Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích các đặc điểm của văn bản pháp luật theo anh, chị, đặc điểm nào là đặc điểm quan trọng nhất vì sao cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.94 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI:
Phân tích các đặc điểm của văn bản pháp luật. Theo
anh, chị, đặc điểm nào là đặc điểm quan trọng nhất?
Vì sao? Cho ví dụ minh họa.
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP

:
:
:

ĐỖ THÙY DƯƠNG
443012
N06 – TL2

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................1
I. Khái quát chung về văn bản pháp luật.........................................1
1. Khái niệm của văn bản pháp luật.................................................1
2. Những đặc điểm của văn bản pháp luật.......................................2
II. Quan điểm cá nhân về đặc điểm quan trọng nhất của văn bản


pháp luật...............................................................................................5
KẾT LUẬN..............................................................................................7


MỞ ĐẦU
Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động mang tính chun mơn, do nhiều
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn
bản khác nhau; là hoạt động thể hiện ý chí nhà nước, phản ánh các giá trị khách
quan của xã hội thông qua hoạt động tư duy chủ quan của con người. Chất lượng
của văn bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đến
sự vận động phát triển của xã hội bởi vì các quyết định pháp luật, các văn bản pháp
luật chính là bản thân pháp luật. Do có vai trị quan trọng như vậy, em xin được áp
dụng những kiến thức của mình đã được học để phân tích các đặc điểm cũng như
tìm ra đặc điểm quan trọng nhất của văn bản pháp luật thơng qua ví dụ minh họa.
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức nên trong bài làm này khơng tránh
khỏi những sai sót. Rất mong thầy cơ có thể góp ý để bài làm của em được hoàn
chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát chung về văn bản pháp luật

Khái niệm của văn bản pháp luật

Thực tế hiện nay thì chúng ta có thể tìm hiểu và thấy có rất nhiều quan điểm
về khái niệm của văn bản pháp luật. Tuy nhiên thì ta có thể định nghĩa văn bản
pháp luật theo cách thức như sau đó là: Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý
chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định,

ln mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.1

1

Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội, 2018

1


Trong các văn bản pháp luật thì sẽ có thể được phân loại theo tiêu chí về
tinh chất pháp lí thành hai nhóm văn bản đó là văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản áp dụng pháp luật.
2.

Những đặc điểm của văn bản pháp luật

- Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền
Đây là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt giữa văn bản pháp luật với văn bản do
các tổ chức xã hội ban hành như văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đồn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... Tuỳ theo mỗi nhóm văn bản pháp luật khác
nhau mà pháp luật trao quyền ban hành cho những cơ quan nhà nước và người có
thẩm quyền khác nhau. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, chỉ những chủ thể
được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
mới có thẩm quyền ban hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật, số lượng các chủ
thể có thẩm quyền ban hành nhiều hơn văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn
chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật.
Trên bình diện chung nhất, văn bản pháp luật được ban hành bởi những
nhóm chủ thể sau:
+ Cơ quan nhà nước
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy

định, các cơ quan nhà nước thường xuyên ban hành văn bản pháp luật để giải quyết
những công việc phát sinh như ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ
xã hội cơ bản; ổn định tổ chức bộ máy... Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể
điển hình như: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ…

2


Ngồi ra, pháp luật cịn quy định một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phối hợp với cơ quan nhà nước khác hoặc với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ban hành văn bản pháp luật liên tịch.2
+ Cá nhân có thẩm quyền
Văn bản pháp luật không chỉ do các cơ quan nhà nước mà còn do những cá
nhân được Nhà nước trao quyền ban hành. Nhóm cá nhân có thẩm quyền ban hành
văn bản pháp luật bao gồm một số thủ trưởng cơ quan nhà nước; công chức khi thi
hành công vụ và người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay,
bến cảng.3
- Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật là ý chí của Nhà nước
Ý chí của Nhà nước trong văn bản pháp luật được hiểu là Nhà nước quyết
tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội. Thơng thường ý
chí của Nhà nước được biểu hiện thơng qua:
+ Những chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước mang tính định
hướng.
Thơng qua những chủ trương, chính sách, biện pháp mang tính vĩ mơ, Nhà
nước đã thể hiện được mong muốn của mình đó là sự phát triển về mọi mặt của đời
sống xã hội, là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiện nay, nội dung là chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước được các cơ
quan nhà nước thể hiện trong hình thức văn bản pháp luật chủ yếu là nghị quyết.
+ Những quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong

xã hội theo hướng xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đối
tượng thi hành văn bản đó.
+ Những mệnh lệnh áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc đối với những cá
nhân, tổ chức cụ thể.

