Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 102 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 11
5.1 Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 11
5.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 13
6.Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 13
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 14
9.Bố cục luận văn ............................................................................................ 15
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
TRUYỀN THỐNG Ở VĨNH LONG .............................................................. 16
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 16
1.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 16
1.1.2. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị nghệ thuật truyền thống ....................................................................... 28
1.2. Khái quát về biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long ......... 30
1.2.1 Không gian tồn tại của biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Vĩnh
Long ................................................................................................................. 30
1.2.2 Một số loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh
Long hiện nay .................................................................................................. 35
1.2.3 Chủ thể sáng tạo biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Long ........ 37
Tiểu kết ............................................................................................................ 39



2

CHƢƠNG 2..................................................................................................... 40
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNGỞ TỈNH VĨNH LONG ..................................................... 40
2.1 Chủ thể quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh
Long................................................................................................................. 40
2.1.1 Cơ chế quản lý nhà nước ....................................................................... 40
2.1.2 Cơ chế quản lý tự quản .......................................................................... 42
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn Nghệ thuật đờn ca tài tử........... 43
2.2.1 Quy mô hoạt động .................................................................................. 43
2.2.2 Hoạt động biểu diễn ............................................................................... 46
2.2.3 Hoạt động đào tạo.................................................................................. 55
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật Tuồng ..................... 58
2.3.1 Quy mô hoạt động .................................................................................. 59
2.3.2 Hoạt động biểu diễn ............................................................................... 61
2.3.3 Hoạt động đào tạo.................................................................................. 62
2.4 Đánh giá chung ......................................................................................... 64
2.4.1 Những thành tựu đạt được ..................................................................... 64
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 65
2.4.3 Nguyên nhân ........................................................................................... 67
Tiểu kết ............................................................................................................ 68
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 70
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP N NG C O HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................... 70
3.1. Định hƣớng phát triển một số loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống
ở tỉnh Vĩnh Long ............................................................................................. 70
3.1.1. Các yếu tố tác động đến triển vọng phát triển của biểu diễn nghệ thuật
truyền thống ở Vĩnh Long................................................................................ 70



3

3.1.2 Định hướng phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử ................................... 75
3.1.3 Định hướng phát triển nghệ thuật Tuồng .............................................. 76
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động biểu diễn một số loại
hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long.............................................. 79
3.2.1 Thực hiện mơ hình quản lý mới.............................................................. 80
3.2.2 Xác lập mối tương tác giữa đơn vị tổ chức biểu diễn với các yếu tố
tương quan khác trong công tác quản lý ........................................................ 86
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU TH M KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 102


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vĩnh Long là tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ, nằm giữa hai nhánh sơng
chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, cách Tp. Hồ Chí Minh
135 km về phía Bắc, cách Tp. Cần Thơ về phía Nam theo quốc lộ 1 . Do địa
thế và lịch sử hình thành, tỉnh Vĩnh Long đã trở thành vùng đất “lành” để các
dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng sinh sống (tộc ngƣời Chăm có nhƣng với
tỷ lệ rất nhỏ). Chính điều đó đã tạo cho tỉnh Vĩnh Longnhững giá trị văn hóa
nhân văn đặc sắc, phản ánh sự hòa quyện những nét văn hóa truyền thống của
các tộc ngƣời định cƣ trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách của nhà nƣớc, sự năng động
và sáng tạo của các cấp lãnh đạo, sự tác động tích cực từ mơi trƣờng kinh tế,

xã hội bên ngồi, tỉnh Vĩnh Long đã có sự phát triển tồn diện về kinh tế, văn
hóa, xã hội. Do đó, đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của ngƣời dân đƣợc
cải thiện đáng kể. Ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn lựa
phƣơng thức cũng nhƣ loại hình văn hóa nghệ thuật để giải trí. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay, sự phát triển các loại hình nghệ thuật biẻu diễn(NTBD)
truyền thống tại Vĩnh Long đang đặt ra cho các cơ quan chức năng một số vấn
đề nhƣ giải pháp nào cho các loại hình NTBD truyền thống phát triển bền
vững, nên quy hoạch, định hƣớng các loại hình NTBDtruyền thống phát triển
nhƣ thế nào, trong khi thực tế không thiếu những những hiện tƣợng tiêu cực,
biến tƣớng của một số loại hình nghệ thuật này. Từ thực tế đó, tơi chọn đề tài
“Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long” để
làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở


5

tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là đối với loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT)
và Tuồng.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Đánh giá đƣợc thực trạng về công tác quản lý nhà nƣớc đối với một số
hoạt động NTBD truyền thống ở Vĩnh Long;
- Nhận diện đƣợc những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý nhà
nƣớc đối với một số hoạt động NTBD truyền thống ở Vĩnh Long;
- Phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt
động quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống;
- Tìm ra phƣơng thức quản lý hiệu quả hoạt động một số loại hình
NTBD truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

3.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Viết về cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với các loại hình NTBD truyền
thống của Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, hiện nay chƣa có
nhiều cơng trình. Trong q trình làm luận văn, tác giả đã tiếp cận đƣợc một
số bài viết về vấn đề này trên các trang tin điện tử nhƣ sau:
1- Bài viết “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật: còn nhiều bất cập”
của nhà báo Phan Điển Ánh, đăng trên trang online của báo Nhân dân ngày
30/11/2014 (cập nhật ngày 10/12/2016). Thực chất đây là nội dung một cuộc
phỏng vấn ông Nguyễn Minh Thuyết. Qua bài viết này,ông Nguyễn Minh
Thuyết đã cho rằng việc thực hiện những quy định của nhà nƣớc trong lĩnh
vực NTBD chƣa thật sự nghiêm túc. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, cũng nhƣ để đảm bảo NTBD phát triển tốt hơn, ông Nguyễn
Minh Thuyết đề xuất“Sớm ban hành Nghị định về nghệ thuật biểu diễn. Tiếp
tục xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển ngành NTBD; sắp xếp lại các
đồn nghệ thuật cơng lập và các trƣờng VHNT cả nƣớc; có chính sách
cụ thể hỗ trợ các đoàn nghệ thuật truyền thống”.


