Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá khả năng kết hợp và chọn lọc các tổ hợp lai ớt cay triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.87 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ CHỌN LỌC
CÁC TỔ HỢP LAI ỚT CAY TRIỂN VỌNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN THỊ HIỀN



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ CHỌN LỌC
CÁC TỔ HỢP LAI ỚT CAY TRIỂN VỌNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn, TS.
Nguyễn Thanh Tuấn – cán bộ giảng dạy Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây
trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Di truyền và
Chọn giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; cùng các cán bộ nghiên
cứu thuộc Bộ môn Rau và cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo điều kiện
giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã ln ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................vii
Danh mục hình ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
2.1. Mục đích .................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 3
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược lý của Ớt cay..................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ớt ...................................................... 3
1.1.3. Phân loại cây ớt ..................................................................................... 4
1.1.4. Đặc điểm thực vật học ........................................................................... 8
1.1.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của ớt .................................................... 11
1.1.6. Các giai đoạn sinh trưởng của cây ớt ................................................... 13
1.2. Nghiên cứu về ưu thế lai và khả năng kết hợp ............................................. 14
1.2.1. Nghiên cứu về ưu thế lai ...................................................................... 14
1.2.2. Nghiên cứu về khả năng kết hợp .......................................................... 17
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt cay trên thế giới và Việt Nam .................. 20
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt cay trên thế giới ................................ 20
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt cay ở Việt Nam ................................ 23
1.4. Tình hình nghiên cứu cây ớt trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 25

iii


1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn, tạo cây ớt trên thế giới.............................. 25
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây ớt ở Việt Nam ............................................. 28
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 32
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 32
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 33
2.2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.................................................................. 33

2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................ 34
2.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 36
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 37
3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai ớt
cay vụ Thu Đông 2014............................................................................ 37
3.2. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai ớt cay
trong vụ Thu Đông năm 2014 ................................................................. 39
3.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh hại ngoài đồng ruộng của tổ hợp lai ớt cay triển
vọng vụ Thu Đông 2014 ......................................................................... 40
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của tổ hợp lai ớt
cay triển vọng vụ Thu Đông 2014 ........................................................... 42
3.5. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ Thu
Đông 2014 .............................................................................................. 45
3.6. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu ........................ 46
3.6.1. Khả năng kết hợp của các dịng ớt cay nghiên cứu theo tính trạng
số quả trên cây .................................................................................... 47
3.6.2. Khả năng kết hợp của các dịng ớt cay nghiên cứu theo tính trạng
năng suất cá thể .................................................................................. 48
3.6.3. Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính trạng
khối lượng trung bình quả. .................................................................. 49
3.6.4. Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính trạng
năng suất thực thu. .............................................................................. 50

iv


3.7. Đánh giá độ trội (hp) và biểu hiện ưu thế lai (HB), (HS) của các tổ
hợp lai nghiên cứu .................................................................................. 50
3.8. Các giai đoạn qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai
ớt cay vụ Xuân Hè 2015 ......................................................................... 52

3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và rộng tán của các tổ hợp lai ớt cay ...... 55
3.9.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai ớt cay
tham gia thí nghiệm ............................................................................ 55
3.9.2. Động thái tăng trưởng của đường kính tán của các tổ hợp lai ớt cay ........ 57
3.10. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai ớt cay
trong vụ Xuân Hè 2015 ........................................................................... 60
3.11. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai ớt cay tham gia thí nghiệm ...... 61
3.12. Tỷ lệ nhiễm bệnh hại ngoài đồng ruộng của tổ hợp lai ớt cay triển
vọng vụ Xuân Hè 2015 ........................................................................... 62
3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của tổ hợp lai
ớt cay triển vọng vụ Xuân Hè 2015 ......................................................... 64
3.14. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ Xuân
Hè 2015 .................................................................................................. 67
3.15. Chất lượng quả của các tổ hợp lai ớt cay triển vọng vụ Xuân Hè 2015 ...... 68
3.16. Tuyển chọn các tổ hợp lai ớt cay triển vọng vụ Xuân Hè 2015.................. 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 70
1. Kết luận ......................................................................................................... 70
2. Đề nghị .......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 73

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AVRDC:

Trung tâm rau Thế giới


CV:

Hệ số biến động

ĐC:

Đối chứng

HB:

Ưu thế lai thực

HS:

Ưu thế lai chuẩn

KNKH:

Khả năng kết hợp

KNKHC:

Khả năng hết hợp chung

KHKHR:

Khả năng kết hợp riêng

KLTB:


Khối lượng trung bình

LSD 5%:

Sai số thí nghiệm ở độ chính xác 95%

NSCT:

Năng suất các thể

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

THL:

Tổ hợp lai

FAO:

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

vi


DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012 ............ 21

Bảng 1.2.

Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 – 2012 ....... 22

Bảng 1.3.

Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc .................................................................................. 24

Bảng 2.1.

Sơ đồ lai của các tổ hợp ớt cay lai .................................................. 32

Bảng 3.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai ớt
cay triển vọng Thu Đông năm 2014 tại Gia Lâm-HN ..................... 38

Bảng 3.2.

Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai
ớt cay trong vụ Thu Đông năm 2014 tại Gia Lâm-HN .................... 39

Bảng 3.3


Tỷ lệ nhiễm bệnh hại ngoài đồng ruộng của tổ hợp lai ớt cay
triển vọng vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm-HN .............................. 41

Bảng 3.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
tổ hợp lai ớt cay triển vọng vụ Thu Đông 2014 tại Gia LâmHN ................................................................................................. 43

Bảng 3.5.

Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ Thu
Đông 2014 tại Gia Lâm-HN ........................................................... 45

Bảng 3.6.

Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính
trạng số quả trên cây ...................................................................... 47

Bảng 3.7.

Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp ................................. 48

Bảng 3.8.

Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp ................................. 48

Bảng 3.9.

Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính

trạng năng suất cá thể ..................................................................... 49

Bảng 3.10. Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính
trạng khối lượng trung bình quả. .................................................... 49
Bảng 3.11. Khả năng kết hợp của các dòng ớt cay nghiên cứu theo tính
trạng năng suất thực thu ................................................................. 50
Bảng 3.12. Ưu thế lai về các yếu tố cấu thành năng suất .................................. 51

vii


Bảng 3.13. Tóm tắt một số đặc điểm nơng học chính của 4 tổ hợp lai ưu tú
nhất ................................................................................................ 52
Bảng 3.14. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai ớt
cay vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm-HN........................................... 53
Bảng 3.15. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai ớt cay ........ 55
Bảng 3.16. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp lai ớt cay ......... 58
Bảng 3.17. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai
ớt cay trong vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm-HN ............................. 60
Bảng 3.18. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai ớt cay tham gia
thí nghiệm ...................................................................................... 62
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhiễm bệnh hại ngoài đồng ruộng của tổ hợp lai ớt cay
triển vọng vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm-HN ................................ 63
Bảng 3.20. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
tổ hợp lai ớt cay triển vọng vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm-HN ...... 64
Bảng 3.21. Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai ớt cay trong
vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm-HN ................................................. 67
Bảng 3.22. Chất lượng quả của các tổ hợp lai ớt cay triển vọng vụ Xuân
Hè 2015 ......................................................................................... 68
Bảng 3.23. Một số đặc điểm của tổ hợp lai ớt cay triển vọng và giống đối

chứng vụ Xuân Hè 2015 ................................................................. 69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 – 2012 ............ 22

Hình 1.2.

Sản lượng ớt ở một nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 -2012....... 23

Hình 3.1.

Biểu đồ thể hiện năng suất cá thể của các tổ hợp lai ớt cay
vụ Thu Đông 2014 ......................................................................... 44

Hình 3.2.

Biểu đồ thể hiện năng suất lý thuyết của các tổ hợp ớt cay lai
vụ Thu Đông 2014 ......................................................................... 44

Hình 3.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai ớt cay ........ 57

Hình 3.4.


Động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp lai ớt cay........... 58

Hình 3.5.

Biểu đồ thể hiện năng suất cá thể quả các tổ hợp lai ớt cay
vụ Xuân Hè 2015 ........................................................................... 66

Hình 3.6.

Biểu đồ thể hiện năng suất/ha của các tổ hợp lai ớt cay
vụ Xuân Hè 2015 ........................................................................... 66

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ớt (Capsicum spp.) thuộc chi Capsicum, họ cà (Solanaceae), là cây rau
quả gia vị phổ biến và quan trọng thứ hai sau cây cà chua. Ớt có nguồn gốc ở
vùng Nam Mỹ. Các loài ớt vào Châu Á từ khoảng thế kỷ 16 do những người Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các lồi ớt được trồng ở Đơng Nam Á chủ yếu là dạng
có vị cay.
Cây Ớt là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao được sử dụng
tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với hình thức sử dụng đa dạng như ăn
tươi, phơi khô xay làm bột ớt, chế biến tương ớt, các loại sốt, ngâm dấm, quả
đóng hộp,…vì vậy mà cây ớt có tiềm năng phát triển rất lớn địi hỏi quá trình
chọn giống đa dạng theo nhiều hướng khác nhau.
Tại Việt Nam, ớt chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn tươi trong nước, làm
tương ớt và phơi khô xuất khẩu. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 78.500
tấn ớt khô với giá trị 233 triệu USD, đây là mặt hàng nằm trong Top 20 các mặt

hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Các giống ớt trồng hiện nay trừ một số ít giống ớt OP phục vụ thị hiếu một
số địa phương, đa số còn lại là giống F1 có nguồn gốc từ các cơng ty nước ngồi:
Hotchilli, Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Syngenta), L20, L22 (Công
ty giống cây trồng Miền Nam). Các giống ớt lai F1 của nước ngồi có mẫu mã
đẹp, năng suất cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hiện tại nên việc nhập khẩu
bán lại kiếm lời đem lại lợi nhuận nhanh chóng mà khơng mất thời gian nghiên
cứu và sản xuất, tuy nhiên dễ gặp rủi ro khi không chủ động được nguồn giống.
Chọn tạo giống ớt cay trong nước là nhu cầu cấp bách của sản xuất, không
những làm giảm ngoại tệ cho nhập giống nó cịn chủ động được nguồn giống và
cũng là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan nghiên cứu trong nước. Để góp phần
giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng kết hợp và chọn lọc các tổ hợp lai ớt cay triển vọng”.

