Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai mướp đắng (momordica charantia l ) triển vọng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN VĂN THAO

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ
HỢP LAI MƯỚP ðẮNG (MOMORDICA CHARANTIA .L) TRIỂN
VỌNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
: 60.62.01
Mã số
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHẮC THI

HÀ NỘI - 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này ñã ñược
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Thao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Khắc Thi người đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi về chun mơn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp. ðồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn các anh, các chị tại bộ môn Rau thuộc Viện nghiên cứu Rau-Quả
Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình tiến hành thí nghiệm
ngồi đồng ruộng.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Di truyền và
chọn giống cây trồng, khoa Nông học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
tạo ñiều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp ñỡ tơi trong q trình học tập nghiên
cứu tại bộ mơn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
những người ln ủng hộ, ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện
tốt luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

ii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn ………....…..………………....……………….......…...........……… i
Lời cam ñoan ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục bảng biểu ......................................................................................... viii
Dang mục ñồ thị .................................................................................................. ix
I. MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1.1. ðặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và u cầu ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
1.2.2. u cầu ....................................................................................................... 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1. Tổng quan về cây mướp ñắng ....................................................................... 3
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng và dược lý của cây mướp ñắng .................................... 3
2.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây mướp ñắng ................................................... 3
2.1.1.2. Giá trị dược lý của cây mướp ñắng ......................................................... 5
2.1.1.3. Một vài món ăn bổ dưỡng từ cây mướp đắng ......................................... 9
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây mướp ñắng ............................... 9
2.1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây mướp ñắng .......................................... 9
2.1.2.2. Phân bố cây của mướp ñắng .................................................................. 13
2.1.2.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây mướp ñắng .......................................... 13
2.1.3. Nghiên cứu về cây mướp ñắng trên thế giới ............................................ 16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

iii



2.1.4. Một số nghiên cứu và sản xuất cây mướp ñắng ở Việt Nam ................... 19
2.2. Tổng quan về khả năng kết hợp chung ....................................................... 23
2.2.1. Nghiên cứu về ñánh giá khả năng kết hợp chung trong chọn giống ưu thế
lai ........................................................................................................................ 23
2.2.1.1. Ưu thế lai ............................................................................................... 23
2.2.1.2. Xác ñịnh mức biểu hiện của ưu thế lai .................................................. 24
2.2.1.3. Cách xác ñịnh khả năng kết hợp chung ................................................. 26
2.2.2. Sử dụng phương pháp Topcross trong ñánh giá khả năng kết hợp chung
............................................................................................................................. 27
2.2.3. Nghiên cứu khả năng kết hợp ở cây mướp ñắng ...................................... 30
III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 33
3.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 33
3.2. ðịa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ................................................ 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 33
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 34
3.4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, cây thử và tổ hợp lai
............................................................................................................................. 34
3.4.1.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển .............................. 34
3.4.1.2. ðặc ñiểm phát triển thân, cành, lá ......................................................... 34
3.4.2. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả ......................................................................... 34
3.4.2.1. ðặc ñiểm ra hoa .................................................................................... 34
3.4.2.2. Một số chỉ tiêu về hình thái quả ............................................................ 34
3.4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................... 35
3.4.4. Sâu, bệnh hại mướp ñắng ......................................................................... 35
3.4.4.1. Bệnh hại mướp ñắng ............................................................................. 35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

