Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn nhu cầu nguồn nhân lực múa đương đại tại t p hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 139 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thái Hịa. Thầy đã
tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Thầy đã giúp tơi định hướng
nghiên cứu, góp ý về phương pháp và lý thuyết nghiên cứu. Đặc biệt, thầy đã dành
nhiều thời gian trao đổi về các thuật ngữ và chỉnh sửa cấu trúc của luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa quản lý khoa học
và hợp tác quốc tế, viện sau đại học trường Đại học Văn Hóa Tp.HCM đã chỉ bảo, giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn. Tôi
xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các phòng, ban, giáo viên, học sinh các lớp của
Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân
– Phó chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Tp.HCM - nguyên hiệu trưởng Hà Thế Dũng đã tạo
điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong q trình tơi thực hiện điền dã tại trường. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân đã ln động viên, ủng hộ và
sát cánh bên tơi trong mọi khó khăn. Cuối cùng, dù đã cố gắng theo đuổi hướng nghiên
cứu và nỗ lực thực hiện hết sức mình, song do kiến thức và thời gian có hạn nên luận
văn chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục. Rất mong nhận được sự góp
ý và nhận xét của các thầy cô, anh chị, bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Học viên

Cao Thị Ngọc Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với
những đề tài đã từng công bố trước đây. Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn
được khai thác và thu thập từ nghiên cứu thực địa. Những tư liệu trích dẫn có ghi chú tại
mục tài liệu tham khảo và nhiều tư liệu khác đã được phép sử dụng. Nếu có gì sai phạm
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021


Học viên

Cao Thị Ngọc Ngân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
NS

Nội dung đầy đủ
Nghệ sĩ

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS
Tr
TW
Tp.HCM

Phó giáo sư. Tiến sĩ

Trang
Trung ương
Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
3. Mục đích nghiên cứu
12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
13
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
14
6. Phương pháp nghiên cứu
16
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
18
8. Bố cục luận văn
19
CHƯƠNG 1
21
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI TẠI TP.HCM 21
1.1. Cơ sở lý luận
21

1.1.1. Các khái niệm
21
1.1.2. Chính sách về nghệ thuật múa đương đại
37
1.2. Tổng quan về múa đương đại tại Tp.HCM
44
1.2.1. Khái quát về lịch sử múa đương đại tại Tp.HCM
44
1.2.2. Khái quát về tổ chức hoạt động múa đương đại trên địa bàn Tp.HCM
48
1.2.3. Vai trò của múa đương đại trong nghệ thuật biểu diễn tại Tp.HCM 52
CHƯƠNG 2
55
THỰC TRẠNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC MÚA ĐƯƠNG ĐẠI
55
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
55
2.1. Nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM
55
2.1.1. Nguồn nhân lực tại cơ sở đào tạo công lập
55
2.1.2. Nguồn nhân lực tại cơ sở đào tạo dân lập
66
2.2. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM
70
2.2.1. Tại các đơn vị Nhà nước
70
2.2.2. Tại các vũ đồn, nhóm nhảy tự do
75
2.3. Đánh giá thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM

trong giai đoạn hiện nay
78


2.3.1. Điểm mạnh
78
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
82
Tiểu kết chương 2
87
CHƯƠNG 3
89
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC MÚA ĐƯƠNG ĐẠI
89
TẠI TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
89
3.1. Quan điểm định hướng phát triển đào tạo múa nói chung
89
3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước
89
3.1.2. Quan điểm định hướng phát triển múa đương đại của Sở Văn hóa - Thể
thao Tp.HCM
91
3.1.3. Quan điểm định hướng phát triển múa đương đại Hội Nghệ sĩ múa
Tp.HCM
94
3.1.4. Quan điểm định hướng phát triển múa đương đại tại Trường Trung
cấp Múa Tp.HCM trong tương lai
95
3.2. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

98
3.2.1. Giải pháp đào tạo nguồn
98
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
100
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình
104
3.2.4. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất
107
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo
111
3.2.6. Giải pháp xã hội hoá trong đào tạo diễn viên múa đương đại
115
3.3. Một số kiến nghị
120
3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
120
3.3.2. Kiến nghị đối với Trường Trung cấp Múa Tp.HCM
121
3.3.3. Kiến nghị đối với cơ sở đào tạo huấn luyện múa tư nhân
121
Tiểu kết chương 3
122
KẾT LUẬN
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
127
PHỤ LỤC
134



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếp biến có chọn lọc những xu hướng tiến bộ văn minh khoa học kỹ thuật
hiện đại, nghệ thuật Múa Việt Nam dần tiếp nhận “Múa đương đại” như một bộ
phận mới, một lĩnh vực tuy mới mẻ nhưng thu hút nhiều sự chú ý đặc biệt đáng
kể. Các tác phẩm múa đương đại đến gần với công chúng bằng nhiều cách tiếp
cận mới thông qua các thành tố nghệ thuật khác nhau trong cấu thành tác phẩm
như: Đề tài, nội dung tác phẩm, âm nhạc, kĩ thuật biểu diễn (diễn viên), trang
phục, âm thanh, nghệ thuật ánh sáng… Trong đó, vai trị cốt lỏi chính là những
diễn viên múa - Do vậy đào tạo phát triển nguồn nhân lực diễn viên múa đương
đại như thế nào để chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu hiện nay của
khán giả đó là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất.
Múa đương đại - một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống xã
hội của con người bằng ngơn ngữ đặc thù riêng của mình. Mỗi tác phẩm nghệ
thuật là một cảm xúc, một thông điệp của người nghệ sĩ mà họ nhận thức đối với
cuộc sống. Các quốc gia trên thế giới đã tiếp nhận múa đương đại và từng bước
bản địa hóa nó trở thành một nhân tố mới của nghệ thuật nước nhà. Múa đương
đại Việt Nam được tiếp biến từ yếu tố ngoại sinh vào cuối những năm 1980. Gần
30 năm du nhập, múa đương đại khơng cịn mới lạ đối với cơng chúng và những
người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Đây cũng là một trong những môn
học bắt buộc đối với đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp hiện nay.
Năng khiếu bẩm sinh là yếu tố tiên quyết của mỗi cá nhân khi tham gia
nghệ thuật. Đặc thù đào tạo nghệ thuật múa nói chung cũng như múa đương đại
nói riêng đều có những địi hỏi chun biệt trong đối tượng tuyển sinh ngoài yếu
tố năng khiếu múa và âm nhạc cịn cần độ tuổi, các tố chất về hình thể. Quá trình



