Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại của công nhân trên điạ bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY
TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HỊA, TỈNH ĐỒNG NAI

HỒNG VŨ MỸ HẠNH
CHU THỊ KIỀU DƯƠNG

ĐỒNG NAI, THÁNG 10/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY
TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HỊA, TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH: HỒNG VŨ MỸ HẠNH
CHU THỊ KIỀU DƯƠNG
GVHD: ThS. BÙI VĂN THỤY



ĐỒNG NAI, THÁNG 10/2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thân
đã ln động viên, khích lệ và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, nhóm tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy ThS. Bùi Văn Thụy, đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập và thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tồn thể Q
thầy cơ Khoa Tài chính – Kế tốn đã truyền cho nhóm tác giả những kiến thức, nhiệt
huyết quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Ngồi ra, nhóm tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khách hàng tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn Thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai đã tận tình góp ý, tham
gia khảo sát góp phần giúp tác giả có cơ sở hồn thành đề tài.
Đồng thời, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới Ban lãnh đạo tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã hỗ trợ và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu nhất.
Lời cuối, nhóm tác giả xin chúc Q Thầy cơ khoa Tài chính – Kế toán, Ban lãnh
đạo tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.
Trân trọng cảm ơn.
Biên Hịa, ngày 19 tháng 10 năm 2022
Đại diện nhóm tác giả

Hồng Vũ Mỹ Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

Contents
No table of contents entries found.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo đó đời sống con người
cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Cùng với đó, các
sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với
nhu cầu của người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu
dùng có mức thu nhập thấp theo phân tích GDP/người rơi vào nhóm (đối tượng là
cơng nhân) khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc bệt đối với những
tài sản có giá trị cao, những nhu cầu cao cấp. Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời để
đáp ứng những nhu cầu này và đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về
lượng. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã tạo ra những tác động kể đến những chính
sách phát triển trong thị trường tín dụng các ngan hàng thương mại.
Hoạt động cho vay tại ngân hàng ln đóng góp phần lớn trong tổng lợi nhuận của
các ngân hàng. Giai đoạn về trước, các ngân hàng tập trung vào việc cho vay hướng
tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu để cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Nhưng hiện nay, ngân hàng đã mở rộng tập trung cho vay đối với người tiêu dùng
(đặc biệt là các đối tượng cơng nhân). Người tiêu dùng có thể vay tiền từ ngân hàng
thì họ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình ngay trong hiên tại, điều này làm tang tiêu
dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế chung của tồn xã hội. Do đó thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các
NHTM vừa tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần

giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp của đại dich Covid 19 đi kèm theo đó là
những biến động vĩ mô, hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi ảnh hưởng
của đại dịch Covid 19 có độ trễ nhất định tới kết quả kinh doanh của hệ thống ngân
hàng. Bên cạnh đó, tình hình chiến tranh thương mại ngày càng khốc liệt giữa các
nước tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Đại dịch COVID-19
kéo dài đã tác động không nhỏ đến thu nhập của nhiều người dân, nhất là lực lượng
công nhân lao động, nhân viên… Lúc này, hình thức mua sắm trả góp hoặc vay tín
chấp qua các Ngân hàng Thương mại đang trở thành giải pháp được nhiều người dân
nhất là các cơng nhân tìm đến.

1


Do đó chúng em chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay
tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại của công nhân trên điạ bàn Thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tập trung hướng tới mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại của công nhân trên điạ bàn Thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác đinh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của công nhân.
- Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu
dùng tại các ngân hàng thương mại của cơng nhân trên điạ bàn Thành phố Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mở rộng thị trường cho vay, đặc biệt là cho vay tiêu dùng

với khách hàng là công nhân.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đến quyết định vay tiêu dùng tại các
ngân hàng thương mại của công nhân trên điạ bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu
dùng tại các ngân hàng thương mại của cơng nhân trên điạ bàn Thành phố Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai như thế nào ?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào giúp các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng đối với công nhân?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các
ngân hàng thương mại của công nhân trên điạ bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.

