Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đặc điểm di truyền và khả năng sản xuất của gà nhiều ngón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHẮC KHÁNH

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
GÀ NHIỀU NGÓN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHẮC KHÁNH

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ NHIỀU NGÓN

Chuyên nghành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi
2. TS. Võ Văn Sự

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của
tập thể trong và ngoài cơ quan. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn


hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu
nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả, những số liệu đưa ra trong bản luận
văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được nghiên cứu này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính
trọng sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi và TS. Võ Văn Sự là các thầy đã
hướng dẫn khoa học nội dung luận văn đã tận tình chỉ bảo và đầu tư nhiều cơng
sức và thời gian trong suốt q trình thực hiện.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào
tạo, Bộ môn..., Khoa... - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn tập thể anh chị em Trạm Thú Y Tân Sơn - Phú
Thọ và Hội nông dân xã Cổ Đô – Ba Vì đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi trong
q trình thực tập tốt làm luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn Phịng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn ni,
Phịng Thí nghiệm trọng điểm và công nghệ tế bào - Viện chăn nuôi đã giúp đỡ
và phân tích kết quả khách quan chính xác tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt
luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình,
cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành bản luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Khắc Khánh

ii

năm 2015


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục đồ thị và hình ảnh ....................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................2
2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................2
2.1.1. Các kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu .............................2

2.1.1.1. PCR ..................................................................................................................2
2.1.1.2. Kỹ thuật microsatellite ......................................................................................3
2.1.1.3. Các đại lượng di truyền đặc trưng cho các quần thể gà ......................................3
2.1.1.4. Mối quan hệ di truyền giữa các quần thể gà.......................................................5
2.1.2. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm ..........................................7
2.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng của gà ...............................................................................................11
2.1.3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ...........................................................11
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm .....12
2.1.4. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gia cầm mái ............................................19
2.1.4.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái .......................................................................19
2.1.4.2. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản và yếu tố ảnh hưởng .....................21
2.1.5. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt...................................................................22
2.1.5.1. Khả năng cho thịt ............................................................................................22

iii


2.1.5.2. Chất lượng thịt ................................................................................................23
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................................23
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm bản địa trên thế giới........23
2.2.2. Một vài nghiên cứu liên quan đối tượng gà nhiều ngón ......................................28
2.2.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ và tên gọi ........................................................................28
2.2.2.2. Một vài cơng trình nghiên liên quan ................................................................29
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................31
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................31
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................31
3.1.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................31
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................31

Đặc điểm di truyền của gà nhiều ngón .....................................................................31
Khả năng sản xuất của gà nhiều ngón ......................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................32
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của gà nhiều ngón .........................32
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu về khả năng sản xuất của gà nhiều ngón .....................34
3.4. Xử lý số liệu .........................................................................................................38
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................39
4.1. Đặc điểm di truyền của gà nhiều ngón .................................................................39
4.1.1. Khoảng cách di truyền của gà nhiều ngón với một số giống khác .......................39
4.1.1.1. Kết quả tách ADN và phân tích đoạn ..............................................................39
4.1.1.2. Dải alen và tần suất alen quan sát quần thể gà nhiều ngón ..............................40
4.1.1.3. Độ phong phú các alen ....................................................................................46
4.1.1.4. Tần số dị hợp tử và hệ số cận huyết.................................................................47
4.1.1.5. Sự sai khác và khoảng cách di truyền của gà nhiều ngón với một vài giống.....49
4.1.1.6. Cây quan hệ di truyền .....................................................................................50
4.1.2. Khả năng di truyền tính trạng nhiều ngón cho thế hệ sau....................................51
4.2. Khả năng sản xuất của gà nhiều ngón ...................................................................52
4.2.1. Khả năng sinh trưởng.........................................................................................52
4.2.1.1. Sinh trưởng tích lũy ........................................................................................52
4.2.1.2. Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối ...............................................55

iv


4.2.2. Tỷ lệ ni sống của gà nhiều ngón .....................................................................57
4.2.3. Một số chỉ tiêu sinh sản .....................................................................................58
4.2.3.1. Tuổi thành thục sinh dục .................................................................................58
4.2.3.2. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng .............................................................................59
4.2.3.3. Kết quả phôi và tỷ lệ ấp nở..............................................................................60
4.2.3.4. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng .....................................................................61

4.2.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của gà nhiều ngón......................................63
4.2.4.1. Khả năng cho thịt gà nhiều ngón .....................................................................63
4.2.4.2. Chất lượng thịt gà nhiều ngón .........................................................................64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................67
5.1. Kết luận ................................................................................................................67
5.2. Đề nghị .................................................................................................................68
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ ...........................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................70
PHỤ LỤC ...................................................................................................................77

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

%

Phần trăm

ADN

Axit Deoxyribo Nucleic

Ca

Canxi


CH4

Metan

CO2

Cacbonic

cs

Cộng sự

Cu

Đồng

Cv

Hệ số biến động

DS

Khoảng cách di truyền

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

Fe


Sắt

Fis

Hệ số cận huyết

Fst

Độ sai khác di truyền

g

Gram

h2

Hệ số di truyền

H2S

Hidrosunfua

HW

Hardy - Weinberg

I

I ốt


K

Kali

kg

Kilo gram

m2

Mét vuông, đơn vị đo diện tích

Mean

Trung bình mầu

mm

Mini mét, đơn vị đo chiều dài

Mn

Mang gan

n

Số mẫu quan sát

Na


Natri

ng

Nano gam

NH3

Amoniac

NST

Nhiễm sắc thể

P

Phốt pho

vi


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

PCR

Phản ứng chuỗi trùng hợp Polymerase Chain Reaction

pg


Pico gram

R và A

Sinh trưởng tương đối (%) và tuyệt đối (g/con/ngày)

Rs, Rt

Độ phong phú mẫu, tổng thể

Se

Selen

Se

Sai số tiêu chuẩn

UPGMA

Unweighted Pair Group Method using arithmetic Averages

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Μg

Micro gram


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng thịt gà bản địa trên thế giới..................................................