2

đào tạo diễn ra trong một thời gian dài. Thực tế trong nhiều năm qua, do chất
lượng đào tạo nghệ thuật múa khu vực phía Nam chủ yếu phát triển theo chiều
rộng, phát triển chiều sâu và đào tạo đỉnh cao còn rất nhiều hạn chế trong khi nhu
cầu của xã hội lại khá lớn do nhiều vấn đề bất cập dẫn đến chất lượng đầu vào,
chất lượng đào tạo chưa cao, không đồng đều... ảnh hưởng đến chiến lược đào tạo
cho ngành múa Việt Nam cả về số lượng và chất lượng.
Tp.HCM là trung tâm hội tụ và phát triển kinh tế - giáo dục văn hóa - xã
hội năng động có sức lan tỏa rộng của khu vực phía Nam; là nơi có nhiều điều
kiện thuận lợi giao lưu nhiều kênh văn hóa khu vực và thế giới; là nơi có thị phần
lớn bởi nhu cầu phát triển thành phố hiện đại năng động văn minh nên tất yếu là
địa bàn thuận lợi để phát triển một loại hình nghệ thuật mới và hiện đại. Mơi
trường nhiều thuận lợi nhưng thực tế hiện nay mâu thuẫn hiện chưa có tiếng nói
rõ ràng của đơn vị nào trong vai trị chủ thể có sức tác động mạnh chi phối được
sự phát triển múa đương đại - một loại hình mới - tại Tp.HCM ngoại trừ tin tức
hạn chế của truyền thơng, báo chí. Thực tiễn, múa đương đại chưa phát triển đồng
bộ mà chủ yếu dựa vào sự đam mê, bền bỉ mở đường của từng nghệ sĩ trẻ tiên
phong tại các đơn vị, múa đương đại thành phố được nhận định đang phát triển
nhưng có những dấu hiệu rời rạc.
Là một người đang giảng dạy về múa đương đại tại tại Trường Trung cấp
Múa Tp.HCM, tác giả luận văn nhận thấy rằng, bên cạnh những mặt tích cực
cũng như những thành tích mà trường đã đạt được thì vẫn cịn nhiều mặt hạn chế,
tiêu cực trong cơng tác giảng dạy, đào tạo diễn viên. Và những hạn chế này xuất
phát từ những yếu tố khách quan, chủ quan trong quá trình đào tạo của trường. Để
đáp ứng được nguồn nhân lực diễn viên múa đương đại chất lượng cao, việc nâng
cao chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp Múa Tp.HCM nói riêng và các cơ sở
đào tạo khác nói chung là vơ cùng cần thiết.



3

Đây là một đề tài mới, có tính lý luận, khoa học và thực tiễn, khi sự nghiên
cứu là cả một quá trình, từ sự xuất hiện, tiếp biến, hình thành và phát triển. Hơn
nữa, trong xu thế hiện đại thời nay, khi đã có nhiều người dần biết và quan tâm
đến nghệ thuật múa chuyên nghiệp, đặc biệt là múa đương đại thơng qua các
chương trình truyền hình thực tế, game show,…Vì thế, truyền đạt như thế nào?
Đào tạo như thế nào để những diễn viên múa có thể cảm nhận và phát huy được
loại hình nghệ thuật này cũng như khán giả có thể cảm thụ được tinh hoa của loại
hình nghệ thuật này? Đó là lý do mà học viên chọn đề tài Nhu cầu nguồn nhân
lực múa đương đại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay làm luận
văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa với mong muốn góp phần mang lại
hiệu quả cao trong công tác đào tạo diễn viên và phát triển bộ môn múa đương
đại tại Trường Trung cấp Múa Tp.HCM cũng như các cơ sở đào tạo khác. Từ đó
xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực múa đương đại
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Múa đương đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 ẩn trong các
tác phẩm múa đương đại qua các chương trình giao lưu, trình diễn và sự giúp đỡ
của các tổ chức, các chuyên gia, biên đạo đến từ châu Âu, Úc, Mỹ. Bằng con
đường giao lưu văn hóa, các nghệ sĩ quốc tế đã giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái tiên
tiến, cái lạ của múa đương đại qua các tác phẩm múa. Tuy nhiên, phải đến những
năm cuối của thế kỷ XX, múa đương đại mới thực sự gia nhập vào dịng chảy
chính thống của nghệ thuật múa Việt Nam sau khi một số nghệ sĩ múa Việt Nam
được cử đi du học, làm việc tại các cơng ty múa, đồn múa của các nước có nền
nghệ thuật múa Hiện đại phát triển, như Đức, Pháp, Úc, Thụy Sỹ, Anh, Hà Lan,…
Dù rằng múa đương đại giữa mỗi nước có sự chênh lệch khá lớn về cấp độ bởi
yếu tố bản địa hóa khi du nhập của thể loại múa này, bản thân múa đương đại ở



