Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài thảo luận lần 7 lhspc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.3 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MƠN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................
MỤC LỤC ...................................................................................................................
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? ..................................................... 1
3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt. .................................................................................................................... 1
7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS thì
có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định. 1
11. Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
............................................................................................................................. 1
12. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội. ........................................ 1
13. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt. ........... 2
16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chun nghiệp. ................... 2


II. Bài tập ............................................................................................................... 2
Bài tập 1 .............................................................................................................. 2
Bài tập 5 .............................................................................................................. 3
Bài tập 9 .............................................................................................................. 4
Bài tập 11 ............................................................................................................ 5


1

I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt.
Nhận định sai.
TNHS là trách nhiệm của người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do đã thực hiện hành vi phạm tội. Hình thức của
TNHS bao gồm các biện pháp là hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.
Sau khi chấp hành xong hình phạt thì mới coi như là hoàn thành một phần của
TNHS và còn phải chấp hành các biện pháp tư pháp, án tích.
Do đó, TNHS vẫn chưa chấm dứt sau khi chấp hành xong hình phạt.
7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS thì
có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định.
Nhận định sai.
Trong thực tế, hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định quy định
tại Điều 41 BLHS thường được áp dụng đối với những người có dấu hiệu lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để thực hiện các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm
về kinh tế, các tội phạm về chức vụ, một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp,...
Tội làm tiền giả thì chủ thể phạm tội làm tiền giả có thể là bất kỳ ai. Hình phạt bổ
sung là nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính. Hình phạt bổ sung ở đây khơng phù hợp với
chủ thể phạm tội.
Ngồi việc phải chịu hình phạt chính được quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS,

người làm tiền giả khơng bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội làm tiền giả cịn có
thể chịu các hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 207 BLHS:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 triệu đồng;
- Tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.
11. Hình phạt quản chế được tun kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
Nhận định sai. Vì hình phạt quản chế chỉ được tuyên kèm với hình phạt chính là
tù có thời hạn “quản chế là buộc người bị kết án phạt tù…” được quy định tại Điều
43 BLHS. Theo đó, những trường hợp hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, tù chung
thân hay tử hình sẽ khơng được áp dụng kèm với hình phạt quản chế.
12. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định sai.


2

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là một biện pháp tư
pháp, không phải là hình phạt, có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cho hình phạt.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 BLHS vẫn có trường hợp vật, tiền là tài sản của
người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc
phạm tội. Do đó biện pháp này khơng những áp dụng đối với người phạm tội mà còn
áp dụng đối với các chủ thể khác nếu các chủ thể có lỗi trong việc để người phạm tội
sử dụng tài sản đó để thực hiện việc phạm tội thì cũng sẽ bị áp dụng biện pháp này.
13. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
Nhận định đúng.
Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do các
cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng
hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
Việc quy định các biện pháp tư pháp quy định trong BLHS và việc áp dụng các

biện pháp đó trong thực tiễn có khả năng tác động hỗ trợ hình phạt trong việc giáo
dục người phạm tội hoặc trong nhiều trường hợp cịn có thể thay thế cho hình phạt,
rút ngắn được thủ tục tố tụng, giải quyết nhanh chóng vụ án.
16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chun nghiệp.
Nhận định sai.
Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó
ít nhất là một lần và chưa bị xét xử.
Phạm tội có tính chất chun nghiệp là hành vi một đối tượng nào đó cố ý phạm
tội trên 5 lần, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS chưa. Theo Điều 52 BLHS, tình
tiết “phạm tội có tính chất chun nghiệp” là tình tiết định khung tăng nặng của nhiều
điều luật hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS.
Do đó, phạm tội nhiều lần từ 5 lần trở xuống thì khơng là phạm tội có tính chun
nghiệp, ngồi ra cịn phải xét yếu tố có cố ý hay không.
II. Bài tập
Bài tập 1
A là tiếp viên hàng không - phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188
BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng
hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.


3

2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng
không 2 năm.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Trả lời:

1. Trong trường hợp này, mức hình phạt mà Tịa áp dụng với A là hợp lý. Bởi
theo khoản 1 Điều 188 BLHS thì khung hình phạt cao nhất là 3 năm nên việc Tòa
quyết định mức án 3 năm là hợp lý. Do đó có thể áp dụng hình phạt bổ sung là tịch
thu một phần tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 188 BLHS.
2. Trong trường hợp này, mức hình phạt mà Tịa áp dụng với A là hợp lý. Bởi
theo khoản 2 Điều 188 BLHS thì khung hình phạt cao nhất là 7 năm nên việc Tòa
quyết định mức án 7 năm là hợp lý. Do đó có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt
tiền 20 triệu và cấm hành nghề 2 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 188 BLHS.
3. Trong trường hợp này, mức hình phạt mà Tịa án tun cho A là khơng hợp lý.
Bởi theo khoản 4 Điều 188 BLHS thì khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù nên việc
quyết định mức án tù chung thân là không đúng pháp luật bởi. Vì áp dụng hình phạt
chính sai nên khơng thể áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều
188 BLHS.
Bài tập 5
H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma túy
trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg heroine được giấu trong
cốp xe ơ tơ hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ quan
điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn
bán ma túy.
Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp
được quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS.
Câu hỏi:
1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý
2 kg heroine?
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan
đến tài sản của H.



