Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN
MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI

Đề tài số 10:
Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong
nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy định như
vậy có là rào cản đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung đất nông
nghiệp để phát triển mô hình kinh tế trang trại hay khơng? Vì sao?

Họ và tên: Nguyễn Thu Hằng
Mã số sinh viên: 20A51010136
Lớp: 2051A02
MỤC LỤC

Hà Nội, 12/03/2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông
nghiệp..................................................................................................................3
1. Khái niệm Hạn mức đất trong nông nghiệp....................................................3
2. Các quy định của pháp luật về vấn đề hạn mức đất trong nơng nghiệp..........3
3. Mục đích của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp..............6
4. Ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp................7


II. Nhận xét về các quy định của pháp luật về vấn đề hạn mức đất trong nông
nghiệp đối với việc phát triển mơ hình trang trại của người sử dụng đất............8
1. Tác động tích cực............................................................................................8
2. Tác động tiêu cực............................................................................................9
III. Các biện pháp khắc phục.............................................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................12

1


MỞ ĐẦU
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế.
Đặc biệt đối với nước đi lên từ nên kinh tế nông nghiệp như Việt Nam, giải pháp quan
trọng cho sự thành công của kinh tế nông nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đó là giải quyết tốt vấn đề ruộng đất. Đất đai đối với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh chóng như ngày nay, đất
nông nghiệp đã và đang dần bị thu hẹp lại.
Chính vì vậy để phát triển nơng nghiệp, việc sử dụng đất nơng nghiệp phải đảm bảo hợp
lí, tiết kiệm trên cơ sở Nhà nước có chính sách đất đai đúng đắn bảo đảm cho người
nơng dân có đất để sản xuất. Tuy nhiên, với vai trị quản lí vĩ mơ, Nhà nước chỉ đảm bả
về mặt chính sách, tạo điều kiện cho người sản xuất nông nghiệp sẽ được giao đất hoặc
nhận quyền sử dụng đất thông qua người khác chứ Nhà nước không thể giao đất trong
mọi trường hợp khi họ yêu cầu hay giao, cho phép nhận quyền với diện tích khơng giới
hạn.
Nhà nước chỉ giao đất hay cho phép người sử dụng đất được nhận đất thông qua việc
chuyển quyền từ người khác cụ thể sẽ căn cứ vào vốn đất của địa phương, vào khả năng
khai thác của từng chủ sử dụng và căn cứ vào chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc
biệt là căn cứ vào hạn mức đất theo quy định của pháp luật. Nhờ vậy mà mới có thể
phân chia cơ hội tiếp cận đất đai một cách đồng đều tới những người sử dụng đất. Đặc

biệt là với tình hình hiện nay, khi nền kinh tế trang trại phát triển với nhiều vấn đề khác
nhau thì các quy định về hạn mức càng có sức ảnh hưởng đến nền nơng nghiệp quốc
dân.
Với tầm quan trọng đó của vấn đề, em xin trình bày về đề tài 10 trong danh mục bài tập
lớn của bộ mơn: “Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn
mức đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy
định như vậy có là rào cản đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung
đất nơng nghiệp để phát triển mơ hình kinh tế trang trại hay khơng? Vì sao?”

2


NỘI DUNG
I. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông
nghiệp.
1. Khái niệm Hạn mức đất trong nông nghiệp
Hạn mức giao đất nông nghiệp là diện tích tối đa mà hộ gia đình và cá nhân
được phép sử dụng trên cơ sở đất được nhà nước giao sử dụng vào mục đích
nơng, lâm nghiệp. Diện tích này được xác định theo từng loại đất nông nghiệp
cho từng vùng, từng địa phương khác nhau.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân là giới hạn diện tích đất nơng nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được
nhận thơng qua các hình thức chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng
đất, xử lí nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
2. Các quy định của pháp luật về vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp.
Điều 15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp,
hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:

a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b) Sử dụng đất có thời hạn.
Pháp luật đã quy định rất rõ ràng về hạn mức đất đối với từng loại đất nông
nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau, cụ thể:
Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

3


1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q
10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với
xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 30 héc ta đối với
mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất
không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn
mức đất trồng cây lâu năm khơng q 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền
núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức

giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa
sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức
giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức
giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có
mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử
dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.