2
3

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016)
Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012

3


- Thứ ba, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy
định
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải
tuân theo trình tự mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy
định từ khâu lập chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, lấy ý kiến đóng góp
cho đến thơng qua, kí, cơng bố ban hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật trong
nội bộ, thủ tục ban hành tuân theo quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư (được sửa đổi, bổ sung năm
2010, 2018) và các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh theo lĩnh vực. Trải
qua quy trình vừa hợp pháp vừa hợp lí này, văn bản pháp luật được xây dựng, ban
hành sẽ đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí của
Nhà nước.
- Thứ tư, văn bản pháp luật được trình bày theo hình thức do pháp luật quy
định Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên loại văn bản và thể thức, kĩ
thuật trình bày.
Do hệ thống văn bản pháp luật của nước ta bao gồm nhiều loại văn bản khác

nhau về tên gọi, cách trình bày, chủ thể ban hành cũng như nội dung, mục đích nên
việc quy định hình thức văn bản pháp luật sẽ làm cho việc nhận dạng văn bản sẽ dễ
dàng hơn cũng như gặp ý khó khăn trong việc sắp xếp, hệ thống lại các văn bản
pháp luật.
Khi soạn thảo văn bản để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, cơ quan
nhà nước cần căn cứ vào các quy định của pháp luật và nội dung, tính chất cơng
việc để lựa chọn loại văn bản đúng với thẩm quyền của mình và phù hợp với tình
huống thực tế cần giải quyết, đồng thời cần phải trình bày văn bản theo đúng thể
thức mà pháp luật quy định.
- Thứ năm, văn bản pháp luật ln mang tính bắt buộc và được bảo đảm
thực hiện bởi Nhà nước
4


Vì có nội dung là ý chí của Nhà nước nên văn bản pháp luật ln có tính áp
đặt, ràng buộc quyền, nghĩa vụ với đối tượng quản lí. Để văn bản được triển khai
và thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp như phổ
biến, tuyên truyền; biện pháp tổ chức, hành chính; biện pháp cưỡng chế...
II.

Quan điểm cá nhân về đặc điểm quan trọng nhất của văn

bản pháp luật
Theo ý kiến của riêng em, em thấy đặc điểm thứ hai “Nội dung của văn bản
pháp luật là ý chí của Nhà nước” là đặc điểm quan trọng nhất.
Để thực hiện việc tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, nhà nước
cần có pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội rất đa dạng và
phức tạp, ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định. Hai hiện tượng này có mối liên hệ mật thiết với nhau, Nhà nước không thể
tồn tại thiếu pháp luật; ngược lại pháp luật chỉ hình thành, phát triển và phát huy

hiệu lực bằng con đường Nhà nước.
Với tính cách là những quy tắc xử sự, phảp luật chính là những yêu cầu, đòi
hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã
hội. Pháp luật không chỉ là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống
xã hội, mà còn là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi
cơng dân. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Ý chí của chủ thể
ban hành thể hiện trong nội dung của văn bản quy phạm luôn chứa đựng các quy
phạm pháp luật, đưa ra quy tắc xử sự mang tinh khuôn mẫu. Bởi văn bản pháp luật
xuất phát từ những lợi ích thiết thực trong xã hội mà cụ thể là người dân, từ đó giải
quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra. Ví dụ: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, cũng quy định một số
biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại

5


diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc
giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, khơng cho
phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào... Với quyền lực của
mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện
pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện pháp luật
nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để
bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vĩ phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải tác động tới các quan hệ
xã hội nhằm đạt mục tiêu quản lý được đặt ra trong từng thời kỳ. Sự tác động đó là
nhu cầu tất yếu của Nhà nước và được tiến hành bởi nhiều chủ thể, nhiều cách
thức, nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp
luật, phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất để quản lý Nhà nước. Văn bản pháp

luật là ý chí của Nhà nước, là ý chí quyết tâm để đạt được mục đích đem lại lợi ích
cho Nhà nước và xã hội.
Do chứa đựng và thể hiện ý chí của nhà nước với nội dung là các quy tắc xử
sự cho nên văn bản pháp luật ln ln có giá trị bắt buộc chung và được đảm bảo
thực hiện bằng Nhà nước với nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, tổ chức,
hành chính, kinh tế và đặc biệt là biện pháp cưỡng chế. Ý chí nhà nước được thể
hiện trong văn bản pháp luật là khả năng áp đặt mệnh lệnh của Nhà nước đối với
đối tượng quản lý.
Ví dụ: Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ: Về hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ: Về các
nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
6


giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch
COVID-19. Trong thời gian vừa qua, đại dịch Covid- 19 tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó lường, đã lan rộng và bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới,
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và các nước. Nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì nhiều chính sách, giải pháp
đã được các Bộ, ngành nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Đây là văn bản pháp luật có nội dung là ý chí Nhà nước hướng đến lợi ích
của tồn xã hội mà nó cũng dẫn đến tính bắt buộc thực hiện và đảm bảo thi hành
bởi cơ quan Nhà nước, để đưa vào đời sống một cách hiệu quả.
Từ đó, cá nhân em thấy rằng, nội dung của văn bản pháp luật là ý chí của
Nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định cho những đặc điểm còn lại, cũng như để
văn bản pháp luật đạt được hiệu lực và được đảm bảo thực hiện trên thực tế và
được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước.

KẾT LUẬN
Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng và đắc lực trong hoạt động

quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vai trị to lớn như
vậy nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội
dung lẫn hình thức. Trên đây, em đã xác định và giải thích về đặc điểm quan trọng
nhất của văn bản pháp luật. Từ đó, văn bản pháp luật có nội dung là ý chí Nhà
nước sẽ là yếu tố quyết định đến tính ràng buộc và đảm bảo thực hiện bởi Nhà
nước, những quy trình, thủ tục và các bước để xây dựng một văn bản pháp luật cụ
thể, để từ đó pháp luật được đưa vào đời sống một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7


1. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015
4. Thư viện pháp luật – thuvienphapluat.vn
5. Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012
6. Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ: Về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020
7. Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ: Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp
tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
8. />9. />10. />
8



×