Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thực trạng sưu tập và định hướng xây dựng mô hình bảo tàng cổ vật gốm sứ tư nhân tại tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 92 trang )

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do thực hiện đề tài................................................................................ 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 10
8. Bố cục luận văn ....................................................................................... 11
CHƢƠNG 1................................................................................................. 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 12
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 13
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ............................................... 13
1.1.2. Phân loại bảo tàng ............................................................................. 22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................ 24
1.2.1. Lịch sử gốm sứ Bình Dƣơng ............................................................. 24
1.2.2. Các giá trị cổ vật gốm sứ Bình Dƣơng ............................................. 31
1.2.3. Tổng quan công tác bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ tại tỉnh
Bình Dƣơng ................................................................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 34
CHƢƠNG 2................................................................................................. 35
THỰC TRẠNG SƢU TẬP VÀ CÁC BỘ SƢU TẬP GỐM SỨ TƢ NHÂN
TẠI BÌNH DƢƠNG .................................................................................... 35
2.1. THỰC TRẠNG CÁC BỘ SƢU TẬP GỐM SỨ TƢ NHÂN TẠI BÌNH
DƢƠNG ...................................................................................................... 36


2


2.1.1. Tình hình sƣu tập gốm sứ tại tỉnh Bình Dƣơng ................................ 36
2.1.2. Các bộ sƣu tập gốm sứ tiêu biểu ....................................................... 45
2.2. ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CÁC BỘ SƢU TẬP GỐM SỨ TƢ
NHÂN TẠI BÌNH DƢƠNG ....................................................................... 52
2.2.1. Ƣu điểm của các bộ sƣu tập .............................................................. 52
2.2.2. Nhƣợc điểm của các bộ sƣu tập ........................................................ 53
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 56
CHƢƠNG 3................................................................................................. 58
ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢO TÀNG CỔ VẬT GỐM
SỨ TƢ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG................................................ 58
3.1. CƠ SỞ ĐỊNH HƢỚNG ĐỂ XÂY DỰNG BẢO TÀNG CỔ VẬT
GỐM SỨ TƢ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................... 58
3.1.1. Cơ sở về pháp lý xây dựng bảo tàng gốm sứ tƣ nhân ....................... 58
3.1.2. Những văn bản chỉ đạo có tính định hƣớng xây dựng bảo ............... 60
3.2. ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG BẢO TÀNG CỔ VẬT GỐM SỨ TƢ
NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................................ 63
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TÀNG CỔ VẬT GỐM
SỨ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................................... 65
3.3.1. Nhóm Giải Pháp Về Nhận Thức, Chính Sách .................................. 65
3.3.2. Các giải pháp về quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ Bình Dƣơng........ 69
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 77
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 82
PHỤ LỤC .................................................................................................... 92


3

MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài
Đất nƣớc ta đã sống trong bốn nghìn năm lịch sử, chuyển mình cùng
với bao thăng trầm của những dấu ấn, sự kiện lớn lao. Đối với mỗi con
ngƣời Việt Nam nói riêng, ai cũng mang trong mình một niềm tự hào dân
tộc. Niềm tự hào ấy bao gồm cả một nền văn hóa lâu đời, nền văn minh lúa
nƣớc, lịch sử kháng chiến giành tự do dân tộc và chính thành quả mà họ đã
đạt đƣợc ngày hơm nay. Đó khơng phải là những lời nói sng mà sự thật
đã đƣợc ghi chép lại trong hàng loạt sử sách trong nƣớc và ngồi nƣớc.
Cùng với những tƣ liệu lịch sử đó là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa,
tục ngữ và ca dao truyền miệng trong dân gian…, và hơn hết chúng còn
đƣợc ghi dấu mạnh mẽ trên các loại hình cổ vật. Cổ vật gốm sứ có mặt hầu
hết trong các di tích từ đình, chùa, đền, phủ…, hay đến cả trong từng nhà
dân, dƣới lớp đất sâu, trong lịng biển cả và có thể lƣu lạc ra ngồi lãnh thổ
của đất nƣớc. Mỗi cổ vật gốm sứ đều lƣu vết thời gian mang ý nghĩa muôn
đời của dân tộc, gắn với cuộc sống thƣờng ngày của con ngƣời, trong cả
việc ứng xử với cái đẹp, là sự đúc kết những triết lý, thông điệp của cha
ông, mang tâm hồn của con ngƣời và là khát vọng của cuộc sống. Cổ vật
gốm sứ còn là một phần linh hồn của lịch sử, sự giao tiếp của ngƣời xƣa
với các thế hệ sau này. Chính bởi tầm quan trọng, ý nghĩa sâu xa nhƣ vậy
mà cổ vật gốm sứ luôn là niềm say mê của những con ngƣời muốn tìm lại
lịch sử, hƣởng thụ và đánh giá cái đẹp.
Xuất phát từ niềm yêu thích cổ vật gốm sứ, muốn sƣu tầm, lƣu trữ,
giữ gìn những giá trị di sản của dân tộc, khơng chỉ trong các bảo tàng có
cho mình những bộ sƣu tập để phục vụ cho công chúng mà vơ hình chung
đã tạo nên thế hệ những nhà sƣu tập cổ vật gốm sứ. Họ sở hữu những di


4
sản văn hóa vật thể mà cụ thể ở đây là những cổ vật gốm sứ thuộc nhiều
loại hình, niên đại để từ đó tập hợp chúng lại thành những sƣu tập cổ vật tƣ

