Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Học để làm gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.94 KB, 7 trang )

Học để làm gì
"Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường
trực" của mọi thời học!
Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em
học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của
người lớn, của cha mẹ mà thôi!...

Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các
bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và
những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học
để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn
thấy hàng ngày rồi!
Vậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho
con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi
"thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày
càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng
cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây?

Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ
than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"!
Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp
đây; làm sao thi đỗ đại học đây?

Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố
(rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng
thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng
nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng
cấp!

Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn!
Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin


điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua
điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng
ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới
có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"!

Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được
vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc
gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ
quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu,
nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử;
làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước!

Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ
thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị
theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung
chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký
những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói
thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh
duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có
quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để
khi khác, chủ tịch ... đang bận họp"!

Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại
hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự
học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học
sinh, hãy thực sự quan tâm!..
Trần Huy Thuận(Nam Định)

Học quá khứ ,sống trong thực tại , chuẩn bị cho tương lại.
*Học tập là kiến thức của hạt giống, hạt giống là kiến thức của hạnh phúc.

* Bé không học lớn làm gì?
* Học thức như con thuyền ngược nước , không tiến tức thì lùi.
TẢN MẠN VỀ GIÁO DỤC
Hơn hai mươi năm qua nền giáo dục Việt Nam không ngừng được bàn thảo, không ngừng
được cải cách đối mới. Nhưng càng cải cách đổi mới càng chưa thấy lối ra.

Thế rồi khi đất nước mở cửa, hội nhập, đi vào kinh tế thị trường mới thấy nền giáo dục của mình
không giống ai, không giống với chính mình trước kia, không đào tạo được con người đủ để làm
nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngang tầm thời đại như đất nước mong muốn thì đâm
hoảng, dao động… Rồi chính những người “xây dựng thành công nền giáo dục duy ý chí” trước
đây hay được đào tạo bởi “nền giáo dục duy ý chí ấy” ngồi lại bàn và quyết định thôi không duy ý
chí nữa, phải cải cách, phải như thế nầy, phải như thế nọ…

Hết thế hệ học trò nầy đến thế hệ học trò kia được đem ra thử nghiệm, ngốn không biết bao nhiêu
tỷ đồng của quốc gia để cuối cùng, như có người nói: chỉ “phổ cập được hàng ngàn tấm bằng thạc
sĩ, tiến sĩ dỏm” làm cho những giáo sư tiến sĩ thật phải thẹn mà thôi. (Nói như vậy hơi quá đáng
nhưng trong một phạm vi nào đó không phải là nói ngoa).

Tôi không xuất thân khoa bảng, không hoạt động trong ngành giáo dục nên không dám lạm bàn về
việc cải cách giáo dục. Nhưng là một người cầm bút (écrivant) có suy nghĩ về tương lai đất nước,
nên tôi không thể yên tâm trước tình hình giáo dục của đất nước hiện nay. Do đó với sự thúc đẩy
của lương tâm, tôi ghi lại sau đây mấy ý tưởng tản mạn về giáo dục - ngành mà tôi không chuyên.
Những ý tưởng nầy nếu không có ích gì cho việc tham khảo nghiên cứu cải cách giáo dục chung
hiện nay, thì ít ra nó cũng giải tỏa ra khỏi đầu óc tôi bớt những dằn vặt đã làm cho tôi mất ngủ.

Thử nhắc lại qui luật vận hành của việc học
Giáo dục là một thực thể xã hội sống, vận hành theo một qui luật khách quan. Qui luật đó từ cổ chí kim, từ
Đông sang Tây về chi tiết có thay đổi chút đỉnh (ngoại lệ) nhưng về cơ bản thì giống nhau. Đi học để làm
gì? Với người này thì để có kiến thức, thi đậu, được xã hội công nhận, có việc làm, được xã hội quý trọng;
với người khác lại là để có chức, có danh, có quyền, được vinh thân phì gia, được ăn trên ngồi trước,

được địa vị hơn người (chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng); (“Sống ở trong trời đất phải có danh gì với
núi sông” - Nguyễn Công Trứ).

Những ngoại lệ:

- Có những người học giỏi, đỗ đạt cao, có uy tín, được dân tin để hoạt động yêu nước (trường hợp Phan
Bội Châu) chứ không ra làm quan.

- Có những người học giỏi, học cốt có đủ kiến thức để hoạt động cách mạng, hiến dâng cuộc đời cho dân
cho nước (trường hợp Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh).

- Có những người học mà không quan tâm đến khoa bảng, cốt học cho giỏi, kiến thức rộng, tư duy độc lập,
sống cuộc đời tự do, không màng danh lợi, được người đời kính trọng xem như một kẻ sĩ (ngoại lệ nầy
thời nào cũng có).