2


Đối tượng điều tra: cơng nhân đã, đang và có ý định vay tiêu dùng tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn TP Biên Hòa. Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
- Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp (điều tra khảo sát) từ tháng 7 đến tháng 8/2022
1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu một số
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, ở Việt Nam đã được công bố nhằm xác định

các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của cơng nhân. Bên cạnh đó,
tác giả kết hợp với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng
để hiệu chỉnh các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của công nhân.
Tiếp theo, tác giả tiến hành khảo sát thử và phân tích đánh giá kết quả thang đo. Từ đó
tiến hành xây dựng thang đo chính thức, xây dựng bảng khảo sát chính thức phục vụ
cho nghiên cứu định lượng.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mơ hình nghiên cứu
thơng qua bảng khảo sát chính thức 354 khách hàng cá nhân, đặc biệt các đối tượng là
công nhân đã và đang có ý định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa
bàn TP Biên Hòa.
Kết quả khảo sát được tiến hành phân tích thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính với ứng dụng
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
1.5 Những đóng góp mới của đề tài.
Về mặt lý thuyết: Nhóm tác giả đã hệ thống được những lý luận về hoạt động cho
vay, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, đối với cơng nhân Nhóm tác giả
đã nghiên cứu những lý luận về các mơ hình kinh tế lượng, ứng dụng của các mơ hình
này vào vấn đề nghiên cứu thực tiễn. Từ đó vận dụng được mơ hình hồi quy Binary
Logistic trong việc xây dựng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu
dùng của khách hàng.

3


Về mặt thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu định tính, tơi đã phân tích và tìm ra
được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương
mại của công nhân trên điạ bàn Thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót của những nhân tố này tại ngân hàng, hoàn
thiện hơn nữa hoạt động tín dụng khách hàng nhằm giúp ích trong công tác thu hút

thêm nhiều khách hàng là công nhân đến vay vốn tại ngân hàng.
1.6 Cấu trúc của đề tài

Bố cục của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 1, tác giả trình bày lý do chọn đền tài, các nghiên cứu liên quan mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2, tác giả tổng hợp cơ sở lý thuyết về vay tiêu dùng, chất lượng vay tiêu
dùng, quyết định vay tiêu dùng của cơng nhân, đặc điểm, vai trị và lợi ích khi quyết
định vay tiêu dùng, xây dựng giả thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp
chọn mẫu - thu thập dữ liệu, công cụ đo lường đến quyết định vay tiêu dùng của cơng
nhân, phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4, tác giả trình bày tổng quan các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn TP
Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai, phân tích thống kê mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, kiểm định mơ hình
nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và Hàm ý chính sách.
Chương 5, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý chính sách, ý nghĩa
nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo và kết luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

4



TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 nhóm tác giả đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng nêu đối tượng nghiên cứu
và phạm vi nghiên cứu, trình bày ý nghĩa của đề tài và thiết lập kết cấu đề tài. Tất cả
những điều đó sẽ là cơ sở định hướng để nghiên cứu các chương tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về vay tiêu dùng tại NHTM
2.1.1 Khái niệm về vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại
Vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ
gia đình. Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng
có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi
sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng
thụ. Do đó, vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói
chung:
Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình với tình hình xã hội ngày nay, dịch
bệnh ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tất cả các cá nhân đặc biệt là đối với
các đối tượng cơng nhân trong thời đại hiện nay.
Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình khơng phải
xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng
đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay.
Các cơng nhân nói riêng và các khách hàng cá nhân nói chung khi vay tiêu dùng
thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến số tiền họ phải thanh toán.
Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua bất
động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường
cao hơn lãi suất cho vay thương mại.

Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, khơng nhất thiết phải là từ kết
quả của việc sử dụng những khoản vay đó.
Những khách hàng đặc biệt là các cơng nhân có việc làm với mức thu nhập ổn định
và có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết
định cho vay.
2.1.2 Đặc điểm về vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại
Thứ nhất, qui mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho
vay cao:
Dù giá trị khoản vay là lớn hay nhỏ thì nhân viên ngân hàng vẫn phải thực hiện đầy
đủ các bước trong qui trình tín dụng, dẫn tới chi phí quản lí món vay này tương đương
với chi phí cho doanh nghiệp vay một món lớn để sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì:
6


Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc
quan về tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào sui thối, rất nhiều cá nhân và hộ
gia đình cảm thấy không tin tưởng sẽ hạn chế vay mượn từ ngân hàng.
Thứ ba, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất:
Người tiêu dùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất.
Mức thu nhập và trình độ dân trí tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay
của người tiêu dùng.
Thứ tư, nguồn trả nợ có thể biến động lớn:
Chênh lệch giữa lương, thưởng thu nhập với chi phí sinh hoạt của cá nhân, hộ gia
đình chính và đặc biệt là các cơng nhân là nguồn để hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng.
Các yếu tố này lại dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi về các điều kiện khách
quan và chủ quan: Điều kiện kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật, sức khỏe…
Thứ năm, tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định:
Xác định tư cách khách hàng là quan trọng quyết định thiện chí trả nợ của khách
hàng. Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin của nhóm khách hàng này khó đầy đủ và

chính xác, dẫn tới ngân hàng đưa ra quyết định sai lầm, rủi ro tín dụng là điều khó
tránh khỏi.
2.1.3 Lơi ích về vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại
Đối với ngân hàng:
Đối với NHTM, khách hàng cá nhân luôn là một thị trường tiềm năng. Khách hàng
cá nhân rất đa dạng, số lượng lớn, hoạt động linh hoạt phục vụ chính lợi ích cá nhân
nên ln hướng đến kinh doanh hiệu quả, khả năng sinh lời cao. Do đó, các NHTM
tích cực phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Hoạt động này góp
phần không nhỏ vào lợi nhuận của NHTM. Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân
tương đối cao kéo theo tỷ suất sinh lợi cao, mặt khác số lượng khoản vay đối với
khách hàng cá nhân lớn trong khi giá trị của từng loại lại nhỏ nên rủi ro thực tế khơng
cịn cao.
Đối với khách hàng:
Hoạt động vay tiêu dùng mang lại cho người dân và xã hội là rất lớn. Hoạt động vay
tiêu dùng đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, mang lại
cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập trung bình thấp đặc biệt
là các đối tượng cơng nhân trong hồn cảnh hiện nay, bởi các đối tượng này thường bị
7


các ngân hàng thương mại truyền thống từ chối cho vay do khó chứng minh khả năng
trả nợ.
Đồng thời, khi vay tiêu dùng cũng góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho
người dân, từ đó giúp họ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tạo nền tảng sẵn sàng sử
dụng các dịch vụ ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình một cách tối
ưu.
Người dân đi vay tiêu dùng hợp lý, có kế hoạch tài chính lành mạnh sẽ quản lý
được các biến động của thu nhập cá nhân, hợp lý hóa chi tiêu, theo đó góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Bên cạnh đó hoạt động vay tiêu dùng góp phần thu hẹp các hoạt động cho vay phi

chính thức, giúp người dân có nhu cầu vay tiêu dùng khơng phải tìm đến các loại hình
cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” có lãi suất quá cao, qua đó tránh được rủi ro.
Quan trọng nhất, về mặt xã hội, hoạt động vay tiêu dùng là một cơng cụ quan trọng
kích cầu tiêu dùng, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Đối với kinh tế - xã hội:
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tác động gián tiếp đến thúc đẩy kinh tế, xã
hội phát triển thông qua việc thõa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Vay
vốn góp phần quan trọng giúp khách hàng cá nhân thực hiện các nhu cầu thiết yếu như
mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như gia tang sản suất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh
tiêu dùng, tăng đầu tư kích cầu làm tăng GPD của quốc gia. Như vậy, hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân của NHTM đã giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của
người dân, thu nhập cá nhân tăng lên, sản xuất được mở rộng tạo ra các cơ hội việc
làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc tăng tiêu dung của khách hàng cá nhân kích
thích nhiều nghành sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và nâng
cao của người dân.
2.1.4 Một số loại hình vay vốn đối với khách hàng cá nhân
2.1.4.1 Vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức Tín dụng & Cho vay theo từng lần Cho vay theo hạn mức tín
dụng và cho vay từng lần là hai phương pháp cho vay ngắn hạn được áp dụng phổ
biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại (NHTM )
2.1.4.2 Vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình
8