4

trong từng nước cũng có sự khác biệt lớn về phong cách ở mỗi nhà hát, mỗi đồn
múa, cơng ty múa. Những nghệ sĩ Việt Nam khi được học tập hay tham gia biểu
diễn trong các tác phẩm, vở diễn cụ thể thì đều phải thích ứng với u cầu về
phong cách, kỹ thuật rất khác biệt trong nội hàm tác phẩm ấy theo chất riêng và
cá tính nổi trội của người biên đạo. Có thể nói, năng khiếu, tố chất của người
nghệ sĩ là yếu tố nền tảng, là cơ sở ban đầu để người nghệ sĩ được tuyển chọn vào
nghề. Nhưng năng khiếu, tố chất đó khơng được kinh qua đào tạo thì khó trở
thành tài năng. Riêng đối với ngành múa, nếu không khổ luyện, kỳ công thì rất
khó thành cơng. Do vậy đào tạo bài bản, chất lượng là vấn đề cần thiết và cấp
bách .Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn chưa có sự nhìn nhận và đãi ngộ tương
xứng cho ngành nghệ thuật này, cả trong hoạt động nghệ thuật cũng như ở khâu
đầu tiên là đào tạo.
Sự đa dạng trong hiện thực sáng tác cũng như giảng dạy về thể loại múa
đương đại tại Việt Nam là do mỗi nghệ sĩ được “tiếp cận” ở một nước khác nhau,
chứ chưa thể gọi là “đào tạo” có bài bản theo một hay nhiều trường phái cụ thể
của múa đương đại. Ở một khía cạnh khác, việc được tiếp cận múa đương đại ở
vai trò là diễn viên đã tạo điều kiện để tiếp cận cái sáng tạo của sáng tạo từ gốc,
hiển nhiên được tích hợp cả phong cách này với phong cách khác, trường phái
này với trường phái khác khiến không phải diễn viên nào cũng có đủ lý luận để
gọi tên được phong cách, trường phái mà mình đã được tiếp cận. Như đã trình bày
ở trên, mỗi trường phái đều có một yêu cầu, quan điểm, cảm nhận riêng, nếu bị
trộn lẫn và pha tạp thì có thể ai đó hiểu đơn giản múa đương đại là chuyển động
phóng khống, tự do, ngẫu hứng hoặc có thể kết hợp với tất cả mọi thứ có tên gọi
là nhảy, múa hoặc các loại hình nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, hội họa, ánh
sáng… rơi vào đường đi của nó. Đơi khi sự vận dụng thiếu lý luận hoặc vận dụng
không nắm rõ “gốc rễ” của vấn đề đang vận dụng sẽ làm cho múa đương đại trở



5

nên là một thể loại múa “làm dâu trăm họ”. Số nghệ sĩ múa được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cử đi học theo con đường chính thống về múa đương đại
không nhiều, chủ yếu dựa vào con đường hợp tác phát triển văn hóa nghệ thuật từ
các Trung tâm Văn hóa của các nước có nền nghệ thuật múa Hiện đại phát triển.
Dự án trao đổi văn hóa tại các nước Châu Á trong đó có Việt Nam của Biên đạo
múa Cheryl Stock - Giám đốc nghệ thuật Đoàn múa Phương Bắc trong 10 năm
với Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Trường Cao Đẳng Múa
Việt Nam đã cho ra đời một số vở múa đương đại đầu tiên như Qua miền đất lạ
(1989), Đất và nước (1991), Những người bạn đồng hành (1993), Em, người phụ
nữ Việt Nam (1996), Qua mắt Phượng Hoàng (1998). Những năm 1993 - 1994, ...
Nghiên cứu về thực trạng đào tạo múa nói chung và múa đương đại nói
riêng, được thể hiện qua cơng trình, bài viết của các tác giả Vũ Dương Dũng,
Phạm Minh Phương, Phan Thanh Hoàn, Trịnh Quốc Minh, Cao Đức Toàn,
Nguyễn Anh Đức… Các cơng trình, bài viết này đã tập trung vào công tác đào tạo
nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, trong đó giới thiệu về sự xuất
hiện của múa đương đại và thực trạng đào tạo múa đương đại ở Việt Nam vào
thời điểm tác giả nghiên cứu [6]; về những đóng góp tích cực của múa đương đại
trong chương trình đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp với sự khẳng định múa
đương đại bộc lộ những nét ưu việt rõ rệt trong tư duy, trong luật động và ngơn
ngữ, mặc dù chưa có giáo trình đầy đủ, phương pháp thiếu thống nhất, tự phát và
tùy hứng...[16]; tính ưu việt và sự cần thiết phải chuẩn hóa hệ thống múa Hiện đại
trong đào tạo của các trường nghệ thuật hiện nay, đồng thời cho rằng vai trò đào
tạo người thầy và chuẩn hóa múa đương đại là quyết định ; tập trung so sánh hệ
thống bài tập huấn luyện, kỹ thuật, tạo hình, kết cấu bài tập và biểu hiện tình cảm
giữa múa cổ điển Châu Âu và múa đương đại [18]; các bài học cơ bản trong múa
đương đại từ thứ tự, chi tiết các phần học cơ bản và tính năng của các phần đó