1


2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định khả năng kết hợp của các dòng ớt cay, từ đó rút ra các dịng có
khả năng kết hợp tốt.
- Tuyển chọn ra các tổ hợp lai ớt cay ưu tú có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp trồng
trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, hình thái, cấu trúc cây của các dòng
bố mẹ và tổ hợp lai ở vụ Thu Đông 2014; vụ Xuân Hè 2015.
- Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái quả và chất lượng quả của các dòng
bố mẹ và tổ hợp lai ở hai thời vụ trồng khác nhau.
- Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại trên đồng ruộng, các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai ở vụ Thu
Đông 2014; vụ Xuân Hè 2015.
- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ớt cay ở vụ Thu Đông năm 2014.
- Đánh giá và chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những tư liệu về đặc điểm một số
giống ớt có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu,
làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu chọn tạo
giống và giới thiệu giống ớt cay lai F1 cho sản xuất với quy mơ hàng hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để các cấp quản lý xây dựng kế hoạch, chỉ
đạo sản xuất nông nghiệp của từng địa phương, đồng thời bổ sung bộ giống ớt
cay có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vùng trồng,
góp phần phát triển cây ớt cay bền vững cho các tỉnh phía Bắc.

2


Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược lý của Ớt cay
Ớt là loài cây đã được con nguời trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với
không ít người ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng
cảm giác ngon miệng nhưng có lẽ ít ai biết ớt cịn là một vị thuốc rất quý trong y
học cổ truyền. Các nghiên cứu y học cho thấy: trong ớt có chứa nhiều loại
vitamin: C, B1, B2, và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Mỗi 100 g ớt cay tươi
chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C
phong phú có khả năng khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm

cholesterol. Hoạt chất Capsaicin tạo nên vị cay nóng trong quả ớt có tác dụng
kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, giúp giảm đau khớp và dây thần
kinh, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Cịn theo Đơng y vị cay, tính nóng của quả ớt có tác dụng ơn trung tán
hàn, kiện vị tiêu thực - chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chỉ thống (giảm
đau), kháng nham (chữa ung thư...). Rễ ớt giúp hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt
vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Ở Thái
Lan, ớt còn được dùng làm thuốc long đờm, trị giun gián cho trẻ em và làm
thuốc hạ nhiệt.
1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố của cây ớt
Cây ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì cây ớt được con người
biết đến từ xa xưa, người ta tìm thấy quả ớt khơ trong ngơi mộ cổ ở Peru hàng
ngàn năm trước đây và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trước Cơng ngun
được tìm thấy trong các hang động ở Tehuacan.
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn của ớt
là Mexico và trung thứ hai là Guatemala, cịn theo Vavilop thì trung tâm khởi
nguồn thứ hai là Evazi.

3


Cây ớt được phân bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng
trồng trọt. Ở Châu Âu, đến tận thế kỷ 16 cây ớt mới được biết đến nhờ nhà thám
hiểm Columbus. Từ Tây Ban Nha ớt được phát tán rộng ra đến vùng Địa Trung
Hải và nước Anh, và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối của thế kỷ 16,
người Bồ Đào Nha mang ớt từ Brazil đến Ấn Độ năm 1885 .
Ở nước ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về lịch sử trồng trọt của cây ớt cay,
nhưng căn cứ vào sự đa dạng của các giống ớt địa phương có thể khẳng định
được cây ớt đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu đời.

1.1.3. Phân loại cây ớt
1.1.3.1. Phân loại ớt theo loài
Cây ớt thuộc họ cà ( Solanaceae ), chi Capsicum. Nguồn gen thực vật rất đa
dạng và phong phú. Để phân biệt chúng ta có thể dựa vào hệ thống phân loại thực
vật, vào số lượng nhiễm sắc thể, hoặc nguồn gốc xuất sứ, ... Hiện nay có ít nhất
25 loài hoang dại được biết đến và 5 lồi thuần hố là C. annuum.L; C.
frucescens.L; C. Pubescens Ruiz and Pavon; C. Chinense Jacquin ; C. Pendulum
Willdennow ( Boslan and Votava, 2000) .
Nhưng theo Eshbaugh thì C. Pendulum và C. microcarrpum có liên quan
chặt chẽ với nhau nên gộp chúng vào loài C. baccatum. Sau này dựa vào dạng
quả, Linnaeus đã phân ra các giống quả to của chi C.Pendulum Willd thành C,
baccatum L, var, pendulum (Willd) Eshaugh và dạng quả dại nhỏ hơn thuộc chi
C.microcarrpum Cav thành C. Baccatum L.var. baccatum.
Trong 5 lồi trồng trọt thì C. annuum được trồng trọt rộng khắp và thông
dụng nhất, hầu hết các giống trồng trọt đều thuộc chi này . Độ cay là một đặc
điểm tiêu biểu của chi C.annuum, hầu hết các giống thuộc chi này đều cay, tuy
nhiên một số lồi khơng cay cũng thuộc chi này (Boslan and Votava, 2000).
C.frutescens được biết đến với dạng quả nhỏ và rất cay, nó được phổ biến rộng
rãi ở cả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các lồi cịn lại chỉ hạn chế ở Nam và
Trung Mỹ (trích dẫn theo Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi,
1996). Các loài trồng trọt trong chi Capsicum thường được phân biệt qua đặc
điểm hoa và quả. C.annuum là cây trồng hàng năm, mỗi đốt có 1 quả, cịn

