Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận môn hệ tư tưởng ảnh hưởng của phật giáo trong văn hóa lào và những giá trị nổi bật trong đời sống xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.11 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Tuy nhiên, từ khi Phật giáo ra đời và có mặt tại nước CHDCND Lào
nhân dân Lào đã tiếp nhận, giữ gìn và phát triển Phật giáo và từ đó các tơn giáo
khác ít có khả năng ảnh hưởng trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Có
thể nói cơng việc tơn giáo là cơng việc quan trọng và rất tế nhị, mọi tơn giáo
đều có tình, có lý, có sự hình thành, tồn tại và phát triển theo dòng thời gian và
thời đại của lịch sử lồi người. Mỗi tơn giáo đều có đạo lý, lời khuyên dạy riêng
để dạy con người trở thàmh người tốt, tuy nhiên mỗi tơn giáo cũng có điều tốt,
điều khơng tốt khác nhau. Đối với đất nước Lào - xứ sở của hoa Chămpa, chúng
ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo lên đời sống của
người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các
chùa tháp cổ kính, khơng chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường
hành trì mà Phật giáo đã hiện diện trong từng hơi thở của cuộc sống thường
nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước
Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự
cho đến văn học, thi ca, từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều
mang dấu ấn Phật giáo. Và không ở đâu, dấu ấn Phật giáo lại được thể hiện sinh
động, phong phú, màu sắc và rõ nét như trong đời sống sinh hoạt của người dân
các bộ tộc Lào. Do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo
trong văn hóa Lào và những giá trị nổi bật trong đời sống xã hội hiện nay”
để làm tiểu luận kết thúc môn hệ tư tưởng.

1


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.


Khái quát chung về nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Sau khi giải phóng hồn tồn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt
yếu hàng đầu của Đảng và Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến
tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ nhiệm vụ này, Đảng
NDCM Lào đã sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội
như: khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất
lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; tranh thủ viện trợ quốc tế nhằm đáp
ứng các yêu cầu cần thiết của nhân dân. Động viên nhân dân các bộ tộc Lào nỗ
lực vượt khó khăn, tập trung lao động sản xuất, khai thác mọi thế mạnh, tiềm
năng sẵn có để từng bước đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khó khăn sau chiến
tranh.
Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi
mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Hơn 30 năm qua, dưới ánh sáng
của đường lối đổi mới, kinh tế của Lào liên tục phát triển, đời sống của nhân
dân khơng ngừng được cải thiện. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế đến nay, kinh tế - xã hội của đất nước Lào đã có sự phát
triển vượt bậc, ra khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.
Trong những , về cơ bản đã khắc phục những khó khăn về tài chính và
lương thực, GDP của Lào giai đoạn này liên tục tăng 8,3%/năm; thu nhập bình
qn đầu người đạt 9,64 triệu kíp (1.203 USD)/năm. Đây là một thành tựu lớn,
bởi so với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh tế tự
2


cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa của Lào có những khác biệt và gặp nhiều
khó khăn.
Năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào
thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2016-2025 và

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII giai đoạn 2016-2021 với
các mục tiêu lớn: Đến năm 2020 phấn đấu đạt GDP bình quân 3.190
USD/người. Đến năm 2025 đưa đất nước trở thành quốc gia có thu nhập trung
bình với GDP tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2015. Đến năm 2030 đưa đất nước
trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và có khả năng tự chủ vững chắc
về tài chính, GDP tăng gấp 4 lần so với năm 2015…Công cuộc đổi mới, phát
triển đất nước còn được thể hiện bằng những thay đổi mạnh về cơ sở hạ tầng,
giao thông, công nghệ thơng tin, văn hóa, giáo dục… Nhiều tuyến giao thơng
huyết mạch trên bộ, trên khơng đã được Chính phủ Lào đầu tư và hoàn thiện.
Việc đi lại, giao thương của nhân dân hiện nay tiện lợi hơn gấp nhiều lần so với
10 năm trước đây.
Ngành Giáo dục của CHDCND Lào đã có bước tiến dài cả về chương
trình phổ cập các bậc học phổ thông cho đến đào tạo đại học. Hằng năm hệ
thống giáo dục của đất nước đã đào tạo một lượng lớn cán bộ có chuyên môn
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, để đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, ngoài số tự đào tạo
được, Lào gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Riêng với
Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và
mở rộng với nhiều hình thức, từ Trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, doanh nghiệp.
Đảng, Nhà nước Lào luôn dành mối quan tâm đặc biệt tới đời sống sức
khỏe, vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Hiện nay, trên cả nước đã có
hệ thống các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm việc khám và
3