nhân. Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009
đã tạo ra một bƣớc ngoặt mới cho con đƣờng gìn giữ các di sản văn hóa,
thể hiện sự tiến bộ trong tầm nhìn của Nhà nƣớc Việt Nam khi công nhận
quyền sở hữu tƣ nhân về cổ vật. Đây vừa là cơ sở để Nhà nƣớc quản lý cổ
vật trên đất nƣớc vừa tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các nhà sƣu tầm.
Tỉnh Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ,
đặc trƣng văn hố nổi bật của Bình Dƣơng là hệ thống các làng nghề thủ
công truyền thống nhƣ gốm, sơn mài, chạm khắc, đúc đồng..., trải dài trên
toàn tỉnh. Trong số các nghề truyền thống này, sản xuất gốm thật sự là
niềm tự hào của ngƣời Bình Dƣơng với lịch sử lâu đời và mỹ thuật độc đáo.
Cho đến bây giờ các thế hệ ngƣời Bình Dƣơng, với đơi bàn tay khéo léo và
óc sáng tạo đã tạo ra vơ số các sản phẩm gốm sứ các loại. Khu vực Bình
Dƣơng từ khi có ngƣời xƣa sinh sống cách đây hàng ngàn năm nghề gốm
cũng đƣợc hình thành và phát triển cho đến bây giờ...
Nhận thức đƣợc các giá trị của cổ vật gốm sứ của mình, chính quyền,
các tổ chức và cá nhân đã mở ra nhiều cuộc triển lãm, tổ chức trƣng bày
cũng nhƣ các chƣơng trình với mục địch giới thiệu đến cơng chúng trong
và ngồi tỉnh những giá trị văn hố của con ngƣời Bình Dƣơng thơng qua
các cổ vật gốm sứ. Trong những năm gần đây, ngoài những hiện vật đƣợc
lƣu giữ và quản lý trong bảo tàng tỉnh Bình Dƣơng, nhiều tổ chức tƣ nhân
đã hình thành những phịng trƣng bày, ví dụ nhƣ phịng trƣng bày của nhà
sƣu tập Nguyễn Hữu Phúc, câu lạc bộ cổ vật gốm sứ TX. Thuận An… Các
hoạt động sƣu tầm cổ vật gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng diễn ra khá
sôi nổi, một cách tự phát với lịng đam mê và muốn gìn giữ các giá trị
truyền thống.


5
Để có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc bảo tồn, lƣu giữ
và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ, học viên thiết nghĩ cần phải làm

gì và làm nhƣ thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm
sứ nơi đây, định hƣớng cho thị trƣờng cổ vật gốm sứ phát triển lành mạnh,
hoạt động đúng quy luật, góp phần quan trọng trong việc sƣu tầm, bảo tồn
và phát huy giá trị của mình.
Với những lý do đó, học viên chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
sƣu tập và định hƣớng xây dựng mơ hình bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân
tại tỉnh Bình Dƣơng” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn
hoá của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ nhân là vấn đề luôn đƣợc quan tâm về giá
trị văn hóa, lịch sử, khoa học, mỹ thuật, kinh tế…, và cả tính hợp pháp cho
mỗi cổ vật lƣu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Bình Dƣơng là một mảnh đất
có bề dày lịch sử văn hóa và là nơi lƣu giữ đƣợc nhiều các di tích cũng nhƣ
các cổ vật gốm sứ có giá trị khơng chỉ của tỉnh nhà mà cịn của cả đất nƣớc.
Vì thế, mục đích nghiên cứu của luận văn này là:
- Giới thiệu đến cho ngƣời đọc về giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học,
mỹ thuật của gốm sứ Bình Dƣơng.
- Luận văn đi sâu vào việc đánh giá thực trạng sƣu tập cổ vật gốm sứ
tại Bình Dƣơng. Trên cơ sở đó, đề tài định hƣớng mơ hình xây dựng và
quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân tại Bình Dƣơng góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ.
Để đạt đƣợc mục đích của đề tài, nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là:


6
- Làm rõ vai trò của các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ nhân trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học, mỹ thuật của cổ vật
gốm sứ Bình Dƣơng.
- Điều tra khảo sát, phân tích và nhận định thực trạng sƣu tầm cổ vật
gốm sứ tại Bình Dƣơng.

- Điều tra phân tích và nhận định thực trạng cơng tác quản lý nhà
nƣớc đối với các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ tại Bình Dƣơng.
- Định hƣớng xây dựng mơ hình và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ
tƣ nhân tại Bình Dƣơng.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có hàng chục bài viết, cơng trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nƣớc đề cập đến công tác sƣu tầm cổ vật tƣ nhân và
phát huy giá trị cổ vật gốm sứ.
- Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gốm sứ ở nƣớc ta hiện
nay” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng. Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật
gốm sứ ở nƣớc ta hiện nay, sự hình thành, phát triển của thị trƣờng cổ vật
gốm sứ ở Việt Nam trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của toàn dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
của các di sản gốm sứ Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng cổ vật
gốm sứ ở nƣớc ta theo hƣớng tích cực, cơng khai, lành mạnh và hội nhập
quốc tế.
- Bài viết “Xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho
tàng di sản văn hố Việt Nam” của PGS.TS Trƣơng Quốc Bình. Bài viết
nêu những tiền đề của việc XHH hoạt động bảo tồn di sản văn hoá Việt
Nam; những nội dung và giải pháp cơ bản của việc XHH các hoạt động bảo


7
tồn di sản văn hố ở Việt Nam. Đó là một số kiến giải về những tiền đề của
việc XHH của hoạt động bảo tồn di sản văn hoá - làm cơ sở cho việc xác
định những nội dung và biện pháp đẩy mạnh quá trình XHH các hoạt động
bảo vệ và phát huy di sản văn hoá nƣớc ta.
- Bài viết “Bảo tàng ngồi cơng lập trăn trở tìm hƣớng phát triển”
của tác giả Minh Vƣợng. Bài viết nêu ra một số đóng góp của bảo tàng tƣ

nhân trong công tác sƣu tập và giới thiệu đồng thời nêu lên một số hƣớng
gợi mở cho bảo tàng tƣ nhân trong việc trƣng bày, giới thiệu, liên kết.
- Bai viết “Quản lý di vât, cổ vật trong các di tích lịch sử - văn hóa
hiện nay” của tác giả Ths. Trần Đức Nguyên. Bài viết nêu lên một số
nguyên nhân việc các di vật, cổ vật tại các di tích lịch sử - văn hóa bị mất
cắp. Dƣới góc độ khoa học quản lý di sản văn hóa và tình hình thực tế, đƣa
ra một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di vật,
cổ vật tại các di tích lịch sử văn hóa ở nƣớc ta.
Năm 2011, trong đề tài nghiên cứu của Trƣờng Đại học Văn hố
Thành phố Hồ Chí Minh về “Mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng tại
các bảo tàng” ở thành phố Hồ Chí Minh do ThS.Phạm Lan Hƣơng (Chủ
nhiệm đề tài), tác giả đả khai thác bảo tàng ở góc độ mối quan hệ với cộng
đồng tức là cơng chúng tham quan bảo tàng nói chung.
Một số bài viết liên quan đến thực trạng sƣu tập gốm sứ đƣợc đăng
trên các trang web tỉnh Bình Dƣơng nhƣ />Riêng tại Bình Dƣơng, giá trị cổ vật gốm sứ và công tác bảo tồn,
phát huy đƣợc nghiên cứu trong một vài cơng trình nhƣ:
- Đề tài “Gốm Bình Dƣơng - một sắc thái văn hóa của vùng gốm
Nam Bộ”của tác giả Nguyễn Văn Thủy. Đề tài này nghiên cứu về sự hình
thành đặc trƣng riêng trên mang một sắc thái đặc biệt vùng đất Nam Bộ. Đề