6

trong múa đương đại dựa trên những ngày học tập ở nước ngoài và qua một số
tham khảo về các bài học múa đương đại trên thế giới của tác giả [26]; về sự cần
thiết cách tân xây dựng tác phẩm múa trong hồn cảnh tồn cầu hóa và phát triển
đời sống xã hội thể hiện từ ý tưởng, ngôn ngữ, phương pháp huấn luyện trong đào
tạo và kiến thức của người thẩm định, đánh giá [17]…
Các cơng trình nghiên cứu khoa học, các sách chuyên về nghệ thuật múa,
các đề tài khoa học luận văn, luận án đã được cơng bố có tính đại diện để chứng
minh cho những kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành nghệ thuật Múa Việt
Nam
* Sách chuyên về nghệ thuật múa:
Theo thống kê chưa đầy đủ, ngành nghệ thuật múa đã xuất bản 57 đầu sách
chuyên về nghệ thuật múa với nhiều nội dung khác nhau. Trong số sách đã xuất
bản, phải kể đến 2 sách xuất bản sớm nhất của ngành múa Việt Nam là sách:
“Nghệ thuật múa dân tộc Việt” (1979), tác giả Lâm Tô Lộc; “Nghệ thuật múa
Chăm” (1982), tác giả Lê Ngọc Canh.
Bên cạnh đó có nhiều tác giả đã có sách xuất bản như: Đặng Hùng, Trần
Phú, Hồng Túc, Trường Sơn (Thanh Đức), Phạm Thị Điền, Phùng Hồng Quỳ,
Kiều Thị Cậy, Đặng Chí Thơng, Tạ Duy Hiện, Ứng Duy Thịnh, Trịnh Xuân Định,
Nguyễn Ngân Quý, Phạm Hùng Thoan, Bùi Thu Hồng, Nguyễn Thị Hiển, Mai
Hương, Lưu Doanh Doanh, Dương Văn Học, Nguyễn Như Bình…
Những cơng trình sách về nghệ thuật múa đã xuất bản phản ánh nhiều nội dung,
nhiều định hướng khác nhau, rất phong phú, đa dạng, có tính lý luận khoa học.
* Về mảng sách lý luận múa:
- Sách Đại cương nghệ thuật múa (2002): Gồm những nội dung chính yếu
là nguồn gốc nghệ thuật múa, tiến trình hình thành nghệ thuật múa, các hình thái
nghệ thuật múa, đặc trưng nghệ thuật múa, thể loại nghệ thuật múa.



7

- Sách Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam (2012, 2013):
Nội dung chính yếu là giới thiệu những vấn đề lý luận chung của ngành múa Việt
Nam; chọn tuyển từ những bài báo lý luận và tham luận tại hội thảo khoa học do
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức; tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa
Việt Nam đề cập tới các vấn đề lý luận phê bình nghệ thuật múa, sáng tác và tác
phẩm múa, đào tạo nghệ thuật múa, nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật múa…
- Sách Múa qua một cách nhìn (2014): Nội dung đề cập tới một số vấn đề
lý luận phê bình múa Việt Nam hiện nay. Sách đề cập đến thực trạng cơng tác lý
luận phê bình múa, những tiêu chí người viết lý luận phê bình múa, cơng việc đào
tạo đội ngũ lý luận phê bình múa, lý luận và thực tiễn.
* Về mảng sách lịch sử múa có:
- Sách Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam (2008): Khái quát, phác thảo tiến
trình hình thành phát triển nghệ thuật múa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Sách
gồm những nội dung sau: Tổng quan nghệ thuật múa trong tiến trình lịch sử và
văn hóa Việt Nam, nghệ thuật múa thời Hùng Vương dựng nước, nghệ thuật múa
thời Chămpa cổ đại, nghệ thuật múa thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nghệ
thuật múa thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và chống xâm
lược, nghệ thuật múa thời kỳ Pháp đô hộ và thời kỳ nhà Nguyễn, nghệ thuật múa
thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và cuộc trường kỳ chống Pháp xâm
lược, nghệ thuật múa thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước, nghệ thuật múa thời kỳ chống Mỹ cứu nước và thống nhất
đất nước, nghệ thuật múa thời kỳ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sách Tìm hiểu nghệ thuật múa Việt Nam (2011): Sách gồm những nội
dung chính yếu sau: Múa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, múa thời kỳ
chống Pháp (1945-1954), múa thời bình (1954-1965), múa thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975), múa sau ngày thống nhất đất nước (1975-1985), múa thời



8

kỳ đổi mới (1986-2005), những vấn đề của sự phát triển nghệ thuật múa Việt
Nam.
- Sách Nghệ thuật múa thế giới (2006): Sách phác thảo, khái quát tiến trình
lịch sử hình thành múa thế giới, nghệ thuật múa năm châu. Gồm những nội dung
sau: Tổng quan nghệ thuật múa trong nền văn minh thế giới (Tóm lược văn minh
Ai Cập - văn minh sông Nil, văn minh Hy Lạp, La Mã, Tây Á, Ấn Độ, Trung
Hoa, văn minh người Maya, Aztéc - Trung Mỹ và văn minh Andes - Nam Mỹ).
Nguồn gốc nghệ thuật múa qua các tư liệu khảo cổ, điêu khắc, mỹ thuật, truyền
thuyết, thần thoại, học thuyết về nghệ thuật múa. Từ đó khảo cứu, giới thiệu múa
châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương.
* Sách về sáng tác múa:
- Sách Nghệ thuật biên đạo múa (2008): Cơng trình sách này đề cập đến
nhiều vấn đề lĩnh vực múa có tính lý luận và thực tiễn với nhiều tư liệu trong và
ngoài nước, là cơng trình tổng hợp về nghệ thuật biên đạo múa. Sách gồm những
nội dung sau: Những khái niệm về nghệ thuật biên đạo múa, xây dựng tác phẩm
múa ngắn và phân tích tác phẩm, nghệ thuật viết kịch bản múa, vai trò của âm
nhạc trong tác phẩm múa, xây dựng hình tượng múa và kết cấu múa, xây dựng tác
phẩm kịch múa, những cơ sở lý luận biên soạn sách nghệ thuật biên đạo múa.
- Sách Phương pháp sáng tác múa (2004): Đề cập đến nhiều vấn đề có liên
quan tới phương pháp sáng tác múa từ đơn giản đến phức tạp, từ lý luận đến thực
tiễn sáng tác của tác giả sách. Những nội dung đề cập trong sách là: Nguồn gốc
nghệ thuật múa, định nghĩa và đặc thù múa, phương pháp chọn đề tài, phương
pháp xây dựng kịch bản, kế hoạch án vũ, nội dung, hình thức, thể loại, phương
pháp dàn dựng, thủ pháp nghệ thuật, phương pháp thành lập cầu múa, phương
pháp thành lập tuyến múa, phương pháp thành lập đội hình múa, mối quan hệ các
loại hình phục vụ cho tác phẩm múa, ngơn ngữ múa, vai trò, tác dụng của múa.



