Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Học văn để làm gì? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.12 KB, 3 trang )

Học văn để làm
gì?




Hàng năm, cứ sau mỗi mùa thi kết thúc, dư luận xã hội lại “xôn xao”
bàn luận về chuyện học và thi. Năm nay cũng vậy. Riêng môn Ngữ văn,
đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của
xã hội về môn học này.
Có những ý kiến hết sức xác đáng, nhưng cũng không ít ý kiến chưa
hiểu đúng việc học và thi môn Ngữ văn. Xin nêu lên một vài điểm căn
bản mà dư luận xã hội đang quan tâm để rộng đường dư luận.
Ngữ văn chỉ là môn công cụ?
Trong một xã hội hiện đại, khi khối lượng tri thức của nhân loại đã và
đang tăng lên vùn vụt, không có nhà trường nào lại lựa chọn cách dạy
nhằm cung cấp số lượng các sự kiện và tri thức. Trong bối cảnh xã hội
ấy, nhà trường cần dạy cách thức tiếp nhận và tạo lập các giá trị văn
hóa.
Về lí luận, điều này không có gì mới, nhưng hiểu cho đúng và nhất là
hiện thực hóa tư tưởng đó vào nội dung cụ thể của mỗi môn học không
phải là đơn giản. Chỉ trả lời câu hỏi dạy và học môn Ngữ văn để làm gì
đã thấy sự phức tạp này.
Lâu nay, do truyền thống coi trọng văn chương, nên cứ nói đến môn văn
là người ta nghĩ ngay đến môn dạy các tác phẩm văn chương Mà ngay
tác phẩm văn chương cũng chỉ coi trọng những tác phẩm hư cấu tưởng
tượng (fiction): thơ, truyện, tiểu thuyết còn văn nghị luận và các loại
văn bản khác (nonfiction) ít được chú ý.
Kết quả là HS có thể thuộc rất nhiều thơ/văn nhưng ra đời vẫn không
viết được một biên bản hay đơn, thư giao dịch cho đúng quy cách; rất
lúng túng khi xem bản đồ một thành ph


ố lớn để xác định các bến xe buýt
và những điểm cần đến. Trong khi một giáo viên dạy văn của Hoa Kỳ
cho rằng: dạy tác phẩm Odyssey của Homer chỉ cần tập trung vào việc
giúp HS có kiến thức và kỹ năng đi du lịch là chính, còn việc nắm nội
dung tác phẩm ấy thì để HS tự đọc ở nhà.
Không ai phủ nhận vai trò của thơ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư
tưởng, nhân cách của người học nhưng mục tiêu đó không phải là độc
quyền của bất cứ môn học nào. Mục tiêu trực tiếp của môn Ngữ văn
trong nhà trường trước hết bắt đầu từ tiểu học là dạy cho HS biết đọc,
biết viết (literacy) và lên trung học là giúp họ trở thành người đọc, ngư
ời
viết có văn hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, cần hình thành và rèn luyện cho HS hai năng
lực thiết yếu: Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Năng lực đầu giúp
HS biết tiếp nhận, thưởng thức, đánh giá sản phẩm của người khác và
năng lực sau biết tạo ra sản phẩm (nói và viết) của chính mình. Chính vì
thế mà hầu hết các nước đều coi môn học này là môn công cụ.
Đọc hiểu và tạo lập văn bản có rất nhiều mức độ, trình độ khác nhau.
Thoát nạn mù chữ không có nghĩa là đã biết đọc - hiểu. Nhiều ngư
ời đọc
rất to và lưu loát một văn bản nhưng vẫn không hiểu hoặc hiểu không
đúng thông tin trong đó. Theo tờ New Week, cho đến năm 1993, Hoa Kỳ
vẫn có “gần một nửa số người lớn (khoảng 95,5 triệu người) không tự
điền vào phiếu gửi tiền ngân hàng hoặc không tìm được điểm khởi
hành của xe buýt hướng dẫn trên bảng lịch trình vào ngày thứ bảy”. Có
lẽ vì thế mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chủ trương
coi trình độ đọc hiểu (reading literacy) là một trong ba lĩnh vực quan
trọng để đánh giá năng lực HS vào cuối giai đoạn giáo dục bắt buộc.
Nhà trường Việt Nam không thể không chú trọng tới việc dạy cho HS
biết cách đọc - hi

ểu một văn bản. Trong cuộc sống, văn bản cần đọc hiểu
rất phong phú, văn bản văn chương chỉ là một trong các loại ấy.
Biết viết không chỉ là viết đúng chính tả, ngữ pháp mà còn có những y
êu
cầu cao hơn: phải có ý; ý phải đúng, phong phú, mới mẻ, sáng tạo và đ
ộc
đáo; phải biết trình bày, lập luận chặt chẽ, gây được ấn tượng, có phong
cách và giọng điệu riêng Cũng cần nói thêm, biết tạo lập văn bản còn
bao hàm cả biết nói. Nói thông, nói thạo, nói hay là một yêu cầu cao.
Tóm lại, dạy học môn Ngữ văn hiện nay đang điều chỉnh lại quan niệm
cũ, hình thành quan niệm mới: giúp HS cách thức tiếp nhận và tạo lập
các văn bản; coi trọng không chỉ văn chương hình tượng mà còn các lo
ại
văn bản khác đa dạng và gần gũi hơn với cuộc sống đời thường.
Văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội (NLXH) vì thế được chú ý ở
cả phần đọc - hiểu và cả phần làm văn. Các văn bản thông thường như
đơn từ, biên bản, thư tín, quảng cáo, hợp đồng cũng được chú ý luyện
tập
Không nắm được mục tiêu và quan niệm trên rất dễ cho rằng SGK Ngữ
văn thiếu chất văn, khô khan, nặng nề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×