6

2- Bài viết “Cần siết chặt quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật và có
chế tài đủ sức răn đe” của tác giả Đinh Thị Phƣợng, đăng trên website của Sở
VH, TT & DL Lào Cai ngày 25/7/2011, (cập nhật ngày 10/12/2016)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích hiệu quả của vấn đề chế tài mà
pháp luật quy định đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
NTBD. Từ thực tiễn, tác giả cho rằng“Trong thời gian vừa qua, đề tài chấn
chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang thu hút sự chú ý quan tâm của
đông đảo các nhà quản lý, các nghệ sỹ diễn viên và nhân dân bởi liên tục xuất
hiện những hiện tƣợng tiêu cực, vi phạm trong quá trình tổ chức hoạt động
biểu diễn nghệ thuật, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội cả nƣớc”. Đồng thời,

để hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh
vực NTBD, tác giả đề xuất “Khi mà Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (ban hành theo Quyết định số
47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin)
sau gần 10 năm thực hiện đã trở nên lỗi thời, khơng theo kịp thực tế thì cần
phải ban hành một văn bản thay thế với những quy định cụ thể, ràng buộc
chặt chẽ trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia hoạt động biểu diễn
chuyên nghiệp”.
3- Bài viết “Để các hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật phát triển
lành mạnh”, trên tạp chí Tuyên giáo số 10, năm 2013 (đăng lại trên trang điện
tử của Ủy Ban tuyên giáo) của tác giả Trần Thị Phƣơng Lan (cập nhật ngày
10/12/2016).
Bài viết này đã cung cấp cho ngƣời đọcnhững thành tựu trong sự phát
triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong thời gian qua, tác giả chỉ ra
những tồn tại của hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhƣ hành vi vi phạm bản
quyền tác giả, hát nhép, trang phục biểu diễn không phù hợp, việc dùng chiêu
trò để đƣợc nổi tiếng của một bộ phận nghệ sỹ... Tác giả cũng cho rằng,
nguyên nhân chính của thực trạng trên là do cơng tác quản lý cịn nhiều yếu


7

kém, chế tài của pháp luật chƣa đủ mạnh; việc thực thi pháp luật chƣa
nghiêm... Đồng thời, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhƣ cần có sự phối
hợp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc; tăng cƣờng công tác giáo dục,
nâng cao nhận thức về văn hóa đối với những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt
động biểu diễn nghệ thuật; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý hoạt
động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang...
4- Bài viết “Làm sạch mơi trƣờng biểu diễn” của tác giả Minh Hải
(2015), đăng trên trang , ngày 29/4/2015(cập nhật ngày

10/12/2016).
Qua bài viết này,tác giả cho rằng cần phải sớm chấn chỉnh những hoạt
động NTBD bằng các công cụ pháp lý trƣớc hàng loạt sai phạm nghiêm trọng
của các cá nhân, tổ chức tham gia tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Tác giả bài
viết cũng cho rằng “Từ những sai phạm của các nghệ sĩ, nhất là những nghệ
sỹ đang hoạt động tự do, vấn đề cấp thẻ hành nghề mới đây lại đƣợc đặt ra.
Nếu thẻ hành nghề đƣợc cấp sớm, ý thức, đạo đức làm nghề của ngƣời nghệ
sỹ đƣợc nâng cao, ít nhiều việc lợi dụng làm nghệ thuật để quảng cáo dẫn đến
vi phạm quảng cáo sẽ đƣợc hạn chế”.
5- Bài viết của tác giả Phạm Phƣơng Thùy (2015) về “Quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật”, đăng trên trang online của Văn hiến
Việt Nam - , ngày 22/5/2015, (cập nhật ngày 10/12/2016).
Thông qua bài viết, tác giả luận văn có thể tìm hiểu kỹ hơn quan niệm về
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật; tầm quan trọng của
công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời, chúng tôi cũng
tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật của tác giả Phạm Phƣơng Thùy nhƣ Quy hoạch lại mạng lƣới
các đoàn NTBD, đầu tƣ cho sáng tác và dàn dựng tiết mục, đầu tƣ cơ sở vật
chất, kỹ thuật, cải thiện chế độ chính sách, đổi mới phƣơng thức quản lý.


8

6- Tác giả Thủy Nguyên với bài “Quản lý hoạt động biểu diễn Nghệ
thuật - Trám kẽ hở trong Nghị định 79” trên trang điện tử của báo Hải Phòng,
đƣợc cập nhật ngày 12/7/2015
Bài viết này có giá trị tham khảo hữu ích. Tác giả đã cho rằng nhiều nội
dung trong Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính Phủ chƣa phù hợp thực tế;
chƣa có những chế tài cụ thể đối với những trƣờng hợp vi phạm quy định
chung, vi phạm chuẩn mực đạo đức của các nghệ sỹ sau khi đạt danh hiệu và

trách nhiệm của ngƣời đƣợc nhận giải thƣởng, danh hiệu đối với xã hội…;
việc các cơ quan quản lý chƣa nghiêm trong việc cấp giấy phép biểu diễn dẫn
đến nhiều sai phạm nghiêm trọng.
7- Bài viết “Hoạt động nghệ thuật biểu diễn thời hội nhập: Quản lý nhƣ
thế nào?” của tác giả Tuệ Diễm, đăng trên báo Hà Nội Mới (trang online),
ngày 13/11/2013, (cập nhật ngày 10/12/2016)
Qua bài viết, tác giả đã đƣa ra những nhận định, đánh giá của nhiều
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, cũng nhƣ tổ chức hoạt động NTBD từ hội
thảo “Đánh giá việc thực thi pháp luật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và Định
hƣớng xây dựng luật nghệ thuật biểu diễn”, do Bộ VH, TT & DL vừa tổ chức
tại TP.HCM. Ngay từ đầu bài viêt, tác giả đã nhấn mạnh “Khi nƣớc ta chính
thức tham gia TPP, nếu khơng sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy
định về biểu diễn nghệ thuật thì phía cơ quan quản lý văn hóa sẽ gặp nhiều
khó khăn”. Về vấn đề xin giấy phép biểu diễn, theo đánh giá của các chuyên
gia, các nhà quản lý đƣợc tác giả Tuệ Diễm tổng hợp trong bài viết này
thì“Quy định liên quan lĩnh vực NTBD mới chỉ dừng lại ở các Nghị định và
Thông tƣ đƣợc ban hành từ năm 2012 và đang bộc lộ nhiều hạn chế.
8- Bài viết “Những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật truyền thống giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Kim
Ngân, đăng trên website của Trƣờng Đại học Sƣ phạm nghệ thuật Trung
Ƣơng (trang online), ngày 26/8/2016, (cập nhật ngày 12/6/2017).