4


C.frutescens là cây nhiều năm, Loài C.annuum L gồm 2 nhóm phổ biến là ớt cay
(quả to, dài) và ớt ngọt (Sweet pepper).
1.1.3.2. Phân loại ớt theo dạng hình
Hệ thống phân loại ớt theo dạng hình là hệ thống phân nhóm các giống ớt

dựa trên cơ sở một số đặc tính chính của quả như dạng hình, kích thước, mùi vị,
độ cay,…Sự phân loại này chủ yếu có ý nghĩa đối với giống thương mại hơn là
trong chọn giống do đa số các dạng hình được mơ tả thuộc các lồi chính là
C.annuum, C.frutescens và C. Chinense.
* Nhóm Bell (Dạng chng)
Dạng quả lớn, kích thước quả 7 – 12 x 2 – 10cm (dài x rộng), hình khối
cụt vng đến gần vng, có 3 – 4 thùy. Vỏ quả bóng, thịt dày.
Quả non màu xanh chuyển đỏ khi chín, một số có màu vàng khi non
chuyển màu cam đỏ khi chín. Khơng cay hoặc it cay.
* Nhóm Pimeiento
Quả lớn, 7 – 12 x 5 – 8 cm, dạng hình tim. Vỏ bóng thịt dày.
Xanh lúc non, chuyển đỏ hoặc vàng khi chín. Khơng cay.
*Nhóm Squash (hoặc Cheese – dạng quả bí đỏ)
Dạng quả nhỏ đến lớn, 2 – 5 x 5 – 12 cm, có chiều rộng quả > chiều dài
quả, dạng hình giống con sị hoặc trịn giống bí đỏ, thường sần sùi. Thịt quả dày
đến trung bình.
Quả non từ vàng đến xanh, màu đỏ lúc chín. Thường khơng cay.
* Nhóm Ancho
Dạng quả lớn, 12 – 15 x 5 – 10 cm, hình tim. Hơi lõm trên đỉnh, dạng cái
cúp. Vỏ trơn láng, thịt quả mỏng.
Màu xanh lúc non chuyển sang đỏ, đỏ nâu lúc chín hoặc xanh đen lúc non
chuyển sang nâu đen lúc chín. Vị cay trung bình.
* Nhóm Anaheim
Dạng thon dài, 15 – 20 x 2 – 4 cm. Vỏ bóng láng, thịt dày trung bình, xanh
đậm lúc non chuyển đỏ lúc chín. Vị cay từ nhẹ đến khơng cay.
* Nhóm Cayenne

5



Đây là dạng phổ biến của các giống ớt khô. Quả dạng thon dài, 15 – 25 x
1 – 3 cm. Vỏ sần sùi, một số giống có dạng cong bất thường. Quả non màu xanh
chuyển đỏ lúc chín hoặc xanh đen lúc non chuyển sang nâu khi chín. Vị rất cay.
* Nhóm Cuban
Quả vừa, 8 – 15 x 2 – 5 cm, dạng hơi thn và cụp phần chóp quả. Vỏ
thường khơng bóng, thịt mỏng.
Quả non màu vàng đến xanh và chuyển đỏ lúc chín. Vị cay nhẹ.
* Nhóm Jalapeno
Quả thuôn dài, 5 – 8 x 2 – 5 cm, dạng hơi dài trịn và thon nhỏ ở đi quả.
Vỏ trơn láng hoặc có lớp vân sần như mạng nhện khi chín. Thịt dày.
Quả non xanh đậm và chuyển đỏ khi chín. Rất cay.
* Nhóm Small hot
Dạng quả nhỏ, 4 – 8 x 0,5 – 2 cm. Quả thuôn dài. Thịt dày trung bình đến
mỏng. Quả thường xanh lúc non và đỏ lúc chín. Rất cay.
* Nhóm Cherry
Dạng quả nhỏ, hình cầu hoặc hơi dẹt, thịt dày.
Xanh lúc non và đỏ lúc chín, vị cay.
* Nhóm Short Wax
Quả nhỏ, 5 – 8 x 2 – 5 cm, thuôn dài và đi tù. Thịt dày đến trung bình,
quả non thường màu vàng và chín màu cam đỏ, cay đến khơng cay tùy giống.
* Nhóm Long Wax
Quả vừa, 8 – 15 x 0,8 – 3 cm, có đít quả nhọn hoặc hơi tù.
Thường có màu vàng lúc non chuyển sang đỏ lúc chín.
* Nhóm Tabaco
Quả rất nhỏ, 2 – 5 cm x 0,8 cm, dạng thon dài.
Quả non màu vàng đến xanh, chuyển màu đỏ khi chín, rất cay, thuộc lồi
C.frutescens. Bên cạnh đó, cịn nhiều giống ớt có dạng quả đặc biệt như dạng dĩa
dẹp, dạng nấm, và các dạng hình khơng xác định khác.
1.1.3.3. Phân loại theo cơng dụng
* Ăn tươi