iv



3.4.4.2. Sâu hại mướp ñắng ................................................................................ 35
3.5. Một số ñặc ñiểm của các tổ hợp lai có triển vọng ....................................... 35
3.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
3.6.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ............................................. 36
3.6.2. Phương pháp theo dõi ............................................................................... 37
3.6.2.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển .............................. 37
3.6.2.2. ðặc ñiểm phát triển thân, lá .................................................................. 37
3.6.2.3. ðặc ñiểm ra hoa .................................................................................... 38
3.6.2.4. Một số chỉ tiêu về quả ........................................................................... 38
3.6.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................ 39
3.6.2.6. ðánh giá tình hình bệnh hại .................................................................. 40
3.6.2.7. ðánh giá tình hình sâu hại ..................................................................... 41
3.6.3. Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp ................................................. 41
3.6.3.1. Phân tích phương sai I ........................................................................... 42
3.6.3.2. Phân tích phương sai II ......................................................................... 42
3.6.3.3. Phân tích phương sai III ........................................................................ 43
3.6.3.4. Ước lượng khả năng kết hợp chung ...................................................... 44
3.7. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 45
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 46
4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các dòng và cây thử ......................... 46
4.1.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng và cây
thử ....................................................................................................................... 46
4.1.2. ðặc điểm cấu trúc, hình thái cây của các dịng và cây thử ...................... 47
4.1.3. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của các dòng và cây thử ................................. 49
4.1.4. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các dịng và cây thử ............................. 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

v



4.1.5. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng và cây thử
............................................................................................................................. 51
4.2. ðặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai .................................... 53
4.2.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai
............................................................................................................................. 54
4.2.2. ðặc ñiểm cấu trúc và hình thái của các tổ hợp lai .................................... 57
4.2.3. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả các tổ hợp lai .................................................. 59
4.2.4. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các tổ hợp lai ....................................... 60
4.2.5. Một số loài sâu, bệnh hại trên cây mướp ñắng ......................................... 62
4.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai .............. 65
4.2.7. Một số tổ hợp lai triển vọng ..................................................................... 68
4.2.8. Hệ số tương quan và phương trình tương quan giữa năng suất với các yếu
tố cấu thành năng suất ........................................................................................ 74
4.2.9. ðánh giá khả năng kết hợp chung của cây thử, dòng và khả năng kết hợp
riêng giữa dịng với cây thử về tính trạng năng suất cá thể ................................ 75
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ........................................................................... 81
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 81
5.2. ðề nghị ........................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83
Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................... 83
Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................... 85

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ðC

: ðối chứng

KLTBQ

: Khối lượng trung bình quả

KLPQĂð

: Khối lượng phần quả ăn được

KNKHC

: Khả năng kết hợp chung

KNKHR

: Khả năng kêt hợp riêng

LSD0,05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa thống kê ở mức 95%

NSCT

: Năng suất cá thể

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTP

: Năng suất thương phẩm

THL

: Tổ hợp lai

TLPQĂð

: Tỷ lệ phần quả ăn được

ƯTL

: Ưu thế lai

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1. Thành phần và khối lượng các chất dinh dưỡng trong quả mướp ñắng ........ 4
4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng và cây thử qua các giai ñoạn
............................................................................................................................. 46
4.2. ðặc ñiểm cấu trúc, hình thái cây của các dịng và cây thử ......................... 48
4.3. ðặc điểm ra hoa, đậu quả của các dịng và cây thử .................................... 49
4.4. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các dòng và cây thử ................................ 51

4.5. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng và cây thử .......... 52
4.6. Danh sách các tổ hợp lai và ký hiệu ngồi đồng ruộng ............................... 54
4.7. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai qua các giai ñoạn ....... 55
4.8. ðặc ñiểm cấu trúc và hình thái cây của các tổ hợp lai ................................ 58
4.9. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của các tổ hợp lai ............................................... 59
4.10. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các tổ hợp lai ........................................ 61
4.11. Một số loại sâu, bệnh hại mướp ñắng ....................................................... 64
4.12. Nằng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai ............... 66
4.13. Một số chỉ tiêu của các tổ hợp lai có triển vọng ....................................... 69
4.14. Một số hình ảnh về quả của các tổ hợp lai có triển vọng .......................... 70
4.15. Hệ số tương quan giữa tính trạng năng suất với các yếu tố cấu thành năng
suất ..................................................................................................................... 74
4.16. Bảng phân tích phương sai I ...................................................................... 76
4.17.Bảng phân tích phương sai II ..................................................................... 76
4.18. Giá trị KNKHC của các dịng mướp đắng ................................................ 77
4.19. Giá trị KNKHC của các cây thử mướp ñắng ............................................ 78
4.20. Giá trị KNKHR giữa dòng và cây thử ....................................................... 80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