Vay mua sắm để tiêu dùng hiện nay đã rất quen thuộc đối với những tất cả những ai
mong muốn sở hữu món đồ u thích hoặc những đồ vật dụng cần thiết cho gia đình,
cá nhân. Vay mua sắm là một giải pháp nhanh chóng khi tài chính chưa cho phép chi
trả trong 1 lần.
2.1.4.3 Vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà

Vay mua nhà là sản phẩm vay vốn cho mục đích mua nhà được các ngân hàng hỗ
trợ. Khách hàng khi vay mua nhà phải dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản
vay, có thể bất động sản, xe ơ tơ... hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
2.1.4.4 Vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Sản phẩm "Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh hàng dành cho
khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường
xuyên phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2.2 Lý thuyết về hành vi khách hàng
2.2.1 Một số quan điểm về hành vi khách hàng
Theo Philip Kotler (2004) “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách
các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta (1993) “Hành vi người tiêu dùng
được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi
đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”.
Theo Engel, Blackwell & Miniard (1995) “Hành vi khách hàng là những hành động
liên quan trực tiếp đến việc có được, tiêu dùng và xử lý thải bỏ những hàng hóa và
dịch vụ, bao gồm các quá trình quyết định trước và sau những hành động này”.
Tương tự, theo quan điểm của Leon G.Schiffman & Leslie Lazar Kanuk
(1997) “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra
trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và
xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”.
Cũng có thể hiểu hành vi của khách hàng là các hành động, phản ứng công khai mà
bản thân khách hàng được hình thành từ những quan điểm suy nghĩ và những kinh
nghiệm biểu hiện trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm sản phẩm hay dịch vụ và
sau khi tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ.

9



Theo Philip Kotler, Gary Armstrong (Principles of Marketing, 2011), các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng: Văn hóa, xã hội (gia đình, vai trị và địa vị
trong xã hội, …), cá nhân (tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách,…), tâm lý (nhận
thực, học hỏi, niềm tin và quan điểm,…).
2.2.2 Mơ hình hành vi mua hàng của Philip Kotler
Ta có mơ hình hành vi như sau:
Bước 1: Nhận thức nhu cầu

Bước 2: Tìm kiếm thơng tin

Bước 3: Đánh giá lựa chọn

Bước 4: Quyết định mua

Bước 5: Hành vi sau khi mua
(Nguồn: Principlet of Marketing 2011, trang 152)
Hình 2.1: Mơ hình hành vi mua hàng của Philip Kotler và Gary Armstrong
- Bước 1: Nhận thức nhu cầu
Quá trình mua được bắt đầu bằng việc xác lập khi khách hàng xác nhận nhu cầu.
Nhu cầu này có thể xuất phát từ chính các nhân tố kích thích bên trong (Ví dụ: khi con
người đói hay khát cần thỏa mãn việc ăn hay uống) hay bên ngồi khách hàng (Ví dụ:
Một mẩu quảng cáo xe ô tô hay một lời khuyên của một người quen khiến người này
suy nghĩ về việc mua một chiếc xe mới).
- Bước 2: Tìm iếm thơng tin
Người tiêu dùng hứng thú về sản phẩm, dịch vụ sẽ khích thích họ tìm kiếm thêm
thơng tin để củng cố niềm tin cho sản phẩm đó. Một người tiêu dùng quan tâm có thể
có hoặc khơng tìm kiếm thêm thông tin. Nếu dữ liệu thông tin của người tiêu dùng đầy
đủ và một sản phẩm vừa ý thật gần trong tầm tay, người tiêu dùng có khả năng mua nó