6


Cây ớt cay thường được bán tại chỗ và sử dụng phổ biến tại các nước
Châu Á. Đa số đều bán quả ở giai đoạn chín đỏ, chỉ một số ít giống bán giai đoạn
non như ớt sừng xanh đậm, ớt sừng vàng, ớt chuông…Yêu cầu của giống ớt ăn
tươi như sau:
- Màu sắc tươi đẹp, vỏ bóng láng. Dạng hình thn đều, khơng quăn queo
và có mùi thơm.
- Vỏ quả dày để thời gian bày bán được lâu hơn, không bị nhiễm thán thư
trên quả.
- Độ cay tùy vào thị hiếu từng vùng, các vùng có yêu cầu từ ít cay cho
đến cay. Ở một số nước, người tiêu dùng còn lưu ý đến hàm lượng vitamin A,
anthocyanine,… trong quả chín.
* Ớt khơ
Thường dùng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo hai dạng, dạng khô
và bột ớt. Chiều dài và dạng quả đóng vai trị quan trọng trong việc chọn giống ớt
xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên quả phải dài hơn 9 cm và khi
khô không rời cuống. Việc chế biến bột ớt khơng địi hỏi tiêu chuẩn về kích
thước, dạng quả nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khơ khi phơi,
quả ớt to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5 : 1 trong khi ớt quả nhỏ có tỷ lệ này là
8 : 1. Yêu cầu chính đối với giống ớt phơi khơ:
- Hàm lượng chất khô cao, quả phơi mau khô.
- Màu sắc sau khi phơi vẫn tươi đẹp thường là màu đỏ tươi, ít bệnh trên quả.
- Độ cay tùy thuộc vào thị trường nhập khẩu, thường từ cay đến rất cay.
* Chế biến dạng tương ớt hoặc sốt
Tương ớt hoặc sốt từ ớt là dạng chế biến phổ biến tại các nước trồng ớt.
Nguyên liệu thường là ớt tươi được xay nhuyễn và nấu với các gia vị hoặc
nguyên liệu khác tùy theo vùng, sau đó được thành phẩm và đóng vào chai bảo

quản. Yêu cầu đối với ớt chế biến như sau:
- Đối với tương ớt: Thịt quả nhiều, màu sắc tươi đẹp, thường là đỏ tươi.
Độ cay trung bình trở lên.

7


- Ở các nước Châu Mỹ, khi chế biến các loại sốt đặc biệt thường chỉ chú ý
đến độ cay và mùi vị đặc trưng của giống ớt.
1.1.4. Đặc điểm thực vật học
Ớt thuộc chi Capsicum, họ cà Solanaceae với gần 100 lồi khác nhau, Có
rất nhiều giống khác nhau dựa vào hình dạng, màu sắc, độ cay và vị trí của quả,
Bailey (1949) đã chia ớt thành 5 nhóm chính dựa vào hình dạng quả:
Cerasiforme: Là những giống ớt có dạng quả nhỏ, rất cay.
Conoides: Quả ớt cay, có dạng hình nón hoặc dạng hình thn.
Fasiculatum: Quả mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ và đặc biệt rất cay.
Long gum: Quả ớt dài, rũ xuống, cay.
Grossum: Quả to, có dạng hình chng hay cịn gọi là ớt ngọt quả rỗng,
thường có màu đỏ hoặc vàng, thích hợp cho việc chế biến các món ăn.
Ớt cay là cây một năm (dạng hoang dại thuộc nhóm cây nhiều năm), dạng
cây thân thảo hoặc cây bụi đơi khi có thân gỗ, thẳng, phân nhánh mạnh, thuộc lớp
2 lá mầm.
Rễ: Ớt có hệ rễ cọc phát triển mạnh và rất nhiều rễ phụ. Rễ tập trung chủ
yếu ở tầng 0 – 30 cm. Phân bố theo chiều ngang và đường kính từ 50 – 70 cm.
Ban đầu rễ cọc phát triển nhưng do việc cấy chuyển rễ cọc bị đứt, hệ rễ chùm
phát triển. Bộ rễ ớt rất háo nước, ưa ẩm, ưa tươi xốp, khơng có rễ bất định. Rễ ớt
chịu úng kém, chịu hạn khá hơn so với một số loại cây rau khác. Sự phát triển
của bộ rễ ớt có liên quan với các bộ phận trên mặt đất, hay sự phân nhánh của rễ
có liên quan đến sự phát triển của cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 trên thân. Gieo ớt ở
nơi cố định, thời gian đầu sau 4 – 6 tuần, rễ chính ăn sâu tới 20 cm. Thời gian

này phân biệt rõ rễ chính và rễ phụ, về sau khi rễ phụ phát triển mạnh, phân
nhánh nhiều thì khơng rõ giữa rễ chính và rễ phụ. Ớt gieo thẳng chống hạn tốt, rễ
có thể ăn sâu lớp đất ở phía dưới trong một thời gian dài hơn. Trường hợp trồng
bằng cây con, rễ chính bị đứt, do đó kích thích rễ bên phát triển mạnh hơn và
phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Bộ rễ ớt ăn nơng hay sâu, mạnh hay yếu có liên
quan đến mức độ phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Phụ thuộc vào phương
pháp trồng, cấu tạo của đất, loại đất, độ ẩm và chế độ canh tác. Khi tưới nước đầy