viii


DANH MỤC ðỒ THỊ
4.1. Giá trị KNKHC của các dòng mướp ñắng .................................................. 78
4.2. Giá trị KNKHC của các cây thử .................................................................. 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

ix



I. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Mướp ñắng (Momordica charantia.L) hay cịn gọi là khổ qua, thuộc họ
Bầu bí (Cucurbitaceae), là cây rau ăn quả quen thuộc và ñược người miền Nam
miền Trung rất ưa chuộng. Hiện nay ở miền Bắc người tiêu dùng cũng ñã dần
dần quen thuộc với vị ñắng rất ñặc biệt này. Trong dân gian có rất nhiều món ăn
được chế biến từ mướp đăng rất ngon và ñộc ñáo như: canh mướp ñắng nhồi thịt,
thêm nấm; mướp đắng chưng tương hột, đơi khi thêm thịt nạc băm; nộm mướp
đắng; mướp đắng xào trứng …
Mướp đắng khơng chỉ là món ăn ngon miệng hấp dẫn, bổ dưỡng mà còn là
bài thuốc rất hiệu nghiệm. Trong y học, mướp ñắng với tác dụng giải nhiệt, bổ
thận, nhuận tỳ, thơng tiểu, phù thũng do gan nóng, tiêu khát, bớt mệt mỏi, nhất là
trong các ngày nắng nóng nên mướp ñắng ñược xem như một vị thuốc quý.
Mướp ñắng có nhiều tác dụng chữa bệnh: dây mướp đắng đun sơi ñể nguội dùng
ñể tắm sẽ trị chứng rôm sảy và mụn nhọt; nước lá mướp đắng có tác dụng hạ
nhiệt và có tác dụng tốt cho những người bị bệnh tiểu ñường…
Với giá trị dinh dưỡng và y học như vậy cây mướp ñắng ñang thật sự
ñược các nước trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam tập quán trồng trọt và sử
dụng mướp đắng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên các giống mướp đắng trồng ở các
tỉnh phía Bắc chủ yếu là giống địa phương. Do khơng được chọn lọc trong quá
trình nhân giống nên cho năng suất, chất lượng thấp, khơng đáp ứng được thị
hiếu người tiêu dùng. Các giống nhập nội tuy cho năng suất cao, mẫu quả đẹp,
song thường bị sâu bệnh và có giá thành hạt giống cao nên hiệu quả sản xuât
chưa cao. ðể nâng cao năng suất của cây mướp đắng thì không thể thiếu công tác

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

1



chọn tạo giống mới cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng với nhiều điều
kiện khí hậu khác nhau, chống chịu sâu bệnh tốt.
Trong quy trình chọn tạo giống ưu thế lai ở cây mướp ñắng bước quan
trọng là ñánh giá khả năng kết hợp chung (KNKHC) của các dịng thuần. ðó là
lý do chúng tơi tiến hành đề tài: “ðánh giá khả năng kết hợp và tuyển chọn các
tổ hợp lai mướp ñắng (Momordica charantia.L) triển vọng tại Gia Lâm - Hà
Nội”.
1. 2. Mục đích và u cầu
1. 2.1. Mục đích
+ ðánh giá khả năng kết hợp của các dịng tự phối thơng qua các chỉ tiêu
nơng sinh học của các tổ hợp lai (THL).
+ Xác ñịnh các dịng có thể phối hợp với nhau tạo ra giống lai, đồng thời
cung cấp các dịng ưu tú cho giai ñoạn thử khả năng kết hợp riêng (KNKHR).
1. 2. 2. Yêu cầu
- Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng, cây
thử nghiên cứu.
- Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các THL.
- Khảo sát khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh trên ñồng ruộng của
các THL.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

