Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 132 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này khi thực hiện và hoàn thành tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thế Dũng người hướng dẫn khoa học trực tiếp, người đã dành nhiều thời gian, cơng sức hướng
dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn. Tơi bày tỏ lịng chân
thành đến các quý thầy cô giáo, người đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích trong những
năm học vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Quản lý khoa
học và Hợp tác quốc tế Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh;
Phịng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang, Ban Quản
lý di tích tỉnh, phịng Văn hóa - Thơng tin thành phố Rạch Giá, Ủy ban nhân dân các
phường có di tích, Ban bảo vệ các di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố đã tận
tình giúp đỡ tơi đi học và thực tế để khảo sát, nghiên cứu hoàn thành Luận văn.
Chân thành cảm ơn Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá, cơ quan
Ban Tổ chức Thành ủy Rạch Giá, Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Thanh Vân đã tạo
cơ hội cho tôi được tham gia lớp Cao học và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tuy tơi có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, kính mong q thầy, cơ giáo, đồng nghiệp, tiếp tục
có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày

tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thiện


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên ĐỖ VĂN THIỆN, học viên lớp Cao học khóa VII, chuyên ngành Quản


lý văn hóa, năm học 2017 - 2019.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài: “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử
- văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” là cơng trình nghiên
cứu của bản thân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thế Dũng.
Các thơng tin, số liệu trích dẫn đều được trích nguồn chính xác và đầy đủ. Các
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khơng trùng lắp với cơng
trình đã nghiên cứu và công bố.

Kiên Giang, ngày

tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thiện


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Stt

Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ nguyên gốc

1

Bộ VHTTDL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


2

DSVH

Di sản văn hóa

3

DTLS-VH

Di tích lịch sử - văn hóa

4

QLNN

Quản lý nhà nước

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6

SVHTT

Sở Văn hóa - Thể thao


7

BQL

Ban Quản lý

8

Phịng VH-TT

Phịng Văn hóa - Thơng tin

9

BBV

Ban Bảo vệ

10

BTS

Ban Trị sự


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................. 10
8. Bố cục luận văn ................................................................................................. 10
Chương 1 ................................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ............................................................. 12
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA ............................................. 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 12
1.1.2. Nội dung và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa ...................... 19
1.1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở
tỉnh Kiên Giang...................................................................................................... 21
1.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang ................................................................................................ 26
1.2.1. Tổng quan thành phố Rạch Giá ............................................................... 26
1.2.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá
............................................................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 38
Chương 2 ................................................................................................................... 40
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
CẤP QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ............. 40
2.1. Chủ thể Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia .. 40
2.1.1. Sở Văn hóa - Thể thao Kiên Giang, Ban Quản lý di tích tỉnh ................ 40


2.1.2. Phịng Văn hóa - Thơng tin thành phố Rạch Giá .................................... 48
2.1.3. Ủy ban nhân dân các xã/phường thuộc thành phố Rạch Giá .................. 51
2.1.4. Ban Bảo vệ các di tích ............................................................................. 53

2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia ............................................................................................................................... 58
2.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển di tích lịch sử - văn hóa ... 58
2.2.2. Xây dựng và thực hiện thể chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa ............ 62
2.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ............................... 66
2.2.4. Đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về di tích lịch sử
- văn hóa ................................................................................................................ 70
2.2.5. Xã hội hóa hoạt động di tích lịch sử - văn hóa........................................ 73
2.2.6. Thi đua, khen thưởng và thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý di
tích lịch sử - văn hóa .............................................................................................. 76
2.3. Đánh giá chung ......................................................................................... 80
2.3.1. Thành quả, nguyên nhân ......................................................................... 81
2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 82
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 88
Chương 3 ................................................................................................................... 89
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................................ 89
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA ... 89
3.1. Định hướng về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở
thành phố Rạch Giá ................................................................................................. 89
3.1.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước............................................................ 89
3.1.2. Định hướng của tỉnh Kiên Giang ............................................................ 92
3.2. Giải pháp về nâng cao công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia ở thành phố Rạch Giá............................................................................... 93
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ................................................................................................................... 93
3.2.2. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và tăng cường hoạt động bảo vệ,
phát huy di tích lịch sử - văn hóa ........................................................................... 95


3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bảo vệ, quảng bá giá trị di tích
lịch sử - văn hóa ..................................................................................................... 99

3.2.4. Tăng cường cơng tác nghiên cứu khoa học, áp dụng cơng nghệ trong quản
lý di tích và xây dựng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo vệ, phát
huy di tích lịch sử - văn hóa................................................................................. 102
3.2.5. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa ............................................................................................ 104
3.2.6. Chính sách khen thưởng và chế tài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa ............................................................................................ 107
3.2.7. Tăng cường quản lý hợp tác quốc tế và tổ chức khai thác có hiệu quả các
di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ............................................. 108
3.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu
quả và xử lý nghiêm minh sai phạm trong quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử
- văn hóa .............................................................................................................. 113
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 115
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 118
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 126