8


đủ, bộ rễ ăn nông phân bố rộng và ngược lại khi gặp hạn, rễ ăn sâu và phân bố
hẹp. Nắm được đặc tính của rễ ta phải giữ ẩm, chống úng, xới xáo, vun gốc cho
cây vững chắc và tăng diện tích tiếp xúc của rễ.
Thân: Thân ớt phát triển ở dạng bụi, thuộc loại thân gỗ, thân tròn, dễ gãy.
Khi non thân mềm, khi già thân hóa gỗ. Thân chính cây ớt dài hay ngắn phụ
thuộc vào giống, thường biến động 20 – 40 cm thì ngừng sinh trưởng, trong lúc
đó các nhánh mọc ra từ thân chính phát triển mạnh nhánh cấp 1, 2, 3, …Khi cây
già thì khó phân biệt thân chính và nhánh cấp. Trên thân các cành phát triển
mạnh và mọc đối xứng hoặc so le tùy giống, kiểu lưỡng phân tạo cho cây ớt có
dạng nón lật ngửa, do vậy rất dễ đổ khi gặp mưa, gió mạnh (đa số các giống ớt
hiện nay, các nhánh cấp 1 mọc so le còn các cành xa cấp 1 mọc đối). Sự phân
cành trên thân chính cao hay thấp, sớm hay muộn là phụ thuộc vào đặc tính của
giống và kỹ thuật canh tác.
Lá: Lá ớt ngồi nhiệm vụ quang hợp, thì cịn là một đặc điểm rất quan trọng
để phân biệt giữa các giống với nhau. Ớt có dạng lá đơn, mặt lá nhẵn, kích thước
thay đổi phụ thuộc vào giống ớt. Lá ớt có dạng oval, hoặc hơi dài, khơng có răng
cưa, khơng có lơng, mỏng, kích thước trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5cm.
Cuống lá mập, khỏe, dài, chiều dài cuống thường chiếm 1/3 so với chiều dài lá
(2,5 – 5 cm) tùy giống. Lá ớt thường có màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng và

màu tím. Một số giống trên mặt lá non có phủ lơng tơ. Diện tích, hình dạng, màu
sắc lá phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Lá ớt nhiều hay ít có ảnh
hưởng đến sản lượng quả sau này. Lá ít khơng những ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp của cây mà cịn làm cho ớt ít quả vì ở mỗi nách lá nơi phân cành là vị
trí ớt ra hoa ra quả.
Hoa: Ớt là cây hàng năm, hoa lưỡng tính, tự thụ cao. Hoa ớt thường mọc
đơn, đài hoa có 5 – 6 cánh màu trắng, tràng hoa có màu trắng hoặc có màu tím
nhạt, nhị hoa gắn vào tràng hoa và xòe ra, bao phấn thường mở, vòi nhụy thường
dài hơn nhị hoa. Bầu nhụy thường có 3 ngăn. Cuống hoa dài 1 – 1,5 cm, ớt có tập
tính nở hoa và đậu quả sớm hơn trong điều kiện ngắn ngày. Khi gặp điều kiện
ngoại cảnh bất lợi, thì lớp tế bào riêng lẻ có cấu tạo đặc biệt bằng nhu mô được

9


hình thành nơi đính cuống hoa, lớp tế bào này sẽ chết đi hình thành tầng rời và
làm cho hoa bị rụng. Sự mẫn cảm của tế bào này đối với điều kiện ngoại cảnh là
phụ thuộc vào giống. Hoa ớt nở vào buổi sáng lúc 7 – 9h. Quá trình phân hóa
mầm hoa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh
dưỡng. Dựa vào đó mà người ta phân ớt thành 2 loại như sau:
- Loại hình sinh trưởng vơ hạn: Khi có nhánh đầu tiên thì hoa xuất hiện
sau đó cứ tiếp tục ra hoa khi có cành xuất hiện ở các cấp, cây tiếp tục sinh trưởng
cho đến khi chết. Đa số các giống ớt năng suất cao hiện nay đều sinh trưởng vơ
hạn.
- Loại hình sinh trưởng hữu hạn: khi cây xuất hiện cành thứ nhất thì có hoa
đầu tiên. Hoa tiếp tục xuất hiện ở các cành thứ cấp khoảng đến cành thứ 4, 5 thì
cuối ngọn xuất hiện chùm hoa cuối cùng và cây ngừng sinh trưởng chiều cao.
Hiện nay loại này nước ta ít sử dụng.
Quả: Quả ớt thuộc dạng quả mọng có cuống ngắn và to. Dạng quả rất
khác nhau từ dạng quả tròn tới dạng quả thon dài và thon đầu bóp nhọn lại,

kích thước quả cũng rất khác nhau từ rất nhỏ đến quả có kích thước lớn như
quả ớt ngọt. Quả mọc xi ( chỉ địa ) hoặc thẳng đứng ( chỉ thiên ), quả đơn.
Các giống khác nhau có kích thước quả, dạng quả, màu sắc, độ cay và độ
mềm thịt quả khác nhau. Quả ớt chưa chín có thể có màu xanh, tím. Quả chín
màu đỏ, da cam, vàng…. Hạt có hình thân, màu vàng rơm, một gram hạt ớt
cay có khoảng 220 hạt.
Cây ớt được xếp vào nhóm cây tự thụ phấn (tỷ lệ giao phấn 4%). Nhưng
theo Oldan và Porter tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6 – 36,8%, trung bình là 16%, tùy
theo từng giống và điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng đến mức độ giao phấn.
Trong điều kiện nóng ẩm, ẩm độ khơng khí thấp, ớt có thể giao phấn đến 91%,
đồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khá chênh lệch nhau ở một số giống.
Bao phấn thường không tung phấn tại thời điểm nở hoa, có thể sớm hơn hoặc
muộn hơn. Đặc điểm này phụ thuộc vào các giống và điều kiện nhiệt độ. Trong
điểu kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh. Nhiệt độ tối thiểu để hạt phấn
nảy mầm là 10oC. Trong điều kiện 35 – 40oC quá trình nảy mầm của hạt phấn bị

