38], trong đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn “Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề Việt Nam”
(2010) đã phân tích hệ thống chính sách tác động tới sự phát triển bền vững làng
nghề Việt Nam gồm: chính sách phát triển làng nghề về kinh tế (quy hoạch phát
triển làng nghề, chính sách về đất đai cho làng nghề, chính sách phát triển vùng
nguyên liệu cho làng nghề, chính sách về tín dụng,...); chính sách phát triển làng
nghề về xã hội (chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về bảo tồn và
phát triển làng nghề); chính sách phát triển làng nghề về mơi trường (chính sách
khoa học và cơng nghệ, chính sách bảo vệ môi trường). Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, hệ thống chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định hoặc kìm hãm sự
phát triển của làng nghề. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu cũng mới dừng lại ở
nghiên cứu thể chế chính thức (các chính sách tác động đến phát triển làng nghề)
chưa nghiên cứu thể chế phi chính thức trong các làng nghề.
Đào Ngọc Tiến [52], trong cơng trình “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
phát triển bền vững tại một số làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ” (2012)
đã đề xuất và thử nghiệm một hệ thống tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển
4
bền vững của các làng nghề truyền thống của Việt Nam trên 3 khía cạnh của phát
triển bền vững kinh tế, xã hội và mơi trường thơng qua phân tích thực trạng phát
triển bền vững tại một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hạn
chế của nghiên cứu, chỉ phù hợp với các làng nghề thủ công truyền thống, hệ
thống chỉ tiêu này khó áp dụng đối với các làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến thủy hải sản....
Mai Văn Nam [33], trong “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề
kết hợp du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long” (2013) đã sử dụng phương pháp
phân tích yếu tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các điểm du lịch đến phát
triển du lịch làng nghề. Đồng thời nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở đồng bằng sông Cửu
Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
làng nghề kết hợp du lịch: Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nhận định của du khách
về các địa điểm du lịch (sự lôi cuốn của các địa điểm du lịch, sự cảm nhận của
du khách về các địa điểm du lịch, qui mô của các điểm du lịch) và nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các làng nghề (khả năng tài chính của
các hộ, cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất và khả năng hiểu biết của các hộ làng
nghề). Hạn chế của nghiên cứu, chưa phân tích các yếu tố văn hóa truyền thống
trong làng nghề, các chính sách cho phát triển du lịch làng nghề.
Luận án của tác giả Bạch Thị Lan Anh [2] “Phát triển bền vững làng nghề
và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” (2011) đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận
thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay
ở nước ta. Tác giả đã đề xuất những định hướng giải pháp chủ yếu đẩy mạnh
phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Luận án của tác giả Trần Minh Yến [66] “Phát triển làng nghề truyền thống
ở nông thơn Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, (2003).
5
3.2. Những cơng trình liên quan đến du lịch và du lịch làng nghề
Võ Văn Thành trong [46] “Một số vấn đề văn hóa du lịch Việt Nam”
(2016) NXB Văn học – Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh đã trình bày, phân tích khá
sâu sắc về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, về phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã giới thiệu nhiều hoạt động khai
thác giá trị di sản văn hóa trong du lịch, đặc biệt có đề cập đến các làng nghề làm
rượu, làng nghề làm nước mắm, làng nghề trồng tiêu, nghề nuôi ngọc trai, nghề
ni chó săn và chó đua ở Phú Quốc, Kiên Giang.
Trước đó, trong bài của Hồ Xuân Tịnh (2008) lưu ý rằng di sản văn hóa
(Bao gồm các sản phẩm thủ công truyền thống như: Đồ mây tre đan, vải dệt thổ
cẩm, lễ hội cổ truyền…) cần được khai thác trở thành các sản phẩm văn hóa thu
hút khách du lịch… Tác giả còn nhấn mạnh: Những sản phẩm truyền thống đó
khơng chỉ mang lại thu nhập cho nhân dân địa phương mà cịn giới thiệu những
giá trị văn hóa của vùng đất và con người ra bên ngoài một cách hữu hiệu nhất
(Dẫn theo Phạm Văn Luân [31] trong luận án “Di sản văn hóa ở Bến Tre trong
phát triển du lịch”), (Chưa công bố).