điều trị bệnh cho nhân dân, tích cực phịng, chống dịch bệnh... Các hoạt động
văn hóa - xã hội, thể dục - thể thao được đẩy mạnh. Ở hầu hết các bản, làng,
ngồi các hoạt động văn hóa truyền thống, việc xây dựng đời sống văn hóa mới
đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... nhân dân ngày càng

nhận thức được rõ hơn vai trị và trách nhiệm của mình trong xây dựng cuộc
sống mới văn minh.
Quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng NDCM Lào về xây dựng nền
quốc phịng tồn dân vững mạnh, các lực lượng vũ trang của Lào không ngừng
được đầu tư về vũ khí, trang bị, được tăng cường củng cố về chính trị tư tưởng.
Sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân (QĐND) Lào góp phần
đập tan các cuộc bạo loạn, gây rối của các lực lượng phản động, đánh trả các
hành động vũ trang khiêu khích, lấn chiếm biên giới, giữ vững chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ. Đã ngăn chặn kịp thời các cuộc bạo loạn ở vùng núi Phu Bia,
thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (1977-1978); đập tan các cuộc tấn công lấn chiếm vào
3 bản: bản Mày, bản Cang, bản Xá thuộc huyện Pạc Lai (tháng 5-1984) tỉnh
Xay-nhạ-bu-ly; tỉnh Luông Nậm Thà (cuối năm 1987, đầu 1988).
Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và phát triển, QĐND Lào luôn nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ của QĐND Việt Nam về mọi mặt. Nhân dân các bộ tộc
Lào ln đồn kết, chung tay, chung sức xây dựng và bảo vệ hệ thống chính
quyền, mạng lưới an ninh cơ sở được triển khai rộng khắp. Lực lượng vũ trang
an ninh nhân dân được sự giúp đỡ của quần chúng, phối hợp với chính quyền,
đồn thể các cấp đã kịp thời phát hiện, truy quét nhiều cơ sở phản động ngầm,
phát hiện và đập tan các âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, bảo đảm
an ninh cho các hội nghị quốc gia, quốc tế tổ chức ở Lào.
Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội có một ngun
nhân quan trọng là nhờ có thế trận quốc phịng toàn dân, thế trận an ninh nhân
dân vững chắc, bảo đảm sự ổn định về chính trị trong suốt những năm vừa qua.
4


Với khẩu hiệu: “Đồn kết vì một nước Lào hịa bình và phát triển”, nhân dân
các bộ tộc Lào đồn kết xung quanh Đảng NDCM Lào, chung tay, góp sức vì
mơi trường an ninh ổn định đã và đang tạo nên một bức tranh sinh động về sự
thanh bình, một đất nước của những người dân yêu lao động, trân trọng tự do và

hướng tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đảng và Nhà nước Lào trước sau như một kiên trì chính sách đối ngoại
rộng mở và vì hịa bình: Tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao và phát triển quan
hệ thương mại bình thường với tất cả các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị
- xã hội, trên cơ sở năm ngun tắc cùng tồn tại hịa bình; tranh thủ sự đồng tình
và ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước có thiện ý muốn giúp đỡ Chính
phủ và nhân dân Lào trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và
phát triển kinh tế, văn hóa, khơng ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Chính
sách đối ngoại rộng mở của CHDCND Lào đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ
của đơng đảo chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới. Hiện nay,
CHDCND Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở
25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở Niu Oóc, Giơ-ne-vơ và có
quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu
vực và quốc tế (Liên hiệp quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC...). CHDCND Lào
cũng là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Trong những năm qua, Chính phủ Lào đã đăng cai và tổ chức thành công
nhiều hội nghị quốc tế, tiêu biểu như: Hội nghị Bộ trưởng khu vực sông Mê
Công - sông Hằng về hợp tác du lịch (tháng 11-2000), Hội nghị bàn tròn về tài
trợ cho nước Lào lần thứ bảy (tháng 11-2000), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN - Liên minh châu Âu (tháng 12-2000)... Lào tham gia tích cực vào các
tổ chức hợp tác khu vực như: ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS),
Tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam (CLVDT)... . Kế thừa những
thành tựu to lớn và kinh nghiệm quý báu trong hơn 30 năm đổi mới, dưới ánh
sáng Nghị quyết Đại hội X của Đảng NDCM Lào, Nhà nước và nhân dân các bộ
5


tộc Lào đang tiếp tục nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại, chung sức,
chung lịng xây dựng thành cơng nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ, thống
nhất, thịnh vượng theo định hướng XHCN.

