Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

luận văn quản lý nhà nước Thực trạng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.59 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
BỘ MÔN QUẢNG CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Thực trạng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam ( National Office of Industrial Property of
Vietnam )
Họ và tên sinh viên: Phan Văn Hùng
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Lưu Văn Nghiêm
HÀ NỘI, NĂM 2008
1
Lời mở đầu
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới WTO được một năm nhưng tình trạng vi phạm về SHTT lại diễn biến
ngày càng phức tạp, ý thức người dân chưa có chuyển biến rõ rệt… gây lo
lắng cho không chỉ các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước mà còn làm
mất uy tín, lòng tin đối với các tổ chức và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Và các doanh nghiệp quảng cáo cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của
những bất cập đó. Đợt thực tập chuyên đề tốt nghiệp tại cục SHTT trong giai
đoạn đầu là cơ hội để tôi tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý
nhà nước về SHTT , giúp ích rất nhiều khi ra trường và đi làm trong lĩnh vực
quảng cáo của mình. Và cũng là cơ hội để tôi trau rồi, học hỏi kỹ năng quản
lý thông tin, sử dụng phương tiện công nghệ và đức tính cần, kiệm, liêm,
chính của các cán bộ đang công tác tại Cục Sở hữu trí tuệ.
2
I/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cục sở hữu trí tuệ Việt
Nam
Ngày 29.07.1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị
định số 125/HĐBT về sửa đổi tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước (sau này là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) trong đó có quy
định rằng một trong các tổ chức thuộc bộ máy của Ủy ban này là Cục sáng chế với


chức năng giúp Ủy ban thực hiện các công việc nhằm phát triển hoạt động sáng
kiến và sở hữu công nghiệp (SHCN) ở Việt Nam. Sau nay (1993) Cục Sáng chế
được đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp.
Với lý do đó, ngày 29.07.1982 được coi là ngày thành lập Cục Sở hữu công
nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập, Cục Sở hữu công nghiệp đã tập trung nỗ lực
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn từ đó xây dựng một hệ thống các cơ
chế, chính sách thể hiện tại một hệ thống văn bản pháp luật đệ trình cho các cơ
quan Nhà nước để làm cơ sở triển khai hoạt động sáng kiến - sở hữu công nghiệp
trong phạm vi cả nước. Hệ thống văn bản pháp luật đó không ngừng được bổ
sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ xây dựng và
phát triển. Cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công
nghiệp, Cục Sở hữu công nghiệp đã khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật
cần thiết cũng như xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cần thiết để triển khai thi hành các văn bản trên, trong đó có việc tiếp nhận đơn
đăng ký, xét và cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong 25 năm
Cục Sở hữu công nghiệp đã tiếp nhận và xử lý hàng chục vạn đơn đăng ký và đã
cấp hàng vạn văn bằng bảo hộ quyền SHCN cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Cục Sở hữu công nghiệp cũng đã phối hợp với các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền thực hiện nhiều biện pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của
việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Ngày 19.05.2003 Chính phủ ban hành nghị
định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, theo Nghị định này, Cục Sở hữu công
nghiệp được đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ và tên này được giữ cho đến nay.
Có thể nói, hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) ở nước ta đang từng bước phát huy
hiệu quả thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
3
II/ Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ
1- Khái niệm về sở hữu trí tuệ
Theo nhận thức về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên

quan đến thương mai (TRIPS) thì giá trị hàng hoá và dịch vụ tham gia trong
thương mại quốc tế ngày càng thể hiện sự kết tinh của yếu tố công nghệ và tính
sáng tạo trong hàng hoá dịch vụ đó, hay nói cách khác hàng hoá và dịch vụ cũng
bao hàm trao đổi sự sáng tạo của trí tuệ con người, tức là “sở hữu trí tuệ” kết tinh
trong hàng hoá dịch vụ đó. Và sở hữu trí tuệ được định nghĩa trong điều 1.2 của
hiệp định bao gồm : Bản quyền và các quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hoá; chỉ
dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; patent; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin
bí mật;
2- Luật sở hữu trí tuệ do quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung từ hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Đây là bộ luật quan trọng nhất, cơ bản nhất và cụ thể nhất làm căn cứ pháp lý
cho các hoạt động quản lý của cục sở hữu trí tuệ. Các điều luật trong bộ luật tương
đối đầy đủ và sát thực tế, phù hợp với tình hình và nhu cầu được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ của các tổ chức và người dân. Tuy nhiên do khuôn khổ của chuyên đề
nên tôi chỉ có thể quan tâm đến những điều luật quan trọng và chủ yếu của bộ luật
này giúp ích cho quá trình nghiên cứu hoạt động quản lý của cục sở hữu trí tuệ.
Một số vấn đề quan trọng:
2.1- Căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình
thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa
đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được
định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng
bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại

Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng,
4
quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng
ký;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử
dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở
có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật
kinh doanh đó;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động
cạnh tranh trong kinh doanh.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng
bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
quy định tại Luật này.
2.2- Phạm vi bảo hộ sở hữu trí tuệ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được
thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau
đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh):
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa

học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
5
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu
không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác
giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác
phẩm của người khác.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1
Điều này.
2.3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Điều 198. Quyền tự bảo vệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc
phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh
tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp
hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá
nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp
dân sự, hành chính hoặc hình sự.
6
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra,
Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền
xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong
trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh
tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong
trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan
đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu
dùng hoặc cho xã hội;

- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ theo quy định tại
Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành
tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
3/ Một số văn bản pháp luật, pháp chế khác ( tham khảo tại trang web”
/>3.1 Công ước stockholm về thành lập Tổ chức trí tuệ Thế giới-WIPO.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thành lập
trên cơ sở Công ước ký tại Stockholm này 14.07.1967 gọi là Công ước về việc
7
thành lập "Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới". Đây là một tổ chức liên chính phủ có
trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ và là một trong 16 Tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp
Quốc. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm
vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định,
hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí
tuệ. Tính đến ngày 22.06.1999 số nước thành viên của WIPO là 171. Việt Nam là
thành viên của WIPO từ ngày 02.07.1976
3.2. điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá đi kèm với Nghị định số 197/HĐBT
(14.12.1982): Điều lệ này ban hành nhằm bảo hộ pháp lý các nhãn hiệu hàng hoá,
bảo vệ quyền lợi chính dáng của người tiêu dùng và của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh
Để thống nhất quản lý nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi cả nước, thúc đẩy các
cơ sở sản xuất, kinh doanh bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm hàng hoá, góp phần quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường trong và
ngoài nước, chống làm hàng giả và kinh doanh trái phép.
3.3. Thoả ước madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891-1979).
Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký
quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

