Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề _đáp án thi HSG Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.13 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI: LỊCH SỬ- Bảng B
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09/12/2017.
(Đề thi gồm 01 trang, có 08 câu)

Câu 1 (2,5 điểm)
So sánh những điểm giống, khác nhau giữa phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX với
phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 2 (3,0 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
Câu 3 (2,5 điểm)
Vai trị của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (1-1930)?
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).
Câu 5 (2,5 điểm)
Hãy làm sáng tỏ chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đối với thực dân Pháp bằng biện pháp hịa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-121946 và tác dụng của biện pháp đó đối với cách mạng Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vận dụng
biện pháp hịa bình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo như thế nào?
Câu 6 (2,5 điểm)
Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ (12-1953)? Chiến thắng Điện Biên Phủ đã có tác động như thế nào đối với thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam?


Câu 7 (2,0 điểm)
Những biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Hiện nay, Việt
Nam cần phải làm gì để bảo đảm hịa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á?
Câu 8 (2,0 điểm)
Nêu bản chất của tồn cầu hóa và những biểu hiện chủ yếu của xu thế tồn cầu hóa.
Những thời cơ và thách thức của xu thế tồn cầu hóa đối với Việt Nam được thể hiện như thế
nào?
---------------Hết--------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2017 - 2018



MÔN THI: LỊCH SỬ- Bảng B
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ DỰ BỊ

Ngày thi: 09/12/2017.
(Đề thi gồm 01 trang, có 08 câu)
Câu 1 (2,5 điểm)
So sánh phong trào Cần Vương (1885 -1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực
lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
Câu 2 (3,0 điểm)
Nêu những điểm giống, khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng

ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 3 (2,5 điểm)
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện như thế nào
trong Hội nghị thành lập Đảng?
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) và Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương (5-1941).
Câu 5 (2,5 điểm)
Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng
trong thời gian từ tháng 9 -1945 đến trước ngày 19 -12- 1946 như thế nào? Tác dụng của chủ trương đó đối với cách mạng
Việt Nam?
Câu 6 (2,5 điểm)
Trình bày phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông-xuân 19531954. Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 có tác động như thế nào đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Câu 7 (2,0 điểm)
Những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Theo
em, Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 8 (2,0 điểm)
Nguồn gốc và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Việt Nam cần phải làm gì trước sự phát
triển của cuộc cách mạng này?
---------------Hết--------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 12 CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2017 - 2018


ĐỀ CHÍNH THỨC

MƠN THI: LỊCH SỬ- Bảng B

(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)

Câu

Nội dung

Điểm


1
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
với phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

2,50

* Giống nhau:
- Đều là những phong trào yêu nước nhằm mục tiêu chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Lực
lượng lãnh đạo đều là những văn thân, sĩ phu yêu nước.

0,25

- Các phong trào đều thất bại, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của cách mạng Việt
Nam.
0,25

* Khác nhau:

+ Phong trào Cần Vương:

0,25

- Mục tiêu: giúp vua cứu nước, chống Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
- Lãnh đạo: là các văn thân, sĩ phu yêu nước, bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo, tư tưởng
“trung quân ái quốc”.

0,25

- Lực lượng tham gia: văn thân, sĩ phu u nước, nơng dân.

0,25

- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

0,25

+ Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX:
- Mục tiêu : cũng nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, nhưng gắn với cải biến xã hội
theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Lãnh đạo: là những văn thân, sĩ phu yêu nước đang trên con đường tư sản hóa.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp (thợ thuyền, nơng dân, nhà bn, binh lính, học
sinh, địa chủ, phú nơng,...)
- Hình thức đấu tranh: phong phú, đa dạng theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp
nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ
từ bên ngồi, nâng cao dân trí, vận động cải cách, lập hội, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo
động,…

0,25

0,25
0,25
0,25

2
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

3,0

*Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
- Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam khơng
chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của
cả dân tộc Việt Nam.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa
tồn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ giải phóng dân
tộc được đặt ra vô cùng cấp bách.
*Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
- Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu,…con
đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.
- Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động
cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
…nhưng cũng không thành cơng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng

0,50

0,50


0,50


0,50
hoảng sâu sắc về đường lối.
*Từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào
- Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu
tranh quật khởi, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng
bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng,
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên
quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp
và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình, giải phóng dân tộc.

0,50

0,50
3
Vai trị của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam?

