Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa tại thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.13 KB, 80 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10
5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 11
8. Bố cục của luận văn ................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ
THUẬT MÚA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................... 12
1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc................................................................................... 12
1.2 Đặc điểm công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa ....................................................................................................................... 13
1.3 Vai trị của cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa ....................................................................................................................... 16
1.3.1. Định hướng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa .................................. 16
1.3.2. Điều chỉnh hoạt động nghệ thuật múa theo những giá trị chân – thiện – mỹ ..... 16
1.3.3. Giải quyết hài hịa lợi ích cá nhân, tập thể và tạo động lực cho sáng tạo nghệ
thuật múa ....................................................................................................................... 17
1.4. Tổng quan về hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa tại Thành phố Hồ Chí Minh .. 18
1.4.1. Lịch sử phát triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa tại Thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................................ 18
1.4.2. Các vũ đồn tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 19
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 24
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC BIỂU DIỄN .......................... 24
NGHỆ THUẬT MÚA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 24



2
2.1. Văn bản quản lý Nhà nƣớc về tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa .......................... 24
2.1.1 Giai đoạn trước tháng 10 năm 2012 .................................................................... 24
2.1.2 Giai đoạn sau tháng 10 năm 2012 ....................................................................... 27
2.2. Hoạt động quản lý các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa .......................... 30
2.2.1 Vấn đề phân cấp quản lý ...................................................................................... 30
2.2.2 Quản lý đơn vị tổ chức biểu diễn .......................................................................... 32
2.3. Hoạt động cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tổ chức biểu
diễn nghệ thuật múa ....................................................................................................... 35
2.3.1 Quản lý hoạt động cấp phép ................................................................................. 35
2.3.2 Quản lý đội ngũ nghệ sỹ múa ............................................................................... 41
Tiểu kết .......................................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 50
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TỔ CHỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT MÚA ............................................... 50
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 50
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa tại các đơn vị tƣ nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 50
3.1.1 Xác lập quan điểm về hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa tại các vũ đồn, nhóm
nhảy, nhóm múa ............................................................................................................. 50
3.1.2 Khả năng dự báo xu hướng phát triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa ở
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 51
3.1.3 Vấn đề hạn chế về nguồn nhân lực quản lý .......................................................... 52
3.2 Dự báo xu hƣớng phát triển nghệ thuật múa tại các đơn vị tƣ nhân ở Thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................................ 53
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 57
3.3.1 Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 57

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn
nghệ thuật múa đối với các đơn vị tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh........................ 60


3
3.4. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 65
3.4.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ........................................................... 65
3.4.2. Đối với Cục Nghệ thuật biểu diễn ....................................................................... 66
3.4.3. Đối với Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 67
3.4.4. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 68
Tiểu kết .......................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 80


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn, trong đó có tổ
chức biểu diễn nghệ thuật múa tại Tp. Hồ Chí Minh đang trở nên rất sôi động.
Do nhu cầu của xã hội, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật tổng hợp, trong
đó có nghệ thuật múa lần lƣợt ra đời. Ban đầu chỉ có một số vũ đồn, nhóm
nhảy, và một số nhóm biểu diễn riêng lẻ, nhƣng đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã có
hàng trăm cơng ty, vũ đồn, nhóm nhảy lớn nhỏ tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa khắp các quận nội, ngoại thành. Thậm chí, nhiều đơn vị có tầm hoạt động
trên phạm vi cả nƣớc, một số đơn vị còn mở rộng hoạt động biểu diễn ra quốc tế.
Phải nói rằng, sự ra đời và phát triển của các công ty tổ chức biểu diễn nghệ
thuật, trong đó có nghệ thuật múa ở Tp. Hồ Chí Minh đã mang lại một hơi thở
mới, một sinh khí mới cho hoạt động nghệ thuật múa Việt Nam. Chính sự tham

gia của các đơn vị này đã làm cho thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn thêm sôi động
và đầy màu sắc....
Tuy nhiên, trong khi các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật tổng hợp –
trong đó có nghệ thuật múa, và những đơn vị chuyên tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa phát triển rất mau lẹ, thì cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
nghệ thuật múa khu vực Tp. Hồ Chí Minh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều
tác phẩm nghệ thuật múa tất tả chạy theo nhu cầu của thị trƣờng, của ca sĩ, bầu
show… mà thiếu sự đầu tƣ chất lƣợng nghệ thuật của từng tác phẩm. Thực trạng
này đã làm cho thị trƣờng biểu diễn nghệ thuật múa ngày càng có chiều hƣớng
phát triển tiêu cực. Chính vì lẽ đó, tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tổ chức
biểu diễn nghệ thuật múa tại thành phố Hồ Chí Minh”, làm luận văn thạc sĩ
ngành quản lý văn hóa của mình.


5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện thực trạng công tác quản lý
nhà nƣớc hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa của các cơ quan quản lý
nhà nƣớc tại Tp.Hồ Chí Minh đối với các đơn vị hoạt động nghệ thuật múa ngoài
nhà nƣớc. Từ đó, chúng tơi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động này trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận và tổng quan về biểu diễn nghệ
thuật múa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Luận văn đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nâng cao
chất lƣợng quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa tại Thành phố

Hồ Chí Minh.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đầu tiên có thể kể đến tác giả Phan Điển Ánh với cuộc phỏng vấn về công
tác quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn với Nguyễn Minh Thuyết – nguyên
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
của Quốc Hội. Nội dung phỏng vấn đƣợc đăng trên Báo Nhân dân trang điện tử
ngày 02/04/2011 với tựa đề “Quản lý hoạt động biểu diễn Nghệ thuật còn nhiều
bất cập”. Trong bài viết, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích các vấn đề
liên quan đến nội dung các văn bản pháp lý, thực tế áp dụng những văn bản này,
đặc biệt, ông Thuyết đã kiến nghị một số vấn đề cấp thiết để tăng cƣơng công tác
quản lý nghệ thuật biểu diễn hiện nay. Trong đó, đối với việc thực hiện quy chế
47, ông Thuyết nhận định “Nhiều nội dung của Quy chế chƣa đƣợc các nhà
tổ chức BDNT và nghệ sĩ tuân thủ nghiêm túc. Một số nghệ sĩ trong nƣớc lợi