26

Bảng 2.2. Sản lượng thịt gà bản địa các quốc gia hàng đầu châu Á.....................

27

Bảng 3.1. Chế độ chăm sóc ni dưỡng đàn gà nhiều ngón.................................

34

Bảng 4.1. Dải alen quan sát quần thể gà nhiều ngón............................................

40

Bảng 4.2. Bảng tần số các alen riêng trong từng locus và trong quần thể gà

42

nhiều ngón.............................................................................................................
Bảng 4.3. Độ phong phú alen trên các locus gà nhiều ngón.................................

46


Bảng 4.4. Tần số dị hợp tử và hệ số cận huyết ở mỗi locus của gà nhiều ngón...

48

Bảng 4.5. Quan hệ di truyền giữa gà nhiều ngón với một vài giống gà...............

49

Bảng 4.6. Độ ổn định di truyền ở thế hệ tiếp theo................................................

52

Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà nhiều ngón ...............................................

54

Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà nhiều ngón.........................

55

Bảng 4.9. Tỷ lệ ni sống gà nhiều ngón tại Phú Thọ và Ba Vì...........................

57

Bảng 4.10. Tuổi thành thục sinh dục gà nhiều ngón.............................................

58

Bảng 4.11. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng gà nhiều ngón.........................................


60

Bảng 4.12. Kết quả trứng có phơi và tỷ lệ ấp nở...................................................

61

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng.......................................................

62

Bảng 4.14. Khả năng cho thịt của gà nhiều ngón.................................................

64

Bảng 4.15. Thành phần hố học thịt gà nhiều ngón..............................................

66

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Q trình phát triển phơi của gà nhiều ngón.........................................

10

Hình 2.2. Các dạng nhiều ngón.............................................................................

10


Hình 2.3. Xu thế phát triển ngành chăn ni gia cầm...........................................

25

Hình 2.4. Sản xuất thịt gà bản địa trên thế giới.....................................................

26

Hình 2.5. Các quốc gia sản xuất gà bản địa hàng đầu châu Á..............................

28

Hình 4.1. Ảnh gà nhiều ngón......................................................................................

39

Hình 4.2. Ảnh điện di kiểm tra kết quả tách ADN.....................................................

39

Hình 4.3. Tần số các alen trong locus.........................................................................

45

Hình 4.4. Độ phong phú alen trên các locus gà nhiều ngón......................................

47

Hình 4.5. Sơ đồ cây quan hệ di truyền giữa gà nhiều ngón với một vài giống.....


50

Hình 4.6. Gà nhiều ngón các thế hệ......................................................................

51

Hình 4.7. Khối lượng gà nhiều ngón.....................................................................

52

Hình 4.8. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà nhiều ngón......................................

53

Hình 4.9. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của gà nhiều ngón....................................

56

Hình 4.10. Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà nhiều ngón................................

56

Hình 4.11. Tuổi thành thục sinh dục gà nhiều ngón.............................................

58

Hình 4.12. Tỷ lệ đẻ của gà nhiều ngón.................................................................

59


Hình 4.13. Trứng gà nhiều ngón...........................................................................

61

Hình 4.14. Mổ khảo sát gà nhiều ngón.................................................................

63

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Việc đánh giá con vật tới cấp độ phân tử nhằm mục đích đánh giá đúng bản chất
con vật, đồng thời đánh giá được những đặc điểm chính về khả năng sản xuất của con
vật để từ đó có những định hướng đúng đắn cho cơng tác chọn lọc, bảo tồn, phát triển
góp phần cho chăn ni gà nhiều ngón, sớm đưa giống gà quý hiếm này vào sản xuất
đại trà, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đề tài luận văn được thực hiện tại
2 địa phương có ni nhiều gà nhiều ngón là Xuân Sơn, Phú Thọ và Cổ Đô, Hà Nội
được tiến hành từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014. Một vài kết quả chính
được chúng tơi tóm lược như sau: Gà nhiều ngón là đối tượng có độ phong phú các
alen, cũng như các alen riêng cao. Mặc dù vẫn có nguy cơ mất cân bằng HW tuy nhiên
hệ số cận huyết khá thấp chỉ 0,097. Khoảng cách di truyền của gà nhiều ngón với các
giống gà Đơng Tảo, Mía, Ri và Tàu Vàng lớn nên có đủ điều kiện để cơng nhận gà
nhiều ngón là một giống riêng biệt. Mức độ di truyền tính trạng số ngón (6 ngón) của
quần thể gà nghiên cứu tại địa phương hiện nay đạt 82,68%. Trưởng thành tại 20 tuần
tuổi khối lượng con trống đạt 1608,91g/con và con mái đạt 1215,10g/con. Năng suất
trứng/mái/năm đạt 83,20 quả. Tỷ lệ phôi và ấp nở thấp chỉ dưới 87,28% và 74,86%. Tỷ
lệ trung bình thân thịt là 75,41%, thịt lườn là 17,28%, thịt đùi là 22,04%, mỡ bụng là
0,85%. Protein trong thịt đùi dao động từ 18,57 – 20,48%, trong khi đó thịt lườn dao
động 22,61 – 22,87%. Đặc biệt là những yếu tố làm nên chất lượng và hương vị thơm