Tác phẩm [13] “Làng nghề du lịch Việt Nam” của nhóm tác giả Hồng Văn
Châu, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Yến, do nhà NXB Thống Kê xuất bản năm
2008, cơng trình đã nghiên cứu về mạng lưới làng nghề ở Việt Nam, xu hướng phát
triển du lịch làng nghề trên thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đưa ra những biện
pháp phát triển bền vững làng nghề và phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam.
Luận Văn thạc sĩ của Võ Thị Ngọc Giàu [17] “Phát triển du lịch làng
nghề tại Bến Tre” năm 2015, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.
Hồ Chí Minh, đã nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch và du lịch làng nghề, về thực
trạng phát triển du lịch làng nghề và giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại
Bến Tre. Đây là tư liệu tham khảo tốt cho bản thân học viên trong thực hiện luận
văn này.
6
Kỷ yếu Hội thảo khoa học [27] “Phát triển du lịch di sản văn hóa trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh (2018) do Sở Du lịch và Hội Di sản văn hóa TP. Hồ Chí
Minh tổ chức với 39 tham luận nội dung khá phong phú đề cập đến những vấn đề
chung về du lịch và di sản văn hóa, về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
trong hoạt động du lịch, về giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa… Hội thảo
đã cung cấp nhiều thơng tin cập nhật mà luận văn này có tiếp thu, vận dụng.
3.3. Những cơng trình liên quan đến Phú Quốc – Kiên Giang
Trương Thanh Hùng [24], nhà nghiên cứu văn hóa, trong cơng trình “Văn
hóa Dân gian Phú Quốc” (2008), NXB Phương Đơng, đã viết “Cơng trình nghiên
cứu này chưa phải và càng chưa phải là một quyển địa chí, nó chỉ tập hợp những
nét sinh hoạt văn hóa dân gian có mặt tại đảo Phú Quốc như là một sự lượm lặt,
ghi chép, đồng thời có chú ý đến những cái đã mất, cái sắp mất hòng lưu giữ văn
hóa truyền thống của một vùng đảo xa xơi phía Tây Nam tổ quốc”. Tuy vậy,
cơng trình đã đề cập khá sâu sắc về các di sản văn hóa dân gian, trong đó có
nghề truyền thống như chế biến nước mắm, làm khô, trồng tiêu, thủ công mỹ
nghệ.v.v…
Công trình “Biển đảo Việt Nam – Khu vực Nam Bộ” (2015) của nhiều tác
giả [39] do NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng quan
Biển đảo Việt Nam – Biển đảo Nam Bộ, trong đó tập trung giới thiệu Phú Quốc –
Đảo Ngọc điểm đến thiên niên kỷ mới với tiềm năng du lịch dồi dào, sản phẩm du
lịch phong phú gắn với phong tục tập qn, làng chài, làng nghề truyền thống…
Cơng trình “Vùng biển đảo Tây Nam” năm 2015 do Nguyễn Mỹ Hồng
[23] biên soạn, NXB Thanh Niên đã giới thiệu ở phần ba: “Chế biến hải sản với
các nghề làm nước mắm, chế tác sản phẩm đồi mồi”, là tư liệu tham khảo bổ ích
cho tác giả luận văn.
Cơng trình “Văn nghệ dân gian Kiên Giang” (2016), nhiều tác giả [40],
do Hội Văn học - Nghệ thuật Kiên Giang xuất bản, đã giới thiệu mắm và dưa là
đặc sản của Phú Quốc từ nguồn hải sản phong phú ở biển Phú Quốc.
7
Ngồi, ra cịn nhiều bài viết như: “Những người gìn giữ sản phẩm quê
hương” của tác giả Việt Tiến được đăng trên Báo Nhân dân ngày 03/01/2010;
“Nước mắm Phú Quốc” của tác giả Hồng Cúc đăng trên báo Thanh Niên ngày
27/10/2011; “Làng nghề truyền thống” của tác giả Nguyễn Thị Diệp Mai đăng
trên báo Kiên Giang ngày 05/4/2008;… các bài viết này cũng chỉ dưới dạng phản
ảnh, phóng sự, mơ tả nguồn gốc của làng nghề, những khó khăn trong q trình
phát triển làng nghề.