10


đình trệ. Bảo quản hạt phấn dưới 20oC có thể kéo dài sức sống hạt phấn từ 2 – 4
ngày. Thơng thường ớt giao phấn nhờ cơn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống cần
phải có điều kiện cách ly.
1.1.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của ớt
+ Nhiệt độ
Ớt là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ cao
trong suốt quá trình sinh trưởng. Khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhưng chịu
rét và úng kém. Phạm vi nhiệt độ cho ớt sinh trưởng phát triển từ 15 – 300C, bắt
đầu nảy mầm ở nhiệt độ 150C, nhưng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25 – 300C.
Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra hoa tạo quả là 20 – 250C. Nhiệt độ
khơng khí <100C và > 350C ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của ớt. Nếu

thời gian nhiệt độ cao kéo dài ớt sẽ rụng hoa, rụng quả, rụng lá và chết. Ớt là cây
vừa sinh trưởng vừa phát triển nghĩa là vừa ra cành, lá nhưng vừa ra hoa, quả trên
cây, thời gian từ trồng đến thu quả đợt 1 là 60-90 ngày (nhiệt độ thích hợp và
chăm sóc tốt). u cầu tổng tích ơn 1 chu kỳ sinh trưởng từ 3.800-4.0000C. Thời
kỳ cây con cần 800-9000C. Nếu gặp nhiệt độ thấp thời kỳ cây con bị kéo dài, sinh
trưởng chậm. Hoa bị thui, ít hoa, hoa khơng nở, hoặc khơng có khả năng thụ
phấn thụ tinh.
u cầu nhiệt độ để thơng qua giai đoạn xn hóa có 2 loại: Loại ớt thơng
qua giai đoạn xn hóa ở nhiệt độ cao 20 – 260C và loại có phản ứng không rõ
với nhiệt độ cao hay thấp.
+ Ánh sáng
Cây ớt có nguồn gốc từ vĩ độ Nam nên ưa cường độ ánh sáng mạnh. Hầu
hết các giống ớt ở nước ta ưa ánh sáng ngày dài (đòi hỏi thời gian chiếu sáng 12 13h/ngày) với cường độ ánh sáng từ 4.000 - 5.000 lux. Trong thực tế ớt có thể
chịu được cường độ ánh sáng mạnh đến hàng vạn lux. Nhưng nếu trong quá trình
sinh trưởng phát triển thiếu ánh sáng liên tục từ 10 - 15 ngày, ớt sẽ bị rụng lá, hoa
và quả. Thiếu ánh sáng kết hợp nhiệt độ thấp, cây con sinh trưởng khó khăn:
vươn dài, vống, q trình phân hóa mầm hoa cũng bị ảnh hưởng, sẽ kéo dài thời

11


gian sinh trưởng, năng suất thấp. Vì vậy cần bố trí thời vụ, mật độ thích hợp để
tận dụng ánh sáng, bố trí nơi trồng phải đầy đủ ánh sáng.
+ Nước, độ ẩm
Ớt là cây có quả mọng nước, cành lá nhiều nên yêu cầu có 1 lượng nước
lớn. Cây ớt yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng.
+ Thời kỳ cây con 70 - 80%.
+ Thời kỳ ra hoa tạo quả 80 - 85%.
+ Giai đoạn chín 70 - 80%.
Ẩm độ khơng khí 55 - 65% thích hợp cho q trình sinh trưởng. Độ ẩm đất

thấp: quả bé, ít lứa quả, chín sớm, năng suất thấp. Độ ẩm cao quá trước khi cây
nở hoa sẽ làm sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh, thời kỳ ra hoa thụ phấn thụ tinh
khó khăn, hoa bị rụng. Thời kỳ quả chín quả dễ bị bệnh và lâu chín, tỷ lệ chất
khô/tươi thấp.
+ Dinh dưỡng
Cây ớt cho năng suất cao, có thời gian sinh trưởng dài, lại vừa ra hoa ra
quả, quả lớn cùng một lúc do vậy yêu cầu nhiều dinh dưỡng. Ớt cần dinh dưỡng
nhiều về số lượng và chất lượng, mẫn cảm với phân hữu cơ và phân khoáng.
Theo tài liệu trồng ớt, ở Hungary, muốn thu được 2 tấn quả khơ/ha phải bón 30
tấn phân chuồng, 400kg urê, 200kg kali, 800kg vơi bột. Vì vậy, sử dụng phân
bón thích hợp sẽ nâng cao chất lượng, sản phẩm ớt. Trong các nguyên tố dinh
dưỡng, ớt yêu nhiều đạm, sau đó đến kali, lân và Ca.
+ Đạm cần trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng cần nhiều nhất vào thời
kỳ phân cành đến ra hoa, ra quả vì xúc tiến phát triển cành lá, hoa, quả và là yếu
tố quyết định năng suất ớt. Thiếu đạm cây sinh trưởng phát triển kém, cây bé, ít
hoa, ít quả, quả bé, năng suất thấp.
+ Lân xúc tiến ra rễ giúp cho q trình đồng hóa đạm, xúc tiến sự chín của
quả, làm cho quả chín sớm và tăng phẩm chất quả, chống sâu bệnh. Thiếu lân dẫn
đến cây ngừng sinh trưởng, kéo dài thời gian phát dục của quả và chín muộn.
Thân có màu nâu tím, lá có màu xanh lục, sau đó màu lục.