8
tài phân tích gía trị các loại hình, các sản phẩm tiêu biểu, các kiểu dáng,
hoạ tiết, hoa văn và đề tài trang trí.
- Hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch” có bài phân tích “Làng
nghề gốm sứ Bình Dƣơng và phát triển du lịch ở địa phƣơng” của tác giả
Văn Thị Thùy Trang. Đề tài nêu lên thực trạng và các giải pháp bảo tồn và
phát huy di sản gốm sứ Bình Dƣơng. Trong bài viết có các đề xuất Bảo tồn
phát huy ngành gốm sứ Bình Dƣơng cần đƣợc xúc tiến k m theo các chính
sách phù hợp của tỉnh, cụ thể nhƣ sau: Thành lập trung tâm đào tạo nghiên

cứu và ứng dụng phục vụ ngành gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng; bảo tồn lị gốm
cổ; quy hoạch làng nghề sản xuất gốm sứ; thành lập bảo tàng gốm sứ Bình
Dƣơng.
Nhìn chung, các cơng trình, bài viết nêu trên đề cập đến thực trạng
công tác bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ tƣ nhân cũng nhƣ đề
xuất các mơ hình bảo tàng gốm sứ… Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào
nghiên cứu về thực trạng sƣu tầm cổ vật gốm sứ tại tỉnh Bình Dƣơng cũng
nhƣ đề xuất định hƣớng xây dựng và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ
nhân tại đây… Đó là những “điểm trống” trong nghiên cứu khoa học về
bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ tại Bình Dƣơng mà học viên có
thể đƣa vào nghiên cứu trong luận văn này.
Kế thừa có chọn lọc trực tiếp từ các cơng trình nghiên cứu về công
tác sƣu tầm và bảo tàng cổ vật tƣ nhân, hƣớng nghiên cứu của đề tài này là
đi sâu vào khảo sát phân tích nhận định thực trạng sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ
nhân và công tác quản lý nhà nƣớc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị cổ
vật. Từ đó, định hƣớng xây dựng và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ tại tỉnh
Bình Dƣơng đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ các giá trị lịch sử của ngƣời dân
hiện nay; Giúp các cơ quan quản lý văn hố làm tốt cơng tác quản lý và
khai thác các giá trị cổ vật gốm sứ Bình Dƣơng.


9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đối tƣợng của đề tài là các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ nhân tại
Bình Dƣơng.
- Nghiên cứu về nội dung các thực trạng sƣu tầm cổ vật gốm sứ tại
Bình Dƣơng.
- Nghiên cứu về nội dung các thực trạng quản lý bảo tàng tƣ nhân
tại Bình Dƣơng.

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về loại hình, kỹ thuật
chế tác, nghệ thuật trang trí của cổ vật gốm sứ trong các bộ sƣu tập tƣ nhân
tại Bình Dƣơng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Thực trạng sƣu tập và định hƣớng xây dựng mơ
hình bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân tại tỉnh Bình Dƣơng”; Học viên chọn
cách giải quyết câu hỏi nghiên cứu chính là: Các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ
tƣ nhân tại Bình Dƣơng nhƣ thế nào và làm thế nào để hỗ trợ các hoạt động
sƣu tầm, lƣu trữ và giới thiệu cổ vật gốm sứ góp phần vào bảo tồn và phát
huy giá trị cổ vật gốm sứ Bình Dƣơng?
Để giải quyết các câu hỏi chính của đề tài, trong từng nội dung cụ
thể học viên lần lƣợt trả lời các câu hỏi nhỏ nhƣ sau:
- Thực trạng sƣu tầm cổ vật gốm sứ tại Bình Dƣơng diễn ra nhƣ thế
nào?
- Các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ nhân Bình Dƣơng có giá trị nhƣ
thế nào về lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật?


10
- Định hƣớng xây dựng và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân
tại Bình Dƣơng ra sao?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Áp dụng các phƣơng pháp nghiên nghiên cứu lịch sử, phƣơng pháp
điều tra khảo sát: khảo tả, chụp ảnh, thống kê, phân loại theo loại hình và
thời gian.
Áp dụng phƣơng pháp phân loại, miêu tả trong việc xác định từng
loại hình, trang trí hoa văn, bố cục…, trên các cổ vật gốm sứ.
Phỏng vấn định tính một số cán bộ quản lý bảo tàng tỉnh Bình
Dƣơng để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý về cổ vật gốm

sứ.
Các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc chọn ngẫu nhiên, phân đều cho các
huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Phƣơng pháp thống kê mô tả: Đề tài thống kê và mô tả các số liệu
điều tra để tìm ra những nét đặc trƣng trong từng đối tƣợng nghiên cứu.
Áp dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh
giá.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài “Thực trạng sƣu tập và định hƣớng xây dựng mơ hình bảo
tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân tại tỉnh Bình Dƣơng” là đề tài có ý nghĩa cả về
khoa học lẫn thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Góp phần làm rõ hơn về vai trị của cổ vật gốm sứ Bình Dƣơng trong
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể.
Ý nghĩa thực tiễn:


11
- Làm rõ thực trạng sƣu tầm cổ vật gốm sứ và các bộ sƣu tập cổ vật
gốm sứ qua đó nhận định đƣợc ƣu nhƣợc điểm của các bộ sƣu tập cổ vật
gốm sứ tƣ nhân tại Bình Dƣơng.
- Định hƣớng xây dựng và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ tƣ nhân
tại Bình Dƣơng.
Trong khn khổ những kết quả đạt đƣợc, luận văn dùng làm tài liệu
tham khảo, phục vụ nghiên cứu về bảo tàng tƣ nhân. Luận văn cũng có ý
nghĩa gợi ý và khuyến nghị đối với những ngƣời làm công tác quản lý các
cấp trong lĩnh vực quản lý bảo tàng tƣ nhân.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận (3 trang), danh mục tài liệu
tham khảo (9 trang), phụ lục (20 trang), nội dung chính của luận văn gồm

(77 trang) chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ vật gốm sứ và bảo tàng
tƣ nhân (23 trang)
Chƣơng 2: Thực trạng sƣu tập và các bộ sƣu tập cổ vật gốm sứ tƣ
nhân tại Bình Dƣơng (23 trang)
Chƣơng 3: Định hƣớng xây dựng và quản lý bảo tàng cổ vật gốm sứ
tƣ nhân tại Bình Dƣơng (21 trang)