9

- Sách Phương pháp kết cấu kịch bản múa (2001): Các tác phẩm múa cần
thiết phải có kịch bản múa, từ kịch bản, ý đồ, đề cương múa mới hình thành tác
phẩm múa. Do vậy, sách Phương pháp kết cấu kịch bản múa đã đề cập những nội
dung chính yếu sau: phương pháp tư duy nghệ thuật, xây dựng hình tượng nghệ
thuật, đề tài và tình tiết để kết cấu kịch bản múa, những phương pháp kết cấu và
viết kịch bản múa, một số kịch bản tham khảo.
Múa dân gian, dân tộc Việt Nam là một mảng đề tài lớn được nhiều nghệ sĩ
múa quan tâm, lựa chọn là đối tượng nghiên cứu, để từ đó xuất hiện nhiều sách
nghệ thuật múa về đề tài này. Và chính mảng đề tài về múa dân gian dân tộc Việt
Nam chiếm số lượng đáng kể. Có thể kể đến một số sách đại diện về múa dân
gian dân tộc sau:
- Sách Nghệ thuật múa dân tộc Việt (1979): Múa dân tộc Việt đã có một số
cơng trình sách đã cơng bố, song đây là sách xuất bản sớm nhất viết về nghệ thuật
múa và tương đối đầy đủ các lĩnh vực. Sách đề cập những nội dung sau: Truyền
thống múa lâu đời của dân tộc Việt, múa dân gian, múa tôn giáo, múa cung đình,
múa trong ca kịch truyền thống, hình thức, thể loại, ngôn ngữ múa.
- Sách Nghệ thuật múa Hà Nội (2003): Nội dung cơng trình đề cập những
vấn đề chủ yếu quá trình hình thành phát triển múa cổ Thăng Long - Đông Đô Hà Nội. Gồm những phần: Khái qt xuất xứ và con người, văn hóa, mơi trường
vùng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, là nền tảng môi trường nảy sinh sáng tạo
múa của người Hà Nội. Tiếp đến là các khảo cứu, trình bày di sản múa, tính chất,
đặc điểm, các hình thái múa dân gian, tín ngưỡng, tơn giáo và múa cung đình Hà
Nội; và một phần về sự phát triển múa cổ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội trong
thời đại mới.
- Sách Nghệ thuật múa Chơro, Mạ, Stiêng (2004): Sách đề cập tới nghệ
thuật múa của ba tộc người có nền nghệ thuật múa độc đáo trong vùng Trung Bộ,


10


Tây Nguyên, góp phần vào kho tàng múa dân tộc Việt Nam. Sách có những nội
dung chính sau: Khái qt văn hóa, tộc người và mơi trường nảy sinh sáng tạo
múa, khảo cứu, trình bày nghệ thuật múa tộc người Chơro, Mạ, Stiêng, đồng thời
quy nạp đặc điểm, giá trị múa, âm nhạc phục vụ trong múa.
- Sách Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam (1998): Trong sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng dân gian đều có sự hiện diện của nghệ thuật múa, là một thành tố quan
trọng của văn hóa tín ngưỡng. Từ đó sách đã đề cập, khảo cứu tín ngưỡng của
một số tộc người ở Việt Nam. Phần đầu sách đề cập khái niệm múa, tín ngưỡng,
múa tín ngưỡng. Phần tiếp theo là trình bày chun đề về múa tín ngưỡng của
một số tộc người như: Múa tín ngướng người Việt, Tày, Thái, Dao, Mường,
Chăm, Khmer, Chơro. Những đặc trưng múa tín ngưỡng trên thể hiện nét đặc sắc,
riêng biệt, mang tính khái quát, đại diện cho vùng miền trong hệ thống các giá trị
văn hóa múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
- Sách Di sản múa dân gian vùng Tây Bắc (1998): Cơng trình phác thảo
diện mạo nghệ thuật múa các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc, vùng di sản múa
đặc sắc của nghệ thuật múa Việt Nam. Sách đề cập đến nhiều vấn đề liên quan tới
nghệ thuật múa các dân tộc trong vùng. Gồm những nội dung sau: Nguồn gốc
nghệ thuật múa các dân tộc vùng Tây Bắc, quá trình hình thành nghệ thuật múa
vùng Tây Bắc, những điệu múa dân gian có tính chuyên nghiệp, phong tục tập
quán, lễ hội các dân tộc có liên quan tới múa, giao lưu và phát triển nghệ thuật
múa, tác phẩm múa dân gian.
Từ thực tiễn múa dân gian dân tộc Việt Nam, một số tác giả đã có những
định hướng phát triển múa dân gian dân tộc trong nghiên cứu, đào tạo, sáng tác và
biểu diễn mang tính khoa học, chuyên nghiệp. Mảng sách về phát triển nghệ thuật
múa có:


11


- Con

đường

của múa

dân

gian

đến

sáng

tạo

múa

chuyên

nghiệp (2010): Nội dung cơ bản của sách là xác định mối quan hệ múa dân gian
với tác phẩm múa chuyên nghiệp. Sách gồm những nội dung cụ thể sau: Tổng
quan về múa dân gian và múa chuyên nghiệp, khai thác múa dân gian trong một
số tác phẩm múa chuyên nghiệp, kế thừa, phát huy tài sản của múa dân gian trong
xây dựng phẩm múa chuyên nghiệp, tác phẩm múa về đề tài lực lượng vũ trang.
- Vấn đề kế thừa và phát triển múa dân gian Việt Nam (2007): Kế thừa,
phát triển nghệ thuật múa dân gian trong những lĩnh vực nghiên cứu lý luận, sáng
tác, đào tạo, biểu diễn là một quy luật, một định hướng phát triển của nghệ thuật
múa cách mạng Việt Nam. Sách đã đề cập những nội dung: Múa dân gian là di
sản quý giá của nghệ thuật múa Việt Nam, thực tiễn kế thừa và phát triển múa dân

gian Việt Nam, nâng cao chất lượng kế thừa và phát triển múa dân gian trên các
lĩnh vực hoạt động để xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
- Xòe Thái một giai đoạn phát triển độc đáo (2007): Múa xòe Thái là một
hệ thống những điệu múa đặc trưng của người Thái tồn tại, phát triển trong tiến
trình lịch sử văn hóa tộc người, là di sản múa quý giá của Việt Nam. Sách trình
bày khá đầy đủ những bước phát triển từ múa xòe tập thể dân gian đến các điệu
xòe được biểu diễn trên sân khấu và những bước cải biên, nâng cao xịe Thái. Từ
đó sách đề cập những biến đổi của xòe Thái qua các thời kỳ. Sách gồm những nội
dung sau: Người Thái ở Việt Nam, các đội xòe, một số điệu xịe dân gian Thái
Tây Bắc.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu khoa học như:
- Kế thừa và phát triển nghệ thuật múa Thăng Long - Đông Đơ - Hà
Nội (Cơng trình cấp thành phố Hà Nội), nghiệm thu năm 1999, đạt loại Xuất sắc,
Chủ nhiệm công trình: NSND Lê Ngọc Canh.


12

- Di sản múa người Việt và sự sáng tạo (Cơng trình cấp Bộ), nghiệm thu
năm 2001, đạt loại Khá, Chủ nhiệm cơng trình: CN Lê Bạch Hường.
- Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Cơng trình cấp Bộ),
nghiệm thu năm 2010, đạt loại B, Chủ nhiệm công trình: NGND Trần Quốc
Cường.
- Đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay (Cơng trình
cấp Bộ), nghiệm thu năm 2011, đạt loại Khá, Chủ nhiệm cơng trình: NGND Vũ
Dương Dũng.
- Nghệ thuật múa truyền thống Khmer Nam Bộ (Cơng trình cấp Bộ),
nghiệm thu năm 2012, đạt loại Xuất sắc, Chủ nhiệm cơng trình: NSND Lê Ngọc
Canh.

Xét tổng quan tình hình nghiên cứu chuyên sâu về múa đương đại cũng
như công tác quản lý và phát triển nguồn lực biểu diễn trong thời gian qua thì vấn
đề phát triển nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM là đề tài chưa được thực
hiện trước đây.
Từ thực tiễn trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài Nhu cầu nguồn nhân lực
múa đương đại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay để phần nào
làm rõ, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo múa
đương đại để thống nhất quan điểm đào tạo và giảng dạy cũng như biểu diễn loại
hình nghệ thuật này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nhu cầu về nguồn nhân lực
múa đương đại tại Tp.HCM hiện nay để từ đó, có những đề xuất, giải pháp phù
hợp trong việc đào tạo và phát triển loại hình nghệ thuật tương đối mới mẻ này.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn xây dựng các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:


13

- Hiểu rõ đặc điểm, cấu trúc, đặc trưng văn hóa, vai trị của đào tạo diễn
viên múa đương đại tại Tp.HCM trong nghệ thuật múa Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực múa đương đại đối với sự phát triển của nền múa Việt Nam
hiện đại.
- Đánh giá thực trạng nhu cầu về nguồn nhân lực múa đương đại (bao gồm
các lĩnh vực: cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; chương trình, giáo trình; đội ngũ
giảng viên; hoạt động nghiên cứu khoa học) tại Tp.HCM.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo diễn viên, định hướng phát
triển chuyên ngành múa đương đại, trên cơ sở đó hình thành khung lý thuyết
nghiên cứu của đề tài.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo
diễn viên múa đương đại tại các cơ sở đào tạo bằng những luận cứ khoa học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu công tác đào tạo và chất lượng của học sinh sinh
viên tại cơ sở công lập, dân lập và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực diễn viên tại
các đơn vị biểu diễn thuộc nhà nước và tư nhân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khảo sát tại Tp.HCM, được giới hạn chủ yếu ở khơng
gian nghiên cứu chính là các đơn vị quản lý và đơn vị có hoạt động về nghệ thuật
múa đương đại gồm: Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nghệ
sĩ Múa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí
Minh và Nhà hát Thực nghiệm, Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thành phố
Hồ Chí Minh, nhóm múa ARABESQUE.