ngon của thịt gà nhiều ngón đó là hàm lượng chất béo thô mức vừa phải đạt 1,19 –
1,56%, hàm lượng axitamin lysine khá cao 1,43% và đặc biệt là hàm lượng axitamin
glutamic rất cao từ 4,03 – 4,33%.
Từ khóa: Gà nhiều ngón, Phú Thọ, di truyền, sinh trưởng, cho thịt

x


THESIS ABSTRACT
The evaluation of the animal to molecular level aimed properly assess the animal
nature, and evaluate the main characteristics of the production capability of the animal
from which the proper orientation for the work selection, conservation, development
contributes to breed the polydactyly chicken, soon put this rare breed in mass
production, bringing economic benefits to farmers. Thesis is done in two localities have
much polydactyly chicken is Xuan Son, Phu Tho and Co Do, Hanoi was conducted
from June 2013 to October 2014. Some of the results are our main I summarize as
follows: Polydactyly chicken are many objects that the allele richness, as well as
higher private alleles. Although still at risk of imbalances HW however quite low
inbreeding coefficient is only 0.097. Genetic distances of polydactyly chicken with
Dong Tao, Mia, Ri and Tau Vang chicken breeds are large should have qualified for
recognition as a separate breed chickens. The degree of genetic traits of fingers (6
fingers) of the study population at local chicken now reaches 82.68%. At 20 weeks old
hens weight is 1608,91g/chicken and cocks weight is 1215,10g/chicken. Productivity
eggs/female/year reached 83.20 eggs. Rate embryos and hatched are low, under 87.28%
and 74.86%. The carcass average rate was 75.41%, breast meat was 17.28%, 22.04% is
ham, belly fat was 0.85%. Protein in thigh ranged from 18.57 to 20.48%, whereas breast
meat ranged from 22.61 to 22.87%. Especially those factors that make quality and
delicious taste of Polydactyly chicken meat were crude fat content reaches moderate
1.19 to 1.56%, relatively high lysine axitamin content of 1.43% and especially the very
high levels of glutamic axitamin from 4.03 to 4.33%.

Key words: Polydactyly chicken, Phu Tho, genetic, growth, produce meat

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của
ngành chăn ni nước ta. Nó khơng những đóng góp tích cực về mặt kinh tế mà
cịn mang theo những giá trị văn hóa tinh thần của xã hội. Hiện nay, chăn nuôi
gia cầm theo hướng công nghiệp đã đáp ứng tương đối đủ về mặt số lượng cho
nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, khi đời sống xã hội ngày càng cao, thì nhu cầu
người tiêu dùng lại càng địi hỏi cao hơn nữa, thực phẩm khơng những đáp ứng
đủ về số lượng mà còn đòi hỏi cả về chất và tính mới lạ. Do vậy, cơng tác giống
gia cầm theo hướng này ngày càng được quan tâm nhằm đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng.
Bên cạnh các giống gà đặc sản như gà Ri, Mía, Hồ, Đơng Tảo, Tre,
H’Mơng, Ác, Chọi...gà nhiều ngón có khả năng sản xuất khơng cao nhưng chất
lượng thịt thơm ngon, có ngoại hình khá lạ đặc biệt phảng phất giá trị văn hóa
tinh thần gắn liền với sự tích Sơn Tinh - Thuỷ Tinh với giống gà chín cựa nổi
tiếng từ ngàn đời nay.
Hiện tại, gà nhiều ngón vẫn chưa được các nhà quản lý coi là một giống vì
vẫn chưa có những dẫn cứ khoa học để chứng minh. Việc xác định nguồn gen
trên là một giống hoặc chí ít là một dịng có vai trị quan trọng trong những
nghiên cứu chun sâu về sau để công tác nghiên cứu và phát triển đảm bảo rằng
sẽ không làm trên những đối tượng có bản chất nguồn gen và di truyền giống
nhau. Điều này cũng được quy định khá rõ tại thông tư 18 (2010) của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
Thời gian gần đây chăn ni gà nhiều ngón thu hút được sự quan tâm của

nhiều bà con nơng dân, thậm chí cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay, gần như vẫn chưa có các cơng trình nghiên cứu chun sâu về đối tượng
này. Các nghiên cứu chỉ dừng lại chủ yếu ở dạng khái quát hóa những đặc điểm
sinh học thông thường. Để làm rõ hơn và sâu hơn về đối tượng gà nhiều ngón,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm di truyền và khả năng sản
xuất của gà nhiều ngón"