10



sau đó. Nếu khơng người tiêu dùng có thể ghi nhớ hoặc tiến hành tìm kiếm thêm
thơng tin liên quan đến nhu cầu của mình.
- Bước 3: Đánh giá lự chọn phương án
Thơng qua hàng loạt tiêu chí đánh giá, người tiêu dùng sẽ có cách đánh giá khác
nhau đến từng thương hiệu đã lựa chọn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân và tình
huống mua sắm cụ thể. Một số người tiêu dùng sử dụng nhiều phép tính số học và tư
duy logic. Một số người tiêu dùng khác thì ít hoặc khơng có đánh giá, thay vào đó họ
mua sắm dựa vào trực giác và bốc đồng. Đôi khi người tiêu dùng tự đưa ra quyết định
của chính mình, đơi khi họ lấy ý kiến từ bạn bè, từ các đánh giá trực tuyến, hoặc nhân
viên bán hàng tư vấn để mua sắm.
- Bước 4: Quyết định mua
Trong giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng xếp hàng đánh giá cho ý định mua sắm
với những thương hiệu. Nói chung, quyết định mua sắm của người tiêu dùng sẽ là các
thương hiệu ưa thích nhất, nhưng có hai nhân tố có thể ảnh hưởng trong giai đoạn từ ý
định mua đến quyết định mua hàng.
(1) Nhân tố đầu tiên là ý kiến của những người khác. Nếu một người thân thiết của
khách hàng nghĩ rằng khách hàng nên mua xe có giá thấp nhất, điều này có thể làm
khách hàng giảm đi mức độ ưu tiên khi chọn chiếc xe đắt tiền hơn.
(2) Nhân tố thứ hai là tình huống bất ngờ. Người tiêu dùng có thể hình thành một ý
định mua hàng dựa trên các yếu tố như thu nhập dự kiến, mức giá dự kiến, và lợi ích
sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, sự kiện bất ngờ có thể thay đổi ý định mua hàng. Ví
dụ, một đối thủ cạnh tranh gần có thể giảm giá của nó, hoặc có một người bạn cho biết
ý kiến thất vọng về chiếc xe mà người mua ưa thích. Do đó, sở thích và thậm chí ý
định mua khơng phải lúc nào dẫn đến quyết định mua chính thức.
- Bước 5: Hành vi sau khi mua
Công việc của người làm marketing không kết thúc khi sản phẩm được mua. Sau
khi mua sản phẩm, người tiêu dùng hài lịng hoặc khơng hài lòng và thể hiện bằng các
hành vi sau khi mua hàng. Điều gì quyết định người mua hài lịng hoặc khơng hài lịng

với việc mua sắm? Câu trả lời nằm trong mối quan hệ giữa các k vọng của người tiêu
dùng và kết quả mang lại của sản phẩm, dịch vụ.
2.2.3. Mơ hình hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behaviour)

11


Theo Ajzen (1985) đã mở rộng mơ hình hành động hợp lý (TRA) bằng cách đưa
thêm các điều kiện khác vào mơ hình đó là xét đến sự kiểm sốt hành vi cảm nhận
nhằm phản ánh nhận thức của người sử dụng về các biến bên trong và bên ngoài đối
với hành vi.
Trong mơ hình này, Fishbein và Ajzen cho rằng ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi
thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát cảm nhận đối với hành vi. Thái độ đại
diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của
mình. Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài về kết quả
cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người
về áp lực chung của xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi và ngược lại nó
được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người. Cuối cùng, sự kiểm soát hành
vi cảm nhận cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay khơng thể hiện
hành vi khi bị kiểm sốt. Con người khơng có khả năng hình thành ý định mạnh mẽ để
thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ khơng có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái
độ tích cực.

Niềm tin => Thái độ

Niềm tin chủ quan
=> Chuẩn chủ quan

Hành vi dự
định


Hành vi

Điều khiển
hành vi
thực tế

Kiểm sốt hành vi
nhận thức

(Nguồn: Ajzen, 1991)
Hình 2.2 Mơ hình hành vi dự định (TPB)
2.3 Cơ sở lý thuyết về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân
2.3.1 Khái niệm về quyết định vay vốn
Theo Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2013) thì quyết định vay vốn là một
quá trình được diễn ra kể từ khi người đi vay hình thành ý thức về nhu cầu, đến khi
tiến hành tìm hiểu thơng tin để đưa ra quyết định vay hoặc lặp lại quyết định vay vốn,
trong đó quyết định vay được xem là giai đoạn cuối cùng của q trình thơng qua
quyết định vay.
12