6
dụng danh nghĩa đi du lịch để biểu diễn, trốn tránh thủ tục xin phép. Mặc dù Quy
chế 47 cởi mở đến mức cho phép diễn viên đi du lịch nƣớc ngồi, nếu có nguyện
vọng BDNT thì chỉ cần báo cáo trƣớc với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc
ngồi, thế nhƣng hầu nhƣ khơng ca sĩ nào báo cáo. Họ muốn tránh nộp thuế thu
nhập cá nhân. Chỉ khi họ có phát ngơn sai, biểu diễn những bài hát trong danh mục
cấm... khiến báo chí lên tiếng thì cơ quan quản lý mới xử phạt. Đối với ca sĩ định
cƣ ở nƣớc ngồi về nƣớc, cũng có một số trƣờng hợp biểu diễn không đúng
nhƣ giấy phép, thậm chí có trƣờng hợp vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ”. Trên cơ sở
thực tiễn đang diễn ra hoạt động nghệ thuật biểu diễn, ơng kiến nghị Chính phủ
“Sớm ban hành Nghị định về NTBD. Tiếp tục xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch
phát triển ngành NTBD; sắp xếp lại các đồn nghệ thuật cơng lập và các trƣờng
VHNT cả nƣớc; có chính sách cụ thể hỗ trợ các đồn nghệ thuật truyền thống”. [1]
Ngày 25/7/2012, tác giả Đinh Thị Phƣơng đã công bố bài “Cần siết chặt
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật và có chế tài đủ sức răn đe” trên website

của Sở VH, TT và DL tỉnh Lào Cai. Nội dung bài viết tập trung phân tích sức
nặng chế tại mà pháp luật quy định đối với những hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tác giả bài viết nhận định “Trong thời gian
vừa qua, đề tài chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang thu hút sự chú ý
quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, các nghệ sỹ diễn viên và nhân dân bởi
liên tục xuất hiện những hiện tƣợng tiêu cực, vi phạm trong quá trình tổ chức
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội cả nƣớc”. Và
đề xuất “Khi mà Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp (ban hành theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày
02/7/2004 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin) sau gần 10 năm thực hiện đã
trở nên lỗi thời, khơng theo kịp thực tế thì cần phải ban hành một văn bản thay
thế với những quy định cụ thể, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm, quyền hạn của
các bên tham gia hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp”. [31]


7
Bài viết “Để các hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật phát triển lành
mạnh”, trên tạp chí Tuyên giáo số 10, năm 2013 (đăng lại trên trang điện tử của
Ủy Ban tuyên giáo) của tác giả Trần Thị Phƣơng Lan đã cung cấp cho chúng tôi
những giá trị khoa học và thực tiễn. Qua bài viết, bên cạnh việc đánh giá tổng
quan về những thành tựu trong sự phát triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật
trong thời gian qua, tác giả còn chỉ ra những tồn tại của hoạt động biểu diễn nghệ
thuật nhƣ hành vi vi phạm bản quyền tác giả, hát nhép, trang phục biểu diễn
không phù hợp, việc dùng chiêu trò để đƣợc nổi tiếng của một bộ phận nghệ sỹ...
Tác giả cũng cho rằng, ngun nhân chính của thực trạng trên là do cơng tác quản
lý còn nhiều yếu kém, chế tài của pháp luật chƣa đủ mạnh; việc thực thi pháp luật
chƣa nghiêm... Đồng thời, tác giả Trần Thị Phƣơng Lan đã đề xuất một số giải
pháp nhƣ cần có sự phối hợp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc; tăng
cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa đối với những cá nhân,
tổ chức tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; hoàn thiện hệ thống pháp luật về

quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang... [24]
Tác giả Nhƣ Hoa với bài viết “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang - Còn nhiều khoảng cách”, trên trang online ngày 31/3/2014 của Báo
Mới cũng là một bài viết có nhiều thông tin thú vị. Trong bài viết này, tác giả đã
tổng hợp, phân tích những ý kiến của các đại biểu tại buổi Hội nghị tổng kết 1 năm
thực hiện Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Thông tƣ 03/2013/TT-BVHTTDL do Cục
Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bài viết này thì các
đại biểu tham gia sự kiện trên đều khẳng định việc ban hành Nghị định
79/2012/NĐ-CP và Thông tƣ 03/2013/TT-BVHTTDL đã giúp cho hoạt động nghệ
thuật biểu diễn, trình diễn thời trang có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Thế nhƣng
các đại biểu cũng đã chỉ ra những bất cập hiện hữu đối với các văn bản này nhƣ
mức chế tài thấp, nhiều nội dung không phù hợp với thực tế đang diễn ra. Những ý
kiến đánh giá trên có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận văn trong việc xác
định quan điểm đánh giá cá nhân trong q trình thực hiện cơng trình này. [19]