1


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được các đặc điểm cơ bản về đặc điểm di truyền và khả năng sản
xuất của gà nhiều ngón.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu gia cầm nói chung và gà bản địa
đặc sản nói riêng.
Đánh giá bản chất con vật tới cấp độ di truyền phân tử cho phép ta đánh giá
đúng bản chất nhất để từ đó có những định hướng trong sản xuất và lai tạo con
giống.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn về đặc điểm sinh học, di truyền
và khả năng sản xuất của giống gà nhiều ngón.
Việc đánh giá di truyền phân tử đặc biệt có ý nghĩa trong công tác bảo tồn
và khai thác nguồn gen vật nuôi mà nhà nước đang chú trọng hỗ trợ đầu tư.
Những kết quả đạt được là tài liệu quý trong công tác chọn lọc, lai tạo giống
và khuyến cáo các nông hộ đẩy mạnh trong công tác chăn nuôi gà nhiều ngón tại
nước ta tạo ra sản phẩm có giá trị, nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong nông hộ.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Các kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1.1. PCR
PCR là một phương pháp mang tính cách mạng được phát triển bởi Kary
Mullis trong những năm 80. PCR dựa trên việc sử dụng khả năng tổng hợp sợi
ADN mới bổ sung với sợi khn sẵn có. Do ADN polymerase chỉ có thể thêm
một nucleotide vào nhóm 3’-OH có trước, nên nó cần mồi để gắn nucleotide
đầu tiên. Yêu cầu này khiến cho nhà nghiên cứu có thể khuếch đại một vùng
trình tự cụ thể mong muốn. Kết thúc phản ứng PCR, trình tự cụ thể sẽ được
tích lũy trong hàng tỉ bản sao. Phản ứng PCR chỉ đòi hỏi một lượng ADN làm
khuôn ban đầu rất nhỏ. Trong trường hợp ADN genome động vật có vú, 1,0

2


µg ADN là tối ưu cho mỗi phản ứng, có chứa xấp xỉ 3x105 bản sao của một
gen trên NST. Đối với nấm men, vi khuẩn và plasmid, lượng ADN tối ưu
được sử dụng cho mỗi phản ứng tương ứng là 10 ng, 1 ng và 1 pg (Sambook J
et al., 2001).
2.1.1.2. Kỹ thuật microsatellite
Microsatellite là loại ADN lặp đi lặp lại được tạo thành từ các đoạn lặp
dài từ 2 đến 8 nucleotide. Chúng có thể có độ đa hình cao và thường là các chỉ
thị phân tử trong nghiên cứu di truyền quần thể. Các microsatellite có thể tìm
thấy mọi nơi trong hệ gen, cả vùng mã hố và khơng mã hố (Tóth G et al.,
2000). Các microsatellite được sử dụng để lập bản đồ và nghiên cứu đa dạng
di truyền trên gà ngay từ thời điểm nó được ứng dụng là do trình tự của chúng
có độ đa hình cao, phân bố rải rác tồn bộ hệ gen, và rất nhiều locus
microsatellite nghiên cứu trên gà đã được công bố và lập bản đồ (Crooijmans
RP et al., 1996) và dễ dàng tiếp cận thông qua internet.
Hiện nay các microsatellite là công cụ tốt nhất cho việc nghiên cứu các

locus liên quan đến tính trạng số lượng và cho việc đánh giá sự đa dạng di
truyền của các quần thể vật nuôi. Kết quả nghiên cứu các giống gà nội địa
Trung Quốc cho thấy khi phân tích bằng microsatellite thì tần số dị hợp tử
quan sát được là cao nhất (75,91%), tiếp theo là phương pháp RAPD (Random
Amplification of Polymorphic DNA) (26,32%), cuối cùng là phương pháp
phân tích allozyme (22,09%). Dùng microsatellite khi nghiên cứu trên quần
thể gà có thể thu được hơn 12 alen trên một locus và tần số dị hợp tử có thể
lên đến 90%.
2.1.1.3. Các đại lượng di truyền đặc trưng cho các quần thể gà
Độ phong phú alen ở mỗi locus và mẫu, kí hiệu là Rs, và tổng thể các
mẫu kí hiệu là Rt là một thước đo số lượng các alen độc lập cỡ mẫu, do vậy
cho phép so sánh giữa các mẫu có cỡ khác nhau. Do số alen quan sát phụ
thuộc cao vào cỡ mẫu nên Petit và cộng sự (Petit RJ et al., 1998) đã đề ra
nguyên tắc ước tính số lượng dự kiến của các alen trong một phân mẫu 2n
gen, dựa trên 2N gen đã được lấy mẫu (N ≥ n), trong đó N là số nhỏ nhất các
cá thể được lập kiểu gen đối với một locus trong một mẫu.
Các quần thể trong thực tế thường có sự sai khác giữa tần số dị hợp tử
quan sát và tần số dị hợp tử mong đợi. Tần số dị hợp tử quan sát là tỉ lệ số cá