1.2. Phật giáo vào nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII,
những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo
cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh
Phật, tượng Phật và những tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá
Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng
phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần
đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển
rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ
mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng
chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ
thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào.
Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất tồn bộ lãnh thổ nước
Lào, ơng đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuhia và phát triển trên khắp
đất nước Lào.

Hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại
thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa
số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300
cơ sở thờ tự. Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là
Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư,
Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền. Hệ
6


thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành
phố), huyện và bản.
Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng
chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo

điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp. Hội Phật giáo Lào cho phép
người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới,
mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng,
những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới
được gọi là Achan (tức là thầy, thầy giáo).
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và
phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng
nhận thấy vai trị và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các
bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh
về ngơi chùa và các vị sư.

7


Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

2.1. Phật giáo đối với xã hội tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
Điều dó đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng tổ, những bậc cha ông đã
nhận biết đạo lý của Phật giáo trong việc thực hiện quyền bình đẳng của quần
chúng nhân dân Lào, do đó mới nhận lấy triết học Phật giáo vận dụng vào việc
cai trị bản, mường, đã vận dụng đạo lý vào lĩnh vực luật pháp như: Thăm mạ sạt
thong, Sụ văn nạ mục khạ, Soi sai khăm, Sỉ vi xay tràn đầy đạo lý Phật giáo,
phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán mang tính dân tộc, tiên
tiến và quần chúng. Trong quá trình giao thoa giữa đạo lý Phật giáo và đời sống
thực đã trở thành đặc trưng văn hóa Lào cụ thể như 5 điều đạo lý (sỉn hả), phơm
vị hản xì.
Về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, thể thơ, văn phản ánh thế giới quan, thế
giới thực và thế giới Phật giáo tất cả những điều đó nhằm phát huy những điều

tốt đẹp, vì tương lai tốt đẹp của xã hội, quốc gia và vai trò của Phật giáo đã
được xếp hạng thứ bậc quan trọng như thứ nhất là quốc gia và thứ nhì là tơn
giáo như khẩu hiệu của Hiệp hội Phật giáo Lào đã đề cập. Suốt thời kỳ tiến hành
cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh trống thực dân kiểu cũ và kiểu mới cũng
như thời kỳ bảo vệ và phát triển đất nước, sự sinh hoạt của nhân dân các tộc
người lúc nào cũng quán triệt đạo lý của Phật giáo, biết phân biệt tốt, xấu, đúng,
sai trái. Nhân dân Lào cũng nào cũng gắn liền với chùa chiền ví như sơng nước
với cá được phản ảnh như: có bản, có chùa, sư, chú tiểu là người tuyên truyền
giáo dục những đạo lý, lãnh đạo nhân dân xây dựng những công trình cơng cộng
xã hội, thành người thầy dạy thủ cơng, nghệ thuật, văn học-ngôn ngữ, kiến trúc
sư, thầy thuốc chữa bệnh, giải hịa vụ xích mích nhau theo đạo lý Phật giáo.
8


Một điều quan trọng nữa là khi đất nước trong thời chiến tranh, các sư sãi
có lịng u nước đã lãnh đạo nhân dân các tộc người chống giặc ngoại xâm
giành chiến thắng về tay nhân dân. Các sư sãi Lào lúc nào cũng gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của xã hội Lào. Chẳng hạn chùa trong ánh mắt của nhân dân
là nơi tu thân tích đức, là mái trường đầu tiên của dân bản trước đây, nhà sư
được coi là người bố thứ hai khuyên dạy những điều hay, ý đẹp để trở thành con
người tốt phục vụ xã hội. Do đó trên phương diện tơn giáo, chùa là trung tâm về
mặt tinh thần, là hội trường hoạt động văn hóa, trao đổi bài học kinh nghiệm về
nghệ thuật.
Ngoài ra, chùa là nơi tạm nghỉ của những người đi đường xa có thể ghé
nghỉ qua đêm, là nơi chữa bệnh bằng thuốc Bắc, thuốc Nam, là nơi giải hịa các
vụ xích mích nhau. Tóm lại, sự hoạt động của người Lào gắn liền với chùa từ
khi sinh ra và cho đến lúc chết đi, lúc chết đi cũng phải làm lễ ở chùa. Hiện nay
chùa có vai trị quan trọng vì có các nhà sư là người chủ trì các lễ, là người giữ
gìn, bảo tồn và kế thừa phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Lào; tuyên tuyền
giáo dục đạo lý cho nhân dân chấp hành và thực hiện pháp luật và quy chế nhà