2


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây mướp ñắng
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng và dược lý của cây mướp ñắng

2.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây mướp ñắng
Quả của các lồi trong họ Bầu bí có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều
đường, vitamin và muối khống. Trong quả mướp ñắng giàu chất sắt, Vitamin A,
B, C, Protein và khoáng chất.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mướp đắng là loại rau có chứa
nhiều các chất dinh dưỡng. Việc tìm ra các giống mướp đắng có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt trong điều kiện vùng Bắc Bộ
có ý nghĩa quan trọng trong ñới sống hàng ngày, ñặc biệt trong y học. Theo
thơng tin trên website của báo Việt Nam thì một trong những bí quyết trường thọ
của người dân vùng Okinawa (Nhật Bản) chính là ăn nhiều mướp đắng, uống trà
và nước ép mướp ñắng. Những nghiên cứu cho thấy mướp đắng là thực phẩm
giàu dinh dưỡng, giúp duy trì tuổi thọ cho con người. Uống trà và nước mướp
ñắng ñúng cách cũng sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. ðây là một ví dụ điển hình về
hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm chế biến từ cây mướp ñắng ñem lại cho sức
khoẻ của con người.[17]
Theo tạp chí Sức khỏe của Mỹ khẳng định mướp đắng có tác dụng giải
nhiệt và giảm lượng ñường trong máu. Những thành phần hóa học có trong hạt
và thân mướp đắng có khả năng phân giải ñường và làm chậm lại quá trình hấp
thụ đường của cơ thể. Các nghiên cứu của y học hiện ñại ñã chứng minh rằng
uống trà mướp ñắng là cách giúp cho cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh
dưỡng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

3


Theo tài liệu của Viện ðại Học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội
nhập vào Mỹ [3], thành phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g quả mướp
đắng như sau:

Bảng 2.1. Thành phần và khối lượng các chất dinh dưỡng
trong 100 g quả mướp ñắng
Thành phần dinh dưỡng
Khối lượng
83,0 – 92,0 g
Nước
1,5 – 2,0 g
Protein
0,2 – 1,0 g
Lipit
4,0 – 10,5 g
Carbonhydrat
0,8 – 1,7 g
Chất xơ
105,0 – 250,0 KJ
Năng lượng
20,0 – 23,0 mg
Ca
1,8 – 2,0 mg
Fe
38,0 – 70,0 mg
P
88,0 – 96,0 mg
Vitamin C
(Nguyễn Thượng Dong và cộng sự (2001). Nghiên cứu thành phần hố học của
cây mướp đắng (Momordica charantia L.)) [3]
Hàm lượng nước trong quả mướp ñắng chiếm tỷ lệ cao (chiếm 83,0 –
92,0% tổng khối lượng quả). Hàm lượng nước trong quả cao và hàm lượng các
chất hữu cơ (Prôtêin, Lipit, Carbonhydrat, Chất xơ…) ở mức vừa phải là một
ñiều kiện rất phù hợp ñể sử dụng làm rau xanh cung cấp các chất dinh dưỡng cho

con người. Ngồi ra khi sử dụng mướp đắng trong bữa ăn hàng ngày chúng ta ñã
cung cấp thêm một lượng ñáng kể Vitamin C, sắt, phốtpho hữu cơ, canxi… rất
cần thiết cho hoạt động sống của chúng ta.
Ngồi ra, theo Raman A., Lau C. (1996) thì hàm lượng Vitamin C trong
mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa lão hố da và giảm bớt mỡ trong máu. Nhưng
Vitamin C không chịu được nhiệt độ cao, vì thế nếu đun nóng mướp đắng thì giá