3


thể dị hợp thu được trong nghiên cứu và tần số dị hợp tử mong đợi hay còn
được gọi là độ đa dạng gen của một locus được tính dựa trên tần số quan sát
của các alen thuộc locus đó, với giả định quần thể nghiên cứu ở trạng thái cân
bằng Hardy - Weinberg.
Hệ số cận huyết (ký hiệu là Fis) xét tại một locus ở một cá thể là xác
xuất để 2 alen thuộc locus đó, cùng sinh ra từ một alen tổ tiên, giống hệt nhau.
Giá trị Fis thuộc khoảng [-1; 1]. Fis = 0 phản ánh quần thể giao phối ngẫu
nhiên. Fis > 0, quần thể thiếu hụt dị hợp tử do giao phối cận huyết hoặc đồng

giao, hoặc do sự chọn lọc các cá thể đồng hợp nếu có sự mất cân bằng liên kết
giữa locus được chọn (một alen thích hợp) và một chỉ thị. Fis < 0, quần thể dư
thừa dị hợp tử, là kết quả của phép lai F1 hoặc dị giao. Sự chọn lọc cá thể dị
hợp nếu có sự mất cân bằng liên kết giữa locus được chọn và chỉ thị cũng tạo
ra Fis < 0. Về ý nghĩa định tính, giá trị Fis = 0,125 là kết quả ghép cặp giữa
anh chị em hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ, giữa chú (bác) ruột - cháu gái, cơ
(dì) ruột - cháu trai. Giá trị Fis = 0,25 là kết quả của sự ghép cặp giữa anh chị
em ruột, giữa cha - con, mẹ - con. Giá trị Fis tổng thể các locus ở mỗi giống
gà sẽ được sử dụng để xác định trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg ở mỗi
giống.
Định luật cân bằng Hardy - Weinberg được phát biểu như sau: biến dị di
truyền trong một quần thể sẽ duy trì khơng đổi từ thế hệ này đến thế hệ khác
nếu khơng có các yếu tố gây rối. Khi việc giao phối là ngẫu nhiên trong một
quần thể lớn mà khơng có các trường hợp gây rối, thì định luật dự đoán rằng
cả tần số alen và kiểu gen sẽ duy trì khơng đổi bởi chúng ở trong trạng thái
cân bằng.
Các yếu tố gây rối bao gồm đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối khơng
ngẫu nhiên, lạc dịng di truyền và dòng chảy gen. Đột biến phá vỡ trạng thái
cân bằng tần số alen bằng cách thêm alen mới vào một quần thể. Tương tự,
chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến các thay đổi trong
tần số gen, do một vài alen trợ giúp hoặc gây hại tới sự thành công sinh sản
của các cá thể mang chúng. Sự lạc dòng di truyền làm tần số của một alen nào
đó trở nên lớn hơn hoặc nhỏ hơn và thường xảy ra ở các quần thể nhỏ. Dòng
chảy gen giữa 2 quần thể xảy ra sẽ chuyển các alen mới vào quần thể. Do các
tác động gây rối này thường xảy ra trong tự nhiên, nên trạng thái cân bằng
Hardy - Weinberg hiếm khi xuất hiện ở các quần thể trong thực tế. Do vậy ta

4



có thể suy đốn được ngun nhân gây ra hiện tượng mất cân bằng này.
2.1.1.4. Mối quan hệ di truyền giữa các quần thể gà
Khoảng cách di truyền (ký hiệu là DS) được định nghĩa là mức độ biệt
hóa di truyền giữa 2 quần thể, được đo bằng cách so sánh tần số alen, hoặc
kích thước alen đối với các marker microsatellite giữa các quần thể. Giá trị DS
= 0 nếu kết quả phân tích khơng có sự khác biệt. Giá trị DS tối đa bằng 1
trong trường hợp không có alen chung ở mỗi locus. Giá trị DS thuộc khoảng
[0; 0,1] thì độ khác biệt di truyền nhỏ; giá trị DS thuộc khoảng [0,1; 0,3] thì
độ khác biệt di truyền trung bình; giá trị DS thuộc khoảng [0,3; 0,5] thì độ
khác biệt di truyền quan trọng; giá trị DS thuộc khoảng [0,5; 1] thì độ khác
biệt di truyền cực kỳ quan trọng. Giá trị lý thuyết của DS có thể chỉ ra cấu trúc
quần thể hoặc dưới quần thể nếu ở đó có sự giao phối ngẫu nhiên và có độ lạc
dịng di truyền thấp (Nei, 1978)
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các locus microsatellite trong việc
nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa của các quần thể hoặc các loài quan hệ gần
gũi và đã đề xuất các cách tính khoảng cách di truyền mới cho mục đích này.
Tuy nhiên, hiệu quả của những cách đo khoảng cách này trong việc thu được
cấu trúc nhánh cây chính xác trong việc lập cây quan hệ di truyền vẫn cịn
khơng rõ ràng. Giá trị DS theo Cavalli-Sforza and Edwards (1967) và Nei
(1978) thường thể hiện xác suất đạt được cấu trúc nhánh cây chính xác cao
hơn các cách tính khoảng cách khác. Trong việc ước lượng thời gian tiến hóa,
giá trị DS theo tác giả Nei và tác giả Golstein thích hợp hơn cách tính DS
khác.
Giá trị DS theo Reynolds (1983) được thiết kế riêng cho các allozyme.
Giá trị DS theo Nei, dựa trên giả định rằng mọi sự khác biệt giữa các quần thể
đều do sự lạc dòng di truyền và do đột biến. Giá trị DS được tính theo CavalliSforza and Edwards (1967) cùng với giá trị DS được tính theo Golstein (1995)
dựa trên giả định duy nhất về sự lạc dịng di truyền. Ngồi ra, cách tính giá trị
DS theo Nei công bố năm 1978 ưu việt hơn cách tính giá trị DS theo Nei cơng
bố năm 1972 ở sự bao hàm việc hiệu chỉnh độ chệch cỡ mẫu.
Cây quan hệ di truyền là sự biểu diễn bằng độ thị mối quan hệ tiến hóa

giữa các sinh vật hoặc các gen. Takezaki and Nei (1996) đã so sánh và xác
định được phương pháp UPGMA và phương pháp neighbor joining thường