2.3.2. Quá trình ra quyết định vay vốn
Khách hàng cá nhân thường tìm kiếm trong trí nhớ của mình trước khi họ tìm kiếm
các nguồn thơng tin bên ngồi về nhu cầu vay vốn mà họ muốn. Q trình thơng qua
quyết định vay của khách hàng cá nhân diễn ra qua các bước sau:
- Bước 1: Nhận thức nhu cầu
Quá trình mua được mở đầu bằng việc xác lập khi khách hàng xác nhận nhu cầu.
Nhu cầu này có thể xuất phát từ chính các nhân tố kích thích bên trong (Ví dụ: khi con
người đói hay khát cần thỏa mãn việc ăn hay uống) hay bên ngoài khách hàng (Ví dụ:

Một mẩu quảng cáo xe ơ tơ hay một lời khuyên của một người quen khiến người này
suy nghĩ về việc mua một chiếc xe mới). Nhiệm vụ của người marketing phải nắm bắt
nhu cầu của con người có thể bị tác động bởi những nhân tố nào, thời điểm nào nhu
cầu trở nên mạnh mẽ và mong muốn đối với những sản phẩm nào.
- Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Người tiêu dùng hứng thú về sản phẩm, dịch vụ sẽ kích thích họ tìm kiếm thêm
thơng tin; người tiêu dùng có thể chỉ đơn giản là có sự quan tâm nhiều hơn hoặc chủ
động để tìm hiểu thêm thông tin liên quan sản phẩm, dịch vụ.
Một người tiêu dùng quan tâm có thể có hoặc khơng tìm kiếm thêm thông tin. Nếu
dữ liệu thông tin của người tiêu dùng đầy đủ và một sản phẩm vừa ý thật gần trong
tầm tay, người tiêu dùng có khả năng mua nó sau đó. Nếu khơng người tiêu dùng có
thể ghi nhớ hoặc tiến hành tìm kiếm thêm thơng tin liên quan đến nhu cầu của mình.
Ví dụ, một khi người tiêu dùng đã quyết định họ cần một chiếc xe mới, ít nhất, họ có
thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến các mẫu quảng cáo xe ôtô, xe ôtô của người quen và
các cuộc trao đổi về xe ôtô. Hoặc họ có thể chủ động tìm kiếm trên website, hỏi người
quen và thu thập thông tin theo nhiều cách khác.
Người tiêu dùng có thể có được thơng tin từ bất kỳ nguồn thông tin nào. Chúng bao
gồm các nguồn cá nhân (gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen), các nguồn thương
mại (quảng cáo, nhân viên bán hàng, các trang website, đại lý, tạp chí,…), các nguồn
cơng cộng (phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức đánh giá của người tiêu
dùng, tìm kiếm Internet), và các nguồn từ kinh nghiệm.
Nói chung, người tiêu dùng nhận được các thơng tin mới nhất về một sản phẩm từ
các nguồn thương mại – được kiểm soát bởi những người làm marketing. Tuy nhiên,
các nguồn thơng tin có hiệu quả nhất thường là các nguồn cá nhân. Các nguồn thương
13


mại bình thường mang tính chất thơng báo cho người mua, nhưng các nguồn cá nhân
mang tính đánh giá sản phẩm cho người mua. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây cho thấy
rằng truyền miệng có ảnh hưởng lớn nhất khi mua hàng trong ngành điện tử tiêu dùng