4

Trả lời:
1. Theo khoản 1 Điều 47 BLHS quy định về việc tịch thu sung vào ngân sách nhà
nước hoặc tịch thu tiêu hủy, theo đó tại điểm c khoản 1 Điều này “vật thuộc loại Nhà
nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành” thì sẽ bị tịch thu tiêu hủy. Như vậy, 2 kg heroine
sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.
2. H phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS, mức hình
phạt cao nhất của khung là tử hình. H là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về ma túy
căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS nên Tòa án phải áp dụng biện pháp tịch
thu tài sản đối với H theo quy định tại Điều 45 BLHS.
Bài tập 9
A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều 171
BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án
quyết định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể
áp dụng đối với A trong mỗi phương án nếu:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS;
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS;
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS;
Trả lời:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS, là khung hình phạt nhẹ nhất của
điều luật nên áp dụng khoản 3 Điều 54 Bộ luật này thì Tịa án quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là dưới 01 năm tù, đây là mức tối đa sau khi
chuyển. Vậy có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Mức tối thiểu của luật về tù có thời hạn là 03 tháng căn cứ theo
khoản 1 Điều 38 BLHS, đây là mức tối thiểu sau khi chuyển. Do đó, mức hình phạt
thấp nhất là 03 tháng tù. Như vậy, mức hình phạt có thể áp dụng cho A khi bị xét xử
theo khoản 1 Điều 171 BLHS là phạt tù từ 03 tháng đến dưới 01 năm.

Trường hợp 2: Tòa án chuyển sang một hình phạt thuộc loại nhẹ hơn.
- Hình phạt cải tạo khơng giam giữ: Điều 36 BLHS quy định: “Cải tạo không
giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn
định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy khơng cần thiết phải cách ly người phạm
tội khỏi xã hội”. Nếu A đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, xét
thấy khơng cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội thì có thể áp dụng hình
phạt cải tạo khơng giam giữ đối với A vì A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng theo
điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS.


5

- Hình phạt tiền: Điểm a khoản 1 Điều 35 BLHS quy định: “Phạt tiền được áp
dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây: a) Người phạm tội ít nghiêm
trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định”. Như vậy, A thuộc loại tội
phạm nghiêm trọng theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS nên có thể áp dụng hình phạt
tiền đối với A.
- Hình phạt cảnh cáo khơng được áp dụng vì A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng
khơng có tình tiết giảm nhẹ nên khơng áp dụng hình phạt cảnh cáo được theo Điều
34 BLHS.
2. Xét thấy Điều 171 BLHS có nhiều khung hình phạt, khung hình phạt được quy
định tại khoản 2 khơng phải khung hình phạt nhẹ nhất. Việc áp dụng trường hợp quyết
định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54
BLHS thì có hai phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn:
Trường hợp 1: Khoản 1 Điều 54 BLHS quy định khung hình phạt được áp dụng
phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của Điều 171 Bộ luật này. Với điều kiện,
A có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Trong Điều
171 BLHS, khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là khung một với mức án bị phạt tù từ
01 năm đến 05 năm. Như vậy, có thể kết luận mức phạt nhẹ nhất đối với A là 01 năm

tù.
Trường hợp 2: Khoản 2 Điều 54 BLHS quy định khung hình phạt được áp dụng
khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của Điều 171 Bộ luật này.
Với điều kiện, A là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm
nhưng có vai trị khơng đáng kể. Tại khoản 1 Điều 171 BLHS, mức thấp nhất của
khung hình phạt là 1 năm. Như vậy, hình phạt đối với A dưới mức thấp nhất nghĩa là
dưới 01 năm tù. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 38 BLHS, tù có thời hạn đối với
người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng. Như vậy, A có thể bị phạt tù từ 03
tháng đến dưới 01 năm.
3. Hình phạt chính là tù có thời hạn: Khoản 4 Điều 171 BLHS quy định khung
hình phạt là "phạt tù từ 12 năm đến 20 năm", và khoản 3 Điều 171 BLHS quy định
khung hình phạt là "phạt tù từ 07 năm đến 15 năm". Căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 54 BLHS, khung hình phạt có thể áp dụng cho A phải vừa dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 171 BLHS, vừa phải nằm trong khung
hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 171 BLHS. Như vậy, mức hình phạt thấp nhất
áp dụng cho A là phạt tù 07 năm.
Hình phạt chính là tù chung thân: Khoản 4 Điều 171 BLHS quy định khung hình
phạt là "tù chung thân" và khoản 3 Điều 171 BLHS quy định khung hình phạt là "phạt
tù từ 07 năm đến 15 năm". Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS, khung
hình phạt có thể áp dụng cho A phải vừa dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
quy định tại khoản 4 Điều 171 BLHS, vừa phải nằm trong khung hình phạt quy định
tại khoản 3 Điều 171 BLHS. Như vậy, mức hình phạt thấp nhất áp dụng cho A là tù
07 năm.
Bài tập 11


6

A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và Điều
65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2

năm. Sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách, A phạm tội vô
ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.
Hãy cho biết A có tái phạm khơng? Tại sao? Nếu:
1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS;
2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 128 BLHS.
Trả lời:
1. Trong trường hợp này A không tái phạm. Vì hành vi của A thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm
tù. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS thì A là tội phạm nghiêm trọng.
Căn cứ khoản 1 Điều 53 BLHS thì A khơng tái phạm mặc dù A đã bị kết án, chưa
được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm nghiêm trọng, nhưng
A có lỗi vơ ý.
2. Sau 6 tháng kể từ ngày A chấp hành xong thử thách thì vẫn chưa đủ thời gian
xóa án tích theo điểm a khoản 2 Điều 70 BLHS nên A vẫn đang cịn án tích. Theo
điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS thì hành vi phạm tội của A có mức cao nhất của khung
hình phạt 10 năm nên được coi là tội phạm rất nghiêm trọng. Mà theo khoản 1 Điều
53 BLHS quy định: “Tái phạm là trong trường hợp đã kết án, chưa được xóa án tích
mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm biệt nghiêm trọng do vô ý”. Như vậy, hành vi phạm
tội rất nghiêm trọng của A được coi là tái phạm.



×