5


cho kết quả tốt nhất khi lập cây. UPGMA là phương pháp đơn giản nhất,
nhưng nhược điểm lớn của nó là giả định tốc độ tiến hoá của tất cả các quần
thể giống nhau. Ví dụ như, tốc độ đột biến là không đổi theo thời gian và đối
với mọi dòng giống ở cây quan hệ di truyền. Điều này có nghĩa rằng mọi lá
(nút đầu cuối của cây) đều cùng khoảng cách từ rễ. Trong thực tế, các nhánh
cá thể rất khó có khả năng cùng tốc độ đột biến, nên UPGMA thường tạo ra
cấu trúc nhánh cây sai. Phương pháp này tạo ra cây có rễ, nhưng việc tái lập rễ
lại không thực hiện được. Việc lập cây dựa vào phương pháp này sẽ khơng
chính xác khi quần thể gặp hiệu ứng thắt cổ chai (một hiện tượng tiến hóa
trong đó tỉ lệ đáng kể của quần thể hoặc loài bị giết hoặc bị ngăn chặn sinh
sản), hoặc gặp hiện tượng lạc dòng di truyền mạnh.
Phương pháp neighbor joining được sử dụng rộng rãi để xây dựng cây
quan hệ di truyền từ dữ liệu khoảng cách di truyền. Không như phương pháp
UPGMA, phương pháp này không yêu cầu giả định tốc độ tiến hóa khơng đổi
nên khơng tạo ra cây có rễ. Mục tiêu của phương pháp neighbor joining là tối
thiểu hóa chiều dài nhánh của cây. Khi cho trước khoảng cách chính xác,
phương pháp này đảm bảo sẽ tạo ra cây đúng so với thực tế. Atteson (1997) đã
chứng minh rằng nếu khoảng cách di truyền có sai số rất nhỏ, thì vẫn nhận
được cây quan hệ di truyền đúng, nghĩa là phương pháp neighbor joining có
tính nghiêm ngặt, vững chắc. Đây là một đặc điểm quan trọng mà một vài
phương pháp khác khơng có, như UPGMA. Phương pháp neighbor joining
cịn có ưu điểm là cho giá trị bootstrap cao hơn.
Bootstrap là sự kiểm định đơn giản nhất về độ chính xác của cây quan hệ
di truyền. Lập bootstrap về cơ bản là kiểm tra xem liệu tập dữ liệu có hỗ trợ

hay xác nhận cây ta vừa lập hay không. Việc này được thực hiện bằng cách
lấy ngẫu nhiên các mẫu con trong tập dữ liệu, dựng cây từ chúng và tính tốn
tần số mà các phần khác nhau của cây được tạo ra trong những mẫu con ngẫu
nhiên này. Nếu nhóm X được tìm thấy ở mọi cây lập từ các mẫu con, thì sự
xác nhận bootstrap của nó là 100%, và nếu nhóm đó được tìm thấy chỉ 2/3 các
cây mẫu con, thì sự xác nhận bootstrap của nó là 67%. Mỗi mẫu con đều cùng
cỡ với dữ liệu gốc, được tạo ra bằng việc lấy mẫu ngẫu nhiên có hồn lại. Tuy
đơn giản, nhưng các phân tích bootstrap của các cây quan hệ di truyền đã biết
(các quần thể virus tiến hóa trong phịng thí nghiệm) chỉ ra rằng, nói chung
bootstrap là một thước đo tin cậy về tính chính xác của cây quan hệ di truyền,

6


và giá trị 70% hoặc cao hơn cho biết xác suất cây đúng với thực tế là trên
95%.
2.1.2. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm
Đặc điểm về ngoại hình của gia cầm mang những đặc trưng cho từng
giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của chúng.
Theo Đặng Hữu Lanh và cs. (1999) màu sắc da, lông là mã hiệu của
giống, một tín hiệu để nhận dạng con giống. Đây là một đặc điểm quan trọng
để phân biệt giống, dòng. Màu lơng có liên quan tới một số chỉ tiêu chất lượng
của giống, như tính kháng bệnh, khả năng sản xuất. Màu sắc da lông là một
chỉ tiêu chọn lọc: thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, nếu loang
là khơng thuần. Tính trạng mà sắc da lơng do một số ít gen kiểm sốt và ít
chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Tình trạng này ở gia cầm cịn có
gen liên kết với giới tính về màu sắc lông. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu
hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và dạng dịch của sắc
tố lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu càfê - vàng đến màu đen; cịn
lipơcrơm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc

lơng khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lơng màu và lơng trắng. Sự thay
đổi về màu sắc lông do các nguyên nhân: thứ nhất là do màu sắc, hình thức và
sự phân bố các hạt màu trong tế bào, thứ hai là số lượng các lớp tế bào cấu
trúc và khả năng thâu nhạy ánh sáng của các tế bào ấy (Hutt, 1978). Vì vậy,
loại màu sắc này phụ thuộc vào cấu trúc. Ví dụ: các màu xanh, đỏ thường thấy
ở gà đen. Ở phần lớn các giống gà, gà trống và gà mái được phân biệt nhau
qua bộ lơng, lơng gáy, vịng cung cánh và lơng seo ở gà trống thì nhọn, cong
và dài. Tính trạng màu sắc và kiểu lơng là tính trạng bị giới hạn bởi giới tính.
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể phân biệt trống, mái. Mào
gà rất đa dạng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng
giống. Theo hình dạng mào người ta phân biệt các loại: mào cờ (mào đơn),
mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ.
Những gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả năng sản xuất cao. Những
giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi vào
cuối thời kỳ đẻ trứng. Mỏ gà cần chắc chắn và ngắn.
Bàn và ngón chân thường có vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân và
da. Chân vàng là do sự có mặt của lipơcrơm đồng thời thiếu vắng mêlanin. Màu