(43,7%) và may mặc (33,6 %). Thật hiếm thấy một chiến dịch quảng cáo có thể có
hiệu quả bằng một người hàng xóm nghiêng qua hàng rào và nói rằng "Đây là một sản
phẩm tuyệt vời”. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng tìm kiếm các
nguồn thơng tin trên diễn đàn, blog, các trang website xem trực tuyến và các trang
website mạng xã hội, chúng có ảnh hưởng gấp ba lần so với các phương pháp
marketing truyền thống như quảng cáo truyền hình khi đưa ra quyết định mua.
Khi có nhiều thơng tin, khách hàng sẽ có các lựa chọn trong số các sản phẩm, dịch
vụ mà mình biết để thỏa mãn những yêu cầu đã được xác định sẵn ở giai đoạn xác
định nhu cầu. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế một chương trình tiếp thị hỗn hợp để
khách hàng tiềm năng nhận thức và hiểu biết về thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp cũng phải cẩn thận trong việc xác định các nguồn thông tin của khách
hàng và tầm quan trọng của từng nguồn này.
- Bước 3: Đánh giá lựa chọn phương án
Các nhà marketing đã thấy người tiêu dùng sử dụng thông tin để tạo lập một tập
hợp các đối tượng thương hiệu hàng hóa, dịch vụ để chọn lựa. Làm thế nào để người
tiêu dùng lựa chọn trong số các thương hiệu này? Những người làm marketing cần
biết về đánh giá lựa chọn, đó là làm thế nào người tiêu dùng xử lý thông tin để đi đến
lựa chọn thương hiệu. Thật không may là người tiêu dùng khơng sử dụng một q
trình đánh giá đơn giản và duy nhất trong tất cả các tình huống mua. Thay vào đó là
một loạt các quy trình đánh giá.
Thơng qua hàng loạt tiêu chí đánh giá, người tiêu dùng sẽ có cách đánh giá khác
nhau đến từng thương hiệu đã lựa chọn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân và tình
huống mua sắm cụ thể. Một số người tiêu dùng sử dụng nhiều phép tính số học và tư
duy logic. Một số người tiêu dùng khác thì ít hoặc khơng có đánh giá, thay vào đó họ
mua sắm dựa vào trực giác và bốc đồng. Đôi khi người tiêu dùng tự đưa ra quyết định
của chính mình, đơi khi họ lấy ý kiến từ bạn bè, từ các đánh giá trực tuyến, hoặc nhân
viên bán hàng tư vấn để mua sắm.
Khi người tiêu dùng đã thu hẹp sự lựa chọn xe của họ với ba thương hiệu. Và nếu
họ chủ yếu quan tâm đến bốn thuộc tính – kiểu dáng, tiết kiệm nhiên liệu, chế độ bảo
14



hành và giá cả. Đến thời điểm này, họ đã có thể hình thành quan điểm về mỗi thương
hiệu giá cho mỗi thuộc tính. Rõ ràng, nếu một chiếc xe được đánh giá tốt nhất cho 4
thuộc tính, những người làm marketing có thể dự đốn rằng khách hàng sẽ chọn mua
nó. Họ có thể quyết định mua chỉ dựa vào một thuộc tính và sự lựa chọn này sẽ được
dễ dàng để dự đoán. Nếu người mua mong muốn thuộc tính kiểu dáng nhất, người đó
sẽ mua chiếc xe mà họ nghĩ rằng có kiểu dáng đẹp nhất. Nhưng hầu hết người mua
quan tâm đến rất nhiều thuộc tính, mỗi loại có tầm quan trọng khác nhau. Nếu các nhà
tiếp thị biết tầm quan trọng mà người tiêu dùng đã gán cho mỗi thuộc tính, anh ta hoặc
cơ ta có thể dự đốn sự lựa chọn xe của người tiêu dùng chính xác hơn.
Những người làm marketing cần nghiên cứu những người mua để tìm hiểu cách
thức họ đánh giá các thương hiệu sản phẩm tương tự nhau. Nếu các nhà tiếp thị 18
biết quá trình đánh giá, họ có thể thực hiện các bước để ảnh hưởng đến quyết định của
người mua.
- Bước 4: Quyết định mua
Trong giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng xếp hàng đánh giá cho ý định mua sắm
với những thương hiệu. Nói chung, quyết định mua sắm của người tiêu dùng sẽ là các
thương hiệu ưa thích nhất, nhưng có hai nhân tố có thể ảnh hưởng trong giai đoạn từ ý
định mua đến quyết định mua hàng.
Nhân tố đầu tiên là ý kiến của những người khác. Nếu một người thân thiết của
khách hàng nghĩ rằng khách hàng nên mua xe có giá thấp nhất, điều này có thể làm
khách hàng giảm đi mức độ ưu tiên khi chọn chiếc xe đắt tiền hơn.
Nhân tố thứ hai là tình huống bất ngờ. Người tiêu dùng có thể hình thành một ý
định mua hàng dựa trên các yếu tố như thu nhập dự kiến, mức giá dự kiến, và lợi ích
sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, sự kiện bất ngờ có thể thay đổi ý định mua hàng. Ví
dụ, một đối thủ cạnh tranh gần có thể giảm giá của nó, hoặc có một người bạn cho biết
ý kiến thất vọng về chiếc xe mà người mua ưa thích. Do đó, sở thích và thậm chí ý
định mua khơng phải lúc nào dẫn đến quyết định mua chính thức.
- Bước 5: Hành vi sau khi mua