Như vậy, chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu đánh giá thực
trạng, vai trò giá trị của các làng nghề truyền thống trong việc bảo tồn và phát
huy góp phần để phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Phú Quốc, Kiên
Giang trong tình hình hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các làng nghề truyền thống và việc phát huy vai trò
của các làng nghề trong sự phát triển du lịch làng nghề ở Phú Quốc.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các làng nghề nước mắm (các nhà thùng) và
làng nghề trồng tiêu ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay. Tác giả chọn thời điểm 2010 đến
nay để nghiên cứu, vì đây là thời kỳ phát triển du lịch mạnh mẽ nhất ở Phú Quốc.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Làng nghề truyền thống đã được hình thành, phát triển và gắn bó với phát
triển du lịch Phú Quốc như thế nào?
Những giá trị của làng nghề truyền thống được khai thác như thế nào trong
phát triển du lịch ở Phú Quốc?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Làng nghề ở Phú Quốc với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước
như, nghề trồng tiêu, nghề làm rượu sim, nghề nuôi và sản xuất ngọc trai, đặc
biệt là làng nghề sản xuất nước mắm đã có lịch sử hàng trăm năm. Hiện nay,
8
tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn nhưng thực trạng phát triển du
lịch làng nghề ở Phú Quốc còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như sản phẩm của
làng nghề chưa phong phú, chưa có nhiều hoạt động quảng bá để thu hút khách
du lịch, đặc biệt ô nhiễm môi trường từ các làng nghề đang là những vấn đề đáng
quan tâm hiện nay.
- Giá trị của làng nghề truyền thống hiện nay ở Phú Quốc đã được phát huy
khá hiệu quả thông qua các tour du lịch trải nghiệm. Khi du khách tham gia các
tour du lịch làng nghề ở Phú Quốc, du khách được khám phá, tìm hiểu quy trình
kỹ thuật của các nghề truyền thống, thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những
phong tục, tập quán và các nghi thức phường, hội riêng của các làng nghề … Qua
việc phát triển các tour du lịch trải nghiệm này, giá trị của các nghề, làng nghề
truyền thống tại đây không những giữ được bản sắc mà cịn tạo được cơng ăn việc
làm cho người dân, phát triển được kinh tế địa phương một cách bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài cách tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, lịch sử, du lịch học, học viên
vận dụng lý thuyết quản lý văn hóa.
Trong luận văn, học viên tập trung sử dụng hai phương pháp chính:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Học viên sử dụng phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để
xử lý. Tác giả tiến hành điều tra trên hai đối tượng:
+ Thứ nhất, đối tượng là khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến với các
làng nghề tại Phú Quốc. Bảng hỏi này được dịch sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng
Anh để điều tra du khách quốc tế. Tác giả phát ra 150 phiếu cho khách.
+ Đối tượng thứ hai là các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh các sản
phẩm làng nghề. Tác giả tiến hành phát 50 phiếu cho các cơ sở sản xuất.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Học viên sử dụng phương pháp phỏng
vấn. Đối tượng phỏng vấn của đề tài khá đa dạng bao gồm các cơ sở sản xuất,
các công ty tổ chức tour du lịch và khách du lịch trong và ngoài nước.
9
Phương pháp chuyên gia là phương pháp hỏi ý kiến và đánh giá của các
chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm ra giải pháp tối ưu cho đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nhận thức được ý nghĩa, vai trò, giá trị của làng nghề truyền thống trong
đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở Phú Quốc.
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của phát triển làng nghề gắn với phát triển
du lịch ở Phú Quốc.
- Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề ở Phú Quốc những mặt mạnh, mặt
hạn chế góp phần vào sự phát triển làng nghề truyền thống, nhất là gắn với du
lịch ở Phú Quốc.
- Là tư liệu tham khảo cho các ngành, trong đó có du lịch ở Phú Quốc, là
nguồn tư liệu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch ở Phú
Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung.
8. Bố cục luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu
Đưa ra một số khái niệm như: Nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống,
làng nghề thủ công; du lịch, du lịch làng nghề, lý thuyết nghiên cứu, đặc điểm
làng nghề truyền thống. Khái quát đôi nét về huyện đảo Phú Quốc, quá trình
hình thành và phát triển một số làng nghề tại Phú Quốc.