9

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích các tác động đến công tác quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhƣ xu thế tồn cầu hóa; Chính sách xã hội
hoá hoạt động văn hoá; Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng. Trong đó, đối với
vấn đề tồn cầu hóa, tác giả này đƣa ra nhận định “Trƣớc sự tấn công dồn dập
của thị trƣờng phim, ca nhạc từ nƣớc ngồi và những chƣơng trình mang tính

thƣơng mại ở trong nƣớc, sân khấu truyền thống hiện nay đang đứng trƣớc
những tác động xấu của tồn cầu hố, của nền kinh tế thị trƣờng. Hầu hết các
đơn vị nghệ thuật Sân khấu truyền thống trong cả nƣớc gặp khó khăn trong
hoạt động, trong đời sống văn nghệ sĩ, ... Sân khấu đã xuất hiện những tác
phẩm do chạy theo xu thế thị trƣờng, mang tính thƣơng mại hố nghệ thuật,
nội dung không lành mạnh, làm mờ đi những tinh hoa nghệ thuật truyền thống
vô cùng quý giá của cha ông ta từ ngàn xƣa để lại, tạo ra những sản phẩm
nghệ thuật lai căng: Chèo không ra Chèo, Tuồng không ra Tuồng…”
9- Bài viết “Quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật: đừng là
rào cản của sáng tạo” của tác giả Thụy Du, đăng trên tạp chí Sân Khấu của
Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam (trang online), ngày 11/6/2017, (cập nhật
ngày 12/6/2017).
Bài viết này đƣợc tác giả công bố trong bối cảnh trong thời gian gần đây,
nhiều sự kiện xảy ra liên quan đến việc quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật làm cho dữ luận xã hội nhiều tâm tƣ. Trƣớc tình hình đó, Bộ trƣởng
Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định “Bộ VH-TT&DL đang quyết liệt chấn
chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để công tác quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng hiệu quả hơn”. Trong bài viết này,
tác giả Thụy Du đã dẫn chứng các ví dụ cụ thể để chứng minh nhiều tồn tại
trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các loại hình NTBD. Trong đó, đối
với lĩnh vực sân khấu, tác giả này viết “Không chỉ trong mảng âm nhạc, giới
hoạt động sân khấu gần đây cũng ngỡ ngàng và hoang mang khi tiếp nhận
thông báo của các cơ quan quản lý rằng, cần xin phép lại nếu muốn diễn tiếp


10

một vở, bởi giấy phép cho một chƣơng trình sân khấu chỉ có hiệu lực trong
một năm. Căn cứ đƣợc lý giải là vì điều này đƣợc quy định tại Nghị định số
15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ quy định về
biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi ngƣời đẹp và ngƣời mẫu; lƣu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Trƣớc khi có
Nghị định này, vở diễn chỉ cần xin cấp phép một lần và có giá trị vô thời hạn.
Nay, dù vở diễn không thay đổi nội dung vẫn phải xin giấy phép diễn hằng
năm. Đành rằng Nghị định do Chính phủ ban hành, song khơng thể không đặt
câu hỏi về chất lƣợng tham mƣu về lĩnh vực chuyên ngành các cấp mà cụ thể
là cơ quan quản lý trực tiếp về hoạt động NTBD sao cho sát hợp với thực tiễn
cuộc sống”. Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực NTBD,
trong đó có nghệ thuật sân khấu truyền thống, tác giả lấy ý kiến của một số
nghệ sỹ nhƣ NSND Trần Quốc Chiêm, Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long,...để nêu
lên vấn đề, công tác quản lý nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời
nghệ sỹ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của bản thân trong mỗi lĩnh
vực nghệ thuật nhất định.
Qua một số cơng trình, bài viết trên đã cho thấy vấn đề quản lý nhà nƣớc
đối với NTBD truyền thống nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, thật
sự chƣa có nhiều bài viết nói về vấn đề quản lý đối với hoạt động của một số
loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT), nghệ thuật tuồng ở Vĩnh Long.
Nhƣ vậy, đề tài mà chúng tôi nghiên cứu đáp ứng đƣợc yêu cầu tính mới cho
một cơng trình nghiên cứu khoa học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở
Vĩnh Long, trong đó học viên khn hạn ở nghệ thuật ĐCTT và Tuồng. Chọn
2 đối tƣợng này vì trong giới hạn năng lực tiếp cận dữ liệu của ngƣời nghiên


11

cứu, đồng thời đây cũng là 02 loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu nhất
của Vĩnh Long hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn năm 2010 – 2015, vì đây là giai đoạn mà
Tỉnh Vĩnh Long có nhiều chính sách nổi bật cho hoạt động của nghệ thuật
biểu diễn truyền thống
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, Đồn
Tuồng Đồng Thinh và các CLB ĐCTT là đối tƣợng khảo sát trực tiếp.
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
NTBD truyền thống là một trong những di sản văn hóa phục vụ nhu cầu
tinh thần của ngƣời dân. Vì vậy, để loại hình nghệ thuật này có thể tồn tại, thì
nhu cầu hƣởng thụ của ngƣời dân chính là yếu tố then chốt. Vì vậy, trong luận
văn này, chúng tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (19061905). Ông cho rằng hành vi của con ngƣời bắt nguồntừ nhu cầu của họ. Các
nhu cầu này đƣợc sắp xếp theo một thứ tự ƣu tiên từ thấp tới cao căn cứ vào
tầm quan trọng và chia thành 5 bậc nhƣ sau:

Trong đó:
+ Những nhu cầu về sinh vật học: là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu
nhất đảm bảo cho con ngƣời tồn tại nhƣ ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển
nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác... ;