8
Bài viết của tác giả Minh Hải “Làm sạch môi trƣờng biểu diễn”, đăng trên
website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cập nhật 29/4/2015 đã nói lên tâm
huyết của tác giả về việc cần thiết phải chấn chỉnh lại những hoạt động nghệ
thuật biểu diễn bằng các công cụ pháp lý trƣớc hàng loạt sai phạm nghiêm trọng
của các cá nhân, tổ chức tham gia tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Tác giả bài viết
cũng cho rằng “Từ những sai phạm của các nghệ sĩ, nhất là những nghệ sỹ đang
hoạt động tự do, vấn đề cấp thẻ hành nghề mới đây lại đƣợc đặt ra. Nếu thẻ hành
nghề đƣợc cấp sớm, ý thức, đạo đức làm nghề của ngƣời nghệ sỹ đƣợc nâng cao,
ít nhiều việc lợi dụng làm nghệ thuật để quảng cáo dẫn đến vi phạm quảng cáo
sẽ đƣợc hạn chế”. Đồng thời, tác giả cũng dẫn lời của GS Trần Ngọc Thêm khi
nhấn mạnh đến việc tăng cƣờng sức nặng răng đe của pháp luật nhƣ “mức phạt
từ 20-30% thu nhập mới đủ sức răn đe. Ơng lý giải, khi nói đến ơ nhiễm văn
hóa, những thứ rác đó khơng cịn thuộc về phạm trù văn hóa nữa, mà đã thuộc về

luật pháp. Vì những chuyện thuần túy về văn hóa nhƣ nhận thức, ứng xử thì
khơng phạt đƣợc, nhƣng hễ liên quan đến pháp luật, vi phạm pháp luật mà không
đƣợc xử nghiêm thì khơng có tác dụng răn đe”. [17]
Tác giả Phạm Phƣơng Thùy với bài viểt “Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động biểu diễn nghệ thuật” trên trang điện tử Văn hiến Việt Nam ngày 22/5/2015
đã cung cấp cho chúng tơi những thơng tin hữu ích. Thơng qua bài viết, tác giả
luận văn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Quan niệm về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động biểu diễn nghệ thuật; tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật. Đồng thời, chúng tôi cũng tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của tác giả Phạm Phƣơng
Thùy nhƣ Quy hoạch lại mạng lƣới các đoàn nghệ thuật biểu diễn, đầu tƣ cho
sáng tác và dàn dựng tiết mục, đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải thiện chế độ
chính sách, đổi mới phƣơng thức quản lý. [46]
Tác giả Thủy Nguyên với bài “Quản lý hoạt động biểu diễn Nghệ thuật Trám kẽ hở trong Nghị định 79” trên trang điện tử của báo Hải Phòng, đƣợc cập
nhật ngày 12/7/2015 cũng có giá trị tham khảo hữu ích. Bài viết đã cho rằng nhiều


9
nội dung trong Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính Phủ chƣa phù hợp thực tế;
chƣa có những chế tài cụ thể đối với những trƣờng hợp vi phạm quy định chung,
vi phạm chuẩn mực đạo đức của các nghệ sỹ sau khi đạt danh hiệu và trách nhiệm
của ngƣời đƣợc nhận giải thƣởng, danh hiệu đối với xã hội…; việc các cơ quan
quản lý chƣa nghiêm trong việc cấp giấy phép biểu diễn dẫn đến nhiều sai phạm
nghiêm trọng... [28]
Tiếp đến bài viết “Hoạt động nghệ thuật biểu diễn thời hội nhập: quản lý
nhƣ thế nào” của tác giả Tuệ Diễm, đăng trên trang điện tử của báo Hà Nội Mới
ngày 13/11/2015 đã cung cấp cho chúng tôi những nhận định, đánh giá của
nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, cũng nhƣ tổ chức hoạt động nghệ thuật
biểu diễn từ hội thảo “Đánh giá việc thực thi pháp luật lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn và Định hƣớng xây dựng luật nghệ thuật biểu diễn”, do Bộ Văn hóa - Thể

thao - Du lịch vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu bài viêt, tác giả đã
nhấn mạnh “Khi nƣớc ta chính thức tham gia TPP, nếu khơng sớm hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật quy định về biểu diễn nghệ thuật thì phía cơ quan quản
lý văn hóa sẽ gặp nhiều khó khăn”. Về vấn đề xin giấy phép biểu diễn, theo đánh
giá của các chuyên gia, các nhà quản lý đƣợc tác giả Tuệ Diễm tổng hợp trong
bài viết này thì “quy định liên quan lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn mới chỉ dừng
lại ở các Nghị định và Thông tƣ đƣợc ban hành từ năm 2012 và đang bộc lộ
nhiều hạn chế. Ơng Tơn Thất Cần, Phó trƣởng phịng Quản lý nghệ thuật (Sở
Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh) cho biết: Việc giải quyết hồ sơ cho phép tổ
chức, cá nhân nƣớc ngồi vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang trong thời gian qua của thành phố phải có sự thẩm định của cơ quan An
ninh Văn hóa (PA 83). Khi có văn bản xác minh nhân thân đƣợc trả lời từ PA 83
thì mới trình qua UBND TP Hồ Chí Minh để xin quyết định cho phép. Trong khi
đó, thời gian cấp phép 5 ngày là khơng đủ”. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến
các vấn đề nhƣ chế tài xử phạt còn tƣơng đối nhẹ nên hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực này có dấu hiệu ngày càng tăng. [14]


10
Nhƣ vậy, qua khảo cứu bƣớc đầu về tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
cho thấy việc nghiên cứu “ Quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
tại thành phố Hồ Chí Minh” là khơng bị trùng lặp với các đề tài khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động tổ
chức biểu diễn nghệ thuật múa tại Tp.Hồ Chí Minh đối với các đối tƣợng là
những công ty tổ chức biểu diễn tƣ nhân.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2008 – 2015. Chúng tơi chọn giai đoạn này
vì đây là thời điểm mà thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật múa tại Tp. Hồ
Chí Minh phát triển mạnh mẽ nhất, với sự ra đời của nhiều đơn vị nghệ thuật tƣ
nhân, vì vậy cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà

nƣớc về lĩnh vực này.
5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa của các đơn vị tƣ nhân tại Tp.Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều bất cập.
Các cơ quan nhà nƣớc ở Tp. Hồ Chí Minh chƣa có nhiều giải pháp hữu hiệu để
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đƣa ra 2 câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
- Hiện nay, công tác tác quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa đối với đợn vị tƣ nhân ở Tp. Hồ Chí Minh đang diễn ra nhƣ thế nào?
- Giải pháp nào phù hợp nhất để khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chính sau:
- Phỏng vấn sâu (định tính): Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là Cán bộ Sở Văn
hóa, Thể thao Tp. Hồ Chí Minh; các nhà quản lý tại một số công ty tƣ nhân
chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa ở Tp. Hồ Chí Minh.