2,50

*Nguyễn Ái quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc:
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách
mạng vơ sản. Đồng thời xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

0,50

* Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:
- Người có vai trò quyết định trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam, chuẩn
bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng.
( Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari. Năm 1922,

viết báo Người cùng khổ và viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc
biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp; báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách mệnh,…)
-Người đã sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, huấn luyện đào tạo cán
bộ cách mạng trở thành hạt nhân nòng cốt để thành lập Đảng.

0,25

0,25

*Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức
cộng sản để đi đến thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra đường lối đấu
tranh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng.
0,50


0,50

0,50

4
Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).

* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thơng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên

3,00


0,25

- Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng,
làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội
công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn
phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,…
- Nhận xét: Những nhiệm vụ trên bao gồm hai nội dung chống đế quốc và chống phong kiến,
song nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh hơn. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Việt Nam- phải giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc, đáp ứng nguyện vọng
độc lập tự do của quần chúng nhân dân.

0,50

- Lực lượng cách mạng: Là cơng nhân, nơng dân, tiểu tư sản, trí thức; cịn phú nơng, trung,
tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập,…
- Nhận xét: Đó là chủ trương tập hợp mọi lực lượng có mâu thuẫn với đế quốc Pháp về quyền
lợi dân tộc, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp
trong xã hội Việt Nam; huy động lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập.

0,25

0,50
* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam với bản Luận
cương chính trị tháng 10-1930
- Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

0,25

- Nhận xét: đã xác định được hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương, tuy nhiên
Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ

dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Về lực lượng cách mạng: là giai cấp công nhân và nông dân.

0,25

- Nhận xét: đã xác định được động lực cách mạng, nhưng đánh giá không đúng khả năng cách
mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất
định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia
mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
0,25


0,50
* Những nội dung về xác định nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng trong Luận
cương chính trị tháng 10-1930 chính là những điểm hạn chế của văn kiện này so với Cương
lĩnh chính trị đầu tiên.
0,25
5

Hãy làm sáng tỏ chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đối với thực dân Pháp bằng biện pháp hịa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 1912-1946 và nêu tác dụng của biện pháp đó đối với cách mạng Việt Nam. Hiện nay, Việt
Nam vận dụng biện pháp hịa bình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo như thế
nào?

2,50

0,50
*Biện pháp hịa bình:
- Thực hiện giải pháp “Hòa để tiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa kí với G.Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp- bản Hiệp định Sơ bộ (6-31946): Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do,...hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ và

Nam Trung Bộ để tạo điều kiện thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức.

0,25

- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, ta với Pháp tiếp tục đàm phán chính thức tại Phơngtennơblơ (71946) nhưng thất bại do Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước
ta. Trong lúc đó, tại Đơng Dương, quân Pháp tăng cường những hoạt động khiêu khích.
- Do quan hệ Việt Nam và Pháp ngày càng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh, ta tiếp tục
nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam, cụ thể Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm kéo dài thêm
thời gian hòa hỗn.
- Những nỗ lực dùng biện pháp hịa bình để giải quyết xung đột với Pháp đã thể hiện rõ thiện
chí hịa bình và chính nghĩa của Việt Nam; nhân nhượng những vẫn kiên quyết giữ vững chủ
quyền dân tộc.

0,25

*Tác dụng:
- Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20
vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.

0,25

- Tạo ra thời gian hịa bình để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng
chiến tồn quốc chống thực dân Pháp khơng thể tránh khỏi.
0,25

0,25
*Việt Nam vận dụng biện pháp hịa bình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện
nay:
- Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Đấu tranh bằng giải pháp pháp lý, ngoại giao (tìm những bằng chứng chứng minh chủ quyền
biển, đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hồng Sa, Trường Sa;
có thể khởi kiện ra Tòa án Quốc tế; sử dụng luật pháp quốc tế để yêu cầu Trung Quốc tuân

0,25


0,25

thủ, tôn trọng, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; kiên trì đàm phán,
…); tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế như sự ủng hộ của các nước lớn, khối ASEAN, các lực
lượng, học giả tiến bộ, các tổ chức quốc tế,…
- Lên án, phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp (nỗ lực duy trì hịa bình, ổn định
trên cơ sở giữ ngun trạng, khơng làm phức tạp hóa tình hình, khơng có hành động vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,…).
0,25

6

Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở Chiến dịch
Điện Biên Phủ (12-1953)? Chiến thắng Điện Biên Phủ đã có tác động như thế nào đối với
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

* Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở Chiến dịch
Điện Biên Phủ (12-1953)?