(WIPO) ở Geneva. Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên của
Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác,
trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc
gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng
ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn
đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo
hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1
năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình.
Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được
chấp nhận bảo hộ ở nước đó.
8
II/ Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Sở hữu trí tuệ là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm nhiều tại Việt
Nam thời gian gần đây. Trước kia, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và
tiền vốn là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp. Ngày nay, tài sản vô hình nổi lên
như một nhân tố đầy giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp với bộ phận quan
trọng là sở hữu trí tuệ. Trên thị trường được toàn cầu hóa hiện nay, một nhãn hiệu
hàng hóa - sản phẩm của trí tuệ - mà chúng ta sở hữu có giá trị tỷ lệ thuận với
hàng hóa bán ra. Giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó được tăng lên khi bạn bán
được nhiều hàng và không thể tính được khi hàng hóa của bạn đã nổi tiếng. Đó là
lý do người ta định giá nhãn hiệu Coca Cola đến hơn 70 tỷ USD, Microsoft hơn 65
tỷ USD hay Nokia hơn 29 tỷ USD. Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
ngày càng tăng cũng liên quan rất nhiều tới mức sống được nâng cao nhanh chóng
ở những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ vài năm trước đây, Ấn Độ đã
không thể giữ được các kỹ sư và chuyên gia máy tính hàng đầu của mình. Việc
thiếu các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ đã buộc các chuyên gia này di cư sang
những quốc gia nơi mà thành quả lao động của họ được bảo vệ và những đối thủ
cạnh tranh không được phép khai thác trái phép những tiến bộ khoa học. Sau đó
vào năm 1999, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm trí tuệ
của các chuyên gia máy tính. Kết quả là Ấn Độ đã có ngành công nghiệp công

nghệ cao sản xuất những phần mềm tiên tiến nhất thế giới và sử dụng hàng ngàn
nhân công mà lẽ ra đã rời Ấn Độ để sang những nước giàu có hơn.
Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tỉ lệ vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ cao nhất thế giới. Việt Nam đứng trên top 5 thế giới về tỉ lệ phần
mềm lậu (88%), phim ảnh và âm nhạc là 90% ( theo bài viết : tản mạn về sở hữu
trí tuệ lậu: Tình trạng xâm phạm quyền
SHTT đang ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Các vụ vi phạm, tái vi phạm về
sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ và bản quyền doanh nghiệp
dường như không giảm. Thậm chí tái phạm với quy mô và mức độ nặng hơn.
Về phía doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.
Khi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền
SHTT, báo cho chủ thể quyền nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do
rất đơn giản là ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến uy tín và kết quả là nhiều
doanh nghiệp đã phải trả giá cho vấn đề này (Nhận định của cục trưởng ông Trần
Việt Hùng />ThuongHieu/Thuc_thi_quyen_So_huu_tri_tue_-
Che_tai_lam_kho_doanh_nghiep/).
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ý thức được và thấy hết ý nghĩa của việc
tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác và của chính mình. Chính vì
thế mà so với các đơn đăng kí quyền bảo hộ của Việt Nam chỉ chủ yếu hướng vào
9
nhãn hiệu trong khi các doanh nghiệp nước ngoài họ đăng kí cả phát minh sáng
chế, chỉ dẫn địa lý hay kiểu dáng công nghiệp một cách đầy đủ và chi tiết. Theo
thống kê của cục sở hữu trí tuệ thì số lượng đăng kí phát minh sang chế của Việt
Nam chỉ chiếm 8% trên tổng số so với 92% của các doanh nghiệp nước ngoài.”
/>ThuongHieu/Bao_ho_quyen_SHTT-Con_nhieu_lo_hong/”.
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và tỉ lệ người lao động làm
trong ngành vẫn chiếm đa số. Mặc dù vậy tỉ lệ đăng kí bảo hộ giống cây trồng là
rất thấp. Trong các văn bản dưới luật được ban hành trước đó đã quy định cụ thể
về bảo hộ giống cây trồng, nhưng mãi đến năm 2004, đơn đăng ký bảo hộ đầu tiên
về giống cây trồng mới được nộp cho Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới

(được thành lập theo quyết định số 12/2002/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/2/2002).
Đến tháng 6 năm 2007, VN mới chỉ bảo hộ cho 15 loài cây trồng.”
/>ThuongHieu/Bao_ho_giong_cay_trong_tai_Viet_Nam_-So_luong_qua_it/”.
Bên cạnh việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam còn là nơi chứa
chấp và sử dụng một khối lượng lớn các sản phẩm không có bản quyền. Điển hình
là các hàng hoá của Trung Quốc. Nhiều tình huống vi phạm nghe có vẻ kì lạ
nhưng lại đang diễn ra khắp nơi. Chẳng hạn khi Honda vừa ra một dòng xe mới
future Neo thì chỉ sau một thời gian ngắn tại các cửa hàng kinh doanh xe máy có
giấy phép đã bán một dòng xe có kiểu dáng tương tự chỉ khác thay vi chữ Honda
là chữ Motor và bánh xe khác một chút nhưng giá chỉ băng 1/4 so với xe của
Honda và đi đường nếu không để ý thì chắc chắn sẽ nhầm với xe của Honda. Ấy
vậy mà người dân Việt Nam vẫn thản nhiên bán công khai. Đó là những sản phẩm
có giá trị lớn. Còn các sản phẩm khác thì tràn nan. Nhất là vào dịp tết này hàng
hoá từ biên giới, cửa khẩu ồ ạt đưa về hàng giả, hàng nhái. Điều đó cho thấy là
người Việt Nam dù biết cũng vẫn sử dụng những sản phẩm hoàn toàn không có
giá trị về mặt sở hữu trí tuệ, ham rẻ và đầu cơ kiếm lời từ những sản phẩm nhái đó.
Và khôi hài lại chính người Việt Nam sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc
và chất lượng không được đảm bảo đó.
Đến thời điểm nảy Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO được một năm nhưng thực trạng về sở hữu trí tuệ như trên vẫn không
có nhiều chuyển biến tích cực như mong đợi. Lý giải điều này chúng ta nhận thấy
vẫn có những nguyên nhân cốt lõi vẫn chưa thay đổi được :
Thứ nhất là đứng trên khía cạnh nhận thức. Người Việt Nam vẫn ‘chưa hội
nhập” được “cá tính” tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Với đa số người dân họ nhận
thức một cách mơ hồ về nó. Hơn nữa từ cá tính của người dân Việt chúng ta sẽ dễ
dàng hiểu được vì sao tỉ lệ người dân chấp hành đúng luật lệ giao thông lại thấp
như vậy. Và như vậy cũng có thể liên hệ tới sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Từ
người đi mua và tiêu dùng sản phẩm đến người cung cấp sản phẩm thì ý thức về
10
hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ là rất kém, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ

thông tin. Ngay cả đến các doanh nghiệp có quy mô lớn đôi khi lại lợi dụng sự
mập mờ và lách luật để kinh doanh những sản phẩm vi phạm về quyền sở hữu trí
tuệ chẳng hạn công ty Cát tường cố ý lấy tên một sản phẩm đã được một nước ở
trung đông đăng kí làm một phần tên cho sản phẩm của mình hay các doanh
nghiệp Việt Nam đa số vẫn sử dụng các phần mềm không có bản quyền mà ước
tính có vụ lên tới cả tỉ đồng. Hay chính cái tâm lý mọi người như vậy ta cũng vậy
làm cho vấn nạn này càng khó giải quyết. Người dân Việt ta đúng là chưa có thói
quen trả giá cho những sản phẩm trí tuệ và sản phẩm vô hình như các quốc gia
khác.
Thứ hai là khía cạnh về kinh tế. Cũng có thể chúng ta viện vào lý do này để
biện minh cho hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng trên khía cạnh thực tế
nếu GDP và đời sống của người dân Việt Nam đủ cao để người dân coi trọng việc
sử dụng các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì tỉ lệ vi phạm chắc chắn
sẽ không cao như bây giờ. Việc mức thu nhập bình quân quá thấp sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến hiệu quả của các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để mua một
phần mềm có bản quyền cài đặt window Xp chúng ta phải trả cả trăm đôla Mỹ
trong khi nó lại là một khoản tiền lớn đối với hầu hết mọi người vì thu nhập bình
quân của người Việt Nam chỉ khoảng 835 USD/ năm và vẫn chưa thoát ra khỏi
nước có thu nhập thấp. Trong khi đó chỉ với 7000/đĩa là chúng ta đã có một đĩa cài
đặt đầy đủ các chức năng cần thiết cho công việc. Với tính kinh tế như vậy thì các
chính sách của Nhà nước nếu thẳng tay thì cũng chưa chắc mang lại hiệu quả cao
và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội.Chẳng hạn trong lĩnh vực
phần mềm, Việt Nam đang rất cần phổ cập tin học nếu áp giá có bản quyền thì các
trường học phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng chỉ riêng cài đặt phần mềm có bản
quyền trong khi ngân sách chi cho giáo dục lại quá hạn hẹp. Như thế các em sẽ
còn lâu mới biết đến ngài Billgate, internet, blog…
Thứ ba là khía cạnh pháp luật. Các Chính sách và Văn bản Luật về sở hữu trí
tuệ đã có nhưng vẫn còn nhiều điều khó thực hiện làm cho quá trình thực thi gặp
nhiều khó khăn. Đây cũng là tình trạng chung của các bộ luật Việt Nam. Luật và
thực tế vẫn còn là khoảng cách quá lớn. Người làm luật cũng chỉ chạy theo những

sự việc đã xảy ra chứ khả năng đi trước, dự trù các vấn đề trong tương lai gần vẫn
còn là ngoài tầm với.
11
III/ Các hoạt động của cục sở hữu trí tuệ (CSHTT)giai đoạn 2005-2007
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1.1. Ban hành các văn bản pháp luật
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ tiếp tục được hoàn thiện cùng với việc
quốc hội sửa đổi bộ luật dân sự năm 2005, quyết định đưa dự án Luật Sở hữu trí
tuệ vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2005. Và chỉ trong 10 tháng dự án
đã được hoàn thành, luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ-một đạo luật lớn và
phức tạp đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2006. Đây là một sự kiện quan trọng đối với hoạt động sở hữu trí tuệ, là
mốc đánh dấu quan trọng một giai đoạn mới của hoạt động này và có ý nghĩa to
lớn đối với quá trình đám phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng
như các hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế, khoa học công nghệ sau khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, góp phần thúc đẩy và nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đồng thời thúc đẩy các hoạt động
sáng tạo khoa học-công nghệ, văn hoc, nghệ thuật,kinh doanh và nâng cao khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế. Việc hoàn thành và ban hành luật sở hữu trí tuệ
2005 là mốc cuối cùng đánh dấu nỗ lực 10 năm của Việt Nam trong việc thực hiện
đầy các nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ của một thành viên WTO. Năm 2007
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể: hoàn thành việc xây dựng và trình ban hành Thông tư
sô 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 cùa Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn thi hành Nghị đinhk số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, hoàn thành Dự thảo Nghị định về Sáng kiến trình Lãnh đạo Bộ, góp
ý xây dựng các dự thảo Thông tư liên tịch với Toà án về bảo vệ quyền SHTT( do
Toà án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với viện kiểm soát nhân dân tối cao)
hướng dẫn áp dựng một sô quy định của Luật sở hữu trí tuệ trong việc giải quết

các tranh chấp về quyền SHTT tại toà án nhân dân; đề xuất các nội dung cần sửa
đổi trong Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí SHCN; góp ý các dự thảo khác
văn bản khác liên quan đến SHTT.
1.2. Tổ chức thi hành các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ
Tổ chức thi hành hệ thống luật mới: Xây dựng và đưa vào áp dụng các mẫu
công văn, thông báo, quyết định mới của Cục Sở hữu trí tuệ phù hợp với Lluật sở
hữu trí và Thông tư 01/2007/TT-BTC; thống nhất căn cứ áp dụng đối với việc xử
lý đơn đăng kí SHCN trong giai đoạn chuyển tiếp sang hệ thống pháp luật mới;
giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật mới về SHCN của các cơ quan,
tổ chức và các doanh nghiệp, ấn hành bộ tài liệu hướng dẫn các thủ tục về SHCN
được biên soan the hệ thống pháp luật mới.
12
Xây dựng Đề án cấp Bộ về nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về SHCN; thẩm định hồ sơ và làm thủ tục ghi nhận 78
Tổ chức dịch vụ đại diện SHCN và cấp 235 Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện
SHCN.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này, cục sở hữu trí tuệ đã thành lập và đưa
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện tại Đà Nẵng. Nhờ đó,
việc giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành thủ tục về sở hữu
công nghiệp đã thuận tiện hơn. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tiếp tục
được đơn giản hóa theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và các chủ thể
khác và từng bước hiện đại hóa theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Chế độ phân
biệt đối xử được xác lập và một số thủ tục khó khăn không cần thiết đã bị xóa bỏ.
Cùng với những cải tiến về mặt thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện các thao tác
chuyên môn, nghiệp vụ cũng tiếp tục được đổi mới. Các công nghệ mới hiện đại-
sản phẩm của Dự án “Hiện đại hoá hoạt động của Cơ quan sở hữu công nghiệp
Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ - đã được đưa vào khai thác. Kết quả là
số lượng đơn được xử lý trong năm 2005 đã đạt gần 18000 đơn, tăng 25% so với
năm 2004. Tính đến 31/12/2005 đã có 668 bằng sáng chế, 74 Bằng giải pháp hữu