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

4


trị dinh dưỡng sẽ mất ñi. Cách tốt nhất ñể ăn mướp đắng có hiệu quả là ép nước
uống.[35]
2.1.1.2. Giá trị dược lý của cây mướp ñắng
Theo kết quả nghiên cứu của đơng y, quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh,
khơng độc, có tác dụng giải nhiệt, trừ phiền, thanh tâm sáng mắt, giảm đau. Hạt
mướp đắng, có vị ngọt tính ấm có tác dụng bổ khí, tráng dương tiêu ñộc. Lá
mướp ñắng dùng trị các chứng ñơn ñộc ñỏ tấy, những vết thương nhiễm khuẩn
(phơi khô tán thành bột mỗi lần dùng 12g), hịa với rượu uống đồng thời giã lá
tươi rửa sạch đắp bên ngồi. Mướp đắng nếu được dùng thường xun sẽ giúp
giảm các bệnh ngồi da, làm cho da dẻ mịn màng. Như vậy từ lâu ñời mướp
ñắng ñã là vị thuốc rất gần gũi với con người.[12]
Việc áp dụng các biện pháp ñưa mướp ñắng vào y học ngày càng ñược
nâng cao. Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus,
chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ ñắc lực cho bệnh nhân ung thư ñang chữa trị
bằng tia xạ [34]. ðây là bước phát triển của y học, nâng cao tầm quan trọng của
mướp ñắng. Mướp đắng ngồi việc sử dụng làm thức ăn thì về giá trị làm thuốc
ñang ñược ñưa vào nghiên cứu rộng rãi, chữa được nhiều bệnh.
Khi tiến hành phân tích hố học tồn cây, quả và hạt mướp đắng các nhà

khoa học tìm được một số chất hóa học và được mô tả như sau:
Glycosid là phức hợp của Momordicin và Charantin. Charantin là một hỗn
hợp Steroid làm hạ ñường. Một Glycosid khác gốc Pyrimidin cũng được tìm
thấy. Ngồi ra cịn có Alkaloid momordicin và dầu thực vật.
Một peptid giống Insulin hạ đường có tên gọi là Polypeptid-P có trong
mướp đắng. Chất này ñược chiết xuất từ quả, hạt và các mơ trong thân cây và có
phân tử lượng 11000 đơn vị Carbon.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

5


Hạt mướp đắng chứa 32% dầu với các axít béo Stearic, Linoleic, Oleic.
Hạt cũng chứa nucleosid Pyrimidin vicine, Glycoprotein alpha-Momorcharin và
beta-Momorcharin và Lectin.[9]
Khả năng hạ ñường huyết là một trong những tác dụng nổi bật của mướp
ñắng. Các nghiên cứu về khả năng hạ ñường huyết của mướp ñắng cho thấy, sử
dụng quả mướp đắng có khả năng làm giảm, cải thiện bệnh tiểu ñường ở người
và ở ñộng vật. ðây là một giải pháp chữa bệnh an tồn, ít có tác dụng phụ.
Những nghiên cứu hạ đường huyết ở thú vật ñược thực hiện ở chuột và thỏ
do Phạm Văn Thanh và cộng sự tiến hành cho thấy, mướp ñắng giúp cải thiện
dung nạp Glucose, giữ ñược tính hạ ñường sau khi ngưng dùng mướp ñắng 15
ngày ñồng thời giảm ln Cholesterol. Như vậy hiệu quả mướp đắng đem lại là
rất tốt và khá lâu dài.[7]
Các nhà khoa học cho rằng, cơ chế của tác dụng trên là tạo ñược tế bào
beta, tăng hấp thụ Glucose vào mô, tăng khả năng tổng hợp Glycogen trong gan
và cơ bắp, tạo

Triglyceride trong




mỡ

và tạo

mới

Glucose

(Gluconeogenesis).[9]
Một số nhà khoa học khác cho rằng tác dụng giảm đường huyết có khả
năng là do cơ chế tăng sử dụng đường trong gan thay vì tăng tiết Insulin. Nghiên
cứu enzym gan chứng minh hoạt ñộng hạ ñường của mướp đắng khơng cải thiện
dung nạp đường ở chuột, nhưng ức chế thành lập Glucose trong máu do ức chế
enzym Glucose-6-phosphstase và Fructose-1,6-biphosphatase, đồng thời tăng
cường oxy hóa Glucose qua lối G6PDH. Tác dụng hạ đường cũng có sự tham dự
của Cytochrome P450 và Glutathione-S-transferase ở gan chuột bị bệnh tiểu
đường.[10]

