Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại trung tâm văn hóa thông tin quận ngô quyền, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐỖ KHẮC BẨY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA - THÔNG TIN
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 6 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐỖ KHẮC BẨY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA - THÔNG TIN
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 8319042

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đào Mạnh Hùng

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này
chưa từng được công bố, các thông tin, số liệu và trích dẫn đều được dẫn
nguồn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Khắc Bảy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNV

Bộ Nội vụ

BVHTT&DL

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

CLB

Câu lạc bộ

CP


Chính phủ

Đ/c

Đồng chí

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư



Quyết định

TSKH

Tiến sĩ khoa học

TT

Thông tin

UB

Ủy ban


UBND

Ủy ban nhân dân

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VHTT

Văn hóa thông tin


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT .................................................................................. 7
1.1. Các khái niệm..................................................................................................... 7
1.1.1. Quản lý............................................................................................................. 7
1.1.2. Nghệ thuật biểu diễn....................................................................................... 7
1.2. Các văn bản quản lý nhà nước trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật .......... 8
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật .................... 9
1.4. Khái quát về hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. ........................................... 16
1.4.1. Khái quát về Trung tâm Văn hóa - thông tin ............................................. 16
1.4.2. Tổng quan về hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa –
Thông tin quận Ngô Quyền.................................................................................... 21
1.4.3. Vai trò của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật đối với sự nghiệp
của Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận ............................................................. 24
Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền có nhiệm vụ:........................ 25
1.5. Mối quan hệ giữa văn hóa và hoạt động biểu diễn nghệ thuật không

chuyên ...................................................................................................................... 26
Tiểu kết..................................................................................................................... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA - THÔNG TIN QUẬN NGÔ QUYỀN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................................. 30
2.1. Chủ thể quản lý ................................................................................................ 30
2.1.1. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng.......................................... 30
2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Ngô Quyền......................................... 31
2.1.3. Ban văn hóa ở cấp phường .......................................................................... 33
2.1.4. Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin ......................................... 34
2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật........................................ 34
2.2.1. Quản lý nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật ................................ 34
2.2.2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất .................................................................... 35
2.2.3. Về công tác xã hội hoá ................................................................................. 35
2.2.4. Triển khai văn bản chỉ đạo của cấp trên và xây dựng văn bản quản lý
(Kế hoạch, nội quy, quy chế) ................................................................................. 36


2.2.5. Xây dựng tiết mục, chương trình biểu diễn nghệ thuật............................. 38
2.2.6. Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật .................................................... 39
2.2.7. Xây dựng nguồn lực tổ chức và quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật . 41
2.2.8. Tiếp thị khán giả ........................................................................................... 42
2.2.9. Thanh tra, kiểm tra........................................................................................ 42
2.3. Một số thành tích của Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền ....... 44
Tiểu kết..................................................................................................................... 46
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI PHÒNG ........................................ 48
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý về văn hóa............... 48
3.1.1. Phương hướng............................................................................................... 48
3.1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 52

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biểu diễn nghệ thuật
tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận ...................................................... 56
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật
tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin ........................................................................ 56
3.2.2. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới quản lý biểu diễn nghệ
thuật của quận .......................................................................................................... 58
3.2.3. Đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật ........................................................................................................ 60
3.2.4. Quan tâm đến công tác đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý từ quận
đến phường .............................................................................................................. 61
3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực hoạt động văn hoá .......................... 64
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động biểu diễn
nghệ thuật ................................................................................................................. 69
Tiểu kết..................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính
phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp
và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu được thực hiện, công tác quản lý hoạt động nghệ thuât biểu diễn trên
cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã tổ chức hội nghị tổng kết một năm thực hiện Nghị định và
Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ VHTTDL về

biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và thi người đẹp, người mẫu.
Sau thời gian một năm triển khai thực hiện đã thu được kết quả bước
đầu đó là việc khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải các văn bản quy
phạm pháp luật và giảm tải các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các cá
nhân, tổ chức được thực hiện biểu diễn nghệ thuật. Hoạt động biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có bước chuyển biến rõ
nét, cơ bản đi vào nề nếp. Bên cạnh những kết quả đạt được, các cơ quan quản
lý nhà nước cũng đánh giá về những hạn chế, tồn tại sau một năm thực hiện
Nghị định đó là tại một số tỉnh thành, việc cấp giấy phép chỉ trên hồ sơ giấy tờ,
không thẩm định nội dung chương trình; công tác kiểm tra, giám sát chưa
được thực hiện nghiêm túc; các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động biểu diễn nghệ thuật chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển
mạnh cả về kinh tế kéo theo các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng phát
triển. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn thành phố trong đó
có quận Ngô Quyền có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật và trò chơi giải
trí đa dạng, hấp dẫn du nhập vào.


2

Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng từ khi được thành lập đến nay đã đạt nhiều kết quả thiết thực về
công tác tổ chức, quản lý biểu diễn nghệ thuật. Tại Trung tâm Văn hóa Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, hệ thống các hoạt động
nghệ thuật biểu diễn là một trong những hoạt động bề nổi của Trung tâm.
Trong những năm gần đây hoạt động của các Câu lạc bộ có chất lượng cao,
đa dạng về thể loại, như: Múa, hát, sân khấu, nhảy dance Sport… đã đóng
góp rất nhiều cho các hoạt động của Trung tâm.
Bên cạnh những thành công trong công tác tổ chức và quản lý các

hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô
Quyền cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế về công tác quản lý như:
Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, địa điểm sinh hoạt còn hạn chế và thiếu
người hướng dẫn có chuyên môn tốt đáp ứng được nhu cầu thực tế... Để
tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng một cách cụ thể, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý hoạt động
nghệ thuật biểu diễn trong giai đoạn mới, việc tăng cường liên kết và đổi
mới các hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin
là vấn đề quan trọng cần thiết, từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề
tài Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa Thông tin quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng làm luận văn tốt nghiệp
của mình đồng thời cũng đưa ra những đề xuất cho việc nâng cao chất
lượng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và Trung
tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong thực tiễn, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về công
tác quản lý văn hóa nói chung và quản lý VHNT nói riêng như:


3

Tác giả Trần Quốc Bảng (1994), Quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ
thuật trong cơ chế thị trường, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội [5]. Tác giả nghiên cứu thực tiễn hoạt động văn hóa - nghệ thuật và sự
quản lý trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật trong quá trình vận động trong
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân tích thực trạng về
quản lý trong ngành văn hóa - thông tin trong thời kỳ đổi mới. Trình bày
những quan điểm cơ bản về quản lý văn hóa - nghệ thuật, xác định cơ chế
quản lý trong cơ chế thị trường và kiến nghị những giải pháp về quản lý
nhà nước về văn hóa - nghệ thuật trong cơ chế thị trường.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu

truyền thống ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Lê Thị Thu
Hiền [23]. Tác giả trình bày những vấn đề chung và thực trạng quản lý
nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cho hoạt động này.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà
hát Tuổi Trẻ (2006) của Trần Thục Quyên [33]. Tác giả trình bày cơ sở lý
luận hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như nêu lên thực trạng quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Tuổi Trẻ. Qua đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà
hát Tuổi Trẻ.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp ở
Thái Bình (2013) của Phạm Tuấn Anh [1]. Tác giả trình bày cơ sở lý luận
và thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ở Thái
Bình. Từ đó đưa ra những giải pháp cho nghệ thuật biểu diễn ở Thái Bình
phát triển phù hợp với thời kỳ đổi mới hiện nay.