nước.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo với sự phát triển và quản lý văn hóa
Cơng việc đầu tiên của giáo dục sư sãi là xây dựng trường cấp I, cấp II,
cấp III; đào tạo giáo viên sư sãi sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. trên cả nước có 2
trường cao đẳng sư sãi như: Ở Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Chăm Pa Sắc, trường
cấp II có ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, có giáo trình giảng dạy, đặc biệt là dạy
đạo lý và dạy chữ Pali Sankrit, sự học tập và giảng dạy là nguồn kinh phí của
nhà nước là chính, ngồi ra cịn có sự quyên góp tiền của của nhân dân xây
dựng một số nhà trường. Việc giáo dục sư sãi cũng tương tự với nền giáo dục
chung cả nước trong thời gian qua cũng được sự trợ giúp của các cá nhân và tổ
chức từ thiện quốc tế. Các nhà sư sãi cũng được đi nâng cao trình độ từ cử nhân
9


đến thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp lại về phục vụ nhân
dân và đất nước. Hiện nay, cả nước có học sinh sư sãi từ cấp I đến cấp III
khoảng 7.703 người (số liệu năm 2017), riêng Trường Cao đẳng 2, trường có
sinh viên sư sãi khoảng 625 người, trong tương lai gần sẽ mở thêm trường Cao
đẳng sư sãi ở một số tỉnh có điều kiện.
Về cơng việc xây dựng và tu bổ, trùng tu chùa chiền thời gian qua cũng
được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân. Sự tu bổ, trùng tu chùa chiền là
do sự quyên góp của nhân dân có lịng từ thiện đã xây dựng trụ sở Hội kinh
Phật, tu bổ Thạt Luổng ở Thủ đô Viêng Chăn, đặc biệt các nhà kinh doanh cũng
đóng góp nhiều cân vàng vào việc tu bổ đỉnh tháp Thạt Luổng (mạ bằng vàng).
Ngồi ra cũng mở mang điện tích vùng xung quanh Thạt Luổng để phục vụ
khách du lịch đến du lịch ở Lào, dự án tu bổ chùa, trùng tu Sỉ sạ kệt, xây dựng
đền Phạ Kẹo. Hiện nay Hiệp hội Phật giáo Lào cùng với Mặt trận xây dựng Tổ
quốc Lào, Chính Phủ và tư nhân ở trong và ngoài nước đã phối hợp nhau vận
động những người từ thiện trợ giúp về ngân sách xây chùa Lào tại Ấn Độ (chùa
Lào Phật Thạ khạ nha) và một số cơ sở Phật giáo khác trong cả nước. Điều đó

phản ánh rằng sự hoạt đơng của Phật giáo đang ở thời kỳ phát triển đất nước
cho văn minh, thịnh vượng.
Về việc truyền đạo lý, nhà sư Lào đã vận dụng đạo lý Phật giáo đi tuyên
truyền giáo dục nhân dân trong dịp lễ hội, khuyên dạy họ đoàn kết, tương thân
tương ái và giúp đỡ lẫn nhau, khuyên dạy họ phải có nghĩa vụ với đất nước và
tơn trọng và thực hiện Luật pháp nhà nước. Ngoài ra, sư Lào cịn khun dạy
nhân dân phải tơn trọng và thực hiện đạo lý 5 điều. Đây là cơ sở triết lý cho con
người áp dụng vào đời sống thực của mình, dạy cho các tín đồ chung sống hịa
bình với nhau. Hơn thế nữa nhà sư Lào còn đi dạy ở các trường, bên cạnh đó
Chính phủ Lào cũng cho phép nhân dân các tộc người ở Lào tự do tín ngưỡng
và khơng tín ngưỡng. Hiện nay, vấn đề nổi bật là giáo dục sư sãi Lào cho phép
thanh thiếu niên vào tu hành trong dịp nghỉ hè để họ tu thân tích đức, với số
10


lượng khoảng 200-300 người, dự án này đa phần tổ chức tại Thủ đô Viêng
Chăn, thời gian tới Hiệp hội Phật giáo Lào sẽ mở mang ra ở các tỉnh có điều
kiện.
Về Sự quản lý và phát huy văn hóa Lào, Phật giáo Lào phát huy truyền
thống quản lý và di sản văn hóa của dân tộc, quản lý các tôn giáo theo pháp luật
và quy chế nhà nước, đặc biệt Phật giáo có vai trị quan trọng về mặt tinh thần
của nhân dân Lào, giữ gìn và phát huy văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của
dân tộc Lào. Vì vậy, cần phải tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân đặc
biệt là thanh thiếu niên để họ có lịng tự hào, giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn
hóa Lào; làm chủ trong việc ngăn chặt những điều khơng tốt, phản với đạo lý và
văn hóa, phong tục tập qn của dân tộc.
Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân tộc để góp phần vào việc
giảng dạy ở các cơ sở giáo dục, tổ chức và phát huy những hoạt động văn hóa ở
các trường, xây dựng bản làng văn hóa và gia đình văn hóa ngày càng nhiề lên
về số lượng và chất lượng. Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thơng tin và Du lịch đã