7


đen của chân là do sự xuất hiện của mêlanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và
màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng
thời cả 2 màu đều khơng xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ (độ đậm
nhạt) của màu vàng tuỳ thuộc vào hàm lượng xantơphin trong khẩu phần. Chân
thường có ngón và cựa. Thường một chân gà gồm 1 cựa và 4 ngón chân. Tuy vậy
có những trường hợp có 5, 6 hoặc nhiều hơn số ngón.
* Tính trạng nhiều ngón chân (Chân hơn bốn ngón - thừa ngón)
Những gen chính tác động lên xương chân:
• Chuỗi alen Pod, Po, po+ trên nhễm sắc thể 2, nhóm liên kết IV nằm ở 33 cM

của alen M (hơn một cựa) và 60 của alen D (Dunn and Jull, 1927) là một alen trội
có biểu hiện thất thường. Tính trạng này phổ biến và đặc trưng ở nhiều giống gà
có chất lượng thịt thơm ngon như: Dorking, Houdan, Faverolless, Malvoisine,
Meusienne, Nègre Soie, Hoàng Hậu, Columelle. Alen Po biểu hiện theo nhiều
cách khác nhau. Ngón chân thừa có thể gắn liền với chân đốt bàn chân hoặc ngón
thường và đơi khi gắn một số đốt chân như khuỷa. Những tính trạng này có thể
thể hiện ở chỉ một chân hoặc ở cả 2 chân nhưng thường xảy ra ở bên chân trái
hơn là chân phải. Baumann và Landauer (1944) đã tìm thấy trong một giao phối
giữa những con gà đồng hợp tử – Po Po có xuất hiện móng thừa ở cánh. Điều đặc
biệt, việc ấp trứng ở nhiệt độ thấp trong bốn ngày đầu tiên làm giảm sự biểu hiện
của alen Po cho đến khi triệt tiêu biểu hiện kiểu hình, tác động này ở gà dị hợp tử
còn rõ nét hơn ở gà đồng hợp tử (Sturkie, 1943; Warren, 1944). Tuy nhiên những
con gà có 4 ngón này bản chất chúng vẫn mang alen Po nên tín hiệu di truyền
tính trạng này vẫn được truyền cho thế hệ con cháu.
• Pod (đối với duplicate polydactyly)
Warren (1941) chỉ ra rằng một kiểu nhiều ngón khác là alen của Pod; Hutt
(1949) chi ra rằng trong những trường hợp “thừa ngón” này số ngón ở mỗi chân
gấp đối bình thường nghĩa là có 8 ngón ở mỗi chân, đồng thời các ngón phụ kém
phát triển hơn các ngón thường. Trường hợp “thừa ngón” này nhìn chung khơng
xảy ra.
• Chuỗi alen Po-2
Alen Po-2 khơng cư trú, đối với tính trạng hơn ngón lặn. Ibe and
Mc.Gibbon (1980), khi cho một gà trống Rhode Island Red (4 ngón) giao phối
với những con gà mái Leghorn trắng (4 ngón) thu được F1 thường (4 ngón). Sự

8


giao phối giữa những gà trống F1 và những con gà mái Leghorn chỉ cho những
con gà thường. Ngược lại, khi cho con gà bố RIR giao phối với với bảy con gà

