Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

141 Con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.86 KB, 13 trang )

Tiểu luận triết học
I. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau
xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước C.Mác, vấn đề bản chất
con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình thành quan niệm duy vật
về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, làm
nên lịch sử của con người, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật
chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là
chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đã và
đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát
khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển theo
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp CNH -
HĐH như là "một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội".
Việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức
một cách sâu sắc đầy đủ những giá tị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con
người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Phải
có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người và coi việc
bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng.
Hơn nữa, với tinh tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, CNH - HĐH đất nước và cách mạng con người phải được
nhận thức là hai mặt thống nhất, không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng đó.
Đó cũng là lý do vì sao tôi chọn đề tài nghiên cứu “Con người và vấn đề
phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay”.
Do kiến thức còn hạn chế về nhiều mặt nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
xót. Em rất mong được sự đóng góp và bổ sung của TS. PHẠM VĂN SINH.
Em xin thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thanh Tú – Lớp Cao học 17P 1


Tiểu luận triết học
II. LUẬN CHỨNG LÝ DO
CNH - HĐH là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con
đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu "Xã hội công bằng văn minh,
dân giàu nước mạnh" CNH - HĐH không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính
là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội làm cho xã hội
phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá tình CNH - HĐH đòi
hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con
người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này quan hệ
chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình CNH - HĐH nhưng mức độ tác động
vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá không
giống nhau, trong đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng mạnh về chất lượng.
CNH - HĐH là quá trình biến đổi căn bản và sâu sắc toàn bộ đời sống xã hội, nó
đòi hỏi vật chất cao với người "chủ thể", ở đây chỉ cần sự cần cù, trung thành, nhiệt
tình quyết tâm cách mạng chưa đủ mà điều quan trọng hơn là trí tuệ khoa học, ý chí
chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng động luôn thích ứng với hoàn cảnh, ý
thức kỷ luật, bản lĩnh lãnh đạo, nghệ thuật quản lý, kỹ thuật kinh doanh…
Để thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH đất nước, chúng ta phải sử dụng
đúng nguồn lực trong đó nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử
dụng tốt nguồn lực này chúng ta phải hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của nó. Khi đó
chúng ta mới có thể khắc phục và phát triển nguồn nhân lực được.
Trước tiên có thể thấy rõ nét ưu thế của nguồn lực con người Việt Nam đó là:
lực lượng lao động dồi dào (hơn 65 triệu lao động), con người Việt Nam cần cù chịu
khó, thông minh và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, không quản
ngại khó khăn gian khổ. Ngoài ra Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm phát triển
nguồn nhân lực. Hàng loạt những nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã đề cập đến
vấn đề đó, coi đó là một vấn đề rất quan trọng cần được chú trọng trong quá trình
phát triển kinh tế ở nước ta. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “ Lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững”.
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng ưu thế đó còn có những mặt hạn chế trong việc sử

dụng cũng như đào tạo. Vì thế nó chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi và nhu
cầu của công cuộc CNH – HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
Nguyễn Thị Thanh Tú – Lớp Cao học 17P 2
Tiểu luận triết học
- Hạn chế về mặt chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân công lao
động và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ. Đại bộ phận
lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ, số người đào tạo mới chỉ chiếm 10%, nền
kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật,
nghiệp vụ cao trong tổng số người lao động chỉ hơn 1,65% có trình độ cao đẳng trở
lên 30% (số liệu mới) tốt nghiệp phổ thông trung học, 50% chưa tốt nghiệp phổ thông
cơ sở. Mặt khác mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của mỗi người dân từ 7 tuổi
trở lên mới đạt bình quân 4,5 năm. Điều đáng kể lo ngại và đau đầu nhất của nhà
nước ta đó là nạn mù chữ, tới nay nước ta 8% dân số mù chữ, chưa phổ cập được giáo
dục tiểu học.
- Mặt khác người lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, sự phát triển về
phương diện sinh lý và thế lực dường như còn chững lại, hơn nữa người lao động
nước ta nói chung văn hoá còn kém, lao động công nghiệp quen theo kiểu sản xuất
nhỏ và lao động giản đơn.
- Hạn chế trong việc phát huy nguồn lực con người, đề cao mặt xã hội, không
quan tâm đúng mức đến nhu cầu vật chất, tài năng cá nhân chưa được coi trọng.
- Đề cao quá mức tính giai cấp, không chú ý kế thừa những giá trị truyền thống
dân tộc. sự hiểu biết về tinh hoa văn hoá còn hạn chế. Điều đó gây ra những khó khăn
trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
- Tình trạng quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, vi phạm quyền tự do
dân chủ của công dân. Cơ cấu đào tạo giữa các ngành, các bậc học chưa hợp lý, việc
đào tạo và sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập.
Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường thực trạng đội ngũ cán bộ tri
thức Việt Nam đặc biệt là tri thức cao đang đặt ra một vấn đề được giải quyết, sự già
hoá của đội ngũ trí thức, trong các ngành khoa học trọng yếu tuổi bình quân của tiến
sỹ là 52,8, phó tiến sỹ 48,1, giáo sư 59,5, phó giáo sư 56,4. Cấp viện trưởng là 55.