12

+ Những nhu cầu về an ninh và an toàn: Là những nhu cầu về an tồn,
khơng bị đe doạ về tài sản, cơng việc, sức khoẻ, tính mạng và gia đình...
+ Những nhu cầu về xã hội: Là những nhu cầu về tình yêu, đƣợc chấp
nhận, bạn bè, mong muốn đƣợc tham gia vào một tổ chức hay một đồn thể
nào đó;
+ Những nhu cầu về đánh giá và tôn trọng: Là những nhu cầu về tôn

trọng ngƣời khác, đƣợc ngƣời khác tôn trọng, tự đánh giá và đƣợc tổ chức
đánh giá;
+ Những nhu cầu về tự thể hiện: Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ,
tự chủ, sáng tạo, hài hƣớc, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí
tuệ...
Từ sự phân tích lý thuyết nhu cầu của Maslow trên có thể thấy, nhu cầu
thƣởng thức nghệ thuật ĐCTT, Tuồng của ngƣời dân ở Vĩnh Long thuộc cấp
nhu cầu thứ 5. Dùng lý thuyết này trong đề tài, chúng tơi cho rằng, để có thể
giúp cho các loại hình nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Long có thể phát triển
khán giả trong tƣơng lai thì cần tạo điều kiện để ngƣời dân đạt đƣợc các nhu
cầu ở cấp 1, 2, 3, 4.
- Lý thuyết vốn xã hội của Pierre Bourdieu
Vốn xã hội lần đầu tiên đƣợc Hanifan1đƣa ra vào thế kỷ XX với nghĩa
“nhƣ là những thứ hữu hình cần phải tính đến trong cuộc sống thƣờng ngày
của con ngƣời” [Dẫn theo Khúc Thị Thanh Vân, tr.20]. Tiếp đến thập niên 80
của thế kỷ XX, Bourdieu đã đƣa ra một định nghĩa về vốn xã hội “nhƣ là một
tập hợp của các nguồn lực hiện hữu và tiềm ẩn mà chúng liên kết với trạng
thái sở hữu của mạng lƣới bền vững của các mối quan hệ đƣợc thể chế hoặc
mạnh hoặc yếu của việc biết hay khơng biết nhau, hoặc nói cách khác của các

1

Lyda Judson Hanifan (1879 – 1932) là một nhà giáo dục học ngƣời Mỹ. Lần đầu tiên ông sử dụng thuật ngữ
“vốn xã hội” trong bài viết “The rural school community center” đăng trên nnals of the merican cademy
of Politiccal anh Social Science” nawm 1916.


13

thành viên trong nhóm” [Dẫn theo Khúc Thị Thanh Vân, tr.20 - 21]2. Theo

đó, Bourdieu cho rằng: 1- Vốn xã hội là sự kế thừa vì mỗi cá nhân là sản
phẩm của lịch sử, của giai cấp mà họ đƣợc sinh ra trong đó và bởi vậy họ
đƣợc thừa hƣởng một số vốn xã hội bao gồm cả những bất lợi, lợi thế mà
mạng lƣới cá nhân của họ mang lại; 2- Vốn xã hội đƣợc cá nhân liên tục tạo
ra thông qua các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó và sự thừa nhận vị trí của
họ trong mạng lƣới mà họ là thành viên; 3- Vốn xã hội của một cá nhân sẽ
đƣợc tích lũy thêm bằng các hoạt động của bản thân cá nhân khiến một số cá
nhân hoặc một tổ chức (nhóm xã hội) đƣợc xác định thông qua việc phân bố
nguồn lực và các quy tắc chi phối việc phân bổ nguồn lực này.
Việc áp dụng lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu vào đề tài này, chúng tôi
muốn xây dựng những mạng lƣới các mối quan hệ xã hội của các nghệ sẽ
nghệ thuật Tuồng và ĐCTT ở Vĩnh Long nhƣ là một giải pháp để tăng cƣờng
khả năng quản lý cũng nhƣ khả năng phát triển của các loại hình nghệ thuật
truyền thống này trong tƣơng lai.
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đƣa ra giả thuyết nghiên cứu:
-Hiện nay, công tác quản lý hoạt động nghệ thuật ĐCTT và nghệ thuật
Tuồng ở tỉnh Vĩnh Long hiện gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị di sản, thu hút khán giả đến với các sân khấu truyền thống và chính
sách đối với các nghệ nhân.
- Nhận thức và chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhất tác
động đến hiệu quả trong công tác quản lý đối với các hoạt động nghệ thuật
ĐCTT và nghệ thuật Tuồng ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra một số câu hỏi sau:

2

Pirre Bourdieu (1930 – 2002) là một nhà xã hội học, nhân chủng học và triết học ngƣời Pháp. Ơng đã có
những mở rộng định nghĩa về vốn xã hội và phân biệt chúng với các loại vốn khác.



14

- Hiện nay, công tác quản lý hoạt động nghệ thuật ĐCTT và nghệ thuật
Tuồng ở tỉnh Vĩnh Long đang trong tình trạng nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả trong công tác quản lý đối với các
hoạt động nghệ thuật ĐCTT và nghệ thuật Tuồng ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Phỏng vấn sâu: Với phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ nắm bắt đƣợc các
ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, những nhà quản lý hành chính nhà
nƣớc, trƣởng các đồn NTBD về thực trạng hoạt động, về công tác quản lý,
công cụ và phƣơng thức quản lý từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ khách quan,
khoa học hơn.
+ Phân tích, tổng hợp: Đó là việc phân tích, tổng hợp các số liệu thống
kê liên quan đến nội dung nghiên cứu nhƣ số lƣợng nghệ sỹ, số lƣợng câu lạc
bộ, số lƣợng chƣơng trình biểu diễn,…
- Phương pháp đồng đại và lịch đại: Khi sử dụng phƣơng pháp này,
chúng tôi muốn đặt vấn đề đƣợc nghiên cứu trong mối tƣơng quan mang tính
lịch sử của nghệ thuật sân khấu Tuồng và ĐCTT ở khu vực Tây Nam Bộ (lịch
đại), và đặt các loại hình NTBD truyền thống đƣợc nghiên cứu trong khơng
gian văn hóa với những đặc thù về văn hóa – kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh
Long, nhƣng mang nhiều nét tƣơng đồng của khu vực Tây Nam Bộ (đồng đại).
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
giúp cho các cơ quan này có cơ sở khoa học trong q trình xây dựng các phƣơng
thức quản lý hoạt động NTBD truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Đối với các cơ sở đào tạo: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài
liệu giảng dạy nhƣ một trƣờng hợp cụ thể về cơng tác quản lý hoạt động văn

hóa nghệ thuật cho các chuyên ngành quản lý văn hóa, xã hội.