4


6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng
rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4
và 5 Điều này.
7. Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
ngồi xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá
nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì
được tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia
đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nơng
nghiệp.
8. Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng,
thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê

đất khơng tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp quy định tại Điều này.
Bên cạnh hạn mức giao đất nông nghiệp, cịn có hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013 thì Hạn mức đặt ra đối
với hộ gia đình, cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nơng nghiệp của hộ
gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
Căn cứ Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng
trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để
sử dụng vào mục đích nơng nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận
trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
– Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu
Long;
– Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương còn lại.
Đất trồng cây lâu năm.

5


– Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
– Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đối với trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất.
Đối với trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất, người sử dụng đất vẫn được

tiếp tục sử dụng phần vượt này, nhưng thực hiện theo quy định tại khoản 5,
khoản 6, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đã đăng ký chuyển quyền trước 01/ 7/2007, thì phần diện tích đất vượt hạn
mức được tiếp tục sử dụng như đối phần đất trong hạn mức;
- Đăng ký chuyển quyền từ 01/7/2007 đến 01/7/2014 thì phải chuyển sang thuê
đất của Nhà nước đối với phần vượt hạn mức.
3. Mục đích của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nơng nghiệp.
Mục đích của việc quy định hạn mức giao đất là nhằm khống chế diện tích đất
mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích đất lớn, đồng
thời giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà
QSDĐ chỉ được hình thành từ việc Nhà nước giao đất. Để từ đó:
- Đảm bảo sự cơng bằng về quyền sử dụng đất cho người sản xuất nông
nghiệp hay đất ở, tạo sự cân bằng cho sự phát triển xã hội. Dựa trên quy định
hạn mức đất trong nông nghiệp, đặt ra hạn mức mà người sử dụng đất được
phép tích tụ đã chia các cơ hội ra đồng đều đối với người sử dụng. Khơng ai có
thể tích tụ q nhiều và cũng khơng ai có thể nhận được q ít đất đai. Từ đó
tạo nên sự cơng bằng trong cơ hội sử dụng đất đai.
- Đồng thời cũng tránh được tình trạng tích tụ tập trung đất đai q lớn làm
ảnh hưởng tới quỹ đất chung của người khác và tích lũy đầu cơ dẫn tới phân
hóa giai cấp. Khắc phục tình trạng “lách luật” của một số chủ thể qua việc nhận
chuyển QSDĐ, Luật đất đai 2013 đã quy định hạn mức nhận chuyển QSDĐ
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nơng
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 129, Luật đất đai 2013.
Ví dụ như những trường hợp “đại chủ kiểu mới” nắm giữ hàng nhìn ha đất ở

6


miền Tây. Nhà nước đưa ra những quy định hạn mức để phòng tránh, hạn chế

những trường hợp như vậy.
- Bên cạnh đó cũng khắc phục tình trạng phân tán manh mún và xé nhỏ
ruộng đất, từ đó đẩy nhanh q trình tích tụ tập trung đất đai quy mơ lớn, cơng
nghiệp hố sản xuất nơng nghiệp. Thực tế mơ hình sản xuất nơng nghiệp của
VN là nền nơng nghiệp sản xuất nhỏ, đất đai phân tán, manh mún, phương thức
canh tác cổ truyền, lạc hậu. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, hình thành và phát triển một nền nông nghiệp sản xuất lớn, công nghệ
cao thì tích tụ, tập trung đất đai là u cầu khách quan, tất yếu.
Việc đặt ra hạn mức đất trong nông nghiệp là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh
diện tích đất nơng nghiệp đang suy giảm đến mức báo động do tốc độ đơ thị hố
nhanh chóng địi hỏi phải chuyển đổi một lượng lớn diện tích đất nơng nghiệp
phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hoá.
4. Ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nơng nghiệp.
a. Thứ nhất, về chính trị - xã hội:
Việc quy định hạn mức đất là hết sức cân thiết dể đảm bảo cho người sản xuất
nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu, đồng thời tránh tình trạng tích
tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hịa giai cấp ở
nơng thơn. Từ đó, góp phần tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với
ổn định xã hội
Nếu như nhà nước không đặt ra giới hạn nhất định đối với việc giao đất, nhận
chuyển nhượng đất nơng nghiệp thì chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất với
mục đích hiện đại hố sản xuất nông nghiệp sẽ bị lợi dụng bởi cơ số người giàu
trong xã hội, từ đó đẩy nhanh q trình bần cùng hố người nơng dân.
b. Thứ hai, về kinh tế:
Việc quy định hạn mức đất hợp lí sẽ cho phép sự tích tụ, tập trung đất đai
phù hợp, khuyến khích những người lao động giỏi bằng khối óc và bàn tay
có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà nhà nước cho
phép sử dụng. Từ đó giải quyết vấn đề sản xuất nơng nghiệp tự cung tự cấp,
nhỏ lẻ, thúc đấy sản xuất nông nghiệp theo mơ hình sản xuất hàng hố lớn. Nếu
mãi canh tác theo kiểu manh mún, làm ăn nhỏ lẻ, tự cung tự cấp thì người nơng