12
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Do nhu cầu khơng ngừng tăng cao về đời sống văn hóa, cùng với sự
năng động chung của các tỉnh thành, trƣớc làn gió mở cửa theo cơ chế thị
trƣờng, ngay từ những năm đầu thập niên 90, một số bảo tàng đã tìm cách
tạo nguồn thu qua các dịch vụ (dịch vụ ăn uống, bán hàng lƣu niệm, bán
các tập gấp giới thiệu về bảo tàng). Từ đơn vị sự nghiệp, các bảo tàng dần
chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu. Hoạt động bảo tàng cũng bắt đầu
chuyển động theo hƣớng tăng cƣờng giao lƣu, liên kết giũa các bảo tàng
trong nƣớc, tổ chức trƣng bày chuyên đề. Tuy nhiên, với khả năng ngân
sách địa phƣơng, vẫn khó có thể đầu tƣ đầy đủ cho bảo tàng; vì vậy, hoạt
động của các bảo tàng thƣờng xun gặp khó khăn trong cơng tác sƣu tầm,
trƣng bày và trong công tác bảo quản hiện vật do thiếu kinh phí. Các nguồn
thu đƣợc của bảo tàng lúc ấy, chủ yếu dùng vào việc chăm lo nâng cao thu
nhập để giữ chân cán bộ nghiệp vụ bảo tàng.
Nghị quyết 90/NQ-CP ra đời vào năm 1997 nhƣ một làn gió mới làm
cho sự chuyển động vừa bắt đầu ấy chuyển mạnh hơn theo hƣớng mở rộng
giao lƣu, hợp tác, liên kết, đẩy mạnh trƣng bày chuyên đề. Đến năm 2005,
Chính phủ lại tiếp tục cho ra đời Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, từ đó cho

đến nay, hàng năm, từng bảo tàng đều có những hoạt động cụ thể nhằm
thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa làm cho hoạt động bảo tàng trở nên sinh
động hơn, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa.
Nghiên cứu mơ hình bảo tàng tƣ nhân trong q trình đơ thị hóa, cần
tìm hiểu các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chức năng, nhiệm vụ của
bảo tàng, dựa trên cơ sở phân tích các nhu cầu của đời sống văn hóa, vai trị
của thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội, các chủ trƣơng, chính sách của


13
Đảng, Nhà nƣớc về mơ hình bảo tàng tƣ nhân cần đặt trong mối tƣơng quan
với hệ thống các thiết chế văn hóa ở cơ sở, cũng nhƣ với sự phát triển kinh
tế - xã hội trong q trình đơ thị hóa, để có thể đánh giá đúng đắn mức độ
thành cơng và hiệu quả hoạt động của mơ hình.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
Để phục vụ tốt cho việc triển khai đề tài học viên xác định nội dung
và cách hiểu của một số khái niệm chính trong phạm vi nghiên cứu nhƣ
sau:
Theo Luật Di sản Văn hoá năm 2001:
- “Di sản văn hóa vật thể”: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- “Sưu tập”: là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc
di sản văn hóa phi vật thể, đƣợc thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo
những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu
cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội;
- “Di vật”: là các hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học;
- “Cổ vật”: là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch

sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên;
- “Bảo vật quốc gia”: là các hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị
đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nƣớc về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Nhƣ đã đề cập ở phần trên, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là một
bộ phận cấu thành khơng thể thiếu trong các di tích lịch sử - văn hóa, gắn


14
liền với khơng gian bên trong của di tích. Thực tế có những di tích là những
địa điểm gắn với thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc của ông cha ta lại mang
đặc thù khác nhƣ một di tích khảo cổ học sau khi đã khai quật các hiện vật
lại đƣợc đƣợc lƣu giữ, bảo quản ở một nơi khác khơng cịn ở di tích. Trong
khi đó ở các di tích đình, chùa, miếu, nhà thờ họ…, các di vật, cổ vật lại
thƣờng là các đồ thờ, tƣợng thờ…, đây là những động sản nhƣng về ý nghĩa
thì khơng thể tách khỏi kiến trúc tơn giáo, tín ngƣỡng. Cơng trình kiến trúc
là bất động sản, không thể di dời khỏi khơng gian mà nó tồn tại, trong khi
đó các di vật, cổ vật trong di tích lại dễ dàng lấy đi khỏi nơi tồn tại của nó.
Di vật, cổ vật trong các di tích tơn giáo, tín ngƣỡng rất phong phú, đa dạng
về loại hình và chất liệu. Loại hình: tƣợng thờ, đồ thờ, chng đồng, sắc
phong, hồnh phi, câu đối, bia, khánh, sách cổ… Chất liệu: bao gồm nhiều
loại chất liệu khác nhau: đồng, gỗ, giấy, đá, gốm sứ…, nhiều cổ vật đƣợc
làm từ chất liệu quý hiếm nhƣ vàng, bạc, đá quí. Các di vật, cổ vật này lại
hàm chứa nhiều giá trị khác nhau mà tiêu biểu là các giá trị về văn hóa, lịch
sử, kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.... Trƣớc hết, chúng là vật có giá vì là vật đã
tồn tại lâu đời, niên đại của cổ vật càng xa xƣa thì càng q. Một hiện vật
có niên đại nhiều năm tuổi, đại diện cho một nền kỹ thuật, một quan niệm
thẩm mỹ của thời đại đã qua, thậm chí của một cộng đồng, một dân tộc
khơng cịn nữa vì vậy chúng là những vật vô giá. Cổ vật chứng minh cho
nền kỹ thuật của thời đại đã sản sinh ra nó, thơng qua các cổ vật, chúng ta
có thể xét đốn trình độ sản xuất đƣơng thời mà lịch sử khơng chép hoặc có

chép nhƣng mờ nhạt; Ví dụ, khi chúng ta tiếp cận các cổ vật là trống đồng
thì ta thấy kỹ thuật đúc đạt tới trình độ điêu luyện và tinh xảo của ngƣời
Lạc Việt từ hàng năm trƣớc. Giá trị mỹ thuật của cổ vật đƣợc thể hiện
thông qua các họa tiết hoa văn trang trí, màu men, dịng chữ đề trên cổ vật,
kiểu dáng sản phẩm… Giá trị mỹ thuật tạo ra những nét đặc trƣng riêng của
từng thời đại khác nhau.


