Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI PPDH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.25 KB, 5 trang )

SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ THEO
TINH THẦN ĐỔI MỚI PPDH




I. ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PPDH ÐỔI MỚI


1. Dạy học thông qua các hoạt động của
học sinh.
a) Gv tổ chức các hoạt động thông qua hệ
thống câu hỏi, học sinh tự lực khám phá
những kiến thức mà mình chưa biết.
b) Gv thường tổ chức các hoạt động học
tập: củng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát
hiện kiến thức mới, luyện tập, vận dụng
kiến thức mới,…
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương
pháp tự học.
a) Gv cần truyền thụ cho học sinh tri thức
phương pháp. Tri thức phương pháp
thường có tính thuật toán.
b) Gv cần rèn luyện cho học sinh các thao
tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt
hoá, khái quát hoá, tương tự, qui lạ về
quen,…
3. Tăng cường học tập cá thể với học tập
hợp tác.
a) Ðổi mới PPDH yêu cầu học sinh phải:
“nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo


luận nhiều hơn”.
b) Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy –
trò, trò – trò.
Nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn
hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân và
của tập thể.



4. Kết hợp việc đánh giá của thầy với tự
đánh giá của trò.
a) Gv cần yêu cầu học sinh tự đánh giá bài
làm của minh. Nhận xét góp ý bài làm của
bạn.
b) Phê phán các sai lầm, tìm ra nguyên
nhân sai lầm, nêu cách sửa chữa sai lầm.

II. THIẾT KẾ BÀI SOẠN THEO TINH THẦN ÐỔI MỚI PPDH
1
Vai trò
của giáo viên - học
sinh
trong đổi mới
PPDH
a.Giáo viên b.Học sinh
- Trên lớp, giáo viên
là người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn các
hoạt động độc lập
hoặc theo nhóm nhỏ.


- Gợi mở, xúc tác,
động viên, tư vấn,
trọng tài trong các
hoạt động tìm tòi,
tranh luận của học
sinh.
- Trên lớp, học sinh
hoạt động là chính
dưới hệ thống câu hỏi
khám phá kiến thức
mới của giáo viên .
- Hoạt động độc lập
hoặc hợp tác theo
nhóm nhỏ để học sinh
tự lực chiếm lĩnh các
kiến thức, hình thành
các kỹ năng, thái độ.
2. Các bước chuẩn bị khi thiết kế một giáo án
a/ Xác định
mục tiêu bài
Kiến thức – Kĩ năng – Thái độ
học

(Đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.)
* Chú ý: mục tiêu đặt ra là cho học sinh, do học
sinh thực hiện. Giáo viên chỉ là người tổ chức ,
hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.
b/ Phân hóa
mục tiêu

bài học trong
bài soạn

- Giáo viên phải đặt yêu cầu khác nhau đối với
những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư
duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc
với sự nổ lực trí tuệ vừa sức.
- Giao việc phù hợp với khả năng của đối tượng.
- “Phiếu học tập” qui định những công việc mà
học sinh phải làm.
c/ Quan hệ
giữa dạy
kiến thức và
dạy

phương pháp

- Tư duy quan trọng hơn kiến thức. Học sinh phải
thành thạo các thao tác tư duy: phân tích, tổng
hợp, trừu tượng hoá, đặc biệt hoá, tương tự,…
trong đó phân tích, tổng hợp là nền tảng.
- Tri thức về phương pháp giúp học sinh tự mình
phát hiện, phát triển vấn đề, tìm được hướng giải
quyết bài toán,…
- Giáo viên phải xác định kiến thức cơ bản nhất
của tiết học và áp dụng phương pháp đổi mới với
việc lĩnh hội kiến thức cơ bản đó.
d/ Tổ chức
các hoạt động


- Hoạt động của học sinh (HS) chiếm tỉ trọng cao
so với giáo viên (GV) về thời gian cũng như
cường độ làm việc.
- Khi soạn bài GV tập trung chủ yếu vào các hoạt
động của HS ( vẽ hình, tính toán, đo đạc, dự
đoán, giải bài tập,…) trên cơ sở đó GV hình dung
ra cách tổ chức các hoạt động của học sinh như
thế nào.
- GV suy nghĩ khả năng diễn biến của các hoạt
động đề ra cho HS, phải lường trước những khó
khăn mà HS sẽ gặp phải.
- Dự kiến thời gian cho từng hoạt động, chuẩn bị
sẵn những giải pháp điều chỉnh để không bị
“cháy” giáo án.
e/ “Phiếu học
tập”
là gì ?


- Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những
công việc làm độc lập hoặc làm theo nhóm, được
phát cho học sinh để hoàn thành trong thời gian
ngắn của tiết học.
- Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một
vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một
kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một
thao tác tư duy hoặc thăm dò ý kiến trước một
vấn đề nào đó.
* Chú ý: Phiếu học tập không thể thiếu trong việc
đổi mới PPDH.

f/ Soạn hệ
thống
câu hỏi


Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích
khác nhau: kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ,
gây hứng thú, thu hút chú ý, kiểm tra đánh giá,
… Dựa vào mặt nhận thức người ta có thể phân
biệt hai loại câu hỏi:
+ Loại câu hỏi yêu cầu thấp đòi hỏi tái hiện kiến
thức, nhớ lại và trình bày lại điều đã học. Loại
câu hỏi này dành cho học sinh trung bình trở
xuống.
+ Loại câu hỏi yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu,
kĩ nãng phân tích, tổng hợp, so sánh,…Loại câu
hỏi này sử dụng khi học sinh đã có kiến thức cơ
bản. GV muốn HS sử dụng kiến thức đó trong
tình huống mới, có thể phức tạp hơn khi HS tham
gia giải quyết vấn đề. Loại câu hỏi này dành cho
HS khá, giỏi.


×