15

9.Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và khái quát về nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở
tỉnh Vĩnh Long
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở
tỉnh Vĩnh Long
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long


16

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU
DIỄN TRUYỀN THỐNG Ở VĨNH LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm quản lý
Các học giả trong và ngồi nƣớc có những góc nghiên cứu khác nhau,
nên đã đƣa ra những khái niệm không giống nhau về quản lý. Hiện nay vẫn
chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Các học giả trong Từ điển
bách khoa Việt Nam (tập 4) thì: “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tổ chức thuộc giới khác (sinh học, kinh tế, xã hội), bảo đảm giữ gìn
một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ƣu và bảo đảm thực

hiện những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó. Có quản lý kỹ thuật,
quản lý xã hội, quản lý các đối tƣợng khác”[18, tr.580]. Đối với các tác giả
trong Ban biên soạn chuyên từ điển New Era nhận định “Quản lý là trông coi,
xếp đặt công việc: Quản lý một doanh nghiệp” [1, tr.1945].
Song song với những khái niệm quản lý đã đƣợc nêu, quản lý chính là sự
kết hợp của ba phƣơng diện: 01- thông qua các hoạt động của tập thể để thúc
đẩy tính tích cực của cá nhân. 02- điều hoà quan hệ giữa các cá nhân với
nhau, giảm sự mâu thuẫn giữa các bên. 03- tăng cƣờng mỗi quan hệ hợp tác,
tƣơng trợ nhau, nhờ sự tƣơng trợ để hồn thành những cơng việc mà một cá
nhân không thể thực hiện, đồng thời thông qua mỗi quan hệ hợp tác để tạo ra
các giá trị lớn hơn giá trị cá nhân đó là giá trị tập thể.
Do đó, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, chủ thể luôn là
con ngƣời hoặc tổ chức, chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý bằng
các công cụ với những phƣơng pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất


17

định. Đối tƣợng quản lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý,
tùy theo từng loại đối tƣợng khác nhau mà ngƣời ta chia thành các dạng quản
lý khác nhau. [20]
Chủ thể trong quản lý biểu diễn nghệ thuật
Khoảng 10 năm gần đây, các hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung và
NTBD nói riêng có nhiều sự đột phá mới theo hƣớng khởi sắc. Để đạt đƣợc
những thành quả đó phần lớn nhờ những chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc
và đƣợcCục Nghệ thuật biểu diễn (Cục NTBD) là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT&DL) có chức năng tham mƣu giúp Bộ
trƣởng thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hoạt động NTBD theo hƣớng dân tộc,
khoa học, đại chúng. Theo Quy chế 47, Cục NTBD là đơn vị duyệt, cấp giấy

phép cho các đơn vị của Trung ƣơng, Sở VH, TT & DL địa phƣơng cấp giấy
phép cho các đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, Cục NTBD và các Sở VH, TT &
DL thành lập Hội đồng nghệ thuật giúp ngƣời đứng đầu các cơ quan duyệt
chƣơng trình trƣớc khi cấp giấy phép.
Ngồi ra, dƣới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ VH, TT &
DL, Cục NTBD đã chủ động, tích cực triển khai nhiều kế hoạch công tác và
các nhiệm vụ đột xuất đƣợc lãnh đạo Bộ giao. Để tăng khả năng quản lý và
chỉ đạo tốt cho các hoạt động NTBD, sự kết hợp chặt chẽ từ Trung ƣơng đến
địa phƣơng đang đƣợc quan tâm. Do đó, các chính sách, chủ trƣơng đƣợc tiến
hành đồng bộ và thống nhất giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp nghệ thuật dễ
dàng hơn trong việc cập nhận thông tin và sáng tạo các sản phẩm văn hóa có
giá trị phù hợp với nhu cầu khán giả và tuân theo quy định của Luật. Đồng
thời cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp chủ động xây dựng văn bản phục vụ
công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà
nƣớc, phát triển sự nghiệp NTBD; công tác thanh tra, kiểm tra diễn ra thƣờng
xuyên để chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động biểu diễn
nghệ thuật.


18

Khách thể quản lý: Là đối tƣợng chịu sự tác động hay sự điều chỉnh của
chủ thể quản lý, đó là hành vi của con ngƣời, các quá trình xã hội. [20]
Khách thể trong quản lý biểu diễn nghệ thuật
Bên cạnh những chủ trƣơng của chủ thể quản lý quy định nhằm nâng cao
chất lƣợng của sản phẩm nghệ thuật, thì khách thể trong quản lý nghệ thuật là
một nhân tố quan trọng đƣa tới thành cơng. Nếu khơng có sự phối hợp ăn ý,
chặt chẽ giữa các đơn vị, doanh nghiệp biểu diễn nghệ thuật và các cơ quan
chức năng thì những sản phẩm của NTBD truyền thống sẽ bị lệch định hƣớng,
đi ngƣợc lại với truyền thống văn hóa của dân tộc. Để sáng tạo ra những sản

phẩm chất lƣợng và mang một sắc thái mới, các đoàn nghệ thuật, đơn vị tổ
chức cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị NTBD và năng lực đội
ngũ cán bộ, nghệ sĩ. Các đơn vị phải chủ động trong việc quản lý, đào tạo
nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn vị mình, nắm rõ năng lực từng ngƣời để bố trí
cơng việc đúng vị trí, khả năng. Chủ động tạo nguồn kinh phí cho hoạt động
nghệ thuật từ các nguồn đầu tƣ, viện trợ. Đặc biệt, các đơn vị hoạt động biểu
diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc tuyển chọn các tài năng nghệ
thuật trẻ có năng lực, từng bƣớc trẻ hóa đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, tạo sức
sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. [46]
Mục tiêu của quản lý: Là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất định
do chủ thể quản lý định trƣớc. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các
động tác quản lý cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng pháp quản lý thích hợp. Quản
lý ra đời chính là nhằm mang đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn
trong công việc. [20]
Mục tiêu trong quản lý biểu diễn nghệ thuật
Cơ chế thị trƣờng là môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các lĩnh
vực trong đó có NTBD. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, các đơn vị phải
tìm đƣợc hƣớng đi riêng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu, sự đa dạng trong thƣởng
thức nghệ thuật của khán giả. Thực tế cho thấy, hoạt động NTBDđang diễn ra