15
- Cổ vật gốm sứ:
Từ quan niệm chung về di sản văn hóa và cách phân chia di sản văn
hóa của UNESCO thì cổ vật gốm sứ đƣợc xếp vào loại thứ nhất là di sản
văn hóa vật thể, do vậy nó cũng mang đầy đủ các yếu tố của di sản văn hóa.
Cổ vật gốm sứ phải là Cổ vật (theo Luật Di sản năm 2001 thì hiện vật đó
phải có ít nhất từ 100 năm trở lên, các món đồ chƣa đủ trăm tuổi thì trong
dân gian thƣờng gọi là đồ cũ chứ chƣa đƣợc gọi là đồ cổ). Sau nữa, cổ vật
gốm sứ đƣợc làm từ chất liệu đất, có tráng men hoặc khơng tráng men,
đƣợc chế tác do bàn tay khéo léo, tài ba của cha ơng, nhằm phục vụ cho
cuộc sống. Chính vì vậy cổ vật gốm sứ là hiện thân của văn hoá từng thời
kỳ của lịch sử mà chúng ta cần nghiên cứu và bảo vệ.
Bảo vệ di sản văn hóa nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng trong
thời đại ngày nay không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mà
thực sự đã trở thành vấn đề chung mang tính tồn cầu đƣợc cả nhân loại
quan tâm.
Cổ vật gốm sứ đƣợc xác định là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở
để chúng ta nghiên cứu, kế thừa xây dựng và phát triển nền “văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; xây dựng con ngƣời Việt Nam về
tƣ tƣởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; xây dựng mơi trƣờng văn
hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
Cổ vật gốm sứ là tài sản vơ giá của tồn dân, kết tinh truyền thống

dân tộc, do các thế hệ ngƣời Việt Nam, nối tiếp nhau từ đời nay qua đời
khác sáng tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.
Giữ gìn các giá trị của cổ vật gốm sứ cũng có ý nghĩa là chăm lo cho
sự gắn kết Truyền thống - Hiện tại và Tƣơng lai; chăm lo cho việc bồi đắp
cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Khơng có truyền thống thì sẽ khơng có hiện
tại và càng khơng thể có cơ sở vững chắc để hƣớng tới tƣơng lai tốt đẹp.


16
- Gốm sứ và phân loại
Theo quan niệm phổ thông thì cổ vật gốm sứ đƣợc chia làm 3 loại:
gốm, sành và sứ, trong đó sứ cịn phân chia thành sứ và bán sứ. Tuy vậy
trong xã hội và trong dân gian, thƣờng khơng phân biệt một cách rạch rịi
đâu là làng gốm, đâu là làng sứ…, mà thƣờng gọi một danh từ chung là
gốm, hoặc dùng từ ghép là gốm sứ, ví dụ nhƣ làng gốm Bát Tràng (Hay
gốm sứ Bát Tràng), làng gốm Chu Đậu, gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu…
Gốm: Là một loại hàng hóa đƣợc làm từ chất liệu đất nung với các
họa tiết đơn giản, kỹ thuật chƣa cầu kỳ và đặc biệt là nhiệt độ nung ở nhiệt
độ thấp dƣới 1000 độ C. Một đặc điểm cơ bản rất dễ phân biệt với đồ sành
và đồ sứ là đồ gốm thƣờng thấm nƣớc.
Gốm đất nung đƣợc làm chủ yếu từ các loại đất sét dẻo, tƣơng đối
mịn hạt, pha thêm cát, nung ở nhiệt độ trên dƣới 800 - 900oC, gốm cứng
nhƣng vẫn còn thấm nƣớc. Gốm có nhiều màu sắc khác nhau, nhƣ đen hạt,
đen sẫm, nâu đỏ, vàng nhạt hoặc trắng mốc.
Các loại gốm thƣờng thấy là gạch, ngói, mơ hình nhà, giếng nƣớc, bi
gốm, nồi niêu, bình, vị, chõ, chì lƣới, dọi xe chỉ, khn gốm… Nhìn
chung, gốm đất nung thời kỳ sau này vẫn phát triển theo truyền thống gốm
văn hóa Đơng Sơn.
Sành: Về cơ bản cũng là các loại gốm trên nhƣng đƣợc chọn lọc kỹ
càng hơn về chất đất, kỹ thuật nhào, luyện và đặc biệt là nhiệt độ nung cao

hơn hẳn nhiệt độ nung đồ gốm.
Đặc điểm dễ phân biệt nhất của đồ sành là màu sắc thƣờng có màu
sám, màu đen và nhất là đặc tính không thấm nƣớc. Các hiện vật thƣờng
thấy của đồ sành nhƣ: Chum, vò, lu, kiệu, lƣ hƣơng… Đồ sành chủ yếu
đƣợc làm từ đất sét dẻo, ít tạp chất, chủ yếu pha thêm cát, độ nung cao, đất


17
chớm chảy và có phần thủy tinh hóa trong suốt bề mặt dày của nó, hạt sít
hơn, trơng có vẻ bóng nhống.
Sự ra đời của đồ sành thực sự là một bƣớc phát triển cao so với gốm
đất nung. Đất làm sành phải là đất sét tốt, ít tạp chất, hàng lƣợng SiO 2 phần
lớn thì mới chịu đƣợc nhiệt độ cao (trên 1000oC). Đồ sành đã đƣợc nung
trong lò cóc và lị rồng. Dấu tích lị đã đƣợc phát hiện tại Hà Nội, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa… Đồ sành hơn hẳn đồ đất nung về chất liệu
và độ nung. Các loại đồ sành thƣờng gặp là sành nâu và sành trắng.
Đồ sứ: Riêng đồ sứ lại đƣợc phân ra làm 2 loại: Đồ bán sứ và đồ sứ.
Đồ bán sứ: Thƣờng đƣợc nung với nhiệt độ thấp hơn đồ sứ, cốt xốp,
đã đƣợc tráng men, các họa tiết, hoa văn đƣợc trang trí đơn giản. Có ngƣời
cho rằng đồ bán sứ là bƣớc chuyển tiếp giữa đồ gốm và đồ sứ - xong quan
điểm này chƣa thật sự thuyết phục và còn phải bàn luận kỹ hơn. Đồ sứ chủ
yếu đƣợc làm bằng Cao lanh có thêm đất sét trắng và một số loại đá.
Nguyên liệu làm sứ là loại nguyên liệu “tinh chất”, chịu lửa cao, đến
1500oC, có màu trắng, thủy tinh hóa trở thành trong suốt, rắn chắc, bóng
lống nhƣ thủy tinh.
Ngƣời Việt biết sử dụng đất sét trắng và cao lanh để làm gốm sứ khá
muộn so với ngƣời Trung Quốc - vào các thế kỷ đầu Công nguyên. Các đồ
đƣợc gọi là đồ sứ trong thời kỳ này thật ra là đồ bán sứ hoặc đồ bán sành
bán sứ. Thƣờng là các loại vò có văn hoa ơ vng, ơ trám, xƣơng khơng
đƣợc trắng lắm. Gốm thời Hán - Lục triều đƣợc làm bằng đất sét trắng

nhƣng khơng tráng men.
Loại hình đồ bán sứ tƣơng đối phong phú, bao gồm các loại gốm gia
dụng, nhƣ bát đĩa, vị, bình lọ, âu, bình con tiện, chõ, nậm rƣợu, bình có
quai xách, bình đầu gà, mơ hình nhà, chậu, mâm, cốc…, các loại đồ dùng
trong thờ cúng, nhƣ cốc đốt trầm, đồ đựng ba chân.


