Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi _ đáp án HSG _dự bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.44 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
GIA LAI
ĐỀ DỰ BỊ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017-2018
Mơn: Địa lí - Bảng B
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09/12/2017
(Đề này gồm 07 câu và 02 trang)

Câu 1. (3,0 điểm)
a) Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ơn đới và cực.
b) Giải thích sự khác nhau về chế độ nước sông của vùng nhiệt đới gió mùa so với
vùng ơn đới lạnh.
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Cho biết giữa hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển), tỉ suất tử thơ của
nhóm nước nào cao hơn? Vì sao?
b) Tại sao nói phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp khác với ngành công nghiệp như thế
nào? Tại sao sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ cịn sản xuất cơng nghiệp thì khơng?
b) Tại sao ở các nước đang phát triển cần thiết phải chú trọng phát triển chăn nuôi?
Câu 4. (3,0 điểm)
a) Cho lược đồ các trung tâm cơng nghiệp chính của Trung Quốc

Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11 - Nâng
cao
Nhận xét và giải thích sự phân bố các trung tâm cơng nghiệp chính của Trung Quốc.
b) Tại sao tồn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới?
c) Vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều


cường quốc trên thế giới?
1/5


Câu 5. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Khu vực nào ở nước ta trong năm chịu ảnh hưởng của bão với tần suất cao nhất?
Cho biết hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở Việt Nam.
b) Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta?
c) Tại sao nói đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt
Nam?
Câu 6. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh sự khác nhau về khí hậu giữa Đơng Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
b) Phân tích vai trị của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta.
c) Giải thích sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ so với
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 7. (2,0 điểm)
a) Giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
b) Phân bố dân cư nước ta chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, hãy nêu phương hướng giải quyết.
------------------Hết-------------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không
được sử dụng các tài liệu khác.

Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

2/5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ
MÔN: ĐỊA LÍ - Bảng B
(Hướng dẫn chấm này có 05 trang)
Câu
Câu 1
(3,0 đ)

Câu 2
(2,0 đ)

Nội dung
Điểm
a) Hãy giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí
2,0
tuyến, ôn đới và cực.
Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ:
- Vùng xích đạo: Mưa nhiều nhất. Nguyên nhân: nền nhiệt độ cao, khí
áp thấp, có nhiều biển và đại dương, rừng xích đạo ẩm ướt, bốc hơi mạnh
0,5
mẽ.
- Vùng chí tuyến: Hai vùng chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít.
0,5
Nguyên nhân: quanh năm áp cao ngự trị, tỉ lệ diện tích lục địa lớn.
- Vùng ơn đới Bắc và Nam bán cầu lượng mưa tương đối lớn. Ngun
nhân: khí áp thấp, gió Tây ơn đới hoạt động quanh năm. Vùng ôn đới
0,5

Nam bán cầu mưa nhiều hơn Bắc bán cầu do ở đây có diện tích đại
dương lớn hơn.
- Vùng cực: càng về hai cực lượng mưa càng ít. Nguyên nhân: khí áp
0,5
cao, nhiệt độ thấp, khơng khí lạnh, nước khó bốc hơi.
b) Giải thích sự khác nhau về chế độ nước sông của vùng nhiệt đới
1,0
gió mùa so với vùng ơn đới lạnh
- Khác nhau về chế độ nước sông:
+ Sông ở vùng nhiệt đới gió mùa; mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa 0,25
cạn trùng với mùa khô.
+ Sông ở vùng ôn đới lạnh: mùa lũ trùng với mùa xuân, khi băng 0,25
tuyết tan, mùa cạn là mùa thu.
- Nguyên nhân: Do nguồn cung cấp nước khác nhau:
0,5
+ Sơng ở vùng nhiệt đới gió mùa: chủ yếu là nước mưa.
+ Sông ở vùng ôn đới lạnh: chủ yếu do băng tuyết tan.
a) Cho biết giữa hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển), tỉ 1,0
suất tử thơ của nhóm nước nào cao hơn? Vì sao?
Nhóm nước kinh tế phát triển có tỉ suất tử thơ cao hơn nhóm nước 0,25
đang phát triển.
Vì:
- Nhóm nước phát triển có dân số già, cịn nhóm nước đang phát triển 0,25
có dân số trẻ.
- Ngun nhân chính là cơ cấu dân số. Dân số già, tỉ lệ người già
trong tổng dân số lớn nên tỉ suất tử thơ cao (dù rằng điều kiện sống rất
tốt), cịn dân số trẻ, trẻ em đông nghĩa là số người trẻ tuổi trong tổng số
0,5
dân rất đông nên dù điều kiện sống còn thấp hơn nhiều so với các nước
phát triển, nhưng tỉ suất tử thơ vẫn thấp.