dân vẫn quanh quẩn với cài nghèo, cuộc sống bấp bênh. Tháo gỡ những lực cản
của q trình tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp là khâu đột phá đầu tiên phải
thực hiện để thiết kế chính sách nhằm khuyến khích nơng dân trong quá trình
xây dựng cánh đồng lớn, phát triển vùng sản xuất tập trung, chun mơn hóa,
cơ giới hóa và tự động hóa, cơng nghệ cao.

7


Việc quy định hạn mức đất sẽ khuyến khích mơ hình kinh tế trang trại phát
triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động
nơng thơn. Tạo hành lang pháp lý an tồn để khuyến khích mơ hình kinh tế
trang trại phát triển với quy mô hợp lý, vừa tầm quản lý tổ chức sản xuất của hộ
gia đình, cá nhân. Do đặc điểm địa lí, trình độ quản lí và khả năng đầu tư vốn
chưa cao, hơn nữa các trang trại ở nước ta có quy mơ vừa và nhỏ nên để tránh
việc mở rộng diện tích trang trại khơng có kiểm sốt dẫn đến sau đó khơng có
khả năng quản lí sản xuất, nhà nước đã đặt ra mức giới hạn hợp lí, tạo hành lang
an tồn cho phát triển kinh tế trang trại. Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng
hố cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chun mơn
hố cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần
thúc đẩy phát triển công nghiệp. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần
tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế
nông thôn
Từ sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nơng thơn sẽ duy
trì được an tồn lương thực đảm bảo cho sự phát triển bền vững đó. Mặc dù
hiện nay nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đánh kể, nhưng
khơng có nghĩa là miễn dịch trước những biến động của thị trường như dịch
bệnh, thiên tai,… Việc tập trung đất và kinh doanh cùng một loại sản phẩm luôn
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho chính chủ sản xuất nói riêng và cho sản xuất xã

hội nói chung. Hạn mức đất là thước đo hợp lí cho mức độ tập trung, đảm bảo
an toàn cho nền kinh tế quốc dân.

II. Nhận xét về các quy định của pháp luật về vấn đề hạn mức đất trong nông
nghiệp đối với việc phát triển mô hình trang trại của người sử dụng đất.
1. Tác động tích cực
Các quy định của pháp luật khơng làm hạn chế sự phát triển mơ hình trang
trại.
Trên thực tế, với những quy định của nhà nước về hạn mức đất nơng nghiệp,
người sử dụng đất có thể tích tụ đất nơng nghiệp từ nhiều nguồn. Những nguồn
đó có thể là được giao đất trong hạn mức, có thể nhận quyền sử dụng đất từ
người khác theo hạn mức, có thể thuê đất khi có nhu cầu sử dụng, hoặc có thể
góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau.
Đây chính là cơ sở cho việc mở rộng quy mơ diện tích đất và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất của người sử dụng đất nông nghiệp.

8


Chính vì vậy, việc quy định hạn mức đất nơng nghiệp không hề cản trở đến việc
phát triển kinh tế trang trại – mơ hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nơng
nghiệp nơng thơn được Nhà nước khuyến khích phát triển.
Quy định của pháp luật về hạn mức đất cịn góp phần đảm bảo sự phát triển
của mơ hình trang trại.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các trang trại gia đình quy mơ nhỏ và vừa
chính là chìa khóa để phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, lâu dài. Trong
dài hạn, những trang trại gia đình đạt được sự ổn định cao hơn và hiệu suất sản
xuất lớn hơn trên mỗi đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô lớn
hoạt động trong điều kiện tương tự.
Nhất là đối với nước ta, với quỹ đất nông nghiệp khan hiếm như hiện nay, cùng