Trừ những ngoại lệ, còn nói chung không ai thoát ra khỏi cái qui luật vận hành nêu trên.

Nhìn lại trong quá khứ, thời quan liêu bao cấp, duy ý chí, xã hội ta đã không quan tâm đến qui luật vận
hành của giáo dục, không xem trọng việc dạy và học. Trường Đại học Bách khoa là thượng đẳng, còn Đại
học Sư phạm dạy sinh viên đi làm thầy giáo thì thuộc loại thấp kém: “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư
phạm”. Sinh viên sư phạm đi học nghề thầy ở trong các Ký túc xá “Ăn như sư, ngủ như phạm”.

Bởi vì vào thời ấy chính trị là thống soái, người giữ vị trí quan trọng chưa hẳn là người có kiến thức, có
thực học, có chuyên môn. Người trong đoàn thể hay được đoàn thể công nhận là có việc làm (làm cho nhà
nước), được xã hội quý trọng hay không, không cần biết, có chức (chính trị), có danh, có quyền là được ăn
trên ngồi trước, được địa vị hơn người, đi Đông đi Tây… Con đường tiến thân của thanh niên không phải
là việc học giỏi. Tất cả những chỗ làm việc quan trọng, thuận lợi, tốt, thu nhập khá đều dành cho COCC
(con ông cháu cha). Những người có tiền muốn con cháu mình vào chỗ “mát ăn bát vàng” (ngành Bưu
điện, Hàng không, Thuế vụ, Hải quan, Nhà đất v.v...) phải hối lộ. Một bộ máy nhà nước được cấu tạo bởi
những con người như thế mà rất có quyền hành, người dân phải đến “xin”, người được nhà nước giao

quyền muốn "cho" ai cái gì thì cho (cho chỗ học, cho việc làm, cho lương cao, cho nhà đất, cho quyền
hành, cho chức vụ, cho chữ ký v.v…). Nếu không bằng lòng thì có trời xin cũng không cho. Không thưa
kiện được ai cả. Từ sau ngày đất nước đổi mới, từ lãnh đạo cho đến người dân đều công nhận tình hình
“duy ý chí, bao cấp, cửa quyền” như thế là sai. Phải sửa. Phải chống.
Nhưng sửa như thế nào? Người lãnh đạo, người quản lý, thầy giáo Đại học phải có học hàm Giáo sư, học
vị Tiến sĩ, người quản lý giáo dục từ Trung ương xuống địa phương cần phải có Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo
sư, Giáo sư. Đây là một chủ trương đúng. Phải như thế mới hội nhập với quốc tế được. Nhưng tiếc thay,
đáng lẽ phải đào tạo một cách cơ bản, phải tìm những Giáo sư Tiến sĩ có thực học, đã thành công trên
lãnh vực chuyên môn vào làm những chức vụ ấy thì - muốn giữ được chức quyền đã và đang có - những
người trước kia phấn đấu vào Đảng để đủ yếu tố “hồng” để được đề bạt, nay tìm mọi cách để có cái bằng
Tiến sĩ, rồi sau đó phấn đấu để được công nhận là PGS, GS - yếu tố “chuyên” - để được tại vị và lên chức.
Thấy thế, dân gian bình luận: “Đi vô đi ra cũng mấy thằng cha khi nãy”. “Thằng cha khi nãy” trước kia ít tai
hại hơn “thằng cha khi nãy” đã có học hàm học vị GSTS. Vì sao? Vì:

- Anh ta muốn có cái học hàm học vị GSTS, phải rất tốn kém. Do đó khi đã đạt được GSTS rồi anh ta phải
sử dụng “cái bùa” ấy để thu lại: Phải đấu tranh tăng lương, phải đòi được thăng chức cho tương xứng với
học hàm học vị GSTS, phải có đất có nhà, trong lúc trình độ chuyên môn của anh không có gì khá hơn, đôi
khi còn kém hơn cả thời còn trai trẻ nữa.

- Anh ta với cái ghế trì trệ, lạc hậu, tiêu cực đáng lẽ phải được thay thế thì khi anh ta có cái GSTS rồi, cái
ghế ấy được vặn thêm ốc vít, không ai lay chuyển được. Anh ngồi đó, không cho ai chứng tỏ giỏi hơn anh,
không cho ai nói, làm gì để lộ cái kém cỏi của anh.

Nếu những vị nầy mà được Trung ương giao cho việc cải cách giáo dục thì còn cải dài dài và chưa biết
đến bao giờ mới cách được.