19

tình trạng lộn xộn, khơng tn theo quy định của pháp luật, làm ảnh hƣởng
xấu đến thuần phong mỹ tục. Một bộ phận các nghệ sĩ đang coi thƣờng đạo
đức nghề nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu họ đề ra. Những hành vi vi phạm đã
làm ảnh hƣởng rất nhiều đến nhận thức, sự lệch chuẩn về đạo đức, văn hóa,
thẩm mỹ, sống vội, vơ cảm,... của giới trẻ là vấn đề đáng quan tâm trong giai
đoạn hiện nay.
Do đó, việc quản lý nhà nƣớc và các cơ quan chức năng chính là cách

thức hiệu quả nhất. Sự quản lý kết hợp giữa mềm dẻo, năng động với kỷ
cƣơng, kỷ luật; giữa thuyết phục và cƣỡng chế; giữa tập trung và dân chủ sẽ
tạo ra sự ổn định và phát triển cho NTBD Việt Nam, góp phần phát triển kinh
tế, ổn định chính trị, xã hội. Đồng thời, các sản phẩm nghệ thuật đạt đƣợc
những giá trị chân – thiện – mỹ bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống.
Phân loại phương pháp quản lý
Bên cạnh khái niệm về quản lý, các học giả đã đƣa ra một số phƣơng
pháp củ thể để tăng cƣờng hiệu quả quản lý.
- Phương pháp tổ chức - hành chính: Đâylà các phƣơng pháp chủ thể
quản lý (cấp trên) giáo dục thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định dứt
khoát và mang tính cƣỡng bức buộc đối tƣợng quản lý (cấp dƣới) phải chấp
hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Phƣơng pháp
tổ chức - hành chính đƣợc áp dụng nhiều trong quản lý giáo dục, quản lý nhà
trƣờng, nhờ phƣơng pháp này trật tự kỷ cƣơng đƣợc ổn định đảm bảo, đồng
thời giải quyết những vấn đề đặt ra trong quản lý giáo dục một cách hiệu quả.
- Phương pháp tâm lý – giáo dục: Đối lập với phƣơng pháp tổ chức –
hành chính, phƣơng pháp tâm lý – giáo dục là chủ thể quản lý giáo dục dùng
các phƣơng thức tác động vào tƣ tƣởng, nhận thức, tình cảm của cán bộ, nhân
viên, ngƣời dạy, ngƣời học và những tổ chức liên đới trong tổ chức giáo dục
để nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện và
hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tối ƣu nhất. Phƣơng pháp này có vai trị lớn trong


20

việc khích lệ, động viên tinh thần chủ động sáng tạo, giúp đỡ nhau trong mọi
công việc một cách nhiệt huyết, vui vẻ, tin cậy tạo ra những sản phẩm chất
lƣợng cả chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý cùng hƣớng đến.
- Phương pháp kinh tế: Đây là hình thức tác động gián tiếp, nhằm kích
thích sự sáng tạo, chủ động làm việc hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra nhằm

hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao một cách tối ƣu nhất. Việc kích thích bằng
kinh tế cổ vũ, động viên tinh thần và sự công nhận của tập thể đối với sự nỗi
lực của các cá nhân. Sự khuyến khích bằng lợi ích kinh tế là đặc trƣng nổi bật
của phƣơng pháp này.
Tuy nhiên, bất kỳ một phƣơng pháp nào cũng có những mặt ƣu và
nhƣợc, do đó nhà quản lý cần phải xác định đƣợc chủ thể, khách thể quản lý,
và mục tiêu cuối cùng mà nhà quản lý muốn đạt đƣợc là gì. Vì vậy, nhà quản
lý phải chọn phƣơng thức quản lý phù hợp nhất, đơi khi để hồn thành mục
tiêu đề ra, nhà quản lý phải kết hợp nhiều phƣơng pháp.
- Khái niệm quản lý văn hóa
Khái niệm quản lý văn hóa đƣợc hiểu nhƣ sau: Quản lý văn hóa là quản
lý Nhà nƣớc về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa. Và nhƣ vậy, ngƣời làm
cơng tác quản lý văn hóa phải có kiến thức quản lý Nhà nƣớc bên cạnh kiến
thức về quản lý văn hóa và văn hóa.
Hay trong lĩnh vực văn hóa, quản lý Nhà nƣớc về văn hóa đƣợc hiểu: Là
một hệ thống tác động có mục đích của Đảng, Nhà nƣớc thơng qua các chủ
trƣơng, chính sách, biện pháp và thực thi bằng pháp luật trong lĩnh vực văn
hóa tƣ tƣởng nhằm định hƣớng, điều khiển hoạt động, hành vi của các tổ
chức, thành viên trong xã hội, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức trách
nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo ra sự ổn
định xã hội trong quá trình phát triển đất nƣớc.
Theo nhận định của Nguyễn Tri Nguyên:


21

Quản lý văn hóa với tƣ cách là quản lý về nghệ thuật và văn hóa xác định tính
cách hoạt động đƣợc định hƣớng về kinh tế, về kế hoạch, về tính cơng khai,
hoạt động liên quan tới nội dung nghệ thuật và mục tiêu văn hóa đƣợc tập
trung nhằm vào sự kiến tạo hiện tại và tƣơng lai [24, tr.18-20].

