Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài thảo luận lần 9 lhspc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.7 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MƠN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
BÀI THẢO LUẬN LẦN 9


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................
MỤC LỤC ...................................................................................................................
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? ..................................................... 1
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu
lực pháp luật. ...................................................................................................... 1
47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét
xử về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng
án treo. ................................................................................................................ 1
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình
sự. ........................................................................................................................ 1
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại


thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự............................................ 1
65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các
tội phạm. ............................................................................................................. 2
II. Bài tập ............................................................................................................... 2
Bài tập 20 ............................................................................................................ 2
Bài tập 21 ............................................................................................................ 4
Bài tập 22 ............................................................................................................ 5
Bài tập 24 ............................................................................................................ 6


1

I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu
lực pháp luật.
Nhận định sai. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên án hoặc
nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tun bản án đầu tiên cho
hưởng án treo. Các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 5 NQ02/2018/NQHĐTP.
47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét
xử về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án
treo.
Nhận định sai. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra
xét xử về một tội phạm khác thì phải xét tội phạm đó được thực hiện trước hay sau
khi có bản án.
Nếu tội phạm được thực hiện trước khi có bản án thì bản án mới và bản án treo
không tổng hợp với nhau mà được chấp hành độc lập, có nghĩa là khơng phải chấp
hành hình phạt tù được cho hưởng án treo.
Nếu tội phạm được thực hiện sau khi có bản án thì Tịa án buộc họ phải chấp
hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
Như vậy, trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét

xử về một tội phạm khác mà tội phạm đó được thực hiện sau khi có bản án thì Tịa
án mới buộc họ phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.
Nhận định sai. Các biện pháp giám sát, giáo dục là những biện pháp đặc thù, chỉ
áp dụng đối với người dưới 18 tuổi được miễn TNHS khi có căn cứ nêu tại khoản 2
Điều 91 BLHS. Ngoài ra, các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ phát huy tác dụng nếu
người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp
dụng biện pháp này theo Điều 92 BLHS.
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định sai. Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, điều đầu tiên người thực
hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, không phải
hành vi phạm tội nào được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân
đó đều phải chịu TNHS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS, pháp nhân thương
mại chỉ phải chịu TNHS khi có đủ các điều kiện sau:
“a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;


2

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận
của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 27 của Bộ luật này.”
Như vậy, nếu hành vi phạm tội được nhân danh pháp nhân thương mại mà khơng
đáp ứng đủ các điều kiện cịn lại thì pháp nhân đó khơng phải chịu TNHS.
65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các
tội phạm.

Nhận định sai. Phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại được BLHS quy
định cụ thể tại Điều 76. Do đó, khơng phải đối với tất cả các tội phạm thì pháp nhân
thương mại phải chịu TNHS mà phải căn cứ trong BLHS có quy định hay không.
II. Bài tập
Bài tập 20
A sinh ngày 15/11/2000 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5
Điều 134 BLHS vào ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản
1 Điều 318 BLHS vào ngày 15/08/2018. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày
5/3/2019.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội khơng? Tại sao?
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện
là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
3. Về tội gây rối trật tự cơng cộng (Điều 318 BLHS), Tịa án có thể xử phạt 1
năm quản chế đối với A khơng? Tại sao?
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tịa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý
gây thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A
là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tịa án có thể quyết định đối với A về tội cố
ý gây thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
Trả lời:
1. Phạm nhiều tội là trường hợp một người đã có nhiều hành vi phạm tội khác
nhau được quy định trong BLHS mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS


3

chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án về bất cứ tội nào, nay bị Tòa án đưa ra xét
xử cùng một lần về các tội phạm đó.

Tình huống trên thuộc trường hợp phạm nhiều tội. Vì A đã phạm hai tội khác
nhau là tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS và tội gây rối trật tự
công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS. Những tội này vẫn chưa hết thời hiệu truy
cứu TNHS và chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án lần nào. Nay bị Tòa án đưa ra
xét xử cùng một lần về cả hai tội vào ngày 5/3/2019.
2. Mức cao nhất của khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích theo khoản 5
Điều 134 BLHS là tù chung thân. Do đó, A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ
theo điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS. Theo điểm d khoản 2 Điều 27 BLHS, thời hiệu
truy cứu TNHS với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.
Mức cao nhất của khung hình phạt của tội gây rối trật tự cơng cộng theo khoản 1
Điều 318 BLHS là 02 năm tù. Do đó, A là tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo điểm
a khoản 1 Điều 9 BLHS. Theo điểm a khoản 2 Điều 27 BLHS, thời hiệu truy cứu
TNHS với tội phạm ít nghiêm trọng này là 05 năm.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 BLHS, thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày
tội phạm được thực hiện. Do đó, thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội cố ý gây thương
tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS được tính từ ngày 01/07/2018, thời hiệu truy cứu
TNHS với tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS được tính từ
ngày 15/08/2018.
3. A phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS là ngày
15/08/2018. Ở thời điểm này A vẫn chưa đủ 18 tuổi.
Theo điểm c khoản 2 Điều 32 BLHS quy định quản chế là hình phạt bổ sung.
Tịa án không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A vì căn cứ tại khoản 6 Điều
91 BLHS quy định khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi.
4. Mức cao nhất của khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích theo khoản 5
Điều 134 BLHS là tù chung thân. Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 BLHS quy định đối
với người tử đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thì mức hình phạt cao nhất mà
Tịa án có thể áp dụng là không quá 18 năm tù.
5. Cả hai hành vi phạm tội của A đều được thực hiện lúc A chưa đủ 18 tuổi.
Về tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS thì mức cao nhất của
khung hình phạt là tù chung thân. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 101 BLHS

thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A là 18 năm tù.
Về tội gây rối trật tự cơng cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS thì mức cao nhất
của khung hình phạt là 02 năm tù. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 101 BLHS
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A là 2 x ¾ = 1 năm 6 tháng tù.