14

Sở dĩ chúng tôi chọn không gian nghiên cứu cụ thể ở các đơn vị đó vì:
- Thứ nhất, là các đơn vị có chức năng trọng điểm, nguồn lực đào tạo chủ
chốt trong hoạt động múa đương đại của thành phố. Có tư cách đại diện múa
đương đại thành phố ở những góc độ, vai trị riêng. Có những đóng góp quan
trọng cho múa đương đại thành phố.
- Thứ hai, có nghệ sĩ, giáo viên, giảng viên, diễn viên được tiếp cận chính
thức múa đương đại ở nước ngồi lẫn trong nước.
- Thứ ba, là các đơn vị được cấp phép hoạt động cụ thể với cơ cấu tổ chức
và qui chế hoạt động riêng, dưới sự quản lý của nhà nước.
4.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài khảo sát trong 5 năm 2015 - 2019. Đây là thời gian múa đương đại trở

nên thịnh hành, phổ biến ở Tp.HCM. Tuy nhiên để làm rõ được vấn đề cơ sở lý
luận và thực tiễn nhu cầu nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM nên đề tài sẽ
mở rộng phạm vi thời gian, tiến hành các phương pháp phỏng vấn hồi cố.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận văn đặt ra các
câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Dựa vào quan sát, theo dõi nhu cầu hoạt động múa đương đại tại
Tp.HCM trong những năm qua, là người trong ngành đào tạo múa, luận văn nhận
thấy nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực múa đương đại ở Thành phố là có thật. Cần
có định hướng tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực múa đương đại này đáp
ứng phù hợp nhu cầu cho Thành phố trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện
nay. Để làm rõ được thực trạng vấn đề trên, làm cơ sở cho những giải pháp phát
triển nguồn nhân lực múa đương đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
công chúng, Luận văn đặt câu hỏi nghiên cứu là: Thực trạng nhu cầu của nguồn


15

nhân lực múa đương đại ở Tp.HCM hiện nay như thế nào và hoạt động đào tạo
sử dụng diễn viên múa đương đại tại các cơ sở tại Tp.HCM đã và đang làm gì để
đáp ứng nhu cầu đó?
2. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực múa đương đại và hoạt
động đào tạo hiện nay ở Thành phố, Luận văn sẽ phân tích thực trạng, đánh giá
thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng, những bất cập và hạn chế để
đưa ra những giải pháp, những kiến nghị phù hợp trong bối cảnh hiện nay, Luận
văn sẽ đật câu hỏi nghiên cứu: Để khắc phục những bất cập về phát triển nguồn
nhân lực múa đương đại hiện nay ở Thành phố, cần có những định hướng, giải
pháp gì để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực múa đương đại và phát huy một cách
hiệu quả nguồn nhân lực múa đương đại tại Tp.HCM hiện nay?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực múa đương đại tại các đơn vị Nhà
nước, vũ đồn, nhóm nhảy tự do đang xảy ra tình trạng dư thừa diễn viên quần
chúng nhưng lại thiếu diễn viên chun nghiệp với trình độ chun mơn cao kỹ
thuật cá nhân tốt, thiếu hụt thế hệ kế cận biên đạo, giáo viên giảng viên múa
đương đại; Hoạt động đào tạo diễn viên múa đương đại ở các cơ sở công lập và tư
nhân tại Tp.HCM hiện nay chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật thị trường
(cung cầu, giá trị, cạnh tranh), song song đó cịn nhiều hạn chế trong công tác đào
tạo và các điều kiện để phục vụ đào tạo nâng cao chất lượng cho lĩnh vực này.
2. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo diễn viên múa
đương đại tại Tp.HCM là một vấn đề nghiên cứu sâu rộng, đa chiều ở các góc độ
khác nhau. Cần phải chú ý đến tính hệ thống, tính khả thi của các giải pháp trong
quy chế đào tạo chung đến những đặc thù riêng; và tính đồng bộ từ những nhiệm
vụ, nguyên tắc, phương pháp dạy học cùng với hệ thống chất lượng hiện hữu đến
điều kiện, hồn cảnh, thực tại cần thích ứng.


16

6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Hiện nay, trong nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội, sẽ là
phiến diện nếu không sử dụng phương pháp liên ngành. Theo đó, từ góc độ quản
lý văn hóa, đề tài luận văn sẽ kết hợp tri thức và phương pháp các ngành khoa học
có liên quan như văn hóa học, khoa học lịch sử, dân tộc học, nghệ thuật học (gồm
cả nghệ thuật múa), xã hội học... để có cái nhìn sâu sắc và tồn diện vấn đề được
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp tổng hợp - phân tích
Tổng hợp các tài liệu, thơng tin, dữ liệu thứ cấp (các cơng trình, bài viết,

báo cáo...) liên quan đến đề tài để tiến hành phân tích giúp tác giả luận văn có
những nhận xét và kết luận cần thiết.
6.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Là phương pháp điều tra bảng hỏi, thu thập các số liệu có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Mục đích khi sử dụng phương pháp định lượng nhằm đo lường
phản ánh của các đối tượng có liên quan đến nội dung của đề tài. Kết quả nghiên
cứu mang tính chất minh họa cho việc đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực múa
đương đại ở Tp.HCM hiện nay.
+ Thiết kế bảng câu hỏi (phiếu khảo sát): thu thập thông tin bằng cách lấy
mẫu điều tra thuận tiện 120 phiếu sau đó tiến hành xử lý dữ liệu 100 phiếu bằng
phần mềm SPSS. Để đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan của thơng tin, q
trình khảo sát được thực hiện ở cả đối tượng giáo viên đang giảng dạy (20 phiếu),
giáo viên thỉnh giảng (20 phiếu), học sinh tại các trường công lập (20 phiếu) và
học sinh tại các trường dân lập (20 phiếu). Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát người
hiện đang cơng tác tại các Nhà hát, vũ đồn tại Tp.HCM (20 phiếu).