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vơ giá, q báu của dân tộc; nó chứa đựng
những giá trị tốt đẹp nhằm giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau tìm hiểu về cội
nguồn dân tộc, giúp con người soi bóng vào lịch sử, nghiên cứu lịch sử của dân tộc
mình một cách sâu sắc và sinh động nhất. Trong thời đại ngày nay di tích lịch sử - văn
hóa cịn là điểm đến của mỗi du khách khi thăm quan ở bất kỳ địa phương, quốc gia
nào. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngay Hội nghị xúc tiến đầu
tư tỉnh Kiên Giang ngày 29 tháng 7 năm 2019 diễn ra tại thành phố Rạch Giá, ơng cho
rằng Kiên Giang có vị trí chiến lược, địa kinh tế quan trọng, là vùng đất của Tổ quốc

với truyền thống là mảnh đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử cách
mạng; đây là nơi nghĩa quân của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực xưa kia
đã chiến đấu chống thực dân Pháp đến hơi thở cuối cùng với câu nói nổi tiếng: “Bao
giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Từ thực tế đó, các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá
có tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố. Chẳng
hạn như thành phố Rạch Giá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh
Kiên Giang; nơi có sự giao hịa giữa cảnh quan sơng nước biển đảo với nhiều đình,
chùa và hàng trăm cơng trình thờ tự nổi tiếng. Thành phố Rạch Giá còn là sự hòa
quyện giữa văn hóa của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer đã tạo nên màu sắc văn hóa
rất riêng mà hiếm nơi nào có được; ngồi ra thành phố cịn có tiềm năng về phát triển
du lịch, nhiều DTLS-VH được Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng
công nhận di tích. Những di tích này có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ
thuật được hình thành từ lâu đời, sớm nhất là từ thế kỷ XV.
Hiện nay, UBND tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chính sách nhằm giữ gìn, tơn tạo
và phát huy các DTLS-VH cấp quốc gia. Tuy nhiên tình hình cơng tác QLNN các di
tích này cịn nhiều tồn tại, bất cập như nhiều cấp quản lý chưa nhận thức hết vị trí, vai
trị của DTLS-VH trong đời sống xã hội, việc QLNN còn xem nhẹ; thực hiện công tác
bảo tồn và phát huy chưa đúng quy định; năng lực, trình độ chun mơn của một số


2

cán bộ có trách nhiệm quản lý chưa đảm bảo; cơng tác phối hợp trong quản lý chưa
thường xun; tình trạng các di tích cịn xuống cấp; người dân thiếu hiểu biết, thương
mại hóa, lợi dụng các giá trị DSVH phi vật thể gắn với di tích để thu lợi của một số tổ
chức, cá nhân đã dẫn đến việc có nơi có chỗ người dân cịn tự ý lấn chiếm, xây cất trái
phép quanh khu vực di tích...
Từ thực tế cấp thiết của công tác quản lý nhà nước nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá,

tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, qua đó có thể góp một phần nhỏ vào
cơng tác quản lý di tích của thành phố Rạch Giá trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố
Rạch Giá nhằm để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về di tích.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát, trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN các
DTLS-VH cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá từ năm 2010 đến nay.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN các DTLS-VH cấp
quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay có những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài tơi
nghiên cứu, cụ thể:
3.1 Nhóm cơng trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước, bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa
Trong bài Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa, GS. Lưu Trần Tiêu cho rằng,
hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở ba mặt cụ thể là: Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và
khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ
nhu cầu hiện đại của xã hội. Cụ thể, trong công tác quản lý tập trung vào ba vấn đề:
Cơng nhận di tích, quản lý cổ vật và phân cấp quản lý di tích. Do đó, cần thiết phải
thực hiện: Thứ nhất, thiết lập cơ chế, chính sách đúng đắn có tác dụng thúc đẩy sự


3

nghiệp bảo tồn, bảo tàng trong cả nước; Thứ hai, cần có một hệ thống tổ chức thích
hợp đủ khả năng biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện
thực; Thứ ba, cần tổ chức để đưa các hoạt động bảo tồn thực sự trở thành sự nghiệp