phát động thi đua về gia đình văn hóa là hạt nhân cho việc xây dựng bản làng
văn hóa, hiện nay cả nước có khoảng 8.448 bản làng, trong đó bản làng văn hóa
có 5.250 bản, 836.733 gia đình văn hóa. Tất cả những điều đó gợi cho chúng ta
thấy rằng Phật giáo và phong tục tập quán “hịt síp sỏng khong sip sì” và pa phê
ni Lào đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ gìn, bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước Lào.
Ngay khi người mẹ mang thai, người nhà đã mời các vị sư đến nhà tụng
kinh, lễ Phật để mang lại nhiều điều may mắn. Trong thời gian đó, người mẹ
cũng thường xuyên lên chùa tụng kinh niệm Phật để cầu phúc và cũng phải
kiêng kỵ khơng được nói dối, khơng được ăn cắp, kiêng những thức ăn mà
những nhà sư không ăn… Đến khi thai phụ lâm bồn, người nhà lại thỉnh các vị
sư đến làm lễ xua đuổi tà ma để mẹ con đều được bình an, khỏe mạnh.
11


Sau khi đứa bé chào đời được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và
nhờ sư đặt tên cho bé. Với những gia đình khá giả, người ta thường thỉnh sư về
nhà làm lễ, buổi lễ thường rất cầu kỳ, hình thức và tốn kém. Cịn với những đứa
trẻ bất hạnh bố mẹ khơng có khả năng ni hoặc mồ côi cha mẹ, người ta cũng
đưa lên chùa để các sư nuôi nấng và dạy dỗ. Trong buổi lễ, các sư thường làm lễ
buộc chỉ cổ tay cho các bé với mong muốn đem lại bình an, may mắn, sức khỏe
và mọi điều an lành. Đứa trẻ chỉ bỏ chỉ cổ tay khi đã thực sự khỏe mạnh, trưởng
thành.
Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, cha mẹ lại gửi vào chùa để các sư dạy
giáo lý, kinh kệ, dạy đạo đức làm người, dạy cách ăn nói, đi đứng… Nhà sư
luôn luôn kề cận gần gũi, hướng dẫn chỉ bảo trong mọi sinh hoạt học tập trong
chùa. Sau này khi đứa trẻ trưởng thành và hồn tục thì vị sư vẫn là người thầy,
người bạn, là nơi nương tựa mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Trong thời gian đứa trẻ được gửi lên chùa, cha mẹ phải thường xuyên dâng
cúng phẩm vật cho các sư trong chùa để tỏ rõ trách nhiệm và lòng thành kính.

Trong quan niệm của người Lào các nam thanh niên đến tuổi trưởng
thành, đã qua thời gian ở chùa được coi là những người chín chắn, cịn nếu chưa
từng ở chùa, thì dẫu sống đến già vẫn bị coi là người chưa chín chắn. Trong
cuộc sống của người Lào, nếu khi cha mẹ tật bệnh hoặc mất, hoặc khi gia đình
gặp phải những điều khơng may mắn người ta cũng thường xin vào chùa tu một
thời gian để thêm phúc đức cho người thân, cho gia đình tai qua, nạn khỏi.
Người Lào cũng cho rằng, nếu trong thời gian người nam thanh niên ở trong
chùa mà cảm thấy con đường tu hành là lý tưởng cao đẹp thì có thể đi tu luôn
cũng được, và đây cũng là một vinh dự cho bản thân và gia đình người xuất gia.
Tuy nhiên, để được là người tu sỹ gắn bó trọn đời với Phật pháp, việc tuyển lựa
cũng phải qua rất nhiều khâu kỹ càng và cẩn trọng theo đúng truyền thống Phật
giáo.