18
Men tráng trên đồ bán sứ cũng có nhiều loại khác nhau, nhƣ màu
ghi, sữa, nâu, xanh, nâu đen, men tro, men màu kem, vàng, trắng hơi xám,
da lƣơn…
Việc phát hiện và khai quật các khu lò gốm Tam Thọ, Bãi Định, Tam
Sơn, Đại La, Đồng Đậu, Thanh Lãng, Cổ Loa…, đã khẳng định nguồn gốc
bản địa của các loại sành, sứ mà nhiều ngƣời lâu nay vẫn cho hoặc nghi là
“gốm Hán”. Tất nhiên, bên cạnh gốm sứ Việt cũng có mặt một số ít gốm sứ
Hán do q trình giao thƣơng giữa hai nƣớc cũng nhƣ của các quan binh
nhà Hán đi cai trị mang theo. Cũng phải nói thêm rằng cũng tồn tại một số
gốm sứ Việt mang phong cách Hán.
Trong thời kỳ này đã xuất hiện một số trung tâm gốm sứ lớn nhƣ
Tam Thọ (Thanh Hóa), Cổ loa (Hà Nội), Đại La, Luy Lâu, Đƣơng Xá (Bắc
Ninh). Sự ra đời gốm kiến trúc (gạch, ngói), đồ sành và đồ bán sứ thực sự
là một bƣớc phát triển nhảy vọt của nghề sản xuất gốm sứ ở Việt Nam.
Đồ sứ: Là loại hình xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với đồ gốm, nó
xuất hiện cùng với sự phát hiện ra các loại men dùng để tráng ra lớp ngồi
cùng của đồ vật. Đồ sứ có đặc điểm là độ bền cao, không thấm nƣớc, các
họa tiết, hoa văn đƣợc thể hiện cầu kỳ, tinh xảo… Các vật dụng đồ gốm sứ
còn đƣợc phân chia 3 loại theo địa vị của ngƣời sử dụng chúng đó là: đồ
dân dụng, đồ quan dụng và đồ ngự dụng; Theo cách gọi thông thƣờng của
giới sƣu tầm cổ vật còn gọi là đồ phố, đồ nội phủ và đồ cung đình. Cũng
cần phải nói thêm rằng, ranh giới giữa đồ sứ và đồ bán sứ cũng rất mong

manh và không phải khi đồ sứ phát triển lên đỉnh cao rồi thì các loại đồ
gốm và đồ sành bị loại bỏ, chúng song song phát triển và tồn tại hiện hữu
cho đến ngày nay. Nhiều làng nghề truyền thống ở nƣớc ta mặc dù đã và
đang sản xuất rất nhiều sản phẩm đồ sứ các loại và đã đạt đến trình độ cao,


19
nhƣng hiện nay vẫn sản xuất gốm, sành và vẫn đƣợc gọi là làng gốm Bát
Tràng, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu hay gốm Cây Mai…
Còn một dòng gốm sứ không đƣợc sản xuất ở trong nƣớc nhƣng
vẫn phải kể đến khi sƣu tầm và nghiên cứu văn hóa gốm sứ Việt, đó là
dịng gốm sứ “kí kiểu” của các quan lại triều đình khi đi sứ bên Trung
Quốc đặt làm theo mẫu mã, kích thƣớc và văn hóa của nƣớc nhà, (Có
thời vua quan nhà Nguyễn đã mời các nghệ nhân ngƣời Trung Quốc sang
Việt Nam để làm hàng gốm sứ cao cấp phục vụ cho cung đình…). Dịng
sản phẩm này chất lƣợng cao về kỹ, mỹ thuật và khá phổ biến, đƣợc giới
sƣu tầm cổ vật gốm sứ rất ƣa chuộng.
- Khái niệm bảo tàng
Thuật ngữ bảo tàng “Museum” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là
mouseion. Năm 1683 khái niệm “Museum” đƣợc sử dụng lần đầu tiên ở
Anh khi Bảo tàng Ashmolean đƣợc khánh thành và phục vụ cơng chúng.
Từ đó đến nay trên thế giới bảo tàng đã ngày càng phát triển không ngừng
về số lƣợng, chất lƣợng với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Tuy không
rộng về phạm vi quan niệm và về nội hàm nhƣ khái niệm “văn hố” nhƣng
cũng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng. Ở mỗi quốc gia đều
có những định nghĩa khác nhau về bảo tàng tuỳ thuộc vào sự phát triển
thực tiễn của ngành bào tàng học ở mỗi nƣớc. Năm 1946, tại Đại hội thành
lập Bảo tàng Quốc tế (The International Council of Museums - viết tắt là
ICOM), lần đầu tiên các nhà bảo tàng học quốc tế đã thống nhất một định
nghĩa chung về bảo tàng: “Bảo tàng là một cơ quan bảo quản và trƣng bày

các hiện vật có giá trị về nghệ thuật, lịch sử, khoa học, mở cửa đón cơng
chúng”.
Qua nhiều lần thay đổi, bổ sung, mở rộng về hoạt động chuyên môn,
đối tƣợng nghiên cứu và yêu cầu chức năng mới của bảo tàng cũng nhƣ về