Chương 2: Thực trạng làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch
ở Phú Quốc
Chương này nêu lên những giá trị của làng nghề như: Giá trị văn hóa, giá
trị lịch sử và giá trị kinh tế. Nghiên cứu các giá trị của làng nghề tác động đến
đời sống văn hóa trên địa bàn và quá trình hình thành làng nghề làm nước mắm,
trồng tiêu Phú Quốc. Đặc biệt, nghiên cứu hiện trạng làng nghề như về cơ sở vật
10
chất, trang thiết bị; nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu; quy trình sản xuất; sản
phẩm làng nghề và thị trường tiêu thụ sản phấm.
Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc trong thời
gian qua, trong đó nhấn mạnh yếu tố du lịch gắn với làng nghề truyền thống.
Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò, giá trị các làng nghề truyền
thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc, Kiên Giang
Xác định những yếu tố tác động đến làng nghề như: Yếu tố đầu ra, yếu tố
nguồn nguyên liệu, yếu tố lao động, yếu tố vốn, yếu tố cơ sở hạ tầng, yếu tố
chính sách nhà nước. Từ những khó khăn thực tế từ hiện trạng của làng nghề đưa
ra những giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề, cụ thể là hai nhóm giải
pháp: Trước mắt và lâu dài, từ đó có những đề xuất kiến nghị về phát triển đối
với tỉnh và địa phương để bảo tồn và phát triển làng nghề.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Nghề
Nghề xuất hiện trong xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu làm ăn, sinh sống của
con người và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo nhiều lĩnh vực hoạt
động xã hội, nhiều khu vực lãnh thổ và cộng đồng. Những yêu cầu về mặt số
lượng, chất lượng sản phẩm của lao động địi hỏi phải có những kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ lao động. Trong xã hội có nhiều loại nghề
khác nhau ở mọi lĩnh vực hoạt động.
Cho đến nay thuật ngữ Nghề được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tuy
nhiên, vì nghề là hiện tượng xã hội, có tính lịch sử nên qua mỗi thời kỳ phát triển
của lồi người lại có những định nghĩa khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt, “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của
xã hội”, ví dụ như: Nghề đan lát, nghề dạy học, nghề may, nghề đánh cá… [57].
Trong điều kiện ngày nay, khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, một người có thể làm nhiều nghề, chuyển nghề trong
cuộc đời hoạt động của mình. Đồng thời, nghề luôn phát triển, xuất hiện nghề mới
và tiêu vong nghề cũ theo quy luật của nền kinh tế hàng hóa có “cung – cầu”, có
“cạnh tranh” với nhiều yếu tố tác động tới thị trường lao động và nghề.
Làng nghề
Có nhiều ý kiến khác nhau về làng nghề, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng,
thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh…
làng giấy vùng bưởi, Dương Ô… làng rèn sắt Cảnh Diễn, Phù Dực, Đa Hội…) là
làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ cơng chun nghiệp hay bán
chun nghiệp có phường, có ơng trùm, ơng phó cả… cùng một số thợ và phó
12
nhỏ, đã chun tâm, có quy trình cơng nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề
đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ cơng, mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở
thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung
quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngồi. Những
làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu “dân biết mặt, nước biết tên, làng đã đi
vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ trở thành văn hóa dân gian” [62].
Theo tác giả Bùi Văn Vượng: “Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ
công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người
thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nơng nhưng
u cầu chun mơn hóa cao đã tạo những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề
truyền thống ngay tại quê làng mình…” [60].
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt
động ngành nghề nơng thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”
[7].
Theo Từ điển Tiếng Việt thì làng nghề là: Có nghề truyền thống với trình độ
tay nghề cao, sản phẩm nổi tiếng của nghề [57]
Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: Làng nghề là
một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và
nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ
gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh
tế, xã hội và văn hóa.
Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu
đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề truyền thống, là nơi quy
tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chun
làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất
13
và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức
tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Theo Bùi Văn Vượng thì: “Làng nghề truyền thống là thực thể vật chất và
tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều Nghề truyền thống. Vì thế, mỗi
nghề truyền thống đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một
cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nước, do tính lan tỏa
và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời của ta cũng như ở bất cứ dân tộc
nào khác ở phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,
Hàn Quốc…)” [60].
“Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời” [7].
Theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang: “Làng nghề truyền
thống được hình thành từ lâu đời, lưu truyền ít nhất hai thế hệ; hoặc từ 50 năm
trở lên với những sản phẩm có tính riêng biệt, nổi tiếng ở địa phương hoặc nhiều
địa phương khác trong, ngoài tỉnh biết đến và có nghệ nhân thâm niên trong
nghề được cơ quan có thẩm quyền địa phương cơng nhận” [58].
Trong thực tế khó có tài liệu nào ghi lại một cách chính xác năm ra đời và
vị tổ nghề của từng nghề. Tất cả sự ghi chép đều thông qua những lĩnh vực khác,
từ đó có sự phóng đốn về niên đại và tên các vị tổ nghề. Thời gian xuất hiện của
các nghề, làng nghề có khác nhau. Được coi là làng nghề truyền thống khi đã có
nhiều thế hệ liên tiếp trong làng làm nghề đó, sống bằng nghề đó và tiếng vang
của nó đã lan xa, nhiều người biết đến.
Làng nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều nghề truyền
thống, được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn
thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Cùng với thử thách của thời gian, các
làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo,
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên
14
tâm sản xuất, có quy trình cơng nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó.
Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường.
Làng nghề truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ
truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề, lâu đời, kiểu cha truyền con nối.
Sản phẩm của họ làm ra chẳng những thiết dụng mà hơn nữa còn là hàng cao
cấp, tinh xảo, độc đáo, nổi tiếng và dường như không đâu sánh bằng. Người thợ
giỏi, nhất là nghệ nhân mặc sức sáng tạo ngay trong quá trình tạo tác sản phẩm.
Nghệ nhân, thợ cả vừa là người quản lý và chỉ đạo sản xuất, vừa là người trực
tiếp làm ra sản phẩm. Mỗi làng nghề, thậm chí đối với mỗi thợ thủ cơng khi tiếp
thu nghề ln ln có những sự cải tiến, sáng tạo, làm cho sản phẩm của mình
có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác.
Để đảm bảo cuộc sống, người dân đồng thời vừa làm nghề nông vừa đi
buôn bán và làm thêm nghề khác. Sự kết hợp đa nghề này thường được thể hiện
trong một làng hay trong từng gia đình. Nghề thủ công ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt của nông dân, nông nghiệp và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Do
nhu cầu chun mơn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng
thủ công truyền thống ngay tại làng nghề. Tuy nhiên, không phải bất cứ làng nào
có vài ba lị rèn hay dăm ba nhà làm nghề mộc, nghề khảm đều là làng nghề.
Có thể nói, làng xã Việt Nam chính là nơi sản sinh ra nghề truyền thống và
các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Quá
trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển tiểu thủ cơng nghiệp ở nơng
thơn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó lan ra
cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những quy ước như: Không
truyền nghề cho người khác làng, không truyền nghề cho con gái, uống rượu ăn
thề không được lộ bí quyết nghề nghiệp… Trải qua một thời gian dài của lịch sử,
lúc thịnh lúc suy, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn, có những nghề mới ra
đời… Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với những kỹ
thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao.
15
Làng nghề thủ công
Theo tác giả Bùi Văn Vượng: Nghề thủ công là sản xuất chủ yếu bằng tay
và công cụ giản đơn, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân. Nghề
thủ cơng vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với
tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công
truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Những sản phẩm thủ
cơng khơng chỉ là vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh
hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu
trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc
điểm của nhân văn dân tộc [60].
Hiện nay, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, máy móc đã thay thế
phần lớn sức lao động của con người nhưng nghề thủ công không mất đi mà còn
được bảo tồn và phát triển. Chúng tồn tại và phát triển song song với công nghệ
và sản phẩm hiện đại. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm thủ cơng sẽ được hiện
đại hóa, nghề thủ cơng càng phát triển thuận lợi hơn. Vì vậy, nghề thủ công với
sản phẩm tinh xảo và “bàn tay vàng” của các nghệ nhân, thợ thủ công tiếp tục
được phát huy và có vị trí quan trọng hơn trong xã hội.