của tồn dân. Từ đó, tác giả đã đề ra sáu biện pháp mang tính cấp bách nhằm tăng
cường việc thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích: 1/ Thể chế hóa
bằng pháp luật các chính sách, cơ chế của nhà nước; 2/ Quy hoạch tồn bộ các di tích
được cơng nhận; 3/ Phân cấp quản lý; 4/ Xã hội hóa hoạt động bảo tồn; 5/ Ưu tiên đầu
tư ngân sách; 6/Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của đội ngũ cán
bộ.
Năm 2000, cuốn sách Quản lý văn hóa đơ thị trong điều kiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước của tác giả Lê Như Hoa đã nêu lên những vấn đề quản lý văn
hóa đơ thị ở nước ta trong bối cảnh chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời là q trình đơ thị hóa. Điều này
rõ ràng đã ảnh hưởng đến hoạt động quản lý văn hóa ở các khu đơ thị hóa. Đối với
các di tích ở đơ thị, cuốn sách nhắc tới một số hoạt động bảo tồn di tích, thực trạng
ảnh hưởng của đơ thị hóa đối với di tích ở một số địa phương như Hà Nội, Huế... và
đưa ra nhận xét rằng: Tuy Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách đúng đắn
và quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH nhưng trong q trình đơ
thị hóa hiện nay do yếu tố tự phát, tính tổ chức và tính pháp luật trong hoạt động đô
thị yếu nên hệ thống di sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng [20, tr. 71].
Năm 2001 cơng trình nghiên cứu Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
tồn di sản văn hóa, tác giả Đặng Văn Bài đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công
tác QLNN đối với DSVH, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan tâm. Các nội dung
bao gồm: QLNN bằng văn bản pháp quy (gồm có các văn bản pháp quy về bảo vệ,
phát huy giá trị DSVH; quyết định về cơ chế, quyết định phân cấp quản lý...); việc
phân cấp quản lý di tích; hệ thống tổ chức ngành bảo tồn - bảo tàng và đầu tư ngân
sách cho các cơ quan quản lý di tích - là yếu tố có tính chất quyết định nhằm tăng
cường hiệu quả quản lý [2, tr. 11 - 13].
Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch năm 2010, do PGS.TS
Lê Hồng Lý (chủ biên) là cuốn giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học, cao


4


đẳng văn hóa nghệ thuật. Cuốn giáo trình đã đưa ra một số khái niệm về DSVH, quản
lý, quản lý DSVH, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò
của di sản đối với sự phát triển du lịch hiện nay. Giáo trình thực chất nghiêng nhiều
về vấn đề khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch, những vấn đề lý luận và thực
tiễn của QLNN về DSVH được nhắc đến khá sơ sài [29].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên), Nguyễn Trường Tân trong giáo trình
Quản lý di sản văn hóa, đã đưa ra một số nội dung như: 1/ Khái niệm chung về quản
lý và quản lý nhà nước về DSVH; 2/ Quan điểm phát triển văn hóa của Đảng và Nhà
nước liên quan đến quản lý DSVH dân tộc; 3/ Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước
về DSVH. Tác giả cho đây là một số nội dung về nghiệp vụ quản lý DSVH mà thực
chất đây là các mặt hoạt động bảo tồn DSVH [28].
Tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) trong cuốn Quản lý
văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế năm 2012 đã nêu lên
nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay trong đó có
quản lý DSVH. Ở lĩnh vực này, hai tác giả đưa ra thực trạng quản lý di tích lịch sử
văn hóa, bảo tàng và DSVH phi vật thể. Nội dung quản lý được cụ thể trên hai khía
cạnh: Cơng tác QLNN; Cơng tác phát triển sự nghiệp. Từ thực trạng này hai tác giả
đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của di tích như: Đầu tư đồng bộ
trong bảo tồn, tơn tạo, hài hịa bền vững... [17, tr. 486].
Tác giả Nguyễn Khởi (2002) với cơng trình Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến
trúc. Tác giả đã hệ thống những kiến thức cơ sở về công tác bảo tồn và trùng tu di
tích, thực trạng bảo tồn các di tích hiện nay và những vấn đề đặt ra trong cơng tác bảo
tồn, trùng tu di tích. Trong đó tác giả chỉ tập trung vào việc bảo tồn và trùng tu di tích
kiến trúc, chứ chưa nhắc đến việc phát huy chúng như thế nào [27].
Năm 2007, cơng trình về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt
Nam đã đưa ra nhận thức chung về công tác bảo tồn DSVH phi vật thể ở Việt Nam
của các nhà khoa học trong và ngồi nước, tập trung phân tích sâu về các quan điểm
bảo tồn DSVH phi vật thể thông qua hệ thống các văn bản pháp lý của UNESCO và
Việt Nam về vấn đề này và giải quyết các vấn đề trọng điểm của cơng trình như: Bàn