12


Khi thanh niên Lào đến tuổi lập gia đình, người ta sẽ lại lên chùa xin các
vị sư làm lễ ban phúc. Người Lào thường kiêng tổ chức hôn lễ vào các tháng mà
nhà sư cấm túc an cư, kiêng tổ chức vào các ngày rằm, ngày lễ vía Phật vì cho
rằng đơi trẻ tổ chức vào các ngày đó sẽ không hạnh phúc. Ở nhiều địa phương,
trong lễ cưới người ta thường mời các vị sư đến tụng kinh và vẩy nước phép.
Sau khi đôi trẻ tổ chức lễ thành hôn, nhất thiết hôm sau phải đến chùa dâng
phẩm vật cho sư tăng để tạ ơn và báo tin với tổ tiên về cuộc sống mới của mình.
Trong cuộc sống, khi người dân Lào gặp ốm đau bệnh tật cũng thường
lên chùa cầu an và xin các sư chữa bệnh giúp, nhiều ngôi chùa cũng là nơi phát
thuốc chữa bệnh cho người dân. Đặc biệt khi người dân Lào từ giã cõi đời, ai
cũng mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thốt.
Người Lào quan niệm rằng có cái chết “lành” và chết “dữ”. Chết “lành” là
những người chết do già cả, bệnh tật, chết “dữ” là những người chết do tai
ương, bất đắc kỳ tử, và chỉ có những người chết lành mới được hỏa thiêu và gửi

xương cốt vào chùa. Người qua đời là ơng bà, cha mẹ thì con trai, cháu trai từ
bảy tuổi trở lên sẽ cắt tóc đi tu, thời gian có thể một tháng, một tuần, thậm chí
chỉ vài giờ cho đến khi hỏa thiêu xong. Đối với người Lào, đi tu là cách tốt nhất
để bày tỏ lịng biết ơn cha mẹ, và đó cũng là cách để tang phổ biến nhất của
nam giới. Người Lào cũng cho rằng khi người ta chết đi tức là thuộc về chùa, và
vì vậy khơng lập bàn thờ ở nhà, khi cần cầu cúng cho người đã chết, họ sẽ mang
lễ vật lên chùa và thỉnh sư tăng trong chùa làm lễ cho người thân quá cố của
mình.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống
văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào. Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như
một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong
văn hóa của Lào mới có. Đó cũng chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và
phát triển vững bền qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa.

13


14


Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
HIỆN NAY

3.1. Những giá trị tích cực của Phật giáo trong đời sống xã hội Lào
Đối với tôn giáo, được Đảng và Chính phủ Lào rất quan tâm, bởi vì tơn giáo
là vấn đề rất tế nhị và gắn liền với con người. Để mọi nguời công dân Lào được
hưởng quền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng, Đảng - Chính phủ đã đề ra
đường lối chính sách từng giai đoạn cho các tôn giáo tồn tại ở Lào hoạt động
phù hợp với Luật pháp và quy chế nhà nước.

Chính phủ lào đã đề ra Sắc Luật số 92/TT, ngày 5/7/2002, Sắc Luật này là
chỗ dựa cho việc hoạt động tôn giáo trong cả nước bảo đảm an ninh và trật tự xã
hội. Thời gian qua, sự hoạt động của tôn giáo không tránh khỏi những thiếu sót,
do đó cần thiết phải sửa đơi Sắc Luật đó cho hoàn thiện về nội dung phù hợp
với thực tiễn hiện nay. Chính phủ đã ra Sắc Luật về cơng tác quản lý và bảo vệ
tôn giáo ở Lào, số 135/CP, ngày 16/8/2016 thay cho Sắc Luật số 92/TT, ngày
5/7/2002. Sắc Luật này gồm 8 chương, 37 điều là chỗ dựa cho việc tổ chức thực
hiện và giải quyết vấn đề tôn giáo cho thống nhất trên cả nước. Để cơng tác tơn
giáo thực hiện có hiệu quả tốt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đề ra Sắc lệnh về công
tác quản lý và hoạt động của các tôn giáo ở Lào, số 16/TT, ngày 9/11/2016.
Hiện nay, công tác tôn giáo đã có quan hệ và hợp tác với nhiều tổ chức trong
và ngồi nước, Chính phủ Lào tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín
ngưỡng của cơng dân Lào và không cho phép cá nhân và tổ chức nào mua
chuộc, dụ dỗ hoặc ép buộc nhân dân theo bất kỳ tơn giáo nào.
Chính phủ tơn trọng và bảo vệ sự hoạt động của tôn giáo mà không trái với
Luật pháp và quy chế của tổ chức tôn giáo. Nhà tu hành, nhà truyền giáo và các
15