12


+ Kali đẩy mạnh quá trình quang hợp, quá trình vận chuyển, tăng cường
khả năng hút đạm, chống rét và hạn chế sâu bệnh, tăng trọng lượng quả và phẩm
chất quả (bón phân gà cho cây ớt rất tốt, phân gà có nhiều kali), tăng khả năng
chín sớm và chống đỡ cho ớt. Thiếu kali xuất hiện vết nâu vàng ở mép lá, lá cuộn
lại, cây ngừng sinh trưởng, lá héo và chết.
+ Ca kích thích sự sinh trưởng của rễ, làm cho thân cứng. Tránh ảnh hưởng

những nguyên tố gây độc làm tăng pH của môi trường dinh dưỡng và tạo điều
kiện cho ớt hấp thụ tốt nhất các nguyên tố (lân, vi lượng…). Thiếu Ca đỉnh sinh
trưởng yếu, lá màu vàng, quả nhỏ. Yêu cầu Ca tăng lên trong điều kiện thiếu ánh
sáng.
Ngồi những yếu tố chính, ớt còn yêu cầu các nguyên tố vi lượng để sinh
trưởng, phát triển bình thường như Bo, Mo, Mn, Cu, Fe, Mg…bón phân vi lượng
sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả .
Ớt yêu cầu nhiều dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, ra quả. Do vậy phải bón
phân kịp thời, đầy đủ, cân đối cho các đợt quả ra trước nhiều, đợt quả ra sau
khơng hoặc ít làm giảm trọng lượng quả. Tỷ lệ NPK thích hợp cho ớt là 2 : 0,75 :
1 hay 2 : 1 : 1.
+ Đất
Ớt không kén đất nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù
sa ven sông suối (đất bãi hàng năm có ngập nước, được bồi phù sa hoặc đất có độ
màu mỡ khá), đất phải thoát nước, tơi xốp, tầng canh tác dày. Đất đồi, đất cát
xám nội đồng có mạch nước ngầm cao nếu được chăm sóc tốt cũng đều cho năng
suất cao, độ pH thích hợp 5,5 - 6,5.
1.1.6. Các giai đoạn sinh trưởng của cây ớt
- Nảy mầm: Tính từ khi gieo đến khi 2 lá mầm (8 – 10 ngày) sau khi gieo.
Yêu cầu về nhiệt độ: 25 – 300C, ẩm độ 70 – 80%. Thời gian nảy mầm của hạt ớt
phụ thuộc vào quá trình bảo quản, điều kiện thời tiết, đất và kỹ thuật gieo hạt.

13


- Thời kỳ cây con: (2 lá mầm đến 5, 6 lá thật). Thời gian 30 – 40 ngày sau
gieo. Yêu cầu nhiệt độ 18 – 200C, ẩm độ đất 80%. Thời kỳ này cây phát triển bộ
rễ và bắt đầu sử dụng dinh dưỡng từ bên ngoài và tăng trưởng về chiều cao.
- Thời kỳ hồi xanh: Sau trồng 5 – 7 ngày. Yêu cầu nhiệt độ 18 – 200C, ẩm
độ đất 80%.

- Thời kỳ phân cành: 20 – 25 ngày sau trồng. Yêu cầu ẩm độ 70%. Yêu
cầu bón lân, đạm, kali nhưng nồng độ thấp.
- Thời kỳ ra hoa: Sau trồng 40 – 45 ngày. Yêu cầu tối đa về dinh dưỡng,
nước, nhiệt độ 20 – 250C, ẩm độ đất 80 - 90%.
- Ra quả và chín:
+ Ra quả đợt 1: 50 – 60 ngày sau trồng.
+ Thu quả đợt 1: 90 – 100 ngày sau trồng.
+ Thu quả đợt 2 đến thu quả đợt cuối cùng: 110 – 180 ngày sau trồng.
Thời gian ra quả và thu quả liên tục trên 1 tháng. Giai đoạn này yêu cầu tối đa về
dinh dưỡng và nước, yêu cầu nhiệt độ 20 – 300C, ẩm độ đất 80%. Qua các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp,
chọn thời vụ trồng và có chế độ chăm sóc hợp lý.
1.2. Nghiên cứu về ưu thế lai và khả năng kết hợp
1.2.1. Nghiên cứu về ưu thế lai
1.2.1.1. Khái niệm ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống mạnh hơn bố mẹ, hoặc cả cơ
thể cây lai hoặc từng cơ quan bộ phận của cây lai sinh trưởng phát triển nhanh,
mạnh hơn, có tính chống chịu cao hơn, phẩm chất tốt hơn cây bố mẹ.
Danh từ ưu thế lai (Heterosis) được Shull (nhà chọn giống ngô người Mỹ)
đưa ra vào năm 1917 để chỉ các thế hệ có ưu thế hơn bố mẹ. Tuy nhiên hiện
tượng con lai đời thứ nhất (F1) có biểu hiện hơn bố mẹ đã được biết đến và mô tả
từ lâu. Năm 1760 nhà thực vật học Kolreuter đã thu được con lai giữa 2 loài
thuốc lá là Nicotiana tabacum và Nicotiana rustica có sức sinh trưởng mạnh vượt
xa bố mẹ của chúng. Dựa trên kết quả này Kolreuter đã xây dựng phương pháp

14


×