4

- Luận án TS của Đỗ Xuân Định (1994) với đề tài Lãnh đạo và quản
lý văn hóa nghệ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Tác giả Lê Xuân Kiêu (2011), Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về
văn hóa, suy nghĩ về nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc hiện nay, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa (số 6), Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội [27]. Tác giả nêu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về văn hóa, về nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa dân tộc, phân tích
thực trạng nền văn hóa dân tộc phù hợp với đường lối phát triển văn hóa
mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra.

- Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa của Cục Văn hóa cơ sở - Bộ
VHTTDL là tạp chí chuyên sâu về giới thiệu thông tin về đời sống văn hóa,
nghiệp vụ văn hóa cơ sở và văn hóa nghệ thuât trong và ngoài nước. Tạp
chí có những chuyên mục riêng với các bài viết tập trung giới thiệu, tổng
kết về các hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có đề cập đến khía cạnh của
hoạt động NTBD. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tạp chí nên các bài viết hầu
hết chỉ đánh giá kết quả, hướng dẫn nghiệp vụ, chưa mang tính nghiên cứu
khoa học.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
quản lý hoạt động BDNT, đặc biệt là vấn đề quản lý hoạt động BDNT
trong các Trung tâm văn hóa, cụ thể là Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại
Trung tâm Văn hóa - Thông tin Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng.


5

Nghiên cứu đề xuất những giải pháp để công tác quản lý các tổ
chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn đạt hiệu quả thiết thực phát triển
Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền lớn mạnh hơn, thu hút
nhiều loại hình văn hóa văn nghệ phục vụ cho hoạt động nghệ thuật biểu
diễn, nhiều tầng lớp nhân dân lao động đến tham gia.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đi sâu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt
động biểu diễn và khả năng mở rộng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung

tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền. Công tác quản lý, tổ chức, phát
triển nghệ thuật biểu diễn và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trung tâm Văn hóa - Thông tin và một số Công ty tổ chức các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ năm 2014-2017. Vì đây
là thời điểm kinh tế xã hội phát triển và nhu cầu hưởng thụ nghệ biểu diễn thuật
ngày một đòi hỏi chất lượng cao hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành văn hóa học, xã hội
học, nghệ thuật học, văn nghệ quần chúng làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp thực tiễn khảo sát, phỏng vấn sâu, phân tích tổng hợp,
so sánh, đánh giá hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.


6

6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng là một hướng đi khả quan
đồng thời là giải pháp khả thi để Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô
Quyền xác định phương hướng phát triển văn hóa nghệ thuật quần chúng
của quận mang tính chất chuyên nghiệp cao hơn.
Đề tài đưa ra những giải pháp cấp bách hiện nay nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của nghệ thuật biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa

- Thông tin quận Ngô Quyền, là tài liệu tham khảo chung về mô hình quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Trung tâm Văn hóa - Thông tin
cấp quận.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật.
Chương 2. Thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm
Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý biểu diễn
nghệ thuật tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng.


7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
1.1. Các khái niệm
1.1.1 Quản lý
Quản lý là một khái niệm rộng, mang tính bao trùm tất cả đời sống
xã hội của con người. Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm
quản lý. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ
huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống:
“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo
nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”
[22, tr.18].

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động
nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế- xã hội đã đặt ra.
Quản lý là quá trình tổ chức, là sự điều khiển có chiến thuật các hoạt
động xã hội bằng thể chế pháp luật, chính sách, bộ máy quản lý nhà nước.
Quản lý có tính khoa học dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển
của tự nhiên, xã hội và đối tượng khác. Mặt khác, quản lý còn là một nghệ
thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học xã hội, khoa học tự nhiên.
1.1.2. Nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam được hình thành và phát triển cùng
tiến trình lịch sử của đất nước. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ
thuật biểu diễn đã phản ánh sinh động nhiều phương diện của đời sống xã
hội, luôn bám sát cuộc sống, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thưởng
thức nghệ thuật của công chúng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất


8

nước, thông qua các loại hình của nghệ thuật biểu diễn để đấu tranh những
mặt tiêu cực của xã hội, những tư tưởng thù địch đồng thời ca ngợi sự
nghiệp xây dựng đất nước và hướng con người tới những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp.
Nghệ thuật biểu diễn là những hình thức nghệ thuật khác với nghệ
thuật tạo hình trước đây: nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và
sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng,
trong khi nghệ thuật thị giác sử dụng các vật liệu như đất sét, kim
loại hoặc sơn có thể được đúc hoặc biến đổi để tạo ra một số đối tượng vật
chất cho nghệ thuật. Thuật ngữ "nghệ thuật biểu diễn" đầu tiên xuất hiện
trong tiếng Anh vào năm 1711 [44, tr.1].
Theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy

định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Thi người đẹp và người
mẫu; Lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn
trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Loại hình nghệ
thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối,
bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng,
ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ
thuật biểu diễn khác [19, tr.5].
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau
vì vậy mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc trưng riêng và những
khái niệm riêng về loại hình nghệ thuật khác nhau.
1.2. Các văn bản quản lý nhà nước trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban
hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.


9

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy
định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu;
lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 và Thông tư
số 10/2016/TT-BVHTTDL ngày 19/10/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các văn bản pháp luật có liên quan.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật là sự tác động
của chủ thể quản lý đối với tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện
các nhiệm vụ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn để đạt được mục tiêu, kế

hoạch đặt ra.
Quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa
nói chung. Nhà nước giữ vai trò chính trong việc quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân,
góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Hiện nay trong cơ chế thị trường, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật là vấn đề cần được nghiên cứu chu đáo. Bởi lẽ quản lý nhà nước về
hoạt động biểu diễn nghệ thuật là thể hiện quyền lực Nhà nước trong lĩnh
vực văn hóa. Quyền lực đó bao gồm: định hướng hoạt động, xây dựng
hành lang pháp lý, quản lý, cơ chế chính sách điều hành các cơ quan tổ
chức hoạt động theo kế hoạch, chương trình, mục tiêu, tổ chức bộ máy,
đầu tư tài chính, giám sát, thanh tra kiểm tra…
Theo quan niệm của ngành văn hóa, Quản lý nhà nước về hoạt động
biểu diễn nghệ thuật là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của


10

Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm phát triển
văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực hoạt động biểu diễn nghệ thuật và liên quan, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trên toàn quốc có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, có khoảng gần 10.000 nghệ sĩ, người mẫu, trong
đó có khoảng 1/3 ngoài công lập [42, tr.7]. Con số nghệ sĩ đông đảo, sự
bùng nổ tự phát của nhiều thành phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ
thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn toàn quốc
không nắm được chính xác số lượng, nhân thân của các cá nhân tham gia

hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn được giao
quản lý.
Trong bối cảnh hiện nay, việc điều chỉnh, sửa đổi và hoạt động quản
lý của các cơ quan chức năng đã và đang trở thành một tất yếu khách quan
vì quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
văn hóa phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân,
tạo nên sự ổn định về chính trị và công bằng xã hội, đồng thời thúc đẩy
kinh tế phát triển. Ngoài ra, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn góp
phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên, những hạn chế trong quản lý biểu diễn nghệ thuật còn
một số hạn chế trong đó có vai trò chủ quan của công tác quản lý. Nguyên
nhân của sự hạn chế đó là: Quản lý hoạt động cấp phép, quản lý đơn vị tổ
chức biểu diễn, quản lý chương trình, nội dung của tác phẩm và quản lý các
diễn viên, nghệ sĩ. Vì vậy các cơ quan quản lý cần phải dựa trên tình hình
thực tế, căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước nhằm đề ra những chế tài, biện pháp mang tính chiến lược để nâng
cao hiệu quản quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật.