11
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào lý
luận trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đối với Sở Văn hóa, Thể thao Tp. Hồ Chí Minh, các cơng ty chun tổ
chức biểu diễn nghệ thuật múa: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, những nhà
quản lý của các đơn vị này có thể nhận diện hiện trạng công tác quản lý hoạt

động biểu diễn nghệ thuật múa, từ đó có sự điều chỉnh phƣơng thức quản lý phù
hợp với bối cảnh xã hội mới.
+ Đối với sinh viên: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, những nhà nghiên cứu về quản lý văn hóa.
8. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bảng biểu, nội
dung luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về biểu diễn nghệ thuật múa tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt
động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa tại Thành phố Hồ Chí Minh


12

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT MÚA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc
Theo Giáo trình về quản lý nhà nƣớc tập III, Học viện hành chính quốc gia
cho rằng: “Quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà
nƣớc, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nƣớc trên các
phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp” [26, tr.24]. Theo cách hiểu này,
Nhà nƣớc đặt trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân lao đông
làm chủ.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu yêu

cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc. Đồng thời, các cơ quan Nhà nƣớc nói chung
cịn thực hiện các hoạt động có tinh chất chấp hành, điều hành, tính chất hành
chính nhà nƣớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội
bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị
tổ chức thuộc bộ máy của mình, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật, cán bộ, công chức,
ban hành quy chế làm việc nội bộ. quản lý Nhà nƣớc theo nghĩa hẹp còn đồng
nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nƣớc.
Cùng quan điểm này, các tác giả trong cuốn giáo trình lý luận quản lý hành
chính Nhà nƣớc, của Học viện hành chính, do Nxb. Khoa học và kỹ thuật ấn
hành năm 2003 thì “Quản lý Nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,
mang tính quyền lực Nhà nƣớc và sử dụng pháp luật Nhà nƣớc để điều chỉnh
hành vi hoạt động của con ngƣời trên tất cả các mặt đời sống xã hội do các cơ
quan bộ máy Nhà nƣớc thực hiện, nhằm thỏa mản nhu cầu của con ngƣời, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội” [26, tr. 13].


13
Từ khái niệm nền tảng là “Quản lý Nhà nƣớc”, có thể hiểu rằng, Quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa là quá trình các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc sử dụng những cơng cụ pháp luật của mình để tác động
nhằm điều chỉnh quá trình hoạt động, phát triển của lĩnh vực biểu diễn nghệ
thuật múa, nhằm định hƣớng cho hoạt động này phát triển vừa phù hợp với
thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa phù hợp với xu hƣớng phát triển nghệ thuật
múa của thế giới.
1.2 Đặc điểm công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức
biểu diễn nghệ thuật múa
1.2.1 Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa chị sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
Đây là đặc điểm chung trong công tác quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, trƣờng
hợp quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa, thì đối tƣợng quản lý là

các hoạt động, các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động của loại hình nghệ
thuật này – một trong những lĩnh vực nghệ thuật khá đặc thù. Trong quản lý hoạt
động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa nói riêng, quản lý nhà nƣớc về văn hóa
nói chung, nếu chủ thể quản lý chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà thiếu công cụ quản
lý – pháp luật, đồng thời lại khơng có năng lực quản lý thì hoạt động quản lý chỉ
là hình thức, hoặc đó chỉ đơn thuần là những lời kêu gọi theo kiểu hơ khẩu hiệu,
phong trào mang tính chất quần chúng.
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa là dạng quản lý xã hội có nội dung là quản lý hành chính nhà nước
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật do con ngƣời sáng tạo nên trong quá
trình lao động sản xuất. Vì vậy, bản chất của nghệ thuật múa phản ánh phần nào
bản chất của xã hội lồi ngƣời. Vì vậy, nghệ thuật múa ln có tính chất xã hội.
Chính vì lẽ đó, cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức biểu diễn
nghệ thuật múa trƣớc hết và trên hết là một dạng thức quản lý xã hội. Hay nói
đúng hơn, đó là cơng tác quản lý một dạng thức tinh thần đặc thù của con ngƣời.
Đặc trƣng này đƣợc thể hiện qua những tính chất chủ yếu sau đây: tính lệ thuộc


14
vào chính trị và hệ thống chính trị; tính pháp luật; tính thƣờng xuyên ổn định và
thích nghi; tính chuyên mơn hóa nghề nghiệp cao; tính hệ thống thứ bậc chặt
chẽ; tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân đạo, tính khơng vụ lợi.
1.2.3 Quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa là một q trình ln biến đổi theo bối cảnh xã hội và nhu cầu của cơng
chúng
Múa là loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thƣởng thức nghệ thuật của
công chúng. Mà nhu cầu nghệ thuật của cơng chúng thì thay đổi theo sự vận
hành của bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, bản thân nghệ thuật múa
cũng thƣờng xun thay đổi theo. Chính vì lẽ đó, để quản lý hiệu quả, chủ thể
quản lý phải điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phƣơng pháp, công cụ hoạt động của