17

+ Các loại câu hỏi trong nghiên cứu: Tác giả sử dụng loại câu hỏi đóng,
câu hỏi mở và câu hỏi nhiều tình huống nhằm tạo thuận tiện cho các đối tượng
trong quá trình trả lời phỏng vấn.
6.4. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm những phương pháp như:
quan sát tham dự, phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát tham dự: Quan sát ghi chép, tận dụng triệt để
trong nghiên cứu tại thực địa (cụ thể tại Trường Trung cấp Múa Tp.HCM, nhà hát
giao hưởng nhạc vũ kịch Tp.HCM, các vũ đoàn). Việc tham quan (quan sát) và
tham gia trong quá trình thực hiện được chú trọng nhằm kiểm định lại (dữ liệu thứ
cấp) và thu thập xử lý thơng tin bằng hình ảnh, đánh giá, phát hiện ghi chép nhật

ký (dữ liệu sơ cấp) các yếu tố mới.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để thu thập thông tin cho đề tài, chúng tôi tiến
hành phỏng vấn sâu, theo phương pháp chọn mẫu chiến lược và ngẫu nhiên. Tiêu
chí chọn mẫu là những người có chun mơn, trình độ, có một q trình gắn bó
với múa đương đại tại các cơ sở đào tạo cũng như các đơn vị tổ chức biểu diễn,
ngoài ra cịn có đối tượng là Cơng chúng đến xem, thưởng thức về loại hình nghệ
thuật múa này.
+ Phỏng vấn chiến lược là phỏng vấn những người am hiểu về múa đương
đại. Chính họ là những người đang đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực múa đương
đại hoặc là những diễn viên múa đương đại. Cụ thể, chúng tôi phỏng vấn các đối
tượng là: Nhà quản lý, hoạch định chính sách; nhà quản lý tổ chức đào tạo; nhà
quản lý các ca đoàn, vũ đoàn; giảng viên huấn luyện viên; diễn viên.
+ Phỏng vấn ngẫu nhiên: chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số Công
chúng là khán giả của múa đương đại. Điều này, giúp chúng tôi thu thập được


18

nhiều thơng tin đánh giá khách quan từ góc độ của người xem cũng như những
mong muốn của họ đối với loại hình múa đương đại hiện nay.
6.5. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Vì bản thân đối tượng nghiên cứu vốn đã là một hệ thống (bao gồm các quy
chế tuyển sinh, đào tạo, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp dạy học, các tư liệu,
báo cáo… có liên quan) nên cần phải được xem xét và phân tích một cách hệ
thống theo cả không gian, thời gian, và chủ thể trong tổng hòa các mối quan hệ
giữa chúng với nhau để đưa ra kết luận thấu đáo.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được học viên quan sát và nghiên cứu từ góc độ khách quan để từ đó
nhận diện được các vấn đề trong hệ thống đào tạo, phát triển diễn viên múa

đương đại Việt Nam để thấy được cái chung lẫn nét đặc thù, riêng biệt của múa
đương đại trong mơi trường văn hóa - sáng tạo Việt Nam, cũng như để múa
đương đại có thể tạo được dấu ấn riêng, cần phải có sự hỗ trợ, hợp tác nâng chất
lượng trong công tác đào tạo và tổ chức biểu diễn.
Với ý nghĩa lý luận vừa nêu, học viên thiết nghĩ những kết quả nghiên cứu
về mặt lý luận của đề tài sẽ góp phần định hướng nghiên cứu mang tính khoa học
định lượng trong q trình bước đầu hình thành đội ngũ nhân lực lý luận nghiên
cứu nghệ thuật múa đương đại còn khá khiêm tốn như hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Trường Múa Tp.HCM nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp lãnh đạo nhà trường nhìn nhận, đánh
giá lại cơng tác đào tạo, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp để nâng cao hiệu
quả công tác đào tạo diễn viên múa đương đại tại trường, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực diễn viên múa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.


19

Kết quả đề tài sẽ đóng góp một cách trực tiếp và có giá trị tham vấn trong
q trình định hướng mở rộng, phát triển, lối tư duy giữa truyền thống - hiện đại,
tiếp nhận và cải biên các giá trị của sự lan toả văn hoá nội vi và ngoại lai để phát
triển nền nghệ thuật múa nước nhà cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân
tộc mình. Cụ thể, các hướng ứng dụng của đề tài: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, đơn vị, cục tổ chức biểu diễn, Trường Trung cấp
Múa Tp.HCM…
Bên cạnh đó, đề tài khi hồn thành sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho đội ngũ
giáo viên, ban lãnh đạo các trường văn hóa nghệ thuật, các ngành đào tạo liên
quan đến lĩnh vực nghệ thuật: biên đạo, huấn luyện, đạo diễn sân khấu…
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận cùng các mục Tài liệu tham khảo và Phụ

lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về múa đương đại tại Tp.HCM
Nội dung của chương 1 bao gồm hai phần. Một là làm rõ về các khái niệm:
múa đương đại, nguồn nhân lực học sinh, giáo viên, nguồn nhân lực giáo viên từ
học sinh đi lên, phát triển nguồn nhân lực múa đương đại và các chính sách về
múa đương đại. Hai là khái quát múa đương đại và vai trò của múa đương đại trong
nghệ thuật biểu diễn tại Tp.HCM
Chương 2: Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực múa đương đại tại
Tp.HCM
Trong chương này, chúng tơi phân tích thực trạng đào tạo diễn viên múa
như mục tiêu định hướng đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo, cán bộ giáo
viên, nghiên cứu khoa học và liên kết đào tạo tại Trường Trung cấp Múa
Tp.HCM và cơ sở dân lập khác. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tại các
đơn vị nhà nước, vũ đồn, nhóm nhảy tự do. Từ đó chúng tôi đánh giá những


20

điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân đối với nhu cầu diễn viên múa hiện nay tại
Tp.HCM
Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực múa đương đại tại
Tp.HCM trong giai đoạn hiện nay
Nội dung của chương sẽ nói về quan điểm định hướng phát triển đào tạo
nguồn nhân lực diễn viên, giảng viên giảng dạy múa hiện nay, cũng như đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý đào tạo như: giải pháp về cơ sở vật chất,
tài chính, đổi mới chương trình - giáo trình, liên kết đào tạo với các trường văn
hoá nghệ thuật và những kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao
động, Thương Binh và Xã hội, ...



×