5

về mục đích, chức năng và nhiệm vụ của cơng trình mục tiêu quốc gia đối với cơng
tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể trong xã hội hiện nay [35].
Tác giả Nguyễn Thịnh (2012) với cơng trình Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc
và những vấn đề về quản lý, bảo tồn. Tác giả cơng trình cho rằng bảo tồn DSVH là
vấn đề khó khăn và phức tạp và cũng là câu chuyện diễn ra hàng ngày, trong bài viết
nêu được việc bảo tồn phát huy, chức năng, phân loại, quản lý... Để từ đó đặt ra vấn
đề là bảo tồn di sản như thế nào? Tuy nhiên trong cơng trình nghiên cứu của ông chưa
nêu lên giá trị kiến trúc nghệ thuật của các di tích nói chung [58].
3.2 Nhóm cơng trình nghiên cứu về di tích ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang
Cơng trình Tìm hiểu Kiên Giang của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh
Kiên Giang do Dương Tấn Phát (chủ biên), (1986). Đây là nguồn tài liệu rất quí cho
những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát
triển của tỉnh Kiên Giang trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tài liệu cũng có
một phần trình bày về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực tại Kiên
Giang cũng như sự thờ cúng Ông ở địa phương [38].
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nguyễn Trung Trực do Bảo tàng tỉnh Kiên Giang
tổ chức (1989). Tham dự hội thảo có các nhà nghiên cứu, các nhà sử học, khoa học và
những người quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực. Tuy nhiên, trong tham luận của những người tham dự hội thảo, có những ý kiến
khác nhau về một vấn đề chẳng hạn về tiểu sử, quê hương, hoạt động... đây là nguồn
tư liệu rất có giá trị trong việc nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Trung Trực và cuộc
kháng chiến của Ông [9].
Năm 2003, cuốn sách Rạch Giá tự giới thiệu do nhiều tác giả Trần Thanh Mộc,
Đoàn Thanh Nô - Nguyễn Phước Hoa (biên soạn). Trong công trình này các tác giả
đã trình bày Rạch Giá xưa và nay, các DTLS-VH lúc bấy giờ, nêu lên lễ hội dân tộc,
văn hóa ẩm thực và Rạch Giá trên đường hội nhập. Nhưng mà chưa nêu được giá trị

các di tích cũng như cơng tác QLNN nhằm để bảo tồn và phát huy nó ra sao [62].
Năm 2010, cuốn sách do Đồn Thanh Nơ (chủ biên) Di tích và danh thắng điểm
đến du lịch Kiên Giang, tác giả trình bày những tài liệu có liên quan đến sự kiện lịch
sử, văn hóa mà nhân dân Kiên Giang cùng nhân dân cả nước viết nên từ khi khai mở


6

vùng đất này cho đến tận ngày nay. Không những thế, tác giả cịn tiếp cận khá sâu cả
hai khía cạnh vật thể và phi vật thể của văn hóa Kiên Giang, các DTLS-VH tại thành
phố Rạch Giá. Ngoài ra, cịn đóng góp trong việc quảng bá kinh tế du lịch của Kiên
Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, tác giả chưa có hệ thống thực
trạng cơng tác QLNN về di tích, cơng tác bảo tồn và phát huy các di tích [36].
Năm 2011 xuất bản cuốn Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Kiên
Giang do BQL di tích tỉnh Kiên Giang (biên soạn). Tập tài liệu giới thiệu các di tích
thuộc 15 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó thành phố Rạch Giá có 09
di tích; thị xã Hà Tiên có 09 di tích; huyện Hịn Đất 04 di tích; huyện Kiên Lương 03
di tích; huyện Châu Thành 02 di tích; huyện Giồng Riềng 03 di tích; huyện Gị Quao
03 di tích; huyện An Biên 02 di tích; huyện U Minh Thượng, An Biên, An Minh, Vĩnh
Thuận 01 di tích; huyện Tân Hiệp 01 di tích; huyện Phú Quốc 02 di tích; huyện Kiên
Hải 01 di tích. Mà vẫn chưa cụ thể công tác QLNN về các di tích này [5].
Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã nghiên cứu cụ thể đối với tám di tích cấp
quốc gia tại thành phố Rạch Giá được đăng tải trên các tạp chí, tập san chun ngành
(Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa Dân gian, Báo Kiên Giang...) nhưng vẫn mang tính
khái quát, giới thiệu trên cơ sở từng loại hình di tích: Di tích khảo cổ, di tích kiến trúc
nghệ thuật, di tích lịch sử... Ngồi ra, cũng có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,
khóa luận cử nhân bậc đại học của các ngành văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn
đã nghiên cứu cơng tác bảo tồn, trùng tu, tơn tạo di tích trên địa bàn tỉnh. Cơng trình
nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Thanh Xuân chuyên ngành Văn hóa học với đề tài năm
2014: “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung

Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” [74]. Nhìn chung, các cơng trình đã nghiên cứu và
cơng bố như đã nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ
thuật, du lịch... nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về cơng tác QLNN các
DTLS-VH được xếp hạng cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá.
Do vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” của tác giả nghiên cứu khơng trùng lắp với
cơng trình đã nghiên cứu và cơng bố.


7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với tám di tích lịch
sử - văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia ở
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đó là: Đình Nguyễn Trung Trực, đình Vĩnh
Hịa, chùa Quan Đế, Nhà Bảo tàng Kiên Giang, chùa Tam Bảo, mộ Huỳnh Mẫn Đạt,
chùa Phật Lớn, chùa Láng Cát.
- Về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến
nay. Thời điểm Quốc hội nước ta ban hành Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến nay đã đạt những thành quả và tồn

tại như thế nào ?
- Để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong
thời gian tới, cần thực hiện những giải pháp gì để phù hợp với định hướng của Đảng,
Nhà nước và tỉnh Kiên Giang ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Để biết được công tác QLNN các DTLS-VH cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến nay đã đạt được những thành quả, tồn tại như thế
nào thì tác giả điền dã đến các cơ quan QLNN của tỉnh, thành phố, xã/phường, các di
tích để tìm hiểu về thực trạng, công tác QLNN các DTLS-VH cấp quốc gia ở thành
phố, trong đó có thể nêu lên những thành quả như: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt


8

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách khai thác di tích, gắn di tích với việc
phát triển du lịch của tỉnh; ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản như
Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 và Kế hoạch 96/KH-UBND ngày
27/6/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang...; công tác bảo vệ và phát huy di tích đạt được
những kết quả khả quan, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về di tích được
triển khai sâu rộng đến với quần chúng nhân dân; hàng năm có từ 1-2 lớp đào tạo bồi
dưỡng cho đội ngũ cán bộ chun mơn; cơng tác xã hội hóa các cá nhân, tổ chức ngày
được chú trọng; các chính sách khen thưởng, chế tài trong việc chấp hành pháp luật
về di sản được áp dụng rất đảm bảo và linh hoạt.
Ngồi ra vẫn cịn những tồn tại như nhận thức của các ngành, các cấp và của
nhân dân toàn tỉnh về vị trí, vai trị của DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng chưa
thực sự sâu sắc và tồn diện; tính đồng bộ, thực tế có nhiều kế hoạch đưa ra nhưng
chưa khả thi hoặc rất khó thực hiện hoặc sai lệch quan điểm chỉ đạo, cụ thể như vấn
đề xã hội hóa trùng tu di tích đang rơi vào tình trạng khó kiểm sốt, chất lượng của kế
hoạch chưa rõ ràng, người bỏ kinh phí cho rằng họ có quyền quyết định chất lượng

trùng tu di tích, người dân xây dựng sửa chữa không xin phép gây nên hậu quả là di
tích bị thay đổi cảnh quan, sai với Luật DSVH; bộ máy quản lý di tích cịn mỏng, trình
độ chưa đồng đều, đặc biệt là ở cấp xã; hệ thống văn bản QLNN về DTLS-VH tại
Kiên Giang chưa nhiều, chủ yếu là văn bản chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của
SVHTT. Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn cịn tồn tại ở nhiều địa phương;
quy định hiện hành về trách nhiệm QLNN của các cấp còn khái quát, chưa cụ thể;
công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hệ thống DTLS-VH còn hạn chế; nguồn
nhân lực bảo vệ di tích thì mang tính dân sự và 2/3 kiêm nhiệm là người lớn tuổi chưa
được đào tạo bài bản, mà chủ yếu là do kinh nghiệm thực tế; công tác khen thưởng và
chế tài chưa kịp thời; các hoạt động về hợp tác quốc tế còn rất ít và thiếu trọng tâm;
phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra các DTLS-VH chưa thường xuyên liên tục,
còn hiện tượng giao khốn cho ngành văn hóa.
Để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong
thời gian tới, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước


9

và tỉnh Kiên Giang cụ thể đó là: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, phát huy
DTLS-VH; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy ngày càng sát với tình hình thực tế;
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, bảo vệ, quảng bá giá trị DTLS-VH;
tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ trong quản lý di
tích và xây dựng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo vệ và phát huy
DTLS-VH; đẩy mạnh xã hội hóa về cơng tác di tích; có chính sách khen thưởng và
chế tài hợp lý; tăng cường quản lý hợp tác quốc tế và gắn với phát triển du lịch; đẩy
mạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong di tích. Để giải quyết được
các giải pháp trên thì tác giả cho rằng yếu tố con người là quyết định nhất đối với công
tác QLNN các DTLS-VH cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá trong giai đoạn hiện
nay.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu đề ra,
tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp tra cứu, sưu tầm tài liệu: Luận văn thu thập các thơng tin, số liệu
từ văn bản, sách, tạp chí, internet... của cơ quan QLNN như SVHTT Kiên Giang, BQL
di tích tỉnh, phịng VH-TT thành phố Rạch Giá về tình hình, thực trạng, kết quả hoạt
động QLNN, bảo tồn và phương hướng phát huy các DTLS-VH của tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới.
+ Phương pháp khảo sát thực địa (tháng 03 đến tháng 07/2019): Tác giả điền dã
đến địa bàn nghiên cứu để khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về thực trạng và cơng
tác QLNN về di tích của tỉnh, của tám DTLS-VH cấp quốc gia của thành phố Rạch
Giá từ năm 2010 đến nay. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 cuộc đối với những
người làm công tác quản lý nhà nước (SVHTT, BQL di tích tỉnh, phòng VH-TT thành
phố, lãnh đạo UBND xã/phường và các BBV di tích ở địa phương).
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá: Trên cơ sở tài liệu thứ cấp thu thập
được tác giả tổng hợp, phân tích và rút ra những kết luận trong việc đánh giá thực
trạng công tác QLNN các DTLS-VH cấp quốc gia ở thành phố, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các di tích.