11

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chỉ giữ vai trò quan trọng
trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân mà nó còn là một phần
quan trọng của nền kinh tế thị trường, phát triển nhanh và hội nhập với nền
văn hóa trên thế giới. Song những mặt trái của kinh tế thị trường và xu thế
toàn cầu hóa đã gây ra tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng xấu về văn hóa, chính
trị, tư tưởng… Đứng trước tình hình đó, công tác quản lý nhà nước là biện
pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý cần có sự linh
hoạt trong xử lý, kết hợp giữa kỷ cương, kỷ luật với thuyết phục và cưỡng
chế, giữa tập trung và dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển cho hoạt

động biểu diễn nghệ thuật của Việt Nam nói chung.
Nhiều năm qua, hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn đã góp
phần cho các loại hình nghệ thuật phát triển. Song, những tác động trực tiếp
từ hoạt động biểu diễn nghệ thuật đến khán giả nên biểu diễn nghệ thuật
tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực và nhanh chóng tới người xem, đặc
biệt là giới khán giả trẻ. Vì vậy công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật từ trung ương xuống địa phương là rất cần thiết và cán bộ làm công
tác quản lý cần phải nắm chắc và theo dúng nội dung của hệ thống các văn
bản pháp luật của nhà nước để chỉ đạo và điều hành.
Không chỉ trong mảng âm nhạc, giới hoạt động sân khấu gần đây
cũng ngỡ ngàng và hoang mang khi tiếp nhận thông báo của các cơ quan
quản lý rằng cần xin phép lại nếu muốn diễn tiếp một vở, bởi giấy phép cho
một chương trình sân khấu chỉ có hiệu lực trong một năm. Căn cứ được lý
giải là vì điều này được quy định tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày
15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ
thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Trước khi có Nghị định


12

này, vở diễn chỉ cần xin cấp phép một lần và có giá trị vô thời hạn. Nay, dù
vở diễn không thay đổi nội dung vẫn phải xin giấy phép diễn hằng năm.
Đành rằng Nghị định do Chính phủ ban hành, song không thể không đặt
câu hỏi về chất lượng tham mưu về lĩnh vực chuyên ngành các cấp mà cụ
thể là cơ quan quản lý trực tiếp về hoạt động nghệ thuật biểu diễn sao cho
sát hợp với thực tiễn cuộc sống.
Hiện nay, công tác quản lý nhà nước lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
được thực hiện theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của

Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người
đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,
sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2017. Ghi nhận từ đầu năm 2017 công tác quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật đã có những chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp.
Trong đó, thông qua Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn
của Bộ VHTTDL đã bỏ bớt những thủ tục hành chính rườm rà đã tạo điều
kiện thuận lợi trong việc thực thi pháp luật và công tác quản lý.
Báo cáo của Thanh tra Bộ VHTTDL cho biết: Hiện còn khá phổ biến
tình trạng ứng xử phản cảm của các nghệ sĩ trong các chương trình biểu diễn
nghệ thuật. Một số đơn vị biểu diễn không có giấy phép, tự thay đổi nội dung
biểu diễn, ứng xử phản cảm của các nghệ sĩ, các đơn vị mạo danh, sử dụng
không đúng tên, nghệ danh của nghệ sĩ... nhằm lừa gạt khán thính giả, tình
trạng “nhạc chế” sử dụng ca từ dung tục gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh
đó, trong thời gian dài vừa qua, nhiều ý kiến phản ánh và đề nghị có biện pháp
chấn chỉnh các tiết mục biểu diễn trong các chương trình truyền hình thực tế,
đặc biệt là các chương trình hài có nội dung phản cảm, trái đạo đức, thuần
phong mỹ tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.