tín đồ phải hợp tâm, hợp sức tham gia các hoạt động hữu ích cho đất nước và
nhân dân, khơng được phân biệt tôn giáo và nhân dân các tộc người, thúc đẩy
các tín đồ thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân bình đẳng nhau, đồn kết nhau
thành một khối vững chắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước;
chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa và phong tục tốt đẹp của dân tộc,
đồng thời quan tâm chính đáng đến việc sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân
các tộc người.
3.2. Một số vấn đề tồn tại của Phật giáo đối với đời sống xã hội Lào
Đảng và đạo lý, lời khuyên dạy của tơn giáo như: tun truyền có nội dung
sai trái với đạo lý, lời khuyên dạy của tôn giáo, bơi bác tín ngưỡng tơn giáo,
khơng cho phép ai đó mua chuộc, dụ dỗ hoặc ép buộc công dân Lào theo bất cứ

tơn giáo nào đó để phá hoại an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến mơi trường,
tính mạng, danh dự và vật chất của cải của người khác, ngăn chặn, cản trở sự
thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơng dân, lợi dụng tơn giáo vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, đảng phái của mình, cấm các hoạt động sai trái và chống đường
lối của Đảng và Chính phủ, trái với phong tục tập quán, cản trở sự phát triển,
dụng chạm đến tình đồn kết dân tộc và tình đồn kết các tơn giáo, về các công
cụ thông tin khi nhập khẩu-xuất khẩu, cấm các tổ chức liên quan có hành động
vi phạm pháp luật và quy chế nhà nước.
Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào và Hiệp hội Phật giáo Lào cần quan tâm một
số điểm sau:
Sự tổ chức và thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước về
cơng tác tín ngưỡng và tôn giáo trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tích đáng
khích lệ. Tuy nhiên, các hoạt động tơn giáo khơng tránh những khuyếm khuyết
đó là việc bảo đảm về mặt nội dung và nhận thức của quần chúng nhân dân
chưa đi vào chiều sâu. Chính quyền bản làng, Mặt trận, tổ chức tôn giáo đặc
biệt người chủ trì các nghi lễ, người có uy tín, tộc trưởng, tù trưởng trong cộng
16


đồng các tộc người chưa nắm chắc quan điểm và đường lối và chính sách của
Đảng - Chính phủ.
Tuyên truyền giáo dục nhân dân các tộc người để họ có cảnh giác với âm
mưu của lực lượng thù địch, nâng cao sự hiểu biết, lòng tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, các tín đồ các tơn giáo có ý thức tự giác tham gia
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhân dân Cách mạng Lào. Các tổ chức
tơn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thời gian qua, về hình thức và cách
tuyên truyền giáo dục nhân dân các tộc người chưa đi vào chiều sâu và hiệu
quả.
Tín ngưỡng tơn giáo là món ăn tinh thần của con người trong xã hội, mang
tính tế nhị, tính ưu biệt của tơn giáo là giúp con người phân biệt điều xấu và

điều tốt của con người và phát huy con người chung sống hịa bình với nhau;
tơn giáo cịn là nơi hình thành đạo lý, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, phong
tục tập quán, lễ nghi tôn giáo và lối sống của các cộng đồng tộc người.
Chính phủ quản lý và kiểm tra các tơn giáo thống nhất trên phạm vi cả nước
do Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm và làm chủ trong việc phối hợp với Mặt Trận
xây dựng Tổ quốc Lào, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, chính quyền địa
phương các cấp tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt các nghành ở Trung ương
và tỉnh, huyện, Thủ đô, thành phố, chính quyền huyện, bản làng tổ chức triển
khai thực hiện Sắc Luật về công tác tôn giáo, cùng nhau nghiên cứu, cho phép,
giản tán tổ chức tôn giáo hoạt động với phạm vi nhiều tỉnh, đề nghị Thủ thướng
Chính phủ cho phép xây dựng Phật Thạ sỉ ma, cho phép tu bổ và trùng tu chùa
chiền, nhà thờ, trụ sở Hội kinh Phật,... theo đề nghị của Chủ Tịch tỉnh và Thủ
đô.
Quyền hạn quản lý tôn giáo ở cấp tỉnh là quán triệt và tổ chức thực hiện theo
đường lối và chính sách của Đảng - Chính phủ, Hiến pháp, Luật pháp, quy chế
công tác tôn giáo ở địa phương; Kiểm tra theo dõi kế hoạch hoạt động hàng năm
17


của tổ chức tơn giáo theo trách nhiệm của mình, góp ý kiến và đề nghị chính
quyền địa phương các cấp xây dựng, tu bổ và trùng tu chùa chiền và nhà thờ.
Thứ nhất, để việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng Luật pháp đối với
công tác tín ngưỡng tơn giáo có hiệu quả tốt, trước hết phải tăng cường thấm
nhuần quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Chính phủ thành hệ
thống, đồng bộ, nâng cao ý thức tự giác tôn trọng và thực hiện Luật pháp và quy
chế nhà nước cụ thể như: Hiến pháp, Sắc Luật số 135/TT, ngày 16/8/2016 cho
các sư sãi, chú tiểu, nhà tu hành, nhà truyền đạo, người có uy tín trong xã hội.
Những vấn đề nêu trên nhằm giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng trong mọi lĩnh vực.
Thứ hai, củng cố tổ chức đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý cụ thể là cán bộ

Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào các cấp từ Trung ương đến địa phương nâng
cao khả năng trong chỉ đạo và phát huy những mặt tích cực của các tơn giáo vào
sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân
Cách mạng Lào, Nhà nước và nhân dân cùng nhau đồng tâm hợp ý cùng nhau
thực hiện, bên cạnh đó nhà nước phải đầu tư một cách chính đáng vào sự củng
cố và quản lý theo điều kiện của cơng tác tín ngưỡng và tơn giáo mà ĐảngChính phủ đề ra từng giai đoạn.
Thứ ba, tăng cường việc chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, lấy
công tác tuyên truyền giáo dục là ngọn cờ tập hợp tình đồn kết nhân dân các
tộc người để tập hợp lực lượng tồn dân góp phần vào sự bảo vệ và phát triển
đất nước văn minh và thịnh vượng. Địng thời cũng tìm cho ra những mặt tích
cực, những điều tồn đọng, yếu kếm và sơ hở của các quy chế đẻ chỉnh đổi cho
kịp thời, ngoài ra cũng quan tâm chính đáng về nâng cao đời sống của nhân dân
các tộc người cho ngày một tốt hơn.
Thứ tư, Phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân Lào đói với đất nước,
phát huy truyền thống, phong tục tập qn tốt đẹp, những cơng trình kiến trúc
18


tôn giáo, sự sáng tạo, nền văn học, nghệ thuật, lối sống tốt đẹp của các tộc
người và đất nước, phát huy truyền thống đồn kết, đồng thuận vì hịa binh, vì
sự vững mạnh, thống nhất của đất nước.
Thứ năm, trợ giúp xã hội với nhiều hình thức như: Vận động quyên góp vật
chất, tiên của để phối hợp với ngân sách cộng đồng nhằm xây dựngtrường học,
bệnh viện, đường xá, lợi ích cơng cộng, xóa đói giảm nghèo, nạn thiên tai.
Thứ sáu, thành lập Viện nghiên cứu hoặc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo để
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đường lối, quy chế điều hành các công việc
nhằm phát huy vai trị của tín ngưỡng tơn giáo để bảo đảm việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của công dân Lào.

19



KẾT LUẬN
Bên cạnh kiến trúc chùa tháp độc đáo, Phật giáo cũng hòa vào hơi thở
cuộc sống của người dân Lào. Nhà chùa được coi là trường học giảng dạy giáo
lý cho người dân để trở thành những người có ích cho xã hội và ở đây mỗi
người dân đều gắn bó sâu sắc với nhà chùa. Ngay khi chào đời, đứa trẻ được bố
mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên. Khi đến tuổi đi học, cha
mẹ lại gửi vào chùa để học giáo lý, kinh kệ, học cách ăn nói, đi đứng, học đạo lý
làm người… Đến khi từ giã cõi đời, mọi người đều mong muốn xương cốt của
mình được gửi vào chùa để được siêu thoát, bởi theo quan niệm của người Lào
khi người ta chết đi tức là thuộc về cõi Phật, cõi chùa.
Chính những dấu ấn của Phật giáo trong đời sống văn hóa đã tạo mối
quan hệ gần gũi, gắn bó giữa nhà sư với người dân ở xứ sở Triệu Voi. Nếu như
người dân chăm lo cho các nhà sư về đời sống vật chất, thì nhà sư là những
người chăm lo cho người dân về đời sống tinh thần. Bởi vậy, chúng ta có thể dễ
dàng bắt gặp hình ảnh nhà sư đi chân trần, vai khốc bình bát, chậm rãi đi quanh
phố để nhận lễ dâng cúng của người dân. Theo nhà sư đi khất thực là trải
nghiệm thú vị cho du khách vào những buổi sớm tinh mơ trên đất nước Lào.
Thật hiếm nơi nào Phật giáo lại gần gũi, gắn bó với người dân như ở đây.
Chính điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một đất nước Lào đang trên
đường đổi mới. Hịa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trải mình vào
đời sống văn hóa Phật giáo nơi đây sẽ là những trải nghiệm không thể quên cho
những ai đến với xứ sở này.

20




×