10

+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu các DTLS-VH
cấp quốc gia về hoạt động QLNN về di tích thì tác giả sẽ so sánh cách thức quản lý
của các tỉnh lân cận hiện nay như thế nào, hiệu quả ra sao, cần khắc phục để hồn
thiện tốt hơn. Từ đó cho thấy rằng cơng tác QLNN các DTLS-VH cấp quốc gia ở
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là rất cấp thiết và quan trọng.
- Phương pháp định lượng
Tác giả xây dựng 02 bộ câu hỏi lấy ý kiến khảo sát về công tác QLNN, bảo tồn
và phát huy giá trị DTLS-VH đối với cơ quan QLNN, BBV tám di tích cấp quốc gia

ở thành phố Rạch Giá và người dân, khách thăm quan du lịch. Từ đó thấy được thực
trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về
DTLS-VH ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Ngồi hai phương pháp trên, trong luận văn cịn sử dụng phương pháp tiếp cận
liên ngành (Quản lý văn hóa, sử học, bảo tàng học, du lịch học,...) để thực hiện các
nhiệm vụ do đề tài luận văn đặt ra.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ hơn những vấn đề về lý thuyết quản lý nhà nước và quản
lý nhà nước trong lĩnh vực di tích, di tích lịch sử - văn hóa…
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu, tư liệu tốt để ngành văn hóa các cấp chính quyền tỉnh Kiên
Giang có thể tiếp tục nghiên cứu, áp dụng vào công tác QLNN, công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị về DTLS-VH cấp quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Nội dung luận văn cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia
Trình bày cụ thể các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nội dung
QLNN đối với DSVH, trách nhiệm của các cơ quan QLNN về DTLS-VH; tổng quan
về thành phố Rạch Giá và các DTLS-VH cấp quốc gia trên địa bàn thành phố.


11

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Trình bày, phân tích, đánh giá chủ thể quản lý và thực trạng để làm rõ những
thành quả và tồn tại từng nội dung của công tác QLNN đối với tám DTLS-VH cấp

quốc gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
Từ thực trạng và những tồn tại, bất cập được trình bày ở chương 2. Tác giả đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH cấp quốc
gia ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm Di sản văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Di sản văn hóa” với nghĩa Hán Việt là những tài
sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai.
Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì q giá, có
giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên [39].
Điều 1 của Luật Di sản văn hoá Việt Nam nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá
như sau: “Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật
thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định: “Di sản văn
hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn
dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ cơng truyền
thống; Tri thức dân gian. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích); Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.
Điều 1 của Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972

định nghĩa di sản văn hóa như sau: “Các di tích: Các cơng trình kiến trúc, điêu khắc
hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản,
các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử,
nghệ thuật hay khoa học. Các quần thể: Các nhóm cơng trình xây dựng đứng một
mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay
khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào
cảnh quan. Các thắng cảnh: Các cơng trình của con người hoặc những cơng trình của
con người kết hợp với các cơng trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các


13

di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học” (UNESCO, Điều 1, 1972).
Phân loại di sản văn hoá: Việc tiến hành phân loại DSVH là một nhu cầu thiết
thực, khoa học, góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu, đặc biệt đối với
công tác tu bổ, bảo tồn các DSVH. Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật DSVH năm
2013 ghi rõ [71, tr. 1]:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác”.
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia”.
Tuy nhiên, sự phân định này cũng chỉ mang tính tương đối với mục đích để
nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản. Trên thực tế, yếu tố vật thể và phi
vật thể có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị của một di sản.
Trong khi đó, DSVH phi vật thể là linh hồn, là cốt lõi, là biểu hiện tinh thần của DSVH

vật thể; còn cái hiện hữu, cái làm nên DSVH vật thể thì tồn tại như là biểu hiện vật
chất của DSVH phi vật thể ấy.
Ngồi ra, cịn có cách là căn cứ trên giá trị của di sản để phân chúng thành những
nhóm di sản có giá trị đặc biệt quan trọng hay nhóm di sản có mức độ quan trọng cấp
quốc tế; cấp quốc gia hay cấp địa phương. Nhìn chung, các DSVH vẫn có bốn đặc
điểm chung, đó là: Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia,
một dân tộc; tính lịch sử là những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại sinh
ra chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng; tính truyền thống lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác được phát triển và sáng tạo mới trên nền của di sản cũ; tính
nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới các tác động khác nhau của con người, của điều kiện
thời tiết, các phản ứng hóa học...