4

Vì thế, mức tối đa của hình phạt chung đối với hai tội trên của A là 19 năm 6
tháng tù. Tuy nhiên, A 17 tuổi nên căn cứ theo khoản 1 Điều 103 BLHS thì mức hình
phạt cao nhất của hình phạt chung được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18
không vượt quá 18 năm tù. Như vậy, mức tối đa của hình phạt chung đối với hai tội
trên của A là 18 năm tù.
6. A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS vì thế nếu áp
dụng Điều 54 Bộ luật này cụ thể là khoản 1: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này” thì mức hình phạt của A theo khoản 5
Điều 134 BLHS sẽ được giảm xuống khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là khoản 4
Điều này.
Như vậy, theo khoản 4 Điều 134 BLHS thì mức hình phạt tù sẽ giảm xuống còn
07 năm đến 14 năm. Tuy nhiên, A chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ theo khoản 1 Điều 101
BLHS thì mức hình phạt thấp nhất mà Tịa án có thể quyết định đối với A là 7 x ¾ =
5 năm 3 tháng tù.
Trong trường hợp này không thể xét đến khoản 2 Điều 54 BLHS vì A thực hiện
những hành vi phạm tội này một mình nên không phải đồng phạm.
Bài tập 21
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171
BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 3
triệu đồng và nộp án phí.

Anh (chị) hãy xác định:
1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
2. Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 1/7/2019, A chấp
hành xong hình phạt tù, ngày 30/7/2019 A thực hiện xong bồi thường cho người
bị hại và ngày 1/8/2019 A đã đóng án phí.
3. Tịa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được
không? Tại sao?
Trả lời:
1. A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù nên thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật
tài sản nêu trên là 05 năm căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 60 BLHS.
2. Mức cao nhất của khung hình phạt của tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều
171 BLHS là 05 tù. Do đó, A là tội phạm nghiêm trọng căn cứ theo điểm b khoản 1
Điều 9 BLHS. A 17 tuổi bị kết án về tội phạm nghiêm trọng nên được coi là không


5

có án tích căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS. Do đó, khơng có thời điểm
xóa án tích.
3. Hình phạt chính của A về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS
là 1 năm tù. Nếu phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS thì phạt tiền là hình phạt bổ
sung. Theo khoản 6 Điều 91 BLHS quy định khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối
với người dưới 18 tuổi mà A 17 tuổi nên Tịa án khơng thể phạt tiền theo khoản 5
Điều 171 BLHS đối với A.
Bài tập 22
A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị
đưa ra xét xử về một tội phạm khác (tội Y).
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án

tuyên:
1. Phạt tù 3 năm.
2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm.
3. Phạt tiền 5 triệu đồng.
Trả lời:
1. Nếu tội Y thực hiện trong thời gian thử thách thì A đã vi phạm điều kiện của
án treo. Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 BLHS, hình phạt mà A phải chấp hành là phạt
tù 2 năm đối với tội X và phạt tù 3 năm đối với tội Y. Như vậy, hình phạt chung đối
với A là 2 + 3 = 5 năm tù.
Nếu tội Y được thực hiện trước tội X mà nay mới đưa ra xét xử thì A không vi
phạm điều kiện của án treo. Trường hợp này khơng tổng hợp hình phạt và A phải
chấp hành hai bản án độc lập song song với nhau, tức là vừa chấp hành phạt tù 3 năm
vừa phải chấp hành bản án treo.
2. Nếu tội Y thực hiện trong thời gian thử thách thì A đã vi phạm điều kiện của
án treo. Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 BLHS, hình phạt mà A phải chấp hành là phạt
tù 2 năm đối với tội X và phạt cải tạo không giam giữ 2 năm đối với tội Y. Phạt cải
tạo không giam giữ 2 năm được chuyển đổi thành phạt tù 8 tháng căn cứ theo điểm b
khoản 1 Điều 55 BLHS. Như vậy, hình phạt chung đối với A là 2 năm 8 tháng tù.
Nếu tội Y được thực hiện trước tội X mà nay mới đưa ra xét xử thì A khơng vi
phạm điều kiện của án treo. Trường hợp này khơng tổng hợp hình phạt và A phải
chấp hành hai bản án độc lập song song với nhau, tức là vừa chấp hành phạt cải tạo
không giam giữ 2 năm vừa phải chấp hành bản án treo.


6

3. Nếu tội Y thực hiện trong thời gian thử thách thì A đã vi phạm điều kiện của
án treo. Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 BLHS, hình phạt mà A phải chấp hành là phạt
tù 2 năm đối với tội X và phạt tiền 5 triệu đồng đối với tội Y.
Nếu tội Y được thực hiện trước tội X mà nay mới đưa ra xét xử thì A không vi

phạm điều kiện của án treo. Trường hợp này khơng tổng hợp hình phạt và A phải
chấp hành hai bản án độc lập song song với nhau, tức là vừa chấp hành phạt tiền 5
triệu đồng vừa phải chấp hành bản án treo.
Bài tập 24
Pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi
buôn lậu (khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại
A? Tại sao?
2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và
tính từ khi nào? Tại sao?
Trả lời:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại A là cấm
kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định và cấm huy động vốn căn cứ
theo khoản 2 Điều 33 BLHS.
2. Pháp nhân thương mại A bị tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi bn lậu. Do
đó, thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 05 năm căn cứ theo
khoản 3 Điều 60 BLHS được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và nếu trong
thời hạn 05 năm, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới,
thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.



×