mình cho phù hợp và có tác dụng định hƣớng cho sự phát triển. Ngƣợc lại các
đối tƣợng quản lý cũng luôn biến đổi: Trong quản lý nếu chủ thể quản lý trở nên
xơ cứng, quan liêu, đƣa ra những quyết định quản lý độc đoán, chuyên quyền,
phi lý mang tính áp đặt sẽ dẫn tới đối tƣợng quản lý tồn tại theo hai cách: cách 1:
Họ tồn tại với những tác động tƣơng ứng củ thể quản lý; cách 2: Họ biến đổi cấu
trúc bản thân để thích nghi với những mệnh lệnh phi lý của chủ thể quản lý.
1.2.4 Quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa địi hỏi tính chun nghiệp và nghệ thuật của chủ thể quản lý
Quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa đòi hỏi tính chun
nghiệp nghĩa là để cơng tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực này hiệu quả, thì địi hỏi
nhà quản lý khơng chỉ thuần tùy có những cơng cụ pháp lý đủ mạnh, phƣơng
thức – phƣơng pháp quản lý khoa học, phù hợp mà nhà quản lý cịn cần có
những hiểu biết chuyên sâu về nguyên tắc vận hành, phát triển và xu hƣớng vận
động của loại hình nghệ thuật múa trong đời sống xã hội. Điều này vô cùng quan
trọng bởi bản chất của quản lý không phải thuần túy là sử dụng công cụ pháp lý
để giải quyết sự vụ cụ thể, mà việc xây dựng quỹ đạo cho khách thể quản lý –
mà ở đây là nghệ thuật múa có điều kiện để phát triển cùng thời đại. Hơn nữa,
chính bản thân biểu diễn nghệ thuật múa ln vận động và phát triển, vì vậy, địi


15
hỏi nhà quản lý phải thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong quá trình dự báo
xu hƣớng vận động của nó, từ đó đề ra các phƣơng thức, cũng nhƣ xây dựng các
công cụ quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa cịn là một nghệ thuật vì nó cịn tùy thuộc vào tài nghệ, bản lĩnh, nhân
cách, trí tuệ, bề dày kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống của ngƣời quản lý.
Điều này đƣợc thể hiện rõ bởi văn hóa nghệ thuật nói chung, nghệ thuật múa nói
riêng vốn là những khách thể quản lý khá phức tạp.
1.2.5 Quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
múa là quá trình thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý

Quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói chung, quản lý hoạt động tổ chức biểu
diễn nghệ thuật múa nói riêng có nhiều chức năng khác nhau, mỗi chức năng thể
hiện rõ vai trò, nhiệm vụ của mình đối với đối tƣợng đƣợc quản lý. Trong bối
cảnh hiện nay, với sự phức tạp, phong phú vốn có của hoạt động biểu diễn nghệ
thuật múa, để công tác quản lý lĩnh vực này đạt những hiệu quả nhƣ mong
muốn, điều cần thiết và hữu dụng là phải thực hiện đồng thời các chức năng
quản lý. Đây là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể
quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu của tổ
chức. Nhƣ vậy, chức năng quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa là
một dạng hoạt động quản lý chun biệt, thơng qua đó chủ thể quản lý tác động
vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu quản lý nhất định. Theo
quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống quản lý có thể khái quát một số chức
năng cơ bản nhƣ Kế hoạch, Tổ chức; Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và
phối hợp); Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát, kiểm kê). Và thực tiễn đã
cho thấy, quá trình quản lý hoạt động nghệ thuật múa là quá trình thực hiện đồng
thời 4 chức năng trên.


16
1.3 Vai trị của cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tổ chức
biểu diễn nghệ thuật múa
1.3.1. Định hướng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật biểu diễn
đƣợc đặt dƣới sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của
Việt Nam. Đối với Tp. Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa – Thể thao chịu trách nhiệm
trực tiếp quản lý hoạt động này trên địa bàn thành phố. Quá trình thực hiện chức
năng của mình, các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Tp. Hồ Chí Minh sẽ là định
hƣớng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa sao cho phù hợp với đặc thù
văn hóa, xã hội, kinh tế của Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nƣớc cũng sẽ góp phần giúp cho nghệ thuật

múa có điều kiện phát triển chung với nhịp độ phát triển nghệ thuật múa của khu
vực và thế giới. Vai trò định hƣớng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
đƣợc thể hiện qua nội dung quy hoạch phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam
cũng nhƣ đối với nghệ thuật múa.
1.3.2. Điều chỉnh hoạt động nghệ thuật múa theo những giá trị chân –
thiện – mỹ
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật biểu diễn góp phần rèn luyện sức
khỏe, tƣ duy và thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật cho công chúng. Nghệ thuật múa
cũng là một trong những phƣơng tiện biểu đạt truyền thống văn hóa, hình ảnh
con ngƣời Việt Nam, góp phần tích cực trong việc giao lƣu, hợp tác quốc tế về
văn hóa. Trong những năm qua, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa đã
góp phần kéo theo sự phát triển của một số loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
nhƣ âm nhạc, sân khấu,…, từ đó ngƣời dân Tp. Hồ Chí Minh có thêm nhiều cơ
hội lựa chọn nhằm thõa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, thƣởng thức nghệ thuật
của mình. Xong, bên cạnh đó, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa vẫn
còn tồn một số mặt tiêu cực nhƣ tổ chức biểu diễn khơng có giấy phép; khơng
đúng nội dung giấy phép;… Những điều này đã làm ảnh hƣởng đến phong cách,


17
định hƣớng thẩm mỹ nghệ thuật của cộng đồng xã hội, đặc biệt là một bộ phận
giới trẻ. Vì vậy, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải đƣợc nâng
cao hơn nữa để đạt đƣợc mục đích nhằm phát triển đúng hƣớng nghệ thuật múa
ở Tp. Hồ Chí Minh trong tƣơng lai.
1.3.3. Giải quyết hài hịa lợi ích cá nhân, tập thể và tạo động lực cho sáng
tạo nghệ thuật múa
Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa là một hoạt động đặc thù của
một xã hội hiện đại, văn minh. Trong lĩnh vực hoạt động này, các quan hệ kinh
tế, quan hệ xã hội đƣợc đan xen với mức độ phức tạp càng tăng lên theo trình độ
phát triển của xã hội. Trong đó, lợi ích kinh tế quyết định, chi phối các mối quan