14

Theo tác giả thì đồng ý với định nghĩa Luật DSVH của Việt Nam; DSVH là bao
gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm vật chất, tinh thần
được truyền từ thế hệ này đến thế khác ở nước Việt Nam. DSVH Việt Nam là minh
chứng cho lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc, là tài sản quý giá, là niềm tự hào của
dân tộc và là một bộ phận của di sản văn hóa của thế giới. Vì vậy, DSVH trở thành
nguồn lực phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước
ta.
* Khái niệm bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa
- Khái niệm Bảo tồn
Năm 2012 Nguyễn Thịnh xuất bản cơng trình Di sản văn hóa Việt Nam - Bản
sắc và những vấn đề về quản lý và bảo tồn, tác giả cho rằng: “Bảo tồn là những nỗ lực
nhằm tìm hiểu và nhận rõ được giá trị và ý nghĩa của di sản, đảm bảo gìn giữ các vật
liệu gốc, có thể cải tạo và nâng cấp cần thiết” [58, tr. 84]. Ngồi ra có thể hiểu: Bảo
tồn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng của con người để nhằm đảm bảo sự tồn tại
lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực (authenticity) của các quá trình phát triển và đa

dạng của di sản văn hóa nhằm phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai
[58, tr. 85].
Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt (2013) thì bảo
tồn: “Giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi: Bảo tồn di tích lịch sử; bảo tồn nền
văn hóa các dân tộc” [76, tr. 80].
- Khái niệm Phát huy
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt (2013), tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng:“Phát
huy là làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều
hơn: Phát huy sức mạnh tập thể” [76, tr. 1.243]. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
Ngơn ngữ học thì “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy
nở thêm” [73, tr.768]. Trong luận văn tác giả cùng quan điểm với cơng trình “ Bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội” của tác giả
Võ Quang Trọng (chủ biên) (2010): Phát huy có nghĩa là những “Hành động nhằm
đưa di sản văn hóa vào trong việc thực hiện xã hội, coi đó là nguồn nội lực, tiềm năng
góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ít vật chất và tinh thần cho


15

con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội” [61, tr.
6].
* Khái niệm di tích
Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” xuất bản năm
2013 cho rằng di tích có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: “Di tích là các loại dấu vết của
quá khứ chủ yếu là nơi cư trú và mộ táng của người xưa được khảo cổ học nghiên
cứu”; nghĩa thứ hai: “Di tích là di sản văn hóa lịch sử bất động: Di sản văn hóa” [76].
Cịn trong quyển sách “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngơn ngữ học Việt Nam
thì định nghĩa: “Di tích là dấu vết của q khứ cịn lưu lại trong lịng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [73].
Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn hóa đưa ra

khái niệm khoa học về di tích như sau: Là những khơng gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con
người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Như vậy, di tích là dấu vết của quá
khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
Tại Chương 3, Điều 11 của Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH về phân loại di tích thì di tích được
phân thành 4 loại [31, tr. 6]:
- Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);
- Di tích kiến trúc nghệ thuật;
- Di tích khảo cổ;
- Danh lam thắng cảnh.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích chia thành 3 loại: Di tích
cấp tỉnh - là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương do UBND tỉnh ra quyết định
cơng nhận; di tích quốc gia - là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ VHTTDL
ra quyết định cơng nhận; di tích quốc gia đặc biệt - là di tích có giá trị đặc biệt tiêu
biểu của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cơng nhận trên cơ sở lựa
chọn các di tích quan trọng đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích quốc gia [31].
Về hình thức quản lý di tích được chia thành 3 loại:


16

- Di tích do Nhà nước trực tiếp quản lý: Là các di tích quốc gia đặc biệt và di
tích quốc gia do các BQL di tích được Nhà nước thành lập trực tiếp quản lý. Nhà nước
cấp lương, chi phí cho hoạt động thường xuyên, các chi phí sửa chữa... trực tiếp cho
BQL di tích.
- Di tích do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý: Là các di tích quốc gia, di tích
cấp tỉnh được giao cho tổ chức, nhân dân trực tiếp quản lý như đình làng, các chùa,
đền thờ...
- Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý như: Nhà thờ dòng họ, nhà ở dân

cư trong các khu phố cổ, sắc phong, bảo vật của dòng họ...
Tùy theo điều kiện khai thác giá trị di tích để phân thành 2 loại là di tích có khả
năng khai thác và di tích chưa có khả năng khai thác.
Khái niệm di tích theo ý kiến của tác giả là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa
quan trọng, minh chứng về lịch sử của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được
cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hố của đất
nước và do đó nó tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện đại.
* Khái niệm Di tích lịch sử - văn hóa
Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN của Hội đồng nhà nước, nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 31/3/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hóa là những cơng trình
xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật
cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, q
trình phát triển văn hóa, xã hội” [24, tr. 3].
Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội về Di sản văn hóa và Văn bản hợp nhất số
10/VBHN-VPQH của Quốc hội về Luật Di sản văn hóa đều định nghĩa: Di tích lịch
sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Di vật là hiện vật
được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Cổ vật là hiện vật được lưu
truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi


17

trở lên; Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học [44; tr. 73].
Theo Khoản 1, Điều 28 của Luật DSVH thì DTLS-VH phải có một trong các
tiêu chí sau đây: Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương; cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân

thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích
cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; địa
điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc,
tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều đưa ra những khái niệm, quy định về di tích lịch
sử - văn hóa của dân tộc mình. Trong Hiến chương Venice - Hiến chương quốc tế về
Bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ (năm 1964), tại Điều 1 có định nghĩa: “Di tích
lịch sử khơng phải chỉ là một cơng trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đơ thị
hoặc nơng thơn có chứng tích của nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa
hoặc một sự kiện lịch sử”. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những cơng trình
nghệ thuật lớn mà cả với những cơng trình khiêm tốn đã hội tụ được các ý nghĩa văn
hóa của quá khứ để lại.
Tác giả ý kiến cho rằng khái niệm DTLS-VH là sản phẩm của nhiều thế hệ được
lưu truyền cho đến nay, nó là kết tinh của một quá trình sáng tạo của con người, là
thông điệp của quá khứ đến hiện tại và tương lai. Vì vậy, nó là chứng cứ vật chất xác
thực tiêu biểu về quá trình phát triển lịch sử của mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại.
* Khái niệm Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Quản lý di tích lịch sử - văn hóa là đối tượng đặc biệt, rất quan trọng cần được
bảo quản gìn giữ và phát huy “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa có thể coi là sự tác
động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (di tích lịch sử - văn hóa), giúp di tích
lịch sử - văn hóa tồn tại bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương nói riêng và dân tộc nói chung”. DTLS-VH là một bộ phận quan trọng cấu
thành DSVH, chính vì vậy mà việc quản lý DTLS-VH cũng cần tiến hành theo nội


18

dung QLNN về DSVH được quy định tại Điều 54 của văn bản hợp nhất Luật DSVH
(2013).

Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng có thể định nghĩa:
“Là hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước được tiến
hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của
cá nhân, tổ chức trong việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa.”
DTLS-VH là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, vì vậy QLNN về
DTLS-VH định nghĩa: “Quản lý di tích lịch sử văn hóa chính là sự định huớng, tạo
điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của
di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Việc quản lý di tích được thực hiện
bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích...) tác động bằng nhiều
cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai
thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất
và tinh thần cho cộng đồng.”
Hoạt động QLNN gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng và khách thể QLNN [22,
tr. 7 - 8]
- Chủ thể QLNN về trùng tu DTLS-VH là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc quản lý trùng tu DTLS-VH.
- Đối tượng QLNN về trùng tu DTLS-VH là các cá nhân hoặc tổ chức có liên
quan đến lĩnh vực trùng tu DTLS-VH.
- Khách thể QLNN về trùng tu DTLS-VH là trật tự quản lý trong tồn bộ q
trình trùng tu DTLS-VH cũng như các hành vi của các cá nhân, tổ chức trong quá
trình trùng tu DTLS-VH nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích phục
vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.
Như vậy, QLNN về DTLS-VH chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức,
điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát
huy theo chiều hướng tích cực. Trong đó tập trung các nội dung:
- Bảo quản DTLS-VH: Là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy
cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của DTLS-


19


VH. Bảo quản di tích gồm các hoạt động như bảo dưỡng thường xuyên cho di tích,
bảo quản cấp thiết và bảo quản phòng ngừa.
- Tu bổ DTLS-VH: Là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo DTLS-VH với
mục đích đưa cơng trình đã hư hỏng về ngun gốc, đảm bảo tính bền vững và thẩm
mỹ tồn cơng trình nhằm phát huy giá trị di tích. Hoạt động tơn tạo thường chỉ được
tiến hành đối với các hạng mục phụ trợ của di tích như cải tạo sân vườn, cảnh quan,
bổ sung nhà vệ sinh, nước, điện chiếu sáng.
- Phục hồi DTLS-VH: Là hoạt động nhằm phục dựng lại DTLS-VH đã bị hủy
hoại trên cơ sở các số liệu khoa học về DTLS-VH đó.
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu: Giữ gìn tối đa
các yếu tố gốc cấu thành di tích; cần tiến hành lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sữa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến
yếu tố gốc cấu thành di tích (Điều 34, Luật DSVH) và các quy hoạch, dự án đã được
phê duyệt phải được công khai tại địa phương nơi có di tích.
Theo ý kiến của tác giả thì QLNN về DTLS-VH là quản lý bộ phận lớn kho tàng
DSVH của dân tộc. Việc quản lý DTLS-VH không chỉ đơn thuần là quản lý những
giá trị văn hóa vật thể mà điều quan trọng hơn là làm cho những giá trị văn hóa phi
vật thể gắn với di tích ln sống động, song hành trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
làm cho các thế hệ sau nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hóa,
biết bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ trước đã lưu
truyền lại.
Tóm lại, cơ sở lý luận quan trọng, tiên quyết cho việc quản lý di sản chính là
Luật DSVH do Quốc hội ban hành. Luật định hướng đối tượng, nội dung, mục tiêu
quản lý di sản đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy sự phối hợp trong thực hiện giữa các
cấp, các ngành làm cho di sản trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.
1.1.2. Nội dung và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa
Nội dung và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa được quy định cụ thể
tại Chương 5, Mục 1, Điều 54, Điều 55, Điều 56 của Văn bản Hợp nhất số 10/VBHNVPQH ngày 23/7/2013 của Văn phòng Quốc hội về luật Di sản văn hóa [71, tr. 5]:



×