2,50

0,50


- Sau các cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta, kế hoạch Nava bước đầu
bị phá sản và từ 12-1953, khi Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất Đơng Dương thì Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
Do đó, muốn phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, ta phải mở cuộc tiến cơng tiêu diệt tập đồn
cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta đến đầu năm 1954 đã phát triển về mọi mặt,
chính quyền nhân dân được củng cố, nền kinh tế kháng chiến đạt được những thành tựu đáng
kể, đủ sức chi viện cho một chiến dịch dài ngày như Điện Biên Phủ.

0,50

- Bộ đội ta không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đủ sức mở cuộc tấn cơng vào hệ thống
phịng ngự kiên cố của địch.
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, tuy nhiên nằm ở giữa vùng rừng núi, chỉ có
con đường tiếp tế bằng hàng khơng nên thuận lợi cho ta bao vây, tiêu diệt địch tại đây.

0,25
0,25

* Chiến thắng Điện Biên Phủ đã có tác động như thế nào đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava-cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp đỡ của đế
quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, làm thất bại hy vọng “kết thúc chiến
tranh trong danh dự” của Pháp, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp,
làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi,...buộc thực dân
Pháp phải đàm phán và kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa
bình ở Đơng Dương.

0,50



0,50

7

Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để bảo đảm hịa bình, an ninh và ổn định ở khu vực
Đông Nam Á?

2,00

* Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Về chính trị: trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á ( trừ Thái
Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước
này là thuộc địa của Nhật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đều giành được độc lập.

0,50

- Về kinh tế: từ chỗ là các quốc gia có nền kinh tế khó khăn, sau khi giành độc lập, các nước
Đơng Nam Á bước vào thời kì xây dựng đất nước, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt
được nhiều thành tựu lớn, điển hình như Xingapo, Thái Lan,…
- Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: các nước Đông Nam Á đã từng bước thực hiện quá
trình liên kết khu vực. Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á hình thành và mở rộng. Đến nay,
hầu hết các nước trong khu vực đều tham gia tổ chức ASEAN- một tổ chức hợp tác khu vực
về kinh tế - văn hóa, trên tinh thần duy trì hịa bình và ổn định khu vực.

0,25

0,50


* Hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để bảo đảm hịa bình, an ninh và ổn định ở khu vực
Đơng Nam Á?

0,25

-Tuân thủ những nguyên tắc của Liên hợp quốc, những nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Bali
(tháng 2-1976).

8

- Góp phần xây dựng sự đồn kết, nhất trí giữa các thành viên trong khối ASEAN và thể hiện
trách nhiệm chung đối với những vấn đề liên quan đến hịa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.

0,25

- Giải quyết mọi tranh chấp quốc tế, Biển Đơng bằng phương pháp hịa bình (đấu tranh ngoại
giao, pháp lý; lên án, phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp; tranh thủ sự ủng hộ
của quốc tế,…).

0,25

Nêu bản chất và những biểu hiện chủ yếu của xu thế tồn cầu hóa. Những thời cơ và
thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam được thể hiện như thế nào?

2,00

*Bản chất: Tồn cầu hóa là q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới.

*Những biểu hiện:

0,25

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như là
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC),,…

0,25
0,25


0,25
0,25
*Thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam:
-Thời cơ:

0,25

+ Tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp thu nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nước
ngoài, mở rộng thị trường rộng lớn, tham gia sự phân công lao động xã hội quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển, cải
cách sâu rộng, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn
khoảng cách phát triển.
-Thách thức:
+ Trình độ lực lượng sản xuất nước ta cịn thấp kém, nếu khơng chớp thời cơ trên sẽ bị tụt
hậu. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới sẽ dẫn đến gặp nhiều rủi

ro trước những biến động của kinh tế thế giới.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước, các khu vực mà nền kinh tế Việt Nam còn kém phát
triển nên cạnh tranh thua thiệt là tất yếu.

0,50

+ Phải đối mặt với nhiều vấn đề như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nguy cơ chệch hướng xã
hội chủ nghĩa, sử dụng các nguồn vốn vay nợ có hiệu quả,…

Ghi chú: Đây là hướng dẫn chấm cơ bản, nếu học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo về yêu cầu kiến thức cơ bản
thì cán bộ chấm thi vận dụng cho điểm một cách linh hoạt, hợp lý nhưng không vượt quá khung điểm của mỗi câu.
--------------------Hết------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×