hệ trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật múa. Đó chính là lợi ích giữa cơ quan
quản lý nhà nƣớc – đơn vị tổ chức – diễn viên/nghệ sỹ múa – cộng đồng xã hội.
Vì vậy, việc tăng cƣờng cơng tác quản lý nhà nƣớc nhằm góp phần giải quyết hài
hịa các lợi ích cá nhân, tập thể và tạo động lực để phát triển hoạt động sáng tạo
nghệ thuật.
Bên cạnh đó, tăng cƣờng cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với việc tổ chức
biểu diễn nghệ thuật múa nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí giữa những cơ quan
quản lý với nhau, và giữa cơ quan quản lý với đối tƣợng quản lý là những cá
nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật múa. Chỉ có thể tạo
nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa mới có kết quả và giảm đƣợc chi phí và công sức cho các hoạt động
quản lý. Hơn nữa, việc quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa còn
giúp định hƣớng phát triển hoạt động này trên cơ sở xác định mục tiêu chung là
phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của nƣớc nhà, qua đó, hƣớng mọi nỗ lực
của các cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung.


18
1.4. Tổng quan về hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa tại Thành phố
Hồ Chí Minh
1.4.1. Lịch sử phát triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu xét theo lịch đại của chiều dài lịch sử, thì nghệ thuật múa ở thành phố
Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển từ rất lâu. Tuy nhiên, trong đề tài này,
chúng tơi chỉ phân tích lịch sử phát triển loại hình nghệ thuật này từ năm 1991 –
khi mà Hội Nghệ sĩ Múa Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập ngày
23/03/1991. Sự ra đời của hội nghệ sỹ múa Thành phố đƣợc đánh dấu là một
bƣớc ngoặc mới trong quá trình phát triển nghệ thuật múa của thành phố Hồ Chí
Minh. Từ khi hội Nghệ sỹ múa ra đời, nghệ thuật múa Tp. Hồ Chí Minh đã có
những bƣớc phát triển mới, đáp ứng yêu cầu mới trong đời sống, thị trƣờng văn

hóa nghệ thuật. Đến nay, nghệ thuật múa Tp. Hồ Chí Minh đã phát triển mạnh
với sự ra đời của nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa chuyên nghiệp,
có thƣơng hiệu nhƣ:
+ Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen. Đây là nhà hát hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp của thành phố, nhà hát có nhiều đồn nghệ thuật, trong đó
có đồn múa. Diễn viên múa hầu hết tốt nghiệp từ các trƣờng múa chính quy
trong nƣớc cũng nhƣ ngồi nƣớc, có trình độ chun mơn tốt. Nhiều diễn viên
múa, biên đạo múa nhận đƣợc giải thƣởng trong các cuộc thi toàn quốc, Thành
phố cũng nhƣ nƣớc ngoài.
+ Đoàn nghệ thuật Quận khu 7: Đoàn Nghệ thuật Chuyên nghiệp Qn đội,
hầu hết diễn viên múa có trình độ chun mơn tốt đều đã qua các trƣờng múa
chính qui, nhận nhiều giải thƣởng cao các cuộc thi múa chuyên nghiệp tồn quốc
do Bộ Văn Hóa cũng nhƣ của qn đội tổ chức.
+ Nhà hát giao hƣởng nhạc vũ kịch Thành phố: Đây là nhà hát chuyên
nghiệp của Thành phố, trong nhà hát có đồn múa. Các diễn viên múa ở đây hết
sức tích cực hoạt động nghệ thuật, là đội hình chủ lực của nhà hát. Hàng năm,


19
nhà hát đều sáng tạo, dàn dựng nhiều tác phẩm nghệ thuật múa mới, đạt chất
lƣợng nghệ thuật cao.
+ Trƣờng múa Tp. Hồ Chí Minh: Khác với các đơn vị trên, Trƣờng múa Tp.
Hồ Chí Minh là đơn vị vừa có hoạt động đào tạo nghệ thuật múa, vừa là một trong
những trung tâm có số lƣợng nguồn nhân lực múa lớn nhất thành phố. Do có
những điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ chun mơn, lại có sự hỗ trợ rất lớn từ
các học viên, nên hoạt động nghệ thuật múa tại đây có nhiều kết quả tốt đẹp.
+ Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố: Cơ sở này có nhóm diễn viên múa do
chính trung tâm đào tạo từ ngày mới thành lập trung tâm. Với nguồn nhân lực
chất lƣợng, phạm vi hoạt động nghề nghiệp của nhóm múa tại đây khơng chỉ
diễn ra trong phạm vi thành phố, mà trên cả nƣớc.

Chính lịch sử phát triển biểu diễn nghệ thuật múa tại Tp. Hồ Chí Minh nhƣ
trên đã tạo nên những nền tảng quan trọng để loại hình nghệ thuật này phát triển
mạnh hơn trong giai đoạn xã hội mới. Điều này đặt ra các vấn đề quan trọng
trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
của thành phố nói chung.
1.4.2. Các vũ đồn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cho đến hiện nay, chƣa có một cơng trình, tài liệu khoa học nào nghiên
cứu chính thức về sự hình thành và phát triển của các vũ đồn tại Tp. Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, theo những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này lâu năm thì
các vũ đồn ở thành phố đƣợc manh nha hình thành vào khoảng cuối những 90
của thế kỷ XX với một số nhóm nhảy biểu diễn minh họa, phụ họa cho một số ca
sĩ. Vào thời điểm này, hoạt động ca – múa – nhạc của khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh bắt đầu phát triển khi cơ chế kinh tế thị trƣờng dần bén rễ. Đến giai
đoạn những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đặc
biệt là hoạt động ca – múa – nhạc phát triển bùng nổ đã kéo theo sự phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng lực lƣợng các vũ đồn. Từ chỗ chỉ vài vũ đồn hoạt
động đơn lẽ thì giai đoạn 2005 – 2010 số lƣợng vũ đoàn khu vực thành phố Hồ


20
Chí Minh đã phát triển khoảng trên 50 vũ đồn, và hiện nay, tồn thành phố đã
có khoảng 100 vũ đoàn lớn nhỏ khác nhau. Dƣới đây là một số vũ đồn nổi tiếng
ở Tp. Hồ Chí Minh và ra đời sớm nhất tại Tp. Hồ Chí Minh:
Danh sách thống kê một số vũ đồn, nhóm múa nổi tiếng tại Tp.HCM
hiện nay
Stt

Tên một số vũ đồn, nhóm múa

1.