20
mặt quản lý ở cấp độ quốc gia để phù hợp với luật của một số nƣớc, tháng
10/2004, định nghĩa mới nhất về bảo tàng của ICOM đã đƣợc thông qua tại
kỳ họp thứ XX tại Hàn Quốc với nội dung nhƣ sau: “Bảo tàng là một thiết
chế phi lợi nhuận, hoạt động thƣờng xuyên mở cửa cho công chúng đến
xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng sƣu tầm, bảo
quản, nghiên cứu, thông tin và trƣng bày các bằng chứng vật thể và phi vật
thể về con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời vì mục đích nghiên
cứu, giáo dục và thƣởng thức” [360, tr.4]
Cùng với định nghĩa bảo tàng của ICOM, một số định nghĩa của các
nƣớc trên thế giới cũng đƣợc nhiều ngƣời trích dẫn, sử dụng:
- Định nghĩa của Hiệp hội bảo tàng Mỹ đƣa ra một cách chi tiết hơn,
nhấn mạnh đến tính tập thể vì cơng chúng của bảo tàng và sự phát triển đa
dạng của bảo tàng: “Bảo tàng là một thiết chế đƣợc thành lập hoạt động lâu
dài và khơng có lợi nhuận, khơng chỉ nhằm mục đích thực hiện các trƣng
bày đƣơng đại, đƣợc miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa
đóng cơng chúng và hoạt động theo hƣớng quan tâm của cơng chúng. Có
mục đích bảo quản và bảo tồn, nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trƣng bày
có hƣớng dẫn phục vụ nhu cầu thƣởng thức của ngƣời xem. Những hiện vật
trƣng bày phải có giá trị văn hoá, giáo dục, bao gồm những tác phẩm nghệ
thuật, những cơng trình khoa học (cả những hiện vật sống và những vật vô
tri, vô giác), những hiện vật lịch sử và hiện vật khoa học ứng dụng (tƣ liệu
lịch sử và kỹ thuật). Do vậy, các bảo tàng còn bao gồm cả các vƣờn thực
vật, các vƣờn thú, những khu thuỷ sinh, các đài thiên văn, cung điện, di tích

lịch sử và di chỉ đáp ứng đƣợc những yêu cầu nêu ra ở trên” [102, tr.21].
- Định nghĩa của các nhà bảo tàng học Liên bang Nga: “Bải tàng là
thể chế đa chức năng đƣợc hình thành một cách lịch sử của ký ức xã hội,
nhờ đó thực hiện đƣợc nhu cầu xã hội về tuyển chọn, bảo quản và miêu tả


21
nhóm đặc biệt các đói tƣợng văn hố và tự nhiên, đƣợc xã hội công nhận là
một giá trị đƣợc kể truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [101, tr.29].
Mặc dù các khái niệm về bảo tàng có điểm khác nhau nhƣng định
nghĩa trên không đối lập nhau. Tuy nhiên để nhận rõ vị thế và vai trò cũng
nhƣ sự tác động xã hội của thiết chế văn hố đặc biệt này thì định nghĩa về
bảo tàng của ICOM là chuẩn xác nhất, đã phản ánh đƣợc đối tƣợng của bảo
tàng bao hàm cả di sản vật thể và phi vật thể về con ngƣời và môi trƣờng,
bổ sung mới về chức năng cho bảo tàng là phục vụ công chúng, phục vụ xã
hội và sự phát triển của xã hội khơng lấy lợi nhuận làm mục đích, bảo tàng
phải thực hiện chức năng nghiên cứu giáo dục và thƣởng thức của công
chúng.
Nhƣ vậy, định nghĩa về bảo tàng là khái niệm luôn thay đổi phù hợp
với chức năng và nhiệm vụ của bảo tàng trong bối cảnh xã hội mà bảo tàng
tồn tại.
Ở Việt Nam nhiều năm trƣớc đây, chủ yếu vận dụng khái niệm bảo
tàng của Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu vào thực tiễn sự nghiệp bảo
tàng, nhƣng đến nay khái niệm về bảo tàng ở nƣớc ta lần đầu tiên đƣợc
khẳng định và ghi trong Luận Di sản Văn hoá năm 2001 đƣợc sửa đổi bổ
sung năm 2009 nhƣ sau:
“Bảo tàng là thiết chế văn hố có chức năng sƣu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trƣng bày, giới thiệu di sản văn hoá, bằng chứng vật chất về
thiên nhiên, con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hƣởng thụ văn hoá của công

chúng” [55, tr.33].
Nhƣ vậy, bảo tàng ra đời, tồn tại và phát triển cho đến nay đƣợc coi
là một hiện tƣợng của xã hội, nó phù hợp và đáp ứng thoả mãn các nhu cầu
của xã hơi. Do đó bảo tàng có vai trị, vị trí, nhiệm vụ cụ thể và các hoạt
động khoa học có tính đặc trƣng của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa


22
, khoa học và giáo dục, bảo tàng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ đặc trƣng
quan trọng mà xã hội giao cho bảo tàng. Muốn khẳng định đƣợc vị trí, vai
trò của bảo tàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và văn hố
- khoa học - giáo dục nói riêng thì phải hiểu đƣợc ý nghĩa tồn tại và chức
năng, nhiệm vụ của bảo tàng đã thực hiện nhằm giải quyết và đáp ứng các
nhu cầu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội.
1.1.2. Phân loại bảo tàng
Bảo tàng là thiết chế văn hố có nhiệm vụ gìn giữ và giới thiệu các di
sản vật chất và tinh thần về hoạt động của con ngƣời trong suốt quá trình
lịch sử. Việc phân loại các bảo tàng dựa vào những nội dung hết sức đa
dạng, rộng lớn của cá bảo tàng và với mục tiêu của những vấn đề cần miêu
tả, giới thiệu mà các bảo tàng tập hợp thành nhóm phù hợp với loại hình,
với nguồn gốc xuất xứ của việc hình thành các bảo tàng, với những triết lý
khác nhau của các thời đại, với những nhận thức khác nhau về vai trò của
bảo tàng trong xã hội càng khiến việc phân loại bảo tàng trở nên đa dạng.
Lựa chọn một số cách phân loại phổ biến nhƣ sau:
Các nhà bảo tàng học ở Liên Xô (cũ) phân chia bảo tàng thành 7
loại: bảo tàng lịch sử, bảo tàng lƣu niệm, bảo tàng địa chí, bảo tàng nghệ
thuật, bảo tàng văn học, bảo tàng kỹ thuật, bảo tàng lịch sử tự nhiên.
Trong cuốn “Cơ sở bảo tàng” (Museum basic) giáo trình đào tạo
nghiệp vụ bảo tàng do Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) tài trợ xuất bản
năm 1991 do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và xuất bản năm 2000,

có nội dung đề cập đến phân loại bảo tàng theo 5 tiêu chí:
Phân loại theo đối tƣợng khách tham quan bảo tàng: các bảo tàng
giáo dục; các bảo tàng chuyên ngành; các bảo tàng phục vụ khách tham
quan nói chung.