Phát huy, phát triển làng nghề
Phát huy “Trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của di sản văn hóa trong
cơng tác tun truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm. Đồng thời, khái niệm “phát
huy” cũng đã bao hàm cả các hoạt động khai thác” [30], có ý nghĩa thúc đẩy cái
hay cái tốt được nảy nở, nhân thêm tác dụng, là những “hành động nhằm đưa di
sản văn hóa vào việc thực hiện xã hội, coi đó là nguồn nội lực, tiềm năng góp
phần thúc đẩy xã hội phát triển, mang lại lợi ít vật chất và tinh thần cho con
người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội” [6].
Phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm mục tiêu phát triển bền vững các giá trị
văn hóa, phục vụ tích cực cho cơng tác bảo tồn di sản văn hóa, bao gồm văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể, là tài sản vô giá của một địa phương, của một dân
16
tộc. Phản ánh sâu sắc đặc trưng văn hóa, về cội nguồn văn hóa của địa phươmg
và dân tộc đó [47].
Phát triển là “Sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [6].
Hiện nay, phát triển làng nghề luôn hướng đến sự “Phát triển bền vững” [28],
khơng chỉ cho hiện tại mà cịn cho tương lai lâu dài, đảm bảo được sự cân bằng và hài
hòa giữa các mối quan hệ liên quan đến sự phát triển. Chia sẻ được giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể cộng đồng người tham gia trong quá trình khai thác nhưng vẫn
bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tuân thủ được quy luật khách quan
chi phối bản thân sự tồn tại eủa đối tượng phát triển trong hoàn cảnh nhất định.
Làng nghề với tư cách là một thực thể xã hội, có tính kinh tế và mang bản chất
văn hóa sâu sắc. Những yêu tố khách quan đó làm nền tảng phát triển bền vững
làng nghề.
Đối với làng nghề truyền thống, trên cơ sở khái quát về tiềm năng phát triển
và những hạn chế tồn tại, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống
đạt kết quả bền vững trong cả nước nới chung và trong từng địa phương nổi riêng
cần cố những giải pháp phát triển phù hợp dựa trên điều kiện tự nhiên, văn hóa kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đồng thời, các địa phương trong nước cần
phối hợp thống nhất và giải quyết các vấn đề phát triển chung nhằm góp phần cho
làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề phát triển bền vững [37],
Tóm lại, ba mặt của một vấn đề trong cơng tác giữ gìn các giá trị văn hóa
làng nghề chính là bảo tồn, phát huy và phát triển. Nếu bảo tồn là gìn giữ cho các
giá trị đó được tồn tại trong xã hội đương đại thì phát huy là làm cho các giá trị
đó hữu dụng trong đời sống xã hội mới, đồng thời phát triển là nâng giá trị đó lên
một tầm cao mới, sao cho phù hợp với mỗi trường xã hội mới mà giá trị đó đang
và sẽ tồn tại. Quan điểm này là quỹ đạo xun suốt trong cơng trình nghiên cứu
của học viên.
17
Du lịch
Từ xa xưa, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ
ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước. Hoạt động du
lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo quan điểm của Tổ chức du lịch thế giới (WTO - 1999) thì “Du lịch là
một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển
tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích
tiêu khiển, nghỉ ngơi, và nhìn chung là nhiều lý do không phải kiếm sống”.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization - IUOTO) thì: “Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc để
kiếm tiền sinh sống”.
Còn theo Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành ngày 19 tháng 6 năm 2017, tại chương 1, điều 10 định nghĩa: “Du lịch là
hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định” [32].
Như vậy, hầu hết các khái niệm này đều cho thấy du lịch là hoạt động ngoài
nơi cư trú thường xun của con người, nhằm mục đích khơng phải để kiếm
sống.
Du lịch làng nghề
Theo Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch nhận định:
“Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hố tổng hợp đưa du khách tới tham
quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của
làng nghề trên khắp mọi miền đất nước”. Như vậy, du lịch làng nghề là loại
18
hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm
của các làng nghề được tạo ra như một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị,
được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu
văn hóa, tham quan du lịch hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm
đặc trưng của làng nghề đó. Nó khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa
phương và đất nước mà cịn góp phần tơn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn
hóa của dân tộc [29].
Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ là
phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam một cách
sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. Du lịch làng nghề được
quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao
thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế khơng nhỏ cho làng nghề
và cho địa phương có làng nghề.
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hố mà qua đó
khách du lịch được thẩm nhận các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có liên
quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Làng nghề
truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả
những giá trị vật thể và phi vật thể. Loại hình du lịch này diễn ra tại các làng
nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm
hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm
truyền thống. Đây là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về
nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát
triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; mang lại
lợi ích kinh tế cho xã hội [29].
19
Từ đó chúng ta thấy rằng, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc
điểm cơ bản như sau:
Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các
sản phẩm thủ công truyền thống.
Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch
sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc
điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.
Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng
nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các Nghề
truyền thống.
Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và
nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước.
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết sinh thái văn hóa (Cultural ecology)
Mơi trường sinh thái dù dưới góc độ nào cũng đều tác dộng đến khả năng
thích ứng của con người, tạo nên đặc trưng văn hóa vùng miền.
Lý thuyết sinh thái văn hóa nổi bật với cách tiếp cận nghiên cứu sự tương
tác giữa tự nhiên và văn hóa gắn liền với tên tuổi của Julian Steward (1902 —
1972) - nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Mỹ, ơng đã đặt nền mống cho
thuyết sinh thái văn hóa. Ơng quan niệm nghiên cứu sinh thái văn hóa - phân tích
mối quan hệ giữa một nền văn hóa và mơi trường của nó. Mục đích là tìm hiểu
những biến đổi xã hội bên trong mang tính chất tiến hóa phải bắt đầu từ sự thích
nghi với mơi trường để biến thành một nền văn hóa tĩnh. Khái niệm “loại hình
văn hóa” đóng vai trị quan trọng trong lý luận của Steward, nó được định nghĩa
như là một tập hợp những nét tạo nên hạt nhân của nền văn hóa. Những nét này
nảy sinh như hậu quả thích nghi của nền văn hóa đối với mơi trường và xác định
trình độ hịa nhập giống nhau của chúng. Hạt nhân văn hóa là tập hợp những đặc
20
điểm gắn liền một cách trực tiếp nhất với những hoạt động sản xuất ra những
phương tiện [26].
Lý thuyết sinh thái văn hóa đề cập đến hành vì con người sử dụng văn hóa
để thích nghi vớì mơi trường thiên nhiên cụ thể trong bổi cảnh nền văn hóa của
họ. Con người thích ứng với sinh thái tự nhiên tại chỗ để sinh tồn. Steward nêu
ra việc hình thành các vùng văn hóa theo sự thích ứng, mơi trường sinh thái và
lịch sử phát triển của chúng.
"Nhân học sinh thái là sự tương tác giữa tự nhiên và văn hóa. Nghiên cứu
sinh thái văn hóa là phân tích mối quan hệ giữa một nền văn hóa và mơi trường
của nó. Mục đích là để tìm hiểu những biến đổi xã hội bên trong mang tính chất
tỉến hóa bắt đầu từ sự thích nghi với mơi trường để biến thành một nền văn hóa.
Vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa với mơi trường,
trong đó thể hiện sự tương tác của mơi trường văn hóa và sự tác động ngược lại
của văn hóa với cách con người tác động đến môi trường tự nhiên”.
Sinh thái văn hóa là q trình tộc người thích ứng với môi trường tự nhiên
xung quanh, cùng với môi trường xã hội, sinh thái văn hóa của một tộc người
cịn là sự nhận thức về thế giới quan, phương thức sản xuất, cách thức sinh hoạt,
cấu trúc xã hội, tín ngưỡng, tôn gỉáo, phong tục tập quán.
Trong luận văn này, học viên tiếp cận lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian
Steward để tìm hiểu yếu tố biến đổi ảnh hưởng đến đời sống của người Việt tại
đảo Phú Quốc. Môi trường sinh thái nơi đây đã tác động đến các hoạt động kinh
tế, cư trú, tín ngưỡng, phong tục tập quán... và con người đã thích nghi, cải tạo tự
nhiên dựa trên vốn văn hóa mà họ có để đảm bảo được đời sống của cộng đồng
trong thời gian định cư ở đảo. Hiện nay, tuy mức độ lệ thuộc vào tự nhiên đã
giảm dần, con người đã chủ động ứng phó với các biến đổi của tự nhiên nhưng
việc tận dụng mơi trường tự nhiên đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
sinh tồn của con người.