Trong khi số người có học vấn cao giảm thì số sinh viên tốt nghiệp đại học và
cao đẳng không tìm được việc làm lại tăng lên. Đó chính là tác động của mặt trái kinh
tế thị trường. Rõ ràng sự chậm cải tạo giáo dục và nội dung đào tạo không theo kịp
những đòi hỏi của người sử dụng đã dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục.
Lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng nhất là trình độ
Nguyễn Thị Thanh Tú – Lớp Cao học 17P 3
Tiểu luận triết học
chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công
nghiệp. Thêm vào đó việc sử dụng và khai thác số lao động, đã được đào tạo, có trình
độ lại không hợp lý và kém hiệu quả. Nếu chúng ta không có một nỗ lực phi thường
bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn lực lao động thì sự
nghiệp CNH - HĐH khó có thể thực hiện được thành công; và đó cũng là lý do vì sao
nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc cách mạng về con người mà thực
chất là cách mạng về chất lượng lao động mỗi bước tiến của "cách mạng con người"
sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, như
chúng ta đã biết "cách mạng con người" với CNH - HĐH là hai mặt của một quá trình
phát triển thống nhất, giữa chúng có một quan hệ biện chứng lần nhau.
III. PHÊ PHÁN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SAI LẦM
1. Nguyên tắc “ tôn trọng quy luật khách quan”
Theo nguyên tắc này “ mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không
được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu
chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể”. Ở Việt
Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước bên cạnh những thành tựu đã
đạt được chúng ta đã nôn nóng tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan
trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển
của LLSX nên đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các
bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. Tư tưởng
chủ quan duy ý trí đã ăn sâu vào tiềm thức của những người thuộc thế hệ trước, họ
hành động theo mong muốn, theo kinh nghiệm của mình chứ không xuất phát từ thực
tế khách quan.

2. Nguyên tắc “phát huy tính năng động chủ quan”
Phát huy tính năng động chủ quan thể hiện rất phong phú, đa dạng trong đó một
số biểu hiện cơ bản của nó là:
Phải tôn trọng tri thức khoa học
Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng
để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động
Nguyễn Thị Thanh Tú – Lớp Cao học 17P 4
Tiểu luận triết học
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế
giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta khẳng định “ giáo
dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Định hướng
thì như vậy xong thực tế nền giáo dục ở nước ta mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực
tế, học không đi đôi với hành, ngành giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh nguồn nhân lực cả về chất lượng và số
lượng, trình độ khoa học công nghệ còn rất thấp kém, các ngành nghiên cứu KHCN
được đầu tư không nhiều, chính phủ chưa thực sự chú trọng và tạo nhiều ưu đãi đối
với các bộ phận, tổ chức phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực . . . Đây là những
biểu hiện của việc chưa nhận thức đầy đủ nguyên tắc” phát huy tính năng động chủ
quan” bởi từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này đến việc hiện
thực hoá nó còn là cả một vấn đề lớn đặt ra đối với Việt Nam.
3. Nguyên lý về sự phát triển:
Phép biện chứng xây dựng nên khái niệm về sự phát triển, phát triển là sự biến
đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện
tượng
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, cơ chế quản lý và sử dụng nhân công còn kém dẫn
tới thực trạng người phải làm trái ngành, trái nghề là rất phổ biến vì cuộc sống vì sự
tồn tại của bản thân mình và gia đình họ, chính sách tiền lương còn rất nhiều bất hợp
lý giữa các ngành dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực trong các ngành có thu nhập thấp,
đặc biệt là trong các cơ quan Nhà nước. Song với tâm lý của người Việt Nam là an

phận, ngại va chạm, nể nang nhau, ỷ thế các mối quan hệ quen biết nên những mâu
thuẫn trên vẫn âm ỷ tồn tại và chưa được giải quyết do đó nó kìm hãm sự phát triển.
4. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực
ở nước ta như hiện nay, ví dụ như việc quán triệt các chủ trương phát triển nguồn
nhân lực và con người ở nhiều địa phương còn chưa thống nhất, mỗi địa phương lại
có những cách thực hiện khác nhau vì thế đôi khi việc phát triển này không những
Nguyễn Thị Thanh Tú – Lớp Cao học 17P 5

×