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

6


Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh, Viện Cơng nghệ hố, kết quả thử nghiệm
tại ðại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và ðại học dược Tokyo (Nhật Bản)
cho thấy dịch tiết từ mướp ñắng ñược thu tai Trung tâm Nghiên cứu và phát triển
dược liệu miền Trung có hoạt tính hạ huyết, tuy nhiên vấn đề ở đây là tác dụng

của chất nào trong loại quả này vẫn ñang ñược tiếp tục nghiên cứu.[9]
Mướp ñắng cải thiện dung nạp ñường ở người. Theo nghiên cứu của J.
Med Res, (1960) thực hiện ở 18 người tiểu ñường loại II, cho kết quả thành công
73% khi dùng nước ép mướp ñắng. Người sử dụng nước ép mướp ñăng làm
giảm 54% lượng ñường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin A1C ở 6
bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp ñắng.[35]
Antiseptic (1962), tiến hành thử nghiệm dùng nước ép tươi quả mướp
đắng ở 160 bệnh nhân kiểm sốt được bệnh tiểu ñường, thu ñược kết quả là
mướp ñắng không làm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng Carbohydrate.[3]
Thử nghiệm tại ñại học Calcutta (Ấn ðộ) như sau: 6 bệnh nhân tiểu ñường
loại II uống mỗi ngày một lần 100ml nước sắc quả mướp đắng tươi (khơng nói
rõ tỷ lệ quả/nước). Sau 3 tuần, lượng ñường huyết giảm 54%. Sau 7 tuần ñường
huyết trở lại bình thường.[9]
Thử nghiệm của Ahmad N nhận thấy, cao mướp đắng có ảnh hưởng tới
đường huyết của bệnh tiểu đường loại II, lúc đói và sau bữa ăn.[3]
Như vậy việc sử dụng mướp ñắng và các sản phẩm được chế biến từ mướp
đắng hồn tồn có khả năng làm giảm lượng ñường trong máu và giúp cải thiện
khả năng dung nạp đường, cải thiện tình trạng bệnh lý của các bệnh nhân mắc
bệnh tiểu đường.
Ngồi khả năng giúp ổn định đường huyết của quả mướp đắng thì sản
phẩm cao rễ và lá mướp đắng cịn có tính kháng khuẩn. Một nghiên cứu về cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

7


từ rễ và lá của cây mướp đắng có chứa chất momorcharin có tính chống u bướu
và có thể ức chế tổng hợp Protein của các loại vi khuẩn, ức chế sinh sản của các
siêu vi như Polio, Herpes simplex I và HIV.[10]

Chưa có nghiên cứu nào trên người về tác dụng chống thụ thai của mướp
ñắng. Hiện nay chỉ có nghiên cứu tác dụng này trên động vật như thỏ, chó,
chuột…. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng một protein trong cây mướp đắng có
hoạt tính chống sinh sản ở chuột ñực. Sử dụng cao của quả mướp ñắng với lượng
1,7 g/ngày làm tinh hồn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh
trùng. Ở chuột cái, khi sử dụng nước mướp đắng có khả năng làm hư thai. Chuột
và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng khơng xảy
ra ở chuột khơng có thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo phụ nữ
ñang mang thai và trong thời kỳ cho con bú khơng nên sử dụng mướp đắng và
các sản phẩm từ mướp ñắng.[9]
Khi nghiên cứu mức ñộ an tồn của quả mướp đắng các nhà khoa học thấy
rằng, mỗi phần của quả mướp đắng có các chất khác nhau và chính các chất này
làm nên những tác dụng khác nhau.
Phần thịt quả có một chất Protein đặc biệt gọi là Cucurmisin; chất này
thuộc loại Serine proteaz, có khả năng tiêu hóa thịt. Nó khơng bị thủy phân bởi
nhiệt nên sau khi nấu chín vẫn cịn tác dụng (khác với Papain của ñu ñủ và
Bromelin của dứa).
Hạt quả có Melonin và một số chất ức chế Trypsin như: CMeTI-A,
CMeTI-B. Các chất này gây ức chế hoạt ñộng của Ribosom trong tế bào. Hạt quả
mướp đắng chín có một loại Protein được định danh là MAP30. Chất này có khả
năng chống HIV và ung thư.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