21
Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory)
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh
tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Lý thuyết này tập trung vào yếu tố
quyết định sự lựa chọn cá nhân vì nó cho rằng con người ln hành động có
chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn những gì có lợi nhất cho mục đích của
mình, việc đó ln được con người cân nhắc lựa chọn để đánh giá mức độ
phù hợp với bản thân [56].
Chúng tôi nhận thấy Phú Quốc là địa bàn nghiên cứu có nhiều sự thay đổi
và biến động do ảnh hưởng của những vấn đề xã hội như các chính sách, phát
triển biển đảo... điều này đã tác động rất lớn đến đời sống cư dân nơi đây, vì thế
họ sẽ phải có những sự cân nhắc, lựa chọn nhằm đảm bảo cho việc mưu sinh.
Thuyết lựa chọn duy lý nhấn mạnh đến sự lựa chọn các phương tiện, cách
thức hành động để đạt được lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu. Vì thế trong nội
dung luận văn này, học viên áp dụng thuyết lựa chọn duy lý để lý giải những
hành vi ứng xử của cư dân Phú Quốc trong hoạt động kinh tế, đời sống tâm linh
và đời sống xã hội ở bối cảnh hiện nay.
1.1.3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam
Làng nghề truyền thống có những đặc điểm chính sau:
Hoạt động làng nghề truyền thống gắn liền với làng nghề và sản xuất
nông nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các nghề truyền thống dần dần
xuất hiện với tư cách là nghề phụ, việc phụ trong các gia đình nơng dân và nhanh
chóng phát triển ở nhiều làng nghề. Thời gian người lao động ở làng quê dành
cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp (do ruộng đất bình quân thấp, đặc điểm mùa
vụ của cây trồng), năng suất lao động nông nghiệp thấp không đảm bảo thu nhập
đủ sống cho người nơng dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập
ngồi sản xuất nơng nghiệp trở thành cấp thiết. Đồng thời, do tính thời vụ của
sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sự thừa lao động trong một thời gian nhất định,
22
trong khi đó tại địa phương có nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để
phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ
cho các nghề thủ cơng lại khá dồi dào… vì thế thúc đẩy các hoạt động của tiểu
thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu của gia đình mang tính tự sản xuất, tự
tiêu dùng, sau phát triển có quy mơ nhiều gia đình cùng tham gia và như vậy
làng Nghề truyền thống hình thành và phát triển.
Có truyền thống lâu đời
Theo các tư liệu lịch sử, thời Phùng Nguyên khoảng năm 3000 trước công
nguyên, người Việt đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một
số công cụ như đồ đá, đồ gốm,… Thời Đông Sơn, từ năm 3000 đến 258 trước
công nguyên, người Việt đã phát minh ra công thức luyện đồng thau, đồng thanh
và đúc được trống đồng Đông Sơn, sản phẩm chứng minh cho nghề truyền thống
thời bấy giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Pháp thuộc các làng nghề
truyền thống dần dần định hình và cũng có nhiều biến động. Sau khi hịa bình lập
lại ở miền Bắc (1954), giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975), đến
nay, làng nghề truyền thống chịu nhiều biến động về thị trường, cơng nghệ, cơ
chế chính sách từng lúc chưa phù hợp, có lúc phát triển mạnh mẽ về sản lượng,
quy mơ, đa dạng hóa các ngành nghề nhưng cũng có thời kỳ bị tác động mạnh
mẽ bởi các yếu tố và bị mai một. Cụ thể là vào thế kỷ XVIII, XIX, XX thì sản
xuất ở các làng nghề truyền thống giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có một số
làng nghề bị tan rã do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những năm gần đây, làng
nghề truyền thống được khơi phục và từng bước phát triển.
Có bản sắc văn hóa Việt Nam
Một đặc điểm nữa hết sức quan trọng của làng nghề truyền thống là sản
phẩm, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính
khác biệt, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hóa đặc trưng địa
phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng. Hàng chạm trổ trên từng chất
liệu khác nhau (gỗ, đá, sừng, xương,…), hàng sơn (sơn quang, sơn thếp vàng