Cơng việc quản lý Nhà nƣớc về văn hóa là một vấn đề khá khó khăn và
mang nét đặc thù riêng, vì văn hóa là sản phẩm tinh thần do xã hội tạo ra và
đƣợc tồn tại theo thời gian nhất định, và không giống sản phẩm của bất kỳ
mặt hàng nào. Nên những cán bộ làm trong vĩnh vực quản lý về văn hóa cần
phải có những trình độ chuyên môn vững vàng và hiểu đƣợc đối tƣợng quản
lý chính là “văn hóa”.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại của “Thế giới phẳng”, hầu hết
mọi sản phẩm văn hóa đều đƣợc phổ biến rộng khắp thơng qua các phƣơng tiện
thơng tin nghe, nhìn,... Vì vậy, cơng tác quản lý chính là đáp ứng nhu cầu
hƣởng thụ văn hóa của ngƣời dân, nhƣng cần phải cân bằng giữa cơng việc tìm
phƣơng pháp đáp ứng nhu cầu, đồng thời mọi hoạt động phải nằm trong khuôn
khổn của pháp luật cho phép và hƣớng tới những giá trị chân – thiện – mỹ. Do
đó, quy trình sản xuất, khâu phân phối, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức
của ngƣời dân cần đƣợc quan tâm chặt chẽ. Đây là vấn đề cần toàn Đảng và
toàn dân cùng nhau phối hợp đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục tƣ
tƣởng, trí thức của nhân dân theo đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Khái niệm nghệ thuật biểu diễn
Theo nhận định của tác giả trong Từ điển bách khoa Việt Nam thì:
Nghệ thuật biểu diễn: nghệ thuật tái hiện cuộc sống trên sân khấu hoặc trong
phim bằng những hoạt động diễn xuất của diễn viên theo kết cấu của một kịch
bản. Ngƣời xem tiếp nhận nội dung, ý nghĩa của kịch bản thông qua sự biểu


22

diễn. Diễn xuất của diễn viên đã cụ thể hóa, vật chất hóa những gì cịn trừu
tƣợng trong kịch bản, đã làm cho nhân vật trở nên sống động.
Với tƣ cách là chủ thể sáng tạo, diễn viên dùng tiếng nói, hoạt động thân thể
và những xúc cảm của mình để sáng tạo hình tƣợng nhân vật. Điều quyết định
ở đây không phải là sự đồng nhất giữa diễn viên với nhân vật mà là sự thống

nhất biện chứng của hai mặt khác nhau trong một con ngƣời: diễn viên hình
tƣợng và diễn viên nghệ sĩ. Tham gia vào sự thành cơng của nghệ thuật biểu
diễn cịn có lao động của tập thể nghệ sĩ làm công việc nhƣ đạo diễn, thiết kế,
phục trang, ánh sáng… [17, tr.87-88]
Tác giả Lê Ngọc Canh cho rằng:
Nghệ thuật biểu diễn bao hàm những loại hình nghệ thuật có chung tính
chất, đặc điểm, mơi trƣờng, khơng gian, thời gian trình diễn với sự sáng tạo
của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của các
tộc ngƣời, của xã hội trong mọi thời đại, thơng qua các loại hình nghệ thuật
biểu diễn nhƣ ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn xƣớng... Chúng chuyển động
trong mọi khơng gian, thời gian trình diễn khác nhau. Sự chuyển động trình
diễn ấy do các nghệ nhân, các nghệ sĩ thực hiện thông qua những âm thanh,
hình thể, điệu bộ, hình dáng của cơ thể con ngƣời và cảm xúc, tâm hồn.
Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy lại tái tạo, bổ sung, hoàn thiện những bài bản đã
có, đã tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật chuyển động đa loại, đa
dạng, đa hình, đa âm. Có nhà nghiên cứu cịn gọi là nghệ thuật động giàu tính
thẩm mỹ trực quan, đem lại cho ngƣời tiếp cận bằng thị giác, thính giác (nghe,
nhìn), tiếp cận dƣới góc độ thẩm mỹ [5, tr.193-194].
Trong một Báo cáo của UNCTAD (Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển
Liên Hiệp quốc) khẳng định: nghệ thuật biểu diễn bao gồm mọi loại hình
nghệ thuật sân khấu, biểu diễn bởi nghệ sĩ và dành cho khán giả thƣởng thức
[37, tr.141].


23

Tóm lại, NTBD là hình thức nghệ thuật mang tính tổng hợp, sản phẩm
có tính sáng tạo cao, nhờ sự đóng góp cơng sức của nhiều ngƣời nhƣ đạo
diễn, diễn viên,... làm nên những tác phẩm có giá trị về văn học, hội họa, âm

nhạc,... sản phẩm đƣợc biểu diễn trƣớc khán giả thông qua kỹ thuật biểu diễn
của các nghệ sĩ.
- Phân loại của nghệ thuật biểu diễn
Theo (UNCTAD) nhận định NTBD bao gồm “mọi loại hình nghệ thuật
sân khấu....”. Tại Việt Nam, NTBD gồm các loại hình khác nhau nhƣ: Cải
lƣơng, Chèo, Tuồng, Kịch nói, Kịch câm, Xiếc, các loại hình nghệ thuật Ca –
múa-nhạc, Nhạc kịch, Múa rối, Dân ca kịch, Ngâm thơ, Tấu hài, Tạp kỹ. Và
đƣợc phân loại theo các khối nhất định nhƣ “khối Ca múa nhạc: gồm các loại
hình nghệ thuật Ca – múa – nhạc, Ngâm thơ, Kịch hát, Tấu hài, sản phẩm là
chƣơng trình”; “khối sân khấu: gồm các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải
lƣơng, Xiếc, Múa rối, Kịch nói, Kịch câm, Dân ca kịch, sản phẩm chính là vở
diễn”. Hiện nay, hình thức pha trộn giữa hai khối trên hoặc với cả loại hình
biểu diễn khác ngày một phong phú và sơi nổi, tạo ra một chƣơng trình tổng
hợp đặc sắc phục vụ nhu cầu thƣởng thức của khán giả. Điển hình nhƣ biểu
diễn ca nhạc kết hợp Tấu hài, Xiếc, biểu diễn thời trang,... Nhƣng khái niệm
NTBD chỉ gói gọn ở mức độ: Khán giả xem trực tiếp biểu diễn trên sân khấu.
NTBD không đơn thuần là sáng tạo cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể, mà là
sản phẩm của sự kết hợp chặt chẽ từ tập thể nhƣ đạo diễn, biên đạo, âm thanh,
ánh sáng, phục trang, ban quản trị,... Vì vậy, để sản phẩm chất lƣợng đến với
khán giả phải có sự kết hợp của ba yếu tố: nghệ thuật, tổ chức biểu diễn và
quản trị. Nhờ ba yếu tố trên đã làm xuất hiện ngành NTBD.
- Đặc điểm của biểu diễn nghệ thuật
NTBD bao gồm nhiều khâu nhƣ quy trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng
và bảo quản. Đối với một số sản phẩm là chƣơng trình ca nhạc, vở kịch, múa,
biểu diễn trực tiếp thì quá trình biểu diễn nghệ sĩ diễn ra đồng thời với việc