Một số người khác, tuy chức, quyền đã “đụng trần” nhưng lại mang mặc cảm không có bằng cấp trong xã
hội “phổ cập Giáo sư Tiến sĩ”, nên không vững tâm với khả năng và vị thế chính trị của mình, cũng bị cuốn
vào cái dịch chạy học hàm, học vị. Cái học hàm học vị nầy không loè được ai, mà ngược lại nó chỉ làm mất
giá trị của chính các vị ấy mà thôi. Quan sát trong thực tế xã hội xưa nay, ta thấy nhiều người thành công

trong các lãnh vực chính trị, kinh doanh không hẳn là những người có học hàm học vị cao.

Tư duy của nhà chính trị, nhà kinh doanh khác tư duy của những GSTS. Nhiều việc người có học hàm, học
vị không làm được. Bác Hồ không có học hàm học vị nào cả mà các vị đại trí thức có học hàm học vị quốc
tế theo Bác rất đông và trọn đời trung thành với sự nghiệp của Bác. Các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy
không một mảnh bằng cấp, làm ngoại giao lúc đất nước khó khăn, mà nào có thua trí Bộ trưởng Ngoại
giao Mỹ là Tiến sĩ Henri Kissinger đâu? Các ông Tàu Chợ Lớn trước đây và bây giờ làm ăn thành đạt ghê
gớm, có ông nào có học hàm học vị gì đâu? Ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Sự hiện nay có bằng cấp
gì về Hành chánh, Bảo tồn bảo tàng di sản văn hoá gì đâu mà các ông đã đưa Thành phố Đà Nẵng, thị xã
Hội An lên thành những mẫu mực về đổi mới, về bảo vệ và phát huy thành phố di sản Thế giới làm cho cả
nước phải đến nghiên cứu học tập? Hàng ngàn Giáo sư Tiến sĩ chuyên môn đầy mình có ai làm được như
thế chưa?

Cũng qua quan sát ta thấy các nhà chính trị, các nhà kinh doanh lớn đều sử dụng trí thức, sử dụng chuyên
gia chứ ít thấy có vị học hàm học vị nào dám xài các chính khách và các nhà kinh doanh. Bà N.C.T đứng
đầu hãng sản xuất Tân dược OPV Overseas là một nhà kinh doanh thành công lớn nhất trong giới Việt
Kiều ở Mỹ. Bà chỉ học đến Tú tài I trường Khải Định trước đây. Giúp việc cho bà có hàng trăm Tiến sĩ, Luật
sư, Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ sư Pháp, Mỹ, Đức, Việt… Sự thành công của bà đã được chính Tổng thống Bill
Clinton phải biểu dương khi ông đến thăm Việt Nam và nói chuyện với các nhà kinh doanh Mỹ tại TP.HCM
cách đây 4 năm. Thế cớ sao các vị lãnh đạo chính trị, các giám đốc công ty, các tập đoàn kinh tế còn chạy
theo học hàm học vị làm gì nữa? Nếu lãnh đạo chính trị dở, kinh doanh dở thì các vị có trưng ra một chục
cái học hàm học vị GSTS rồi cũng phải về vườn và cũng phải làm con nợ của ngân hàng mà thôi.

Vấn đề xây dựng đất nước là việc sử dụng được người tài như thế nào chứ không phải chỉ là người có
học hàm học vị. Đất nước ta không tiến nhanh tiến mạnh lên được như nhiều nghị quyết trước đây đã đề
ra vì những người kém tài, những người không có chuyên môn ngồi vào chỗ cần chuyên môn, cần tâm,
cần trí.

Cách đây không lâu, nhiều em sinh viên bạn của con gái tôi tâm sự: “Bọn con muốn đi làm việc cho nhà
nước, nhưng cơ quan nào cũng bảo đang giảm biên chế. Nếu có những chỗ khuyết vì vừa có người về

hưu thì đã có COCC điền vào chỗ ấy mất rồi!”.

Hằng năm nhà nước phải bỏ ra một số ngân sách khổng lồ để trả tiền thầy, tổ chức các cuộc thi để bổ
sung cho đạo quân thất nghiệp hàng vạn người có bằng đại học. Có lần tôi hỏi ông Trần Chí Đáo (lúc ông
còn làm Thứ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo):

- “Ông biết rõ đang có hàng chục vạn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, trình độ sinh viên kém, các
công ty, nhà máy không tuyển dụng vào làm việc được, thế tại sao Bộ còn cứ đào tạo dài dài cho cái đội
ngũ thất nghiệp có bằng đại học đó?”

Ông Thứ trưởng đáp:

- “Biết vậy nhưng phải chịu vậy để cho đông đảo các thầy cô ở các đại học có việc làm, có lương, biết làm
sao bây giờ?”

Câu trả lời tuy cay đắng, nhưng đó là sự thực. Với tư cách là phóng viên báo Lao Động lúc đó, tôi định hỏi
ông nhiều vấn đề nữa nhưng qua câu trả lời rất chân thành của ông thứ trưởng tôi mềm lòng không dám
hỏi thêm gì nữa. (Thưa anh Đáo, tình hình đó bây giờ đã được cải thiện đến đâu rồi?).