13

Có thể thấy, các chính sách pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn dù đã được sửa đổi, hướng dẫn những khi áp dụng vào thực tế vẫn còn
kẽ hở để “lách luật”. Đơn cử, theo quy định, các chương trình không bán vé
thu tiền thì không phải duyệt, cấp giấy phép và phải thông báo bằng văn
bản về mục đích, phạm vi, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu
diễn với Sở VHTTDL nơi biểu diễn ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày biểu
diễn. Thế nhưng hầu hết các chương trình biểu diễn này đều không thực

hiện theo đúng quy định, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, việc quy định: “Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở VHTTDL hoặc Sở VHTT tổ chức thẩm định
hồ sơ, trình UBND cấp tỉnh cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương. Trường hợp
không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do” [19, tr.5]
Cùng với đó, về quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép quy định
tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP, trong thời gian vừa qua, một
số Đoàn nghệ thuật, cá nhân, nghệ sĩ có ý kiến phản ảnh việc phải thực hiện
thủ tục đề nghị cấp phép hằng năm cho các vở diễn sân khấu đã được cấp
phép biểu diễn trước đó là “phức tạp, vất vả”. NSND Nguyễn Hương ThơmPhó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam bày tỏ: “Những vở diễn mang tính
kinh điển của các Nhà hát truyền thống đã được biểu diễn qua bao nhiêu
năm từ thế hệ các bậc tiền bối thì có nên phải cấp giấy phép hay không và
nếu cấp thì nên cấp một lần và tính pháp lý của nó sử dụng lâu dài”.
Ông Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho
biết: Hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cũng bộc
lộ những hạn chế cần phải khắc phục từ việc xây dựng, hoàn thiện chính
sách cho đến việc áp dụng, thực thi chính sách vào thực tiễn đời sống; nâng


14

cao nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tham
gia hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; xu hướng,
phong cách thưởng thức nghệ thuật của một công chúng, khán giả..
Để hoạt động biểu diễn nghệ thuật thực sự đi vào nề nếp với chất
lượng nghệ thuật cao, rất cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý:
Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn:
Tùy theo điều kiện của từng địa phương và thực tế của các đơn vị

nghệ thuật để sắp xếp, quy hoạch theo hướng giảm dần các đoàn nghệ thuật
công lập, tránh chồng chéo về loại hình hoạt động. Ở cấp trung ương cần
giữ nguyên các đơn vị nghệ thuật truyền thống song song với việc đầu tư
phát triển một số đơn vị nghệ thuật hiện đại, thực hiện tốt cơ chế tự hạch toán
theo phương thức khoán chi hành chính và từng bước thực hiện chính sách xã
hội hóa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần giữ
nguyên và tiếp tục đầu tư cho các đơn vị hoạt động hiệu quả, đúng phương
hướng; chuyển dần các đơn vị hoạt động kém hiệu quả sang hình thức bán
công hoặc dân lập. Đối với các tỉnh, thành phố khác thì cần tập trung xây
dựng một đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương hoặc xây
dựng đơn vị nghệ thuật tổng hợp đối với vùng đông dân cư.
Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục:
Muốn có những tác phẩm đạt chất lượng cao, xứng đáng với tầm vóc
của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu của công chúng,
cần thiết tập trung mở các cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi có mục
đích và nội dung cụ thể. Trên cơ sở kết quả của các cuộc vận động này, đầu
tư kinh phí cho những tác phẩm xuất sắc, giao cho một số đơn vị nghệ thuật
và nghệ sỹ có uy tín để dàn dựng.
Bên cạnh đó, phải đầu tư cho tác giả, đạo diễn đi thực tế để tác phẩm
của họ mang hơi thở cuộc sống, đáp ứng được mong mỏi của công chúng.
Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo và tọa đàm nhằm


15

đánh giá, rút kinh nghiệm, tạo hướng mới cho sáng tác. Mở các lớp tập
huấn sáng tác, kỹ thuật dàn dựng, để nâng cao tri thức cho đội ngũ đạo diễn
và kỹ thuật viên...
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Cả nước hiện có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp,