mái con F1, thu được (trong tổng số 4 con cháu) 3/4 gà thường, và 1/4 gà hơn 4
ngón. Vì vậy, đây là một gen lặn mà các tác giả (được trích dẫn ở trên) đặt tên là
por đối với tính lặn lặn nhiều ngón. Nhưng để tránh nhầm lẫn với chuỗi alen Pod,
Po và po+, Somes (1980) đã lập kí hiệu po-2 để đánh dấu, đây là locus thứ 2.
Những con gà po-2po-2 có 5 ngón trong 22% trường hợp và 6 ngón trong 31%
trường hợp; nhưng trong 53% trường hợp này ngón cái thường khơng có, có 2
hoặc 3 ngón nằm “vểnh cao” hơn bàn chân. Kiểu gen po-2po-2 là nửa gây chết,
bởi vì 41,7% những con gà đồng hợp tử bị chết: trong đó 25% chết trong trứng,
16,7% chết trước 6 tuần tuổi, và số sống sót cịn lại có chân dị dạng.
• Mc Gibbon and Shakelford (1972) tìm thấy một gen bất thường - cũng được ghi
lại bởi Smyth (1981) đó là gen làm con vật đồng thời các biểu hiện hơn 4 ngón,
dính ngón và có lơng chân. Tính trạng này là lặn, trên nhiễm sắc thể thường,
được đặt tên psp là tính trạng nửa gây chết bởi vì 70-75% con gà đồng hợp tử
chết trước khi nở ra và trong số 25-30% nở ra đa số chết trước 6 tuần tuổi. Chỉ
một con gà psp psp duy nhất đạt tính dục, đó là con gà trống dùng để nghiên cứu
về di truyền của tính trạng này.
• Cole (1967) đã nghiên cứu một tính trạng giống với creeper nhưng với tác động
mạnh hơn. Chân thu nhỏ và cánh yếu, phần còn lại của cơ thể có vẻ bình thường.
Những đốt xương bàn chân và đốt xương cánh khơng có, nhưng có ngón chân.
Khi già, các khớp xương chân và ngón chân có xu hướng dính lại với nhau. Kí
hiệu Mp cho ametapodia đối với tính trạng trội và gây chết này ở dạng đồng hợp
tử. Locus Mp thuộc nhóm I (R-Cp) ở khoảng 16 cM của alen R.
• Sự đảo lộn péricentrique của nhiễm sắc thể 2 được Langhorst and Feichheimer
nghiên cứu (1985), ở dạng đồng hợp tử, sinh ra đốt xương cánh nhỏ hoặc dị dạng
và khơng có xương bàn chân; ngược lại nó làm đốt ống xương kéo dài và gây ra
sự xuất hiện xương thừa ở ngón chân 2, 3 và 3 cũng như sự phối hợp (fusion) các
đốt xương ở gần thân. Phần cịn lại thì bình thường. Gen đột biến shl đối với
xương ống chân nhìn chung là gây chết trong giai đoạn cuối của ấp trứng hoặc
sau khi nở ra. Tuy nhiên, một vài con gà shl shl sống sót cho đến kì dục tính và
được sử dụng để nghiên cứu về di truyền của tính trạng này hoạt động như một

gen gây chết lặn, những con gà dị hợp tử thì bình thường.

9


Hình 2.1. Q trình phát triển của phơi gà nhiều ngón
(Nguồn: Warren DC, 1944)

Hình 2.2. Các dạng nhiều ngón
(Nguồn: Mary E. Delany, 2012)

10


2.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh
hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà
2.1.3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Có nhiều tác giả có những định nghĩa về sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên
trên đây là một số quan điểm chủ đạo:
Mozan (1977) (trích theo Chamber (1990)) đã định nghĩa: “Sinh trưởng là
tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này
không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà cịn phụ thuộc vào chế độ dinh
dưỡng”.
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) đã khái quát: Sinh trưởng là
một q trình tích luỹ các chất hữu cơ thơng qua trao đổi chất, là sự tăng lên về
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như
tồn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Khái quát hơn, Trần Đình Miên và cs. (1995) đã định nghĩa đầy đủ như sau
“Sinh trưởng là một q trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là
sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể

của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. Cùng với quá trình sinh
trưởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể ln ln phát triển hồn thiện chức
năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về mặt sinh học, sinh trưởng của gia
cầm là quá trình tổng hợp protein thu nhận từ bên ngồi chuyển hố thành protein
đặc trưng cho từng cơ thể của từng giống, dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối
lượng và kích thước.
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đã
trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai va giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế
bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như
ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều được hoàn chỉnh dần trong suất q trình
sinh trưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di
truyền bố mẹ, những hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trưởng.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính
là kg/con hoặc gam/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian
khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.

11


Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một
cách đúng đắn, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của
các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
Tốc độ sinh trưởng: Được thể hiện qua mức tăng trọng bình quân hàng
ngày, tăng trọng tuyết đối và tỷ lệ tăng trọng, so với trọng lượng ban đầu tăng
trọng tương đối.
Sự sinh trưởng ở động vật tuân theo những quy luật nhất định. Theo Trần
Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) thì Midedorpho (1987) là người đầu
tiên đã phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc. Ông cho rằng

ở gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó phần tăng khối lượng
giảm dần theo tuổi. Theo Kislowsky (1930) trong tài liệu của Nguyễn Ân (1984)
đã khẳng định: Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và
sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Sự
sinh trưởng khơng đều cịn thể hiện ở từng bộ phận cơ quan (mơ, xương, cơ), có
bộ phận ở thời kỳ này phát triển nhanh, nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng và phát triển của gia
cầm
Các tính trạng số lượng, trong đó tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
gà, chịu ảnh rất lớn các tác động của mơi trường E (Environment). Theo Đặng
Vũ Bình (2002); Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) quan hệ
giữa kiểu hình P (Phenotype), kiểu gen G (Genotype) và mơi trường E
(Environment) được biểu thị bằng công thức P = G + E; Đặng Hữu Lanh và cs.
(1999); Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) cho rằng căn cứ vào
mức độ, tính chất ảnh hưởng lên cơ thể gia súc, gia cầm, môi trường E được chia
làm hai loại.
- Môi trường chung Eg (General environment) tác động thường xuyên liên
tục đến tất cả các cá thể trong quần thể.
- Môi trường riêng ES (Special environment) tác động đến một số cá thể
riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn.
Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994) các giống gia súc, gia cầm
đều nhận được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng, trong đó
có các tính trạng số lượng. Đó chính là những đặc điểm di truyền của giống hoặc
dịng, nhưng những khả năng đó có phát huy được hay khơng cịn phụ thuộc rất

12


×