8


Mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và khơng dùng q 4 tuần. Nói
chung, mướp đắng có mức độ tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về
đường tiêu hóa.[10]

Tuy nhiên, cần chú ý là mướp đắng khơng nên dùng cho phụ nữ có thai vì
độc hại cho hệ sinh sản, có thể làm tử cung xuất huyết và co thắt và làm hư thai.
ðó là những khuyến cáo rất ñáng lưu ý ñối với những phụ nữ đang trong thời
gian thai nghén.[9]
2.1.1. 3. Một vài món ăn bổ dưỡng từ mướp đắng.
Một số món ăn bổ dưỡng được chế biến từ quả mướp đắng và có tác dụng
tốt với người mắc bệnh tiểu ñường, bệnh tim mạch như:
+ Canh mướp ñắng nhồi thịt, thêm nấm.[22]
+ Mướp ñắng chưng tương hột, ñôi khi thêm thịt nạc băm.[22]
+ Gỏi (nộm) mướp ñắng.[22]
+ Mướp ñắng xào trứng.[22]
+ Trà mướp ñắng.[14]
+ Nước mướp ñắng.[14]
+ Salat mướp ñắng với ruốc.[14]
+ Lươn hấp mướp đắng.[2]
+ Mướp đắng kho tương.[20]
+ ''Cá kho khơ tẩm lá gừng''.[2]
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây mướp ñắng
2.1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây mướp ñắng
Mướp ñắng là loại rau ñược sử dụng rất phổ biến ở Ấn ðộ, Philippin,
Malaysia, Trung Quốc, Úc, Châu Phi, Tây Á, Mỹ La Tinh và Caribê. Theo
nghiên cứu của Gagnepain, (1912)[28] cho thấy mướp đắng có nguồn gốc ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

9


Châu Á như ở Bắc Ấn ðộ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì ở những vùng giáp ranh
người ta đã tìm thấy quần thể hoang dại hay quần thể tự nhiên của mướp ñắng.

Sau này mướp ñắng ñược ñưa sang Châu Mỹ Latinh thơng qua việc bn bán
trao đổi hàng hoá. Chúng mọc tự nhiên thành dạng cây cỏ ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới từ Brazin đến ðơng Nam nước Mỹ.
Theo nghiên cứu của Jeffrey, (1967)[31] chỉ tính riêng ở châu Phi đã có
tới 23 lồi. Các lồi trồng trọt như Momordica charantia, hoặc Karela của Ấn
ðộ, Momordica cochinchineses, mướp ngọt (Sweet gourd), hoặc Gol kakola của
Assa và NE States, Momordica dioica của vùng bộ lạc Bengal, Bihar và Orissa
và kartoli của tỉnh Maharashtra, ngoài ra Momordica balsamina (Balsam apple)
và Momordica cymbalaria (Syn. Momordica tuberosa).
Theo M.E.C. Reyes, B.H. Gildemach và C.J. Jansen, (1993)[36] Mướp
ñắng (Momordica charantia L.) thuộc:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Cucurbitales
Họ (familia): Cucurbitaceae
Chi (genus): Momordica
Chi mướp đắng Momordica thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài tập
trung chủ yếu ở châu Phi, một số lồi ở châu Mỹ, Châu Á chỉ có khoảng 5 - 7
loài.
Theo Phạm Hoàng Hộ, (1991)[6] chi Momordica ở Việt nam có các lồi
sau:
Momordica Charantia L.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

10




×