hơn 200 đoàn nghệ thuật xã hội hóa, hơn 42.000 đội văn nghệ
cấp xã, phường, hàng trăm đội thông tin tuyên truyền và gần 200
câu lạc bộ nghệ thuật tư nhân. Tuy nhiên, hầu như hệ thống cơ sở
vật chất của các đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu về
công năng biểu diễn chuyên nghiệp và nhu cầu hưởng thụ văn
hóa nghệ thuật của công chúng.
Xuất phát từ thực tế đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần xem
xét, định hướng xây dựng, cải tạo các rạp, điểm biểu diễn nghệ
thuật. Đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống dân tộc, đảm
bảo đầu tư 100% trang thiết bị phục vụ biểu diễn và đầu tư tối
thiểu 70% cho các loại hình nghệ thuật hiện đại [43, tr.3].
Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên
Những bất cập về chế độ, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực đối với
nghệ sĩ đang ảnh hưởng tới sức sáng tạo và sự phát triển của ngành nghệ
thuật biểu diễn. Đặc biệt, đối với đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, thang lương
hiện nay gồm 3 hạng, 26 bậc không phù hợp với đặc thù của hoạt động
nghệ thuật. Bên cạnh đó, mức phụ cấp nghề nghiệp thấp cũng chưa bù đắp
được công sức luyện tập nặng nhọc, phải thường xuyên di chuyển và hoạt
động của người nghệ sĩ. Cần thiết có chính sách ưu tiên cụ thể cho họ như
điều chỉnh lại mức lương, rút ngắn số thang bậc để nghệ sĩ có quỹ thời gian
phấn đấu trong quá trình công tác; điều chỉnh chế độ phụ cấp, chế độ ưu đãi
với các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều cống hiến và đạt danh hiệu cao.
Đổi mới công tác quản lý:


16

Sự phối hợp quản lý giữa Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cấp,
ngành trong việc sản xuất và chuyển tải các sản phẩm đến với công chúng
là rất cần thiết. Xác lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ trung

ương đến địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây
dựng văn bản phục vụ công tác quản lý.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và
năng lực đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ.
Thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn xảy ra nhiều
tiêu cực. Ngoài lý do công tác quản lý thiếu hiệu quả thì một phần
không nhỏ là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém về
chuyên môn, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên thiếu sáng tạo, chưa nhanh
nhạy nắm bắt thực tế...
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự cố gắng của các cơ quan
quản lý nhà nước thì bản thân các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật
phải có biện pháp, hướng đi riêng. Chủ động trong việc quản lý, đào tạo
nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn vị mình, nắm rõ năng lực từng người để bố trí
công việc đúng vị trí, khả năng. Chủ động tạo nguồn kinh phí cho hoạt
động nghệ thuật từ các nguồn đầu tư, viện trợ. Đặc biệt, các đơn vị hoạt
động biểu diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc tuyển chọn các tài
năng nghệ thuật trẻ có năng lực, từng bước trẻ hóa đội ngũ nghệ sĩ, diễn
viên, tạo sức sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
1.4. Khái quát về hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm Văn
hóa - Thông tin Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
1.4.1. Khái quát về Trung tâm Văn hóa - thông tin
Tên đơn vị: Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền
Địa điểm: Số 01 Phạm Minh Đức, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền
Email:


17

Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền (Trước đây thuộc
Phòng Văn hóa và Thông tin quận). Được tách ra từ Phòng Văn hóa và

Thông tin từ cuối năm 2008 theo quyết định của Ủy ban nhân dân quận
Ngô Quyền. Sau 10 năm hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận đã
có những bước phát triển vững chắc, Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo của cán bộ, nhân
dân địa phương. Căn cứ vào những hoạt động và kết quả đạt được nhiều
năm liền Trung tâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng cờ; Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng tặng bằng khen, cờ thi đua cho tập thể và
các cá nhân xuất sắc.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Quá trình thành lập và phát triển:
Trung tâm được tách ra từ Phòng Văn hóa và Thông tin. Trung tâm
Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền được thành lập theo Quyết định số
1307/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 của UBND quận Ngô Quyền.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền được đổi tên thành
Trung tâm Văn hóa - Thông tin theo quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 18
tháng 01 năm 2010 của UBND quận Ngô Quyền.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền là đơn vị sự nghiệp
văn hóa thông tin, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản
theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện
của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao, Phòng Văn hóa và
Thông tin quận Ngô Quyền.