23
Phân loại theo các sƣu tập: các bảo tàng tổng hợp; các bảo tàng khảo
cổ học; các bảo tàng lịch sử tự nhiên; các bảo tàng khoa học; các bảo tàng
quân đội; các bảo tàng công nghiệp….
Phân loại theo đối tƣợng chủ quản: các bảo tàng trung ƣơng; các bảo
tàng địa phƣơng; các bảo tàng trƣờng đại học; các bảo tàng quân đoàn; các
bảo tàng tƣ nhân hoặc hoạt động độc lập; các bảo tàng của các cơ quan
thƣơng mại.
Phân loại theo phạm vi mà bảo tàng bao quát: các bảo tàng quốc gia;
các bảo tàng vùng; các bảo tàng địa phƣơng.
Phân loại theo các phƣơng pháp trƣng bày sƣu tập của bảo tàng: các
bảo tàng truyền thống; các bảo tàng ngoài trời; các bảo tàng là các toà nhà,
các di tích lịch sử.
Nhƣ vậy, trong các nhánh phân loại bảo tàng nêu trên thì phân loại
theo tiêu chí sƣu tập là cách phân loại quan trọng và cơ bản nhất, cho nên
nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn tiêu chí này để phân loại hệ thống
bảo tàng của mình. Ở Việt Nam, hệ thống bảo tàng đƣợc phân loại theo loại
hình gồm có:
- Loại hình bảo tàng khoa học xã hội và nhân văn.
- Loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên.
Xét dƣới góc độ quản lý thì hệ thống bảo tàng Việt Nam đƣợc chia
thành:
- Các bảo tàng quốc gia;
- Các bảo tàng chuyên ngành;

- Các bảo tàng địa phƣơng;
- Các bảo tàng tƣ nhân.


24
Bảo tàng tƣ nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một hoặc
nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tƣ khơng
phải vốn nhà nƣớc, có chức năng bảo quản và trƣng bày các sƣu tập về một
hoặc nhiều chủ đề về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hƣởng thụ văn hóa của cơng chúng.
(Điều 2, chƣơng 1 trong Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư
nhân, Ban hành k m theo Quyết định số 09/2004/ QĐ-BVHTT ngày 24
tháng 02 năm 2004 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thơng tin) [16].
Có thể nói phân loại bảo tàng theo loại hình dựa trên cơ sở sƣu tập
hiện vật bảo tàng đƣợc lƣu giữ và trƣng bày trong bảo tàng là rất quan
trọng. Đây là cách phân loại bảo tàng rất phổ biến và phù hợp với xu thế
phát triển của bảo tàng có tính hệ thống và liên kết hiện nay.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Lịch sử gốm sứ Bình Dƣơng
Bình Dƣơng đƣợc bao bọc bởi 3 con sơng Đồng Nai, Sài Gịn và
Sơng Bé, tạo nên môi trƣờng sinh thái thuận lợi cho con ngƣời xƣa sinh
sống. Dọc theo các triều sông này khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ
quan trọng nhƣ Mỹ Lộc, Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Phú Chánh, Bà Lụa, Vịnh
Bà Kỳ... Những di chỉ này phát hiện hàng vạn mảnh gốm cổ có điểm chung
về chất liệu, kỹ thuật chế tác, loại hình kích thƣớc nhƣ những chiếc nồi, võ,
bát bồng bằng gốm có hoa văn trang trí giống nhau.
Khu vực Bình Dƣơng có ngƣời xƣa sinh sống cách nay hàng ngàn
năm, và nghề gốm cũng ra đời từ lúc đó. Tại Cù Lao Rùa (Thạnh Hội - Tân
Uyên) nằm trên bờ sông Đồng Nai, qua khai quật khảo cổ đã phát hiện
nhiều đồ gốm có giá trị cao. Qua việc chỉnh lý 85.000 ngàn mảnh gốm

đƣợc phát hiện, các nhà khảo cổ học đã phục dựng lại một bộ sƣu tập đồ
gốm hồn chỉnh gồm nồi, tơ tộ, ly, bát bồng. Đặc biệt là 16 hiện vật bát


25
bồng với nhiều chủng loại, đƣợc phát hiện nhiều nhất từ trƣớc đến giờ ở
khu vực Nam bộ. Từ nhiều mảnh gốm cháy xám đen và bị biến dạng khi
đƣa vào nung ở nhiệt độ cao đƣợc tìm thấy trong di tích, chứng tỏ Cù Lao
Rùa là một trung tâm sản xuất ra những sản phẩm đồ gốm lớn, nhiều chủng
loại, đƣợc trang trí nhiều motype hoa văn đẹp, đƣợc giao lƣu trao đổi hàng
hóa trong khu vực và các vùng lân cận, có niên đại sớm từ 3500 - 3.000
năm cách ngày nay.
Kế đến là di tích Dốc Chùa nghề gốm tiếp tục phát triển với hơn
250.000 mảnh gốm đủ loại và 594 hiện vật gốm còn nguyên vẹn đƣợc phát
hiện ở di tích, bao gồm rất nhiều loại hình khác nhau [1 in]. Di tích Dốc
Chùa thật sự tạo ấn tƣợng đối với các nhà khoa học về sự đa dạng và quy
mô rất lớn của nghề làm gốm ở đây thời bấy giờ. Trong đó một số chủng
loại gốm đã đạt đến độ hoàn chỉnh cao về chất liệu, kiểu dáng và thẩm mỹ,
điển hình nhƣ nồi, vị, bình, bát, chậu, thố là những loại hình thơng dụng
nhất của di tích Dốc Chùa.
Tuy gốm Dốc Chùa khơng có nhiều về chủng loại, nhƣng kiểu dáng
và chất lƣợng sản phẩm gốm đã minh chứng cho sự phát triển cao về nhu
cầu sử dụng. Cùng với việc sản xuất đồ gốm phục vụ cuộc sống thƣờng
nhật, cƣ dân Dốc Chùa còn sản xuất ra nhiều sản phẩm khác bằng gốm
phục vụ cho các ngành thủ công, đặc biệt là dệt vải. Với 479 chiếc dọi se
sợi mà cƣ dân Dốc Chùa còn lƣu lại, minh chứng rằng, cƣ dân thời bấy giờ
rất chú trọng đến việc se sợi, đan sợi và dệt vải - một công việc không thể
thiếu trong đời sống của cƣ dân thời sơ sử. Cũng tại Dốc Chùa, lớp cƣ dân
cổ cịn chế ra vơ số viên đạn bằng loại đất sét có pha cát mịn. Những hiện
vật tùy táng nhƣ nồi gốm, bát bồng, cốc gốm..., của cƣ dân Phú Chánh nhƣ

minh chứng rằng, cƣ dân ở đây không thể quên nghề gốm cổ truyền của
chính họ. Vì rằng, lúc này cƣ dân Phú Chánh đã biết sử dụng nhiều loại


×