24

thƣởng thức nghệ thuật của khán giả. Nó tạo thành một chuỗi các hoạt động

khơng thể tách rời và có những đặc điểm sau:
+ Sản phẩm của biểu diễn nghệ thuật là kết quả của quá trình sáng tạo,
sản xuất mang tính tổng hợp và liên kết
Trong NTBD, phần lớn kịch bản của các vở Cải lƣơng, Chèo, Tuồng,
Kịch, Ba lê,... đƣợc sáng tác trƣớc. Kế tiếp đến quá trình dàn dựng, tập duyệt
biểu diễn của các nghệ sĩ, sản phẩm đƣợc hồn thành và khâu cuối cùng đi
đến cơng chúng thƣởng thức. Nhƣng trƣớc khi đầu tƣ vào biên tập, dàn dựng
và sản xuất, cần có sự nghiên cứu về khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của vở
diễn, sự thẩm định về mặt chất lƣợng của các nhà tổ chức sản xuất. Phòng tập,
sân khấu, trang thiết bị đi kèm nhƣ hệ thống âm thanh, ánh sáng, trang phục,
đạo cụ là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất chƣơng trình
NTBD. Một bộ phận giữ vai trị quan trọng chính là nhà sản xuất, họ có vai
trò phối hợp các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính để dàn dựng và tổ
chức biểu diễn chƣơng trình nghệ thuật. Họ thƣờng chịu trách nhiệm quản lý
đến các hoạt động pháp lý nhƣ ký hợp đồng tác quyền với tác giả hoặc tổ
chức thu phí bản quyền và xin giấy phép biểu diễn [32, tr.29].
+ Quá trình phân phối, tiêu thụ các sản phẩm biểu diễn nghệ thuật diễn
ra đồng thời
Tại các chƣơng trình biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, hội trƣờng, rạp
hát,... sản phẩm của vở diễn đƣợc nghệ sĩ biểu diễn song song với quá trình
đƣa sản phẩm đến với khán giả. Quá trình sản xuất tác phẩm và phân phối tác
phẩm là một chuỗi liên kết chặt chẽ. Để sản phẩm nghệ thuật đƣợc phổ biến
rộng rãi đến nhiều khán giả trong và ngoài nƣớc, các tổ chức, đơn vị nghệ
thuật thực hiện phƣơng pháp sao lƣu, nhân bản vào VCD, CD hay truyền tải
trên Internet (Youtube). Tuy nhiên, hình thức sao lƣu các sản phẩm nghệ thuật
làm cho quá trình sản xuất chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật và phân phối tới
khán giả sự khác biệt.


25


+ Đặc thù trong bảo quản các sản phẩm hàng hoá văn hoá cho lần khai
thác tiếp theo
Giống nhƣ nhiều sản phẩm hàng hóa văn hóa khác, sản phẩm của NTBD
sau khi đƣợc chuyển đến ngƣời hƣởng thụ (khán giả) cũng cần phải đƣợc bảo
quản cho lần khai thác tiếp theo. Khác với sản phẩm hàng hóa thơng thƣờng,
sản phẩm của NTBD khơng bị hao mịn về giá trị tiêu thụ. Điểm nổi bật của
sản phẩm văn hóa nghệ thuật tuy đã đƣợc sử dụng rồi vẫn có thể sử dụng lại.
Và những cảm nhận về giá trị của sản phẩm sẽ đƣợc khán giả phản ánh tùy
thuộc vào sự nhận thức, tâm tƣ tình cảm của chủ thể. Những giá trị nghệ thuật
đó sẽ khơng bị bào mịn mà nó tồn tại cùng với thời gian, các khán giả vẫn
thƣởng thức và cảm nhận đƣợc nếu vở diễn vẫn đƣợc biểu diễn.
Vì ngành biểu diễn nghệ thuật trực tiếp nên sau khi kết thúc chƣơng trình
biểu diễn thì sản phẩm cũng khơng cịn tồn tại, do đó, khơng thể lƣu trữ đƣợc.
Nên cách thức bảo quản các sản phẩm trong ngành NTBD đặc biệt hơn một
số ngành khác. Thông thƣờng, hình thức tốt nhất là nên tiếp tục biểu diễn
chúng, làm cho các sản phẩm nghệ thuật sống trên sân khấu cùng với thời
gian. Vì vậy, cơng tác truyền nghề của nghệ nhân cho thế hệ trẻ trong NTBD
là vẫn đề đang đƣợc quan tâm, đặc biệt là NTBD truyền thống: Tuồng, Chèo,
Cải lƣơng, Dân ca,... đây là nhân tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát
triển các loại hình nghệ thuật này.
+ Biểu diễn nghệ thuật hoạt động theo luật doanh nghiệp nói chung
cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng văn hoá
Các hoạt động NTBD đƣợc thực hiện bởi những doanh nghiệp, công ty,
tổ chức thuộc tƣ nhân và nhà nƣớc. Đây là các đơn vị kinh tế có tƣ cách pháp
nhân theo luật quy định, có nguồn vốn về tài chính, vật chất và con ngƣời để
đáp ứng đƣợc các hoạt động quản lý, sản xuất, cung cấp, tiêu thụ sản phẩm
nghệ thuật phù hợp với nhu cầu xã hội.
Cục NTBD - tổ chức thuộc Bộ VH, TT & DL là cơ quan quản lý trực



×