Vũ đồn ABC

2.

Vũ đồn Arabesque

3.

Vũ đồn Ru By

4.

Vũ đồn Á Đơng

5.

Vũ đồn Bạch Dƣơng

6.

Vũ đồn Rạng Đơng

7.

Vũ đồn Si Đơ

8.

Vũ đồn Emotion


9.

Vũ đồn New Sài Gịn

10.

Vũ đồn Sài Gịn

11.

Vũ đồn Việt Hải

12.

Vũ đồn Pha Lê

13.

Vũ đồn Sao Mai

14.

Vũ đồn Bình Minh

15.

Vũ đồn Vân Nam

16.


Vũ đồn Bƣớc Nhảy

17.

Vũ đồn Hoa Nắng

18.

Nhóm múa Ngơi Sao Nhỏ

19.

Vũ đoàn Thiên Thần Nhỏ

20.

Vũ đoàn Number One

21.

Vũ đoàn OH

22.

Vũ đồn Kim Quy

23.

Vũ đồn Rex


24.

Vũ đồn Ánh Sáng

25.

Vũ đồn Sóng


21
26.

Vũ đoàn Hƣơng Sen

27.

Vũ đoàn The Sun

28.

Vũ đoàn The Time

29.

Vũ đoàn Thiên Thanh

30.

Vũ Đoàn Sen Trắng


31.

Vũ đoàn Hạc Trắng

32.

Vũ đoàn Mai Trắng

33.

Vũ đồn Khổng Tƣớc

34.

Vũ đồn Hồng Thơng

35.

Vũ đồn Vầng Trăng

36.

Vũ đoàn UDG

37.

Vũ đoàn Viva

38.


Vũ đoàn Ngọc Việt

39.

Vũ đoàn Phƣơng Việt

40.

Vũ đoàn Hoa Xuân
Nguồn: khảo sát thực tế của tác giả luận văn

Không chỉ tăng lên về số lƣợng, mà chất lƣợng hoạt động của các vũ đoàn
ở Tp. Hồ Chí Minh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, càng tiệm cận với
hƣớng chuyên nghiệp từ trang phục, phƣơng pháp và ý tƣởng biên đạo, cách
thức truyền thông marketing, phát triển thị trƣởng.... Đặc biệt, để đáp ứng yêu
cầu mới của nền kinh tế thị trƣờng về mặt tƣ cách pháp nhân trong giao dịch
thƣơng mại, cũng nhƣ để nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thƣơng
hiệu, nhiều vũ đồn đã chuyển sang hoạt động dƣới mơ hình công ty với một bộ
máy tổ chức khá quy cũ. Vũ đoàn Mai Trắng đƣợc thành lập ngày 10/10/2001,
năm 2009 chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn biểu diễn nghệ thuật Mai
Trắng; vũ đoàn ABC đƣợc thành lập 1993, đến năm 2004 thành lập cơng ty
ABC Entertainment; vũ đồn Phƣơng Việt với Công ty TNHH Biểu diễn Nghệ
thuật Phƣơng Việt là một trong những trƣờng hợp điển hình. Trƣớc những diễn
biến mau lẹ của hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa ở các đơn vị tƣ
nhân hiện nay trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với


22
cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị này nhằm đảm

bảo một môi trƣờng kinh doanh, hoạt động biểu diễn lành mạnh, công bằng.
1.4.3. Đội ngũ diễn viên múa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, chƣa có một cơ quan quản lý nhà nƣớc, hoặc một tổ chức uy tín
nào thống kê đƣợc số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ diễn viên múa tại Tp. Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, theo báo cáo năm của Hội Nghệ sỹ múa Thành phố Hồ Chí
Minh thì tính đến tháng 12/2015, Hội có 244 hội viên chính thức. Nếu tính ln
lực lƣợng nghệ sỹ múa đang hoạt động tự do tại các vũ đồn, nhóm múa, câu lạc
bộ thì có thế số lƣợng nghệ sỹ múa có thể lên đến hàng nghìn. Lực lƣợng nghệ sỹ
múa có thể phân thành các nhóm: Biên đạo múa, diễn viên múa và huấn luyện
múa. Có thể nói, đối với một thành phố mà thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn, trong
đó có nghệ thuật múa đang trên đà phát triển, thì số lƣợng nghệ sỹ múa nhƣ trên
về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động của loại hình nghệ thuật này.
Bên cạnh sở hữu số lƣợng diễn viên, nghệ sỹ múa đơng đảo, Tp. Hồ Chí
Minh cịn là địa phƣơng có đội ngũ diễn viên múa chất lƣợng cao. Điều này
đƣợc chứng minh qua các hội thi, hội diễn, liên hoan múa các cập, tập thể nghệ
sỹ múa thành phố ln đạt đƣợc những thành tích rất cao. Có đƣợc thành tích
này là nhớ tại đây, một bộ phận nghệ sỹ múa đƣợc cơ hội đi đào tạo nƣớc ngồi.
Khơng những thế, phần đơng nghệ sỹ cịn lại đƣợc đào tạo tại nhiều cơ sở đào
tạo có uy tín, đặc biệt là tại trƣờng múa Tp. Hồ Chí Minh. Ngồi ra, chính một
mơi trƣờng mà thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn có sự cạnh tranh mạnh mẽ, sơi
động đã buộc mỗi ngƣời nghệ sỹ, diễn viên múa, nếu không muốn bị thị trƣờng
đào thải thì phải tự ý thức trong việc tự học tập, rèn luyện chuyên môn, để từng
bƣớc khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. Tất cả những điều trên đã tạo
ra cho Tp. Hồ Chí Minh một đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên múa đông về số lƣợng,
đạt về chất lƣợng. Từ đó, góp phần làm cho thị trƣờng nghệ thuật biểu diễn múa
của thành phố ngày càng sôi động.