18

Mặc dù trong những năm qua, Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận
đã được Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bân nhân dân quận quan tâm tạo

điều kiện về trang bị một số cơ sở vật chất nhưng vẫn thiếu mặt bằng công
sở, cơ sở vật chất tối thiểu để tổ chức các hoạt động theo đúng chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị. Trung tâm Văn hóa - Thông tin hiện nay có 06 công
chức, viên chức, LĐHĐ, đa số được đào tạo đúng chuyên ngành (cử nhân
văn hóa chuyên ngành thư viện, mỹ thuật), nhiệt huyết, yêu nghề, cơ bản
đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Trong những năm qua, Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận luôn
nhận được sự quan tâm của UBND quận nhưng nguồn kinh phí được cấp
để Trung tâm hoạt động quá hạn hẹp, không đáp ứng yêu cầu cho hoạt
động thông tin tuyên truyền cổ động trực quan cũng như các hoạt động văn
hóa nghệ thuật quần chúng như các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan ca múa
nhạc và hoạt động thư viện. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của UBND
quận và sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao, Trung tâm Văn
hóa - Thông tin quận đã vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao và liên tục được nhận được giấy khen, danh hiệu thi đua của
UBND quận và Sở Văn hóa và Thể thao. Đặc biệt năm 2011, Trung tâm
Văn hóa - Thông tin quận vinh dự được nhận cờ Đơn vị thi đua xuất sắc do
UBND thành phố Hải Phòng tặng. Năm 2015, Trung tâm đã tổ chức các
hoạt động văn hóa, thông tin sôi nổi góp phần cùng ngành văn hóa thông
tin quận đạt cờ thi đua dẫn đầu toàn thành phố, cờ thi đua của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch năm 2015.
Qua các năm hoạt động, công tác Văn hóa - Thông tin trên địa bàn
quận không ngừng phát triển và ngày càng khởi sắc, phục vụ tốt nhiệm vụ
chính trị, đạt thành tích cao trong các hội thi, hội diễn và phục vụ đại đa số
quần chúng nhân dân góp phân tích cực xây dựng đời sống văn hóa của
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng [2].


19


Bộ máy tổ chức
Đội ngũ cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin 6 đồng chí (đ/c):
Trình độ Đại học: 06 đ/c (đạt 100%). Có 02 đ/c đào tạo đúng chuyên
ngành, 04 đ/c đào tạo ngành gần.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền là người
đứng đầu; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngô
Quyền về hoạt động của Trung tâm và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin quận Ngô Quyền là
người giúp Giám đốc điều hành Trung tâm; được giám đốc giao phụ trách
một số công việc, lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công việc được phân công. Khi vắng mặt, giám đốc có thể ủy quyền
cho phó giám đốc điều hành và giải quyết công việc của Trung tâm [2].
Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm:
02 đồng chí phụ trách tổ Thông tin, tổ văn nghệ.
Bộ phận Hành chính - Quản trị - Dịch vụ: Có nhiệm vụ thực hiện
công tác hành chính - quản trị, văn thư lưu trữ; quản lý, cung ứng vật tư,
trang thiết bị cho hoạt động của Trung tâm; Xây dựng kế hoạch Tài chính Kế toán; thực hiện công tác thống kê, báo cáo và các hoạt động nội bộ của
Trung tâm. Khai thác, tổ chức các dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ trên
cơ sở phát huy hiệu quả cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của viên
chức Trung tâm, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ [2].
Ngoài công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các cán bộ đều được phân
công phụ trách từng lĩnh vực cụ thể:
Cán bộ quản lý Thư viện 01 đồng chí: Quản lý Phòng truyền thống,
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của chuyên ngành, hướng dẫn
và xây dựng phong trào văn hoá đọc của quận.


×