Người ta kể cho tôi nghe câu chuyện giảm biên chế ở Khoa Văn trường Đại học X. như thế nầy:

Chủ toạ buổi họp thực hiện quyết định giảm biên chế hỏi:

- Các thầy các cô thấy khoa ta nên giảm ai ?

Một thầy giáo nổi tiếng thật thà, cần cù có nhiều bằng cấp học bổ túc, hàm thụ đứng dậy chỉ tay vào một
thầy giáo ngồi đối diện nói:

- Đề nghị giảm biên chế thầy V.


Cả cuộc họp sửng sốt. Thầy V. là người giỏi, thông thạo Hán Nôm, được xem như cái xương sống của
khoa, giảm thầy V. thì khoa nầy không thể đứng được. Chủ tọa với giọng ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao ?

Người thầy giáo cần cù giải thích:

- Thầy V. là người có khả năng nhất. Thầy V. có bị giảm thì rồi khoa ta cũng phải mời thầy đến dạy giờ.
Nếu khoa không mời thì các đại học khác cũng mời. Nếu các đại học khác cũng không nữa thì ở nhà thầy
xem tử vi, coi hướng mồ mả, xem ngày cưới, ngày khởi công xây nhà... thì thu nhập cũng đủ sống sung
sướng rồi. Còn nếu giảm một người như tôi thì về nhà chẳng ai mời và xã hội cũng chẳng ai cần một
người như tôi, tôi làm sao sống được với đồng tiền hưu nhỏ nhoi hiện nay?

Chỉ có người thật thà mới nói được một sự thật cười ra nước mắt như thế. Khoa Văn trường X. không
dám giảm thầy V., cũng không nỡ giảm con người thật thà. Cuối cùng họ đã đề nghị giảm một số người có
ý muốn được giảm.
Những người muốn được giảm không giỏi bằng thầy V. nhưng ra khỏi biên chế họ hoạt động thu nhập
còn cao hơn thầy V. nhiều. Nhiều giám đốc giỏi, nhiều cán bộ giỏi của các công ty nước ngoài, các công ty
tư nhân trên toàn quốc hiện nay phần đông xuất thân từ trong các công ty của nhà nước Việt Nam. Thậm
chí có vị giám đốc làm cho công ty quốc doanh sụp đổ nhưng qua công ty của nước ngoài thì được tín
nhiệm và được trả lương gấp mười lần so với cơ quan cũ. Chuyện một vị giám đốc Nhà máy bia ở Đà
Nẵng cách đây năm, sáu năm là một trường hợp điển hình.

Người ngoài họ rút được sinh viên giỏi của ta và rút cả những người có kinh nghiệm có tài trong các cơ
quan, cơ sở làm ăn của ta. Nhưng cho đến nay tôi chưa thấy nhà nước Việt Nam có một chính sách thoả
đáng nào để giữ những người tài để phục vụ đất nước cả.

Nền giáo dục Việt Nam nhìn chung là đang đi xuống. Với những dẫn chứng trên, ta cũng phải công nhận
trong một phạm vi nào đó lại không đến nỗi. Hàng trăm, cũng có thể nói là hàng ngàn sinh viên do Việt
Nam đào tạo đã giật được nhiều giải quốc tế, đã được các công ty, tổ chức kinh doanh nước ngoài tuyển

chọn để làm việc cho họ tại Việt Nam, một số được chuyển qua làm việc có thời hạn ở chính quốc như Mỹ,
Pháp, Thụy Sĩ... Nhiều nhân viên tốt nghiệp trong các Đại học Việt Nam làm việc không thua gì người
ngoại quốc. Như vậy ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam đâu đến nỗi kém! Việt Nam đâu đến nỗi hiếm
người tài? Người ngoại quốc đến Việt Nam họ không bỏ ra một hào để lo đào tạo nhân tài. Nhưng khi họ
cần, họ chỉ ra một thông báo tuyển dụng với những ưu đãi như thế, như thế… liền có vô số người tài Việt
Nam đến nộp đơn xin được thử tài để được làm thuê cho họ.

Nhà nước ta chưa có chính sách trả lương theo cơ chế thị trường (tiền nào của nấy) cho người tài, nhưng
còn có vô số ưu đãi khác trong khả năng của nhà nước Việt Nam để thu hút được nhân tài. Ví dụ: Hằng
năm các cơ quan cần tuyển dụng người gởi cho các đại học số lượng người mình cần tuyển dụng. Đại học
công bố danh sách ấy cho toàn thể sinh viên biết. Những người được tuyển dụng có chỉ số lương rõ ràng,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×