23
Tiểu kết

Trong chƣơng 1 đã bàn luận một số vấn đề sau: Phân tích khái niệm quản
lý, trong đó, quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa tại các đơn vị
tƣ nhân là lĩnh vực quản lý đặc thù, mà trong đó, chủ thể quản lý là các cơ quan
quản lý nhà nƣớc về văn hóa, cơng cụ quản lý là hệ thống văn bản pháp luật và
đối tƣợng đƣợc quản lý là các thành phần cá nhân, tổ chức tham gia tổ chức hoạt
động nghệ thuật múa.
Phân tích khái quát sự phát triển của hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa
khu vực Tp. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Theo đó, do có những điều
thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, trong giai đoạn đoạn 2008 –
2015, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa, đặc biệt là các vụ đồn phát
triển khá mạnh mẽ, nhanh chóng. Từ đó đã tạo ra một thị trƣờng văn hóa khá sôi
động, thu hút đƣợc sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, sự phát triển đó
cũng đặt ra nhiều vấn đề mà nhà nƣớc cần phải can thiệp bằng các công cụ quản
lý nhằm định hƣớng sự phát triển lành mạnh của hoạt động tổ chức biểu diễn
nghệ thuật múa.


24
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT MÚA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Văn bản quản lý Nhà nƣớc về tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa
Trong công tác quản lý đời sống xã hội, với tƣ cách là chủ thể quản lý
chính, nên việc xây dựng hoàn thiện một hệ thống cơ sở pháp lý là yêu cầu cơ
bản và tất yếu. Đối với quản lý hoạt động nghệ thuật múa ở khu vực Tp. Hồ Chí
Minh, hay nói rộng hơn là nghệ thuật biểu diễn, thì điều này cũng khơng là ngoại
lệ. Thực tiễn đã chứng minh, một đất nƣớc văn minh, thì một trong những tiêu
chí quan trọng là sự hồn thiện của hệ thống pháp lý để điều chỉnh và vận hành
xã hội. Qua khảo sát hệ thống tƣ liệu sơ cấp và thứ cấp, cho thấy, việc xây dựng
cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung, nghệ

thuật biểu diễn nói riêng, trong đó có nghệ thuật múa từ năm 1995 đến 2015 là
một quá trình vận động và phát triển liên tục về tƣ duy quản lý nhà nƣớc. Về cơ
bản có thể chia thành hai giai đoạn sau:
2.1.1 Giai đoạn trước tháng 10 năm 2012
Ở giai đoạn này, nghệ thuật múa chƣa đƣợc xem là đối tƣợng điều chỉnh
pháp lý độc lập, mà gộp vào đối tƣợng quản lý chung nghệ thuật biểu diễn, hoặc
xem đó là một thành tố của loại hình nghệ thuật tổng hợp ca – múa – nhạc. Điều
này đƣợc thể hiện trong Nghị định số 87/CP Về tăng cường quản lý các hoạt
động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội
nghiêm trọng đƣợc chính phủ ban hành tháng 12 năm 1995. Đi kèm với Nghị
định 87/CP là Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa
nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi
cơng cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu. Trong đó, ở chƣơng 4, quy chế này
quy định những hoạt động văn hóa và dịch vụ nơi công cộng. Tại khoản 2, điều
18 của Nghị định 87 ghi rõ “Các hoạt động văn hố cơng cộng quy định trong


25
Quy chế này bao gồm: Chiếu phim, băng hình, biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ,
hát Karaoke, các hình thức giải trí khác” [Điều 18, 54]. Và tại khoản 3, điều 21,
“Việc trình diễn các vở diễn sân khẩu, chƣơng trình ca múa nhạc phải có giấy
phép biểu diễn theo quy định phân cấp của Bộ Văn hố - Thơng tin. [Điều 21,
54]. Nhƣ vậy, dù không đƣợc đề cập trực tiếp, nhƣng các nhà quản lý có thể
hiệu mọi hoạt động của nghệ thuật múa của các công ty tổ chức biểu diễn nghệ
thuật múa thuộc pham vi điều chỉnh chƣơng này.
Năm 1999, Bộ Văn hố - Thơng tin cơng bố Quy chế hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp, kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT. Đến
năm 2004, để Bộ Văn hóa, Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã
ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp, kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT thay thế cho quy chế 32.

Văn bản này nêu rõ những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của diễn viên chuyên
nghiệp, điều kiện tổ chức biểu diễn, các thủ tục cấp phép biểu diễn nhằm tăng
cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động biểu diễn và tổ chức
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; về nguyên tắc quản lý đối với các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhìn chung, so với Quy chế 32 thì nội dung
Quy chế 47 sát với thực tế hơn. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn còn những điểm
khiến cả nhà chức trách, các đoàn nghệ thuật lẫn các nghệ sỹ phải lúng túng và
gây tranh cãi khi thực hiện. Chẳng hạn thế nào là tóc dài bù xù? Trang phục nhƣ
thế nào là hở hang, lộ liễu?
Đến năm 2006, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Chính phủ ban hành
Nghị định số 11/2006/NĐ-CP, kèm theo Quy chế hoạt động văn hoá và kinh
doanh dịch vụ văn hố cơng cộng bao gồm: lƣu hành, kinh doanh phim nhựa,
băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật; triển lãm văn
hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt động vũ trƣờng, karaoke,
trò chơi điện tử, các dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác. Nhƣ
vậy, đến lúc này, hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa vẫn chƣa đƣợc tách ra


×