b) Tại sao nói phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy
1,0
luật?
- Thời ngun thủy: phân bố dân cư chủ yếu theo bản năng, tương tự 0,25
3/5


Câu 3
(2,0 đ)

Câu 4
(3,0 đ)

như động vật di cư.
- Khi lực lượng sản xuất phát triển: sự phân bố dân cư có ý thức và có
quy luật.
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên (khí hậu,
nguồn nước, địa hình, đất đai, khống sản) và các nhân tố kinh tế - xã hội
(trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch
sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư).
a) Đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp khác với ngành công
nghiệp như thế nào? Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
cịn sản xuất cơng nghiệp thì không?
* Khác nhau về đặc điểm phân bố:
- Ngành nông nghiệp: phân bố phân tán, do đặc điểm đất trồng là tư
liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế.
- Ngành công nghiệp: phân bố tập trung (trừ các ngành cơng khai
khống và khai thác gỗ, lâm sản), thể hiện ở sự tập trung cao độ về vốn,
tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
* Sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ cịn sản xuất cơng nghiệp thì

khơng, vì:
- Đối tượng của sản xuất nơng nghiệp là cây trồng, vật nuôi - là những
cơ thể sống, có sự sinh trưởng, phát triển theo quy luật nhất định, thời
gian lao động không trùng với thời gian sản xuất. Mặt khác, mỗi loại cây
trồng, vật ni có sự thích ứng khác nhau với sự biến đổi của thời tiết,
khí hậu.
- Đối tượng của sản xuất cơng nghiệp đa phần không phải sinh vật
sống, mà là các vật thể của tự nhiên, làm cho sản xuất công nghiệp có
tính hai giai đoạn, hai giai đoạn này khơng phải theo trình tự bắt buộc mà
có thể tiền hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt khơng gian,
thời gian lao động và thời gian sản xuất tương đương nhau.
b) Tại sao ở các nước đang phát triển cần thiết phải chú trọng phát
triển chăn nuôi?
- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp cịn
q thấp.
- Là những nước đơng dân, chất lượng bữa ăn cịn thấp, tình trạng
thiếu đạm động vật dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến. Phát triển
chăn nuôi sẽ bổ sung thêm nguồn đạm động vật, cân đối khẩu phần ăn
cho nhân dân, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
- Thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu
dùng phát triển.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, cung cấp sức kéo và phân
bón cho nơng nghiệp. Tạo việc làm và cải thiện cuộc sống nhân dân.
a) Nhận xét và giải thích sự phân bố các trung tâm cơng nghiệp
chính của Trung Quốc.
* Các trung tâm cơng nghiệp chính của Trung Quốc tập trung chủ yếu
ở miền Đơng.
* Giải thích:
Miền Đơng Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Địa hình thấp, khá bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng,

trung tâm công nghiệp.
4/5

0,25
0,5

1,0
0,25
0,25

0,25

0,25

1,0
0,25
0,25

0,25
0,25
1,5
0,25

0,25


Câu 5
(4,0 đ)

+ Nổi tiếng về các loại khoáng sản kim loại màu.

+ Đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
+ Phần phía đơng mở rộng ra biển, thuận lợi cho nhập khẩu, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất.
b) Tại sao toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế
giới?
- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng đều
về kinh tế và khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản
xuất giữa các quốc gia.
- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động,
xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chun mơn hóa
và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau.
Điều đó địi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế.
- Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô
trao đổi thương mại ngày càng lớn.
c) Vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á là nơi cạnh tranh ảnh
hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới?
- Rất giàu tài ngun khống sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, riêng
khu vực Tây Nam Á đã chiếm xấp xỉ 50% trữ lượng thế giới.
- Vị trí địa lý chiến lược, án ngữ trên các trục giao thông quan trọng
giữa các châu lục.
- Nơi có nhiều di sản văn hịa thế giới, nhiều tiềm năng du lịch, có
nhiều nền văn minh cổ đại và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.
a) Khu vực nào ở nước ta trong năm chịu ảnh hưởng của bão với tần
suất cao nhất? Cho biết hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở Việt
Nam.
* Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ
nước ta là các vùng Hà Tỉnh, Quảng Bình với tần suất trung bình 1,3 đến
1,7 cơn bão/tháng.
* Hậu quả:

- Bão lớn tàn phá nhiều cơng trình xây dựng như nhà cửa, công sở,
cầu cống...
- Bão gây ra mưa lớn là một nguyên nhân dẫn đến ngập lụt trên diện
rộng.
- Bão gây ra sóng to có thể lật đắm tàu thuyền.
- Bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng
ven biển.
* Biện pháp phịng tránh:
- Nâng cao độ chính xác về dự báo bão và thông tin kịp thời. Củng cố
các công trình đê biển.
- Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải trở về đất liền hoặc tìm nơi
trú ẩn an toàn.
- Khẩn trương sơ tán dân (đối với các cơn bão mạnh) và kết hợp
chống lụt, úng ở đồng bằng, chống lũ, xói mịn ở miền núi,...
b) Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng
nhất nước ta.
- Mùa mưa trùng với mùa bão.
5/5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25

0,25
0,75
0,25

0,25
0,25
2,0
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1.0
0.25


- Hệ thống sơng hình nan quạt, lũ lên nhanh, rút chậm.
- Mặt đất thấp, xung quanh có đê sơng, đê biển bao bọc.
- Mức độ đơ thị hóa cao, hệ thống thốt nước đơ thị cịn hạn chế.
c) Tại sao nói đất feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình
thành đất ở Việt Nam?
- Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng
cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, q trình phong hóa diễn ra với cường
độ mạnh tạo nên một lớp đất dày.
- Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca 2+, Mg2+, K+) làm cho đất
chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe 2O3) và ôxit nhôm (Al 2O3) tạo ra
màu đỏ vàng nên đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit
(loại đá chiếm diện tích lớn ở vùng đồi núi Việt Nam).

Câu 6 a) So sánh sự khác nhau về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây
(4,0đ) Trường Sơn.
- Đông Trường Sơn (Duyên hải miền Trung):
+ Mùa mưa vào thu - đông (từ tháng 8 đến tháng 1) do đón nhận trực
tiếp các luồng gió thổi theo hướng đơng bắc, Tín phong Bắc bán cầu,
bão, áp thấp từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới.
+ Mùa hạ gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương gây hiệu ứng phơn
khơ nóng.
+ Mùa đơng phần phía bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
yếu.
+ Chịu ảnh hưởng của biển.
- Tây Trường Sơn (Tây Nguyên):
+ Mùa mưa vào mùa hạ - thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào mùa
hạ (tháng 5 - 6) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan
mang mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mùa khô ở Tây Nguyên hết sức khắc nghiệt.
b) Phân tích vai trị của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên nước
ta?
- Địa hình là yếu tố làm phân hóa các thành phần tự nhiên khác, biểu
hiện ở sự tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới sơng ngịi,
q trình hình thành đất và lớp phủ thực vật.
- Phân hóa theo Bắc - Nam: Dãy Bạch Mã kết hợp gió mùa Đơng Bắc.
- Phân hóa theo Đơng - Tây: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng
bằng ven biển, vùng đồi núi là cơ sở cho sự phân hóa theo Đơng - Tây
- Phân hóa theo độ cao: độ cao địa hình là ngun nhân chủ yếu.
c) Giải thích sự khác nhau về lồi thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ so với Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Sự khác nhau:
+ Miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ: Trong rừng, lồi nhiệt đới chiếm
ưu thế, cịn có các lồi cận nhiệt và ôn đới (dẫn chứng).

+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Lồi nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu
thế (dẫn chứng).
- Giải thích:
6/5

0.25
0.25
0.25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0

0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1.0
0,25
0,25



Câu 7
(2,0 đ)

+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có
mùa đơng lạnh. Có sự di cư của các lồi từ Hoa Nam xuống.
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Các lồi có nguồn gốc Mã Lai-Inđơnêxia, Ấn Độ-Mianma đến.
a) Giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất
nước ta?
- Có địa hình cao, phát triển giao thơng cịn gặp nhiều khó khăn.
- Là vùng kinh tế chưa phát triển mạnh. Hoạt động kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp và lâm nghiệp nên chưa thu hút được dân cư, lao động.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
- Là vùng được khai thác muộn hơn so với một số vùng khác.
b) Phân bố dân cư nước ta chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hãy nêu phương hướng
giải quyết.
- Phân bố lại dân cư, lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi.
- Tiến hành cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nơng thơn.
- Hạn chế di dân tự do.

0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25

1,0
0,25
0,25
0,25
0,25

Lưu ý khi chấm bài: Thí sinh có thể có cách diễn đạt khác với đáp án hoặc nêu những nội
dung khác, nếu đúng ý thì cộng thêm 0,25 điểm, song không vượt quá khung điểm từng câu.
-----------------------Hết-----------------------

7/5



×