Công việc của người làm marketing không kết thúc khi sản phẩm được mua. Sau
khi mua sản phẩm, người tiêu dùng hài lịng hoặc khơng hài lịng và thể hiện bằng các
hành vi sau khi mua hàng. Điều gì quyết định người mua hài lịng hoặc khơng hài lòng
với việc mua sắm? Câu trả lời nằm trong mối quan hệ giữa các kỳ vọng của người tiêu
15


dùng và kết quả mang lại của sản phẩm, dịch vụ. Nếu sản phẩm ít hơn so với kỳ vọng,
người tiêu dùng thất vọng; nếu nó đáp ứng sự kỳ vọng, người tiêu dùng hài lịng; nếu
nó vượt q sự kỳ vọng, người tiêu dùng rất thích thú. Khoảng cách giữa kỳ vọng và
thực tế càng lớn thì người tiêu dùng thất vọng càng nhiều. Điều này cho thấy rằng
người bán hàng nên hứa hẹn những gì thương hiệu của mình có thể cung cấp để người
mua hài lịng.
Sau khi mua, người tiêu dùng hài lịng với những lợi ích của các thương hiệu được
chọn và rất vui mừng vì tránh những hạn chế của các sản phẩm không mua. Tuy
nhiên, mua hàng liên quan đến sự thỏa hiệp. Vì vậy, người tiêu dùng cảm thấy khó
chịu về việc mua những mặt hạn chế của các thương hiệu được chọn và về việc mất đi
những lợi ích của các thương hiệu đã bị loại bỏ. Hầu hết trong các vấn đề mua sắm
liên quan đến sự bất đồng nhận thức đối với sản phẩm đều xuất phát từ sau khi mua
sắm.
Tại sao sự hài lòng của người tiêu dùng lại quan trọng? Sự hài lịng của khách hàng
là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tạo lợi nhuận với người tiêu dùng - để giữ,
phát triển và tiếp tục một vòng đời mua hàng mới với khách hàng. Khi khách hàng hài
lịng đối với sản phẩm mua thì họ sẽ nói tốt với người khác về sản phẩm, đồng thời ít
để ý đến quảng cáo và các nhãn hiệu cạnh tranh và mua các sản phẩm khác của công
ty. Những người làm marketing không chỉ đơn thuần là đáp ứng sự mong đợi của
khách hàng mà họ còn nhằm mục đích làm hài lịng khách hàng.
Những người tiêu dùng khơng hài lịng có phản ứng khác nhau. Tiếng lành đồn gần
tiếng xấu đồn xa, việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Không thể chỉ căn cứ vào một vài khách hàng không hài lịng mà doanh nghiệp phải

điều chỉnh lại, vì vậy, một cơng ty cần phải thăm dị sự hài lịng của khách hàng
thường xuyên và thiết lập hệ thống khuyến khích khách hàng để khiếu nại.
Bằng cách này, các công ty có thể tìm hiểu làm thế nào cũng được làm và làm thế
nào nó có thể cải thiện. Bằng cách nghiên cứu các quá trình ra quyết định mua chung,
người làm marketing tìm cách thúc đẩy các bước trong mơ hình hành vi của khách
hàng. Ví dụ, nếu người tiêu dùng khơng mua một sản phẩm mới, vì họ khơng nhận
thức được nhu cầu của sản phẩm mới, marketing gửi các tin nhắn quảng cáo để kích
thích nhu cầu và giới thiệu các giải pháp xử lý các vấn đề của khách hàng. Nếu khách

16


hàng biết về sản phẩm nhưng khơng mua vì họ giữ thái độ bất cần, người làm
marketing phải tìm cách để thay đổi sản phẩm hoặc nhận thức của khách hàng.
2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Nguyễn Tiến Lên, Huỳnh Quốc Doanh, Nguyễn Hải Quang (