với trình độ quản lí chưa cao của người nơng dân thì cần có những biện pháp
đảm bảo việc làm cho một số lượng nhất định nhà nơng. Bên cạnh đó còn hạn
chế việc kinh tế thị trường bộc lộ rõ mặt trái của nó trong sự phân cách quá lớn
giữa người nhiều đất và người thiếu đất.
Vì vậy, việc quy định hạn mức đất không quá ảnh hưởng đến việc tập trung đất
đai phát triển mơ hình trang trại của người sử dụng đất mà thậm chí cịn là bệ
đứng đảm bảo cho sự phát triển đó.
2. Tác động tiêu cực
Tuy nhiên, việc quy định hạn mức đất đai cũng tạo ra một rào cản đối với
những người sử dụng đất muốn đưa mơ hình trang trại phát triển lớn hơn.
Việc quy định hạn mức đất đai đã đảm bảo được sự tập trung, đầu cơ tích lũy
đất đai. Tuy nhiên nó cũng làm hạn chế sự tập trung đất đai quy mơ lớn. Từ dó
tạo nên rào cản đối với việc tập trung phát triển mơ hình trang trại với quy mô
lớn ở nước ta. Hạn chế những cá nhân, hộ gia đình muốn đầu tư kinh doanh mơ
hình trang trại quy mơ lớn. Nhất là trong thời kì kinh tế phát triển như hiện nay,
đòi hỏi sự khuyến khích phát triển thu hút đầu tư nước ngồi. Nhưng thực tế
hiện nay, nông nghiệp Việt Nam lại đang thiếu những mơ hình trang trại thực
sự tầm cỡ, khả năng cạnh tranh vượt trội.
Vì vậy, cần có thêm những quy định mới, thay đổi, sửa đổi những quy định cũ
để nâng cao, khuyến khích mơ hình trang trại ngày càng phát triển hơn.
III.

Các biện pháp khắc phục
1. Tạo điều kiện gia tăng quy mô của các trang trại.

9


Có thể có những quy định riêng về mở rộng đất đai đối với mục đích trang
trại. Đưa ra những điều kiện tối thiểu để có thể mở rộng quy mơ đất đai. Từ

đó cịn có thể nâng cao trình độ chung của các trang trại khi mà phải đạt được
đến những quy chuẩn, điều kiện thì mới có thêm cơ hội mở rộng trang trại của
mình.
2. Mở rộng hạn mức đất
Xóa bỏ hạn điền có lẽ là “giải pháp phù hợp với xu thê” tuy nhiên nếu chính
sách khơng chặt chẽ thì hệ lụy về mặt pháp lý, xã hội sẽ khôn lường. Sửa đổi
Luật Đất đai phải tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ ruộng đất phục vụ sản
xuất nhưng cũng khơng được tạo ra điểm nóng cho xã hội.
Vì vậy, thay vì xóa bỏ hồn tồn hạn mức đất nơng nghiệp thì ta có thể mở
rộng hạn mức đất, điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu tích tụ ruộng đất nhằm
phát triển nơng nghiệp với quy mơ diện tích lớn.
3. Nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh mơ hình trang trại.
Trình độ quản lý mơ hình trang trại của người dân cịn kém, chưa cao để có
thể phát triển tồn diện, vươn xa hơn. Vì vậy cần có những đội ngũ chun
nghiệp giảng dạy cho người dân về cách thức quản lý, kinh doanh mơ hình
trang trại.
Bên cạnh đó cần có những chính sách khuyến khích người dân phát triển mơ
hình này

10


KẾT LUẬN
Những quy định về hạn mức đất đai trong nông nghiệp của Nhà nước đã và đang cho
thấy những hiệu quả tích cực tới nền kinh tế. Đặc biệt, hiện nay Nhà nước ta khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại. Việc quy định hạn mức sử dụng đất khơng có hạn chế
đối với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại vì việc quy định hạn mức
sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết nhằm mục đích khai thác có hiệu quả đất đai để
phát triển, sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông
nghiệp, lâm nghiệp,…. Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo cho

việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý theo đúng quy hoạch, kế hoăchj sử dụng đất nông
nghiệp do Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, trên thực tiến vẫn còn một số bất cập, ảnh hưởng
tới sự phát triển tồn diện của mơ hình trang trại. Vì vậy cần được nghiên cứu, xem xét
để sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp, theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế hiện nay.
Trong q trình làm bài, em khơng thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức cịn hạn
chế, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cơ để bài làm hồn thiện hơn. Em xin
cảm ơn cô.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai (2013).
2.

Giáo trình Luật Đất đai (2016) / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Trần Quang Huy
chủ biên ; Nguyễn Thị Dung,... / Nxb Công an nhân dân.

3. Hạn mức đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành/ Tạp chí Luật
học = Jurisprudence journal, Số 5, 2009, Ths. Phạm Thu Thủy/ Trường Đại học
Luật Hà Nội.
4.

/>
5.

/>
6.


/>
7. />
12



×