ích, 726 Bằng kiểu dáng công nghiệp, 9760 Giấy chứng nhận Đăng kí nhãn hiệu
hàng hoá được cấp. Số đăng kí quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam là 3507
2. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu
trí tuệ.
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong hoạt động sở hữu trí tuệ, ngày
25/06/2004 Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ đã quyết định ban hành Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Cục sở hữu trí tuệ kèm theo quyết định số 12/2004/QĐ-
BKHCN, theo đó bộ máy quản lý của Cục Sở hữu trí tuệ đã được thay đổi, bao
gồm các đơn vị sau:
a. Các đơn vị quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Văn phòng Cục
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng đăng kí
- Phòng pháp chế và chính sách
- Phòng hợp tác quốc tế
- Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại
- Phòng Công nghệ thông tin
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
b. Các đơn vị thực hiện hoạt động sự nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà
nước vê sở hữu trí tuệ
- Phòng sáng chế số 1
- Phòng sáng chế số 2
13
- Phòng sáng chế số
- Phòng Kiểu dáng công nghiệp
- Phòng nhãn hiệu hàng hoá số 1
- Phòng nhãn hiệu hàng hoá số 2
- Phòng chỉ dẫn địa lý
- Trung tâm nghiên cứu và đào tạo

- Trung tâm thông tin
- Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức (năm 2005)
Từ năm 2005 trở về trước cục sở hữu trí tuệ có đến 3 cục phó nhưng đến nay cơ
cấu chỉ còn hai
14
2.2. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý
Một trong những khó khăn lớn đối với hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là
sự thiếu hụt nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới hoạt động đạo tạo và bồi dưỡng cán bộ là
một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của lĩnh vực này. Để nâng
cao chất lượng và đảm bảo thời hạn xét nghiệm đơn yêu cầu xác lập quyền sở hữu
trí tuệ, chỉ riêng trong năm 2007, Cục sở hữu trí tuệ đã tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ sở hữu công nghiệp cho 3.147 lượt người, bao gồm các cán bộ
quản lý, cán bộ thực thi quyền SHCN, cán bộ nghiên cứu và các doanh nghiệp
thuộc địa phương trong cả nước . Ngoài ra, các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ của Cục cũng thường xuyên được
tổ chức. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với các mục
tiêu khác nhau như đào tạo cơ bản cho cán bộ mới tuyển dụng, đào tạo lại cán bộ
và bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ đang làm việc.
Cũng trong giai đoạn này các khoá bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ dành
cho cán bộ quản lý và đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp cũng được tổ
chức thường xuyên Ngoài các khoá đào tạo nghiệp nghiệp vụ, các lớp tập huấn,
bồi dưỡng trong nước, trong 3 năm qua có hơn 400 lượt cán bộ các cơ quan quản
lý nhà nước, các trường đại học, doanh nghiệp…được cử tham gia các hội thảo tập
huấn, khoá đào tạo về sở hữu trí tuệ ở nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác song
phương và đa phương với các tổ chức và quốc gia như WIPO, EPO, Nhật Bản,
Hoa Kì, Thụy sỹ.v.v.
Bên cạnh hoạt động được tổ chức trong cục, trong năm 2004 và 2005, lần đầu
tiên Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các trường đại học trong nước đưa sở hữu trí

tuệ vào các chương trình đào tạo với các chuyên đề pháp luật, kinh tế, thông tin sở
hữu công nghiệp. Trong 2 năm, Cục Sở hữu trí tụê phối hợp với các trường Đại
học Khoa học xã hội nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Trường đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 6 khoá đào tạo và tập huấn về sở hữu trí tuệ
(mỗi khoá kéo dài 6 tháng) dành cho những người hành nghề trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ như cán bộ trong các cơ quan quản lý và bảo đảm quyền thực thi sở
hữu trí tuệ, các tổ chức đại học diện sở hữu công nghiệp và các giảng viên đại học.
Chương trình đào tạo này là căn cứ để đúc rút kinh nghiệm nhằm trở thành chương
trình đào tạo thường xuyên tại các trường đại học. Đây là một trong những hoạt
động có tầm nhìn chiến lược và dài hạn, giúp giải quyết tình trạng thiếu cán bộ
quản lý có trình độ và nhu cầu quản lý về sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp và đa
dạng.
Năm 2007 Cục sở hữu trí tuệ chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong
nước và quốc tế tổ chức 21 Hội thảo về SHTT với 2327 đại biểu tham dự; hội thảo
về Tên miền và Nhãn hiệu (phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ), Hội thảo về giảng
dạy và đào tạo SHTT trong các trường Đại học và cao đẳng, hội thảo về bảo hộ,
15
quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về SHCN ở địa
phương, Hội thảo khu vực Châu Á Thái Bình Dương về vai trò cảu công tác tự
động hoá trong hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ tại các cơ quan SHTT (phối
hợp với WIPO); Hội thảo về Thực thi quyền SHTT ; Hội thảo quốc gia về Chiến
lược SHTT dành cho các trường đại học, tổ chức, nghiên cứu và phát triển (phối
hợp với WIPO, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh); Hội thảo
APEC về thực thi quyền SHTT trong kỉ nguyên số; Hội thảo Chiến lược nhãn hiệu
nổi tiếng và thương hiệu (phôi hợp với Viện Sáng kiến và Sáng chế Nhật Bản);
Hội thảo Nghiên cứu việc thành lập toà án chuyên trách về SHTT tại Việt Nam;
Hội thảo thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công
nghiệp…
3. Công tác hổ trợ, tư vấn
Hoạt động hỗ trợ, tư vấn về SHTT được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều

hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương:
- Tăng cường hỗ trợ các Sở Khoa học và Công nghệ triển khai hoạt động
xây dựng, đăng kí và quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm đặc sản của địa
phương: chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” cho sản phẩm hoa hồi (Lạng Sơn), “Thanh Hà”
cho sản phẩm vải thiều Hải Dương, “Phan Thiết’ cho sản phẩm nước mắm;
“Vinh” cho sản phẩm Cam của Nghệ An; “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám Nam
Định; “Tân Cương” cho sản phẩm chè Thái Nguyên, trực tiếp khảo sát, hỗ trợ
công tác quản lý các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu dùng cho sản phẩm đặc trưng cảu
các địa phương như Thái Nguyên, Phú Thọ, Kiên Giang, Tiền Giang, Bình Thuận,
Yên Bái, Điện Biên, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn la, Quảng Ninh, Bắc
Ninh;
- Công tác tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng kí SHCN, giải đáp vướng mắc
về SHTT tiếp tục được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hàng
trăm lượt người. Hoạt động của các Văn phòng đại diện tại Thành phố Hổ Chí
Minh và Đà Nẵng tiếp tục ổn định, công tác hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ chuyên môn
đã được tiến hành cho hàng nghìn doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương; hoạt động
phối hợp, tư vấn cho các Sở Khoa học và Công nghệ cũng như các cơ quan có
thẩm quyền thực thi trong các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền SHCN tại các khu
vực phía nam và miền Trung được đẩy mạnh.
4. Cấp và thực hiện các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở
hữu công nghiệp,
16
Đối tượng
Tiếp nhận đơn
Cấp văn bằng/chấp nhận bảo
hộ
Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Sáng chế (bao
gồm cả GPHI)
2195 2411 3080 742 739 792
Kiểu dáng công
nghiệp
1335 1604 1908 726 1175 1360
Nhãn hiệu hàng
hoá
18018 27157 31994 9760 12287 20044
Tổng số 21548 31172 36982 11228 14201 22169
Bảng tổng hợp từ các bảng Tiếp nhận đơn và cấp văn bằng bảo hộ năm 2005;
2006; 2007( Chỉ xử lý lại bằng phép cộng)
5. Công tác thực thi và giải quyết khiếu
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ vi phạm sở hữu trí tuệ cao nhất thế
giới. Năm 2005, số vụ việc không giảm so với năm 2004. Có đến 3.000 vụ bị xử lý
hành chính, hơn 100 vụ bị xử lý hình sự (‘ />pham-so-huu-tri-tue-la-chuyen-thuong/10943158/87/”). Và hàng năm tỉ lệ vi phạm
vẫn gia tăng. Tính đến ngày 31/12/2007(chỉ riêng năm 2007) đã tiếp nhận và xử lý
308 đơn khiếu nại về xác lập quyền SHCN, 529 đơn yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ
hiệu lực văn bằng bảo hộ, thẩm định hành vi xâm phạm quyền SHCN (18 vụ),
cung cấp ý kiến chuyên môn về SHTT theo yêu cầu của các cơ quan thực thi cũng
như trả lời đơn thư, công văn theo yêu cầu của các cơ quan tổ chức, cá nhân khác

trong và ngoài nước (tổng số 502 công văn trả lời).
Trước thực trạng trên, cục sở hữu trí tuệ bên cạnh việc giám sát, thanh tra và
kiểm tra vào các thời điểm nóng về vi phạm sở hữu trí tuệ như dịp Tết nguyên đán
thì cũng thường xuyên tiến hành thanh tra tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đặc
biệt đã có nhiều vụ phát hiện xâm phạm hàng trăm triệu đồng về sở hữu trí tuệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
Dự án UTIPINFO “ứng dụng công nghệ thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”
(utilization of intellectual property information in Viet Nam) được triển khai từ
01/01/2005 kéo dài trong khoảng 4 năm 3 tháng nhằm:
17
Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho việc xét
nghiệm đơn đăng kí sở hữu công nghiệp
Xây dựng thư viện điện tử sở hữu công nghiệp cho công chúng
Xây dựng hệ thống nộp/nhận đơn đăng kí sở hữu công nghiệp dưới dạng điện tử
Bên cạnh đó hoạt động thống kê và giám sát về sở hữu trí tuệ vẫn liên tục cập
nhật, cung cấp số liệu và thông tin nhằm quản lý số lượng các đơn và văn bằng gia
tăng ngày càng nhanh. Hoạt động thống kê còn giúp hoạt động quản lý nắm bắt
được tình hình và kết quả của hoạt động quản lý và giám sat sở hữu trí tuệ. Cơ sở
dữ liệu đã dần có sự liên kết và đồng bộ giữa các bộ phận mặc dù chưa thực sự
hiệu quả. Và dự án MOIPA đã xây dựng hệ thống quản trị sở hữu công nghiệp
(Industrial property administration system – IPAS) nhằm khắc phục những hạn
chế trên. Các thông tin về đơn và kết quả xử lý đơn được lưu trữ, cập nhật kịp thời,
và rất hữu ích cho các nhà quản lý, cũng như những người quan tâm đến đơn sở
hữu công nghiệp.
Phát hành hàng tháng Công báo SHCN; duy trì và trao đổi thông tin với các
nước, tiến hành thu thập xử lý và đưa vào khai thác kho tư liệu SHCN (trong đó có
56.0000 bản mô tả sáng chế trong năm 2007); hoàn chỉnh đề án về việc ấn hành
Công báo SHCN dưới dạng CD-ROM và Số hoá kho tư liệu sáng chế của Việt
nam; Chủ trì biên soạn và phát hành hơn 1100 bản tiếng Việt và hơn 700 bản tiếng

Anh cuốn “ 25 năm xây dựng và phát triển” nhân dịp kỉ niệm 25 năm thành lập
Cục.
Xây dựng Hệ thống phân loại hàng hoá và dịch vụ theo thoả ước Ni-Xơ lần 9
phục vụ công tác thẩm định đơn đăng kí nhãn hiệu và tiếp tục hoàn thiện Chương
trinh tra cứu nhãn hiệu; tham gia một số hội chợ: Techmart Thái Nguyên,
Techmart Đà Nẵng và Hội chợ nhãn hiệu nổi tiếng;
Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chung, đặc biệt là địa bàn
miền Trung và Tây Nguyên (Đài phát thanh và truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà
Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Tạp chí khoa học và phát triển Đà Nẵng, Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng) trong việc triển khai, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức pháp luật về SHTT;
Thực hiện quản lý tốt hơn và cập nhật nhanh hơn thông tin trên website của
Cục.
7. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
7.1. Nâng cao hiểu biết về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp
Các hoạt động nâng cao hiểu biết của giới doanh nghiệp đã được tổ chức liên
tục trong cả nước. Trong nhưng năm 2003-2005, các khoá đào tạo, hội thảo về sở
18
hữu trí tuệ liên tục được tổ chức bởi nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, khoảng
7000 lượt người tham gia. Hiệu quả rõ ràng nhất của hoạt động nói trên là nhận
của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đã được nâng cao đáng kể. Bằng chứng
của việc này là số lượng đơn đăng kí quyền sở hữu công nghiệp tăng liên tục trong
giai đoạn này (khoảng 22%/năm). Số các vụ tranh chấp, kiện tụng về sở hữu công
nghiệp tăng lên chứng tỏ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới việc bảo vệ
quyền lợi của mình
7.2. Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ
Nhận thấy rằng nhận thức của công chúng về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ là yếu tố nền tảng tạo nên một xã hội mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ được sử
dụng và có hiệu quả. Từ quan điểm này, trong những năm qua đã diễn ra hàng loạt
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình thức. Hầu

như ngày cũng xuất hiện các bài viết, phóng sự về sở hữu trí tụê trên báo chí, từ
việc giới thiệu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ý
kiến của các nhà khoa học, của doanh nghiệp về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ,
đến tình trạng xâm phạm quyền và xử lý xâm phạm quyền. Đặc biệt, một đợt tập
huấn sâu rộng về luật sở hữu trí tuệ đã được bắt đầu ngay sau khi Luật này được
Quốc hội thông qua tháng 11/2005.
Để nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trong năm 2005, Cục sở hữu trí tuệ đã phối hợp
với Khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nhà báo thành phố Hồ
Chí Minh tập huấn về sở hữu trí tuệ cho khoảng 50 nhà bào chuyên viết về sở hữu
trí tuệ của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương
8. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ
Trong giai đoạn này các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ song
phương và đa phương về sở hữu trí tuệ tiếp tục được duy trì, phát triển và đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận
8.1. Hợp tác với Nhật Bản
Dự án “hiện đại hoá quản trị sở hữu trí tuệ” do chính phủ Nhật Bản tài trợ được
thực hiện từ năm 2000 đến 2004. Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp (viết
tắt IPAS) là sản phẩm của dự án này được đưa vào khai thác vận hành và đã thực
sự phát huy hiệu quả tại cục Sở hữu trí tuệ. Với việc sử dụng Hệ thống IPAS, các
thao tác cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến xử lý đơn sở hữu công
nghiệp, vốn trước đây được thực hiện một cách thủ công, đã được tự động hoá,
nhờ đó Cục Sở hữu trí tuệ đã tiết kiệm được đáng kể nguồn nhân lực, góp phần
đẩy nhanh tiến độ xử lý đơn. Ngoài ra, thông qua Dự án này, Cục sở hữu trí tuệ
đào tạo được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực tiếp quản và vận hành hệ thông
IPAS và công nghệ được chuyên giao.
19
Bên cạnh đó chính phủ Nhật đã tài trợ cho Việt Nam Dự án “Ứng dụng thông tin
sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Dự án này được triển khai tại Cục Sở hữu trí tuệ từ
năm 2005-2009. Mục tiêu của dự án là thiết lập hệ thống tra cứu thông tin sở hữu

trí tuệ phục vụ nhu cầu thông tin của xã hội, xây dựng thư viện số về sở hữu trí tuệ
và xây dựng hệ thống nộp đơn điện tử thông qua mạng internet. Khi dự án kết
thúc, nhu cầu tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ của mọi đối tượng xã hội sẽ được đáp
ứng một cách nhanh chóng và việc nộp đơn đăng kí bảo hộ các đối tượng sở hữu
trí tuệ sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi cho người nộp đơn.
Ngoài ra, Nhật Bản còn giúp Việt Nam về chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực, tổ
chức các khoá học và hội thảo về sở hữu trí tuệ. Trong tháng 9/2005 Cục Sở hữu
trí tuệ đã phối hợp với Cơ quan sáng chế Nhật Bản tổ chức hội thảo về thực thi
quyền sở hữu trí tuệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ
quan Sáng chế Nhật Bản đã ký kết Thoả thuận hợp tác trao đổi kết quả xét nghiệm
kiểu dáng công nghiệp. Trong năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã triển khai các nội
dung về sở hữu trí tụê trong “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhẳm cải
thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam”
9.2. Hợp tác với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Trong những năm qua có nhiều cán bộ ( năm 2005 có 22 lượt) Việt Nam đã
được mời tham dự các khoá đào tạo về, hội nghị, hội thảo về sở hữu trí tuệ do
WIPO tổ chức; WIPO đã cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam đào tạo cán bộ
nhằm giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến kiểu dáng công nghiệp;
phối hợp tổ chức các hội thảo về Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) và Hội thảo về
Thông tin sáng chế tại Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh. Cục Sở hữu trí tuệ đã
phối hợp với WIPO dịch sang tiếng Việt và xuất bản một số tài liệu phục vụ cho
việc giáo dục và nâng cao nhận thức của xã hội về quyền sở hữu trí tuệ. WIPO đã
cung cấp thiết bị cho Cục Sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Dự án PCT-ROAD phục
vụ cho việc chuyển đơn đăng kí quốc tế theo PCT qua mạng internet cho văn
phòng quốc tế của WIPO. Nghị định thư Madrid cũng đã được Việt Nam tham gia
giúp các doanh nghiệp Việt Nam đăng kí nhãn hiệu quôc tế ra nước ngoài cũng
như người nước ngoài đăng kí vào Việt Nam.
8.3. Hợp tác với Hoa Kỳ
Trong quá trình soạn thảo Luật sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp của phía Hoa Kỳ. Đặc biệt, với tài trợ cảu Hoa Kỳ một đoàn cán bộ

chuyên gia Việt Nam đã sang Washington D.C để trao đổi ý kiến và quan điểm
liên quan đến nội dung cụ thể trong Dự thảo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong
những năm qua, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã tiếp nhận
một số cán bộ của Việt Nam tham gia khoá đào tạo về sở hữu trí tuệ và thường
xuyên cung cấp các thông tin về patent và nhãn hiệu do cơ quan này công bố.
8.4. Hợp tác với các đối tác khác
20
Ngoài các đối tác trên, trong những năm qua Cục Sở hữu trí tuệ đã duy trì quan
hệ hợp tác với nước các nước khác như Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Ôxtrâylia.
Cuộc họp Uỷ ban hỗn hợp Việt-Pháp về Sở hữu công nghiệp được tổ chức tại Hà
Nội ngày 26/1/2005 với sự tham gia của đại diện Viện Sở hữu trí tuệ Pháp (INPI),
Đại sứ quan Pháp và Cục Sở hữu trí tuệ. Trong những năm gần đây, một số cán bộ
Việt Nam đã được mời tham dự các khoá đào tạo và hội thảo tại Hàn Quốc. Cơ
quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ đã kí Thoả thuận về
việc Việt Nam chọn KIPO là cơ quan tra cứu và xét nghiệm sơ bộ quốc tế đối với
các đơn sáng chế đăng kí theo PCT có nguồn gốc Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ đã
phối hợp với cơ quan Sở hữu trí tuệ Ôxtrâylia triển khai một số hoạt động hợp tác
trong khuôn khổ APEC cũng như hoạt hợp tác song phương.
Trong giai đoạn này Việt Nam cũng đã chuẩn bị tích cực cho việc tham gia Tổ
chức thương mại Thế giới (WTO) và đến nay đã trở thành thành viên chính thức
của tổ chức này. Vì vậy sở hữu trí tuệ được coi là một lĩnh vực quan trọng. Là cơ
quan chuyên môn, Cục Sở hữu trí tuệ đã xử lý kịp thời và chính xác các tình
huống liên quan đến sở hữu trí tuệ nảy sinh trong quá trình đàm phán.
Việt Nam đã tham gia các hoạt động hợp tác về sở hữu trí tuệ trong APEC
nhằm mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. APEC đã tài trợ
cho việc xây dựng trang Web của Cục Sở hữu trí tuệ, xuất bản một số tài liệu phục
vụ cho việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ
Tóm lại trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế, hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ đã phát triển và đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ. Các mối quan hệ truyền thống tiếp tục được duy trì và

phát triển, nhở vậy mà các hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng và của Việt
Nam nói chung ngày càng hiệu quả hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kĩ
năng quản lý của nước ngoài, từng bước khẳng định được vị thế của Việt Nam
trong môi trường quốc tế.
21
IV/ Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Đánh giá thực trạng quản lý của Cục sở hữu trí tuệ giai đoạn 2005- 2007
Nhìn chung công tác quản lý trong giai đoạn này hầu hết các mục tiêu, nhiệm
vụ đặt ra đều được triển khai theo hướng bảo đảm tiến độ và chất lượng, đặc biệt
là công tác xây dựng văn bản pháp luật về SHTT, kiện toàn hoạt động bộ máy và
tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng và tiến độ xử lý các loại đơn về SHCN duy trì
và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào
tạo, phổ biến thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp
và địa phương phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ, tăng cường các hoạt động nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT. Số lượng đơn các loại trực tiếp vào Cục
vẫn có xu hướng gia tăng khá mạnh. Nhờ có các biện pháp tổ chức, xắp xếp, bố trí
nhân lực hợp lý, chuẩn hóa định mức lao động, đơn giá tiền lương và bước đầu
đưa định mức vào áp dụng trong công tác thẩm định đơn, kết quả xử lý đơn đã có
bước chuyển biến mạnh mẽ, số lượng đơn xử lý và văn bằng bảo hộ được cấp ra
năm 2007 tăng vượt bậc so với năm 2006 và 2005. Đây là kết quả của tinh thần
đoàn kết và sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ, công chức của Cục
trong việc nâng cao hiệu suất công tác, chất lượng công việc và đẩy mạnh tiến độ
xử lý đơn nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu số lượng đơn tồn đọng và đáp ứng quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ cũng như nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khối lượng và đòi hỏi công việc ngày càng lớn, hội
nhập quốc tế càng ngày càng diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, sự đa dạng
và phức tạp của các vụ vi phạm ngày càng tăng… trong khi đó nhân lực cũng như
điều kiện vật chất kĩ thuật, cơ chế tài chính còn bị hạn chế vì thế hoạt động quản lý
về sở hữu trí tuệ của Cục chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, bộc lộ

nhiều yếu kém trong quản lý cũng như những khó khăn còn chưa giải quyết được
như:
Tốc đọ tăng trưởng về số lượng đơn đăng kí nộp tại Việt Nam không ngừng gia
tăng so với tốc độ xử lý đơn, nên tình trạng quá tải và tồn đọng đơn chưa được xử
lý triệt để.
Cơ chế tài chính và cơ cấu tổ chức được áp dụng cho Cục Sở hữu trí tuệ chưa
thực sự phù hợp với bản chất công việc của Cục và mô hình phổ biến của các nước
trên thế giới. Chức năng quản lý hành chính của nhà nước và chức năng đảm bảo
phát triển sự nghiệp về SHTT của Cục chưa được phân biệt rạch ròi; quy định hiện
hành về tỉ lệ phí, lệ phí SHCN được trích để lại cho cơ quan SHTT (35%) và các
hạn chế về việc sử dụng nguồn thu này gây khó khăn lớn trong việc duy trì hiệu
suất công việc bình thường, chính sách thu hút và đầu tư phát triển nguồn nhân lực
và cả việc tái đầu tư phát triển đối với cả hệ thống SHTT.
22
Thực thi quyền SHTT chưa thực sự hiệu quả, thậm chí là khâu yếu nhất trong
quản lý, nhiều vụ vi phạm chưa bị xử phạt đúng mức hay xử lý qua loa, đại khái.
Việc quy định đối với hàng nhái yêu cầu chủ quyền phải thông báo cho bên vi
phạm, nếu họ không đình chỉ thì các cơ quan thực thi mới vào cuộc đã gây nhiều
thiệt hại cho các doanh nghiệp và làm cho việc thực thi không có hiệu quả tạo
thêm cho bên vi phạm cơ hội tiêu hủy chứng cư, mở rộng sản xuất hàng loạt rổi
mới đình chỉ làm cho chủ sở hữu quyền không kiểm soát được tình hình…Bản
thân các nhà đầu tư nước ngoài cũng có đánh giá chung về vấn đề thực thi ở Việt
Nam, họ cũng nhận thấy mặc dù có nhiều cơ quan thực thi ( ở Việt Nam có 5 cơ
quan thực thi quyền SHTT là: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan công an; quản lý
thị trường; Hải quan; thanh tra khoa học công nghệ và thanh tra văn hoá thông
tin.) nhưng hình như họ ngại ngần trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể, các
khiếu nại của doanh nghiệp về vi phạm SHTT. Hơn thế nữa việc các cơ quan này
bị chồng chéo nhau, mỗi cơ quan giải quyết một thứ không có cơ quan nào chịu
trách nhiệm điều phối chung cho hoạt động quản lý, chưa có cơ quan nào được
giao trách nhiệm chính về một ngành hàng hay địa giới hành chính xảy ra các vi

phạm…làm hiệu quả thực thi thấp, làm khó người dân trong các thủ tục khi mỗi
nơi áp dụng một hệ thống trình tự khác nhau.
Luật SHTT ra đời năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về
công tác giám định SHTT do đó các DN phải chạy vòng vo để xin xác nhận vi
phạm. Cơ quan thực thi thì ngại ngùng khi vụ việc chưa được cơ quan chức năng
khẳng định vi phạm. Mặt khác, quy chế xét nghiệm các đối tượng SHCN chỉ lưu
hành nội bộ làm các doanh nghiệp muốn đăng kí cũng không nắm rõ được quy
chế.
Tình trạng thiếu nhân lực có trình độ cao về sở hữu trí tuệ.Chất lượng nhân lực
thể hiện trong hệ thống đào tào của các trường đại học. Tại đại học Luật Hà Nôi,
một cơ sở đào tạo hàng đầu về luật sư, nhưng việc bố trí thời lượng đào tạo nhân
lực sở hữu trí tuệ cũng chưa thực sự nhiều. Thời lượng học về sở hữu trí tuệ của
một cử nhân luật chỉ là 35 tiết trong khi con số này ở nước ngoài thường vào
khoảng 10-14 tuần với từ 5-25 môn học như vậy ngay cả kiến thức đảm bảo để các
cử nhân nắm vững về sở hữu trí tuệ cũng rất nghèo nàn và sơ sài. Mặt khác thẩm
phán xử lý tranh chấp sở hữu trí tuệ thiếu và chủ yếu được xử lý hành chính trong
khi chỉ có tòa án mới xử phạt nặng nhất và đúng bản chất. Các thẩm phán hiểu biết
chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cũng rất ít. Ngay cả khi Việt Nam cử thẩm phán đi
đào tào ở trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ thì cũng rất ít người có đủ tiêu
chuẩn. Số lượng, chất lượng cán bộ và phương tiện vật chất công nghệ, cách thức
tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp. Sự không phù hợp thể
hiện trong sự lúng túng và chậm trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu sử
dụng phương tiện công nghệ.
23
2. Đề nghị một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về sở hữu trí tuệ
Mặc dù luật SHTT đã ra đời được 3 năm nhưng các văn bản hướng dẫn Luật
SHTT vẫn chưa hoàn chỉnh. Điều này làm hoạt động quản lý gặp rất nhiều khó
khăn từ khâu giám sát, kiểm tra đến khâu thực thi. Vì vậy một trong những biện
pháp giúp cải thiện tình hình khó khăn này là nhanh chóng hoàn thiện hệ thống

văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT bởi đây là một bộ luật lớn với nhiều điều
và ngôn ngữ dễ hiểu lầm, khó áp dụng vì nó chưa sát với thực tế biến động và nhu
cầu của đông đảo nhân dân và các tổ chức. Cần hướng dẫn chi tiết hơn các điều
khoản, các mức độ vi phạm, hình phạt và tình huống cũng như quyền hạn xử lý
giúp các cơ quan thực thi dễ vận dụng vào trong thực tế để tránh hiểu nhầm vì có
nhiều tình huống các điều luật chồng chéo nhau, quy định chung một vấn đề, ranh
rới không rõ ràng minh bạch. Các Văn bản hướng dẫn cần kết hợp với thực tế sao
cho khả thi và tránh những giải thích, hướng dẫn rườm rà, vòng vo không đi đúng
vào vấn đề cần giải quyết. Tình trạng này không phải của chỉ các văn bản hướng
dẫn Luật SHTT mà còn là thực trạng chung của các văn bản hướng dẫn Luật khác
của Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động SHTT của các địa phương, các Bộ, ngành trong phạm vi
cả nước nhẳm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT. Biện
pháp này cần lấy chất lượng thay cho số lượng, lấy hiệu quả thay cho hình thức.
Một mặt giúp các địa phương, Bộ, ngành nâng cao ý thức về tầm quan trọng của
SHTT, đồng thời giúp tăng cường hoạt động cũng như kinh nghiệm trong hoạt
động sở hữu trí tuệ, giúp hoạt động này trở nên thường trực hơn và sâu rộng hơn.
Áp dụng các biện pháp đồng bộ nhẳm đảm bảo chất lượng và tiến độ xử lý đơn
đăng kí SHCN, giảm bớt đơn tồn đọng và phiền hà cho người dân và các tổ chức
bằng cách áp dụng một cách thống nhất các quy trình xử lý giữa các cơ quan. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng hoàn thiện hệ thống nộp đơn điện
tử nhằm giảm thời gian và chi phí cho người đi nộp đơn cũng như người tiếp nhận
và xử lý đơn.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin SHTT, nâng cao hiệu suất và chất lượng cung
cấp thông tin, tạo nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin của toàn xã hội. Thông
tin SHTT vô cùng quan trọng và cần thiết giúp các cá nhân và tổ chức nắm rõ quy
trình xét nghiệm, hiểu được những cơ sở pháp lý của lĩnh vực SHTT, và yếu tố
quan trọng để xã hội hóa thông tin một cách sâu rộng chính là công nghệ thông tin.
Hiện tại trang web của Cục tuy đã được xây dựng với cơ sở dữ liệu tương đối lớn
nhưng chưa đủ và chưa hiệu quả trong khâu truyền tải thông tin. Có nhiều cải tiến

đã được phòng công nghệ thông tin của Cục phát triển và đưa vào thực tiễn như
nhận đơn điện tử, hướng dẫn quy trình cài đặt phần mềm một cách dễ dàng và
thuận tiện cho người truy cập và sử dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu
cầu tra cứu và tìm kiếm thông tin, phương thức bảo mật vẫn còn yếu. Vì vậy, cần
24
phát triển mạnh hơn nữa hệ thống thông tin của Cục sẽ khai thông được ách tắc và
tăng tốc độ lưu chuyển và xử lý các luồng thông tin ra vào Cục một cách chính
xác, nhanh chóng và an toàn.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Cục Sở hữu trí tuệ theo
hướng phân định rõ ràng chức năng quản lý hành chính nhà nước về SHTT và
chức năng đảm bảo phát triển sự nghiệp và dịch vụ về SHTT. Điều này thực sự
cần được coi trọng bởi đôi khi chính sự coi nhẹ sự phân định này lại là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ trong nhiều hoạt động đôi khi chỉ vì phải chấp
hành nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về SHTT. Mặt khác, hai lĩnh vực
này thường bị lạm dụng, cố ý làm sai do sự đan xen nhau trong hoạt động quản lý,
tạo lỗ hổng và gây khó khăn cho Cục và thất thoát, lãng phí Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh thừa nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước nhưng không thể xem
nhẹ hoạt động đảm bảo khả năng phát triển và dịch vụ về SHTT vì Cục cũng
không thể dựa hoàn toàn vào Ngân sách Nhà nước, ngày càng có nhiều hoạt động
đòi hỏi Cục phải linh hoạt trong việc duy trì sự phát triển và chất lượng của hệ
thống quản lý với môi trường bên ngoài.
Chú trọng hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn và khả năng giải quyết công việc đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.
Bên cạnh việc bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ lâu năm,
tăng khả năng thích ứng thì cũng cần chú trọng bồi dưỡng cho các cán bộ kệ cận,
đặc biệt là lớp cán bộ trẻ vì họ mới là lực lượng chính trong tương lai gần. Hợp
tác các chương trình hỗ trợ đào tạo và nâng cao nghiệp vụ với các nước để học hỏi
kinh nghiệm quản lý cũng như bắt kịp với tốc độ phát triển cũng cần đẩy mạnh.
Chi ngân sách cho các hoạt động này cần rõ ràng, minh bạch và “Chi đúng chỗ cần
chi”. Hoạt động giải trí thể dục thể thao mới chỉ dừng ở những ngày cuối tuần,

chưa thực sự phát triển, cần đẩy mạnh hoạt động này để nâng cao tinh thần đoàn
kết, hỗ trợ tập thể và nhu cầu giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật của Cục nhằm đáp ứng nhu cầu
hoạt động chuyên môn và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Bên cạnh
việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thì yêu cầu sự nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất
cũng cần được đầu tư có chiến lược hơn nữa. Trọng tâm cần xây dựng, nâng cấp
nền tảng công nghệ bảo mật dữ liệu, hệ thống quản lý nhân sự, dữ liệu thương
mại…Cơ sở vật chất kỹ thuật được đánh giá là chưa tương xứng với hoạt động của
Cục nhưng trong hoàn cảnh Ngân sách nhà nước luôn phải tìm nguồn tài trợ, các
chính sách tiết kiệm, vốn FDI thì xây dựng sao cho tránh lãng phí, hướng đến giải
quyết các vấn đề dài hạn, khó khăn trước mắt cố gắng khắc phục.
Phối hợp với các cơ quan thực thi khác để nâng cao hiệu quả thực thi, xây
dựng và liên kết cơ quan các ngành, lĩnh vực cùng thống nhất quy trình giám sát,
xử lý về SHTT. Kết hợp và có đầu tư chiến lược đối với các chương trình đào tạo
trong đại học, giúp sinh viên trong ngành có trình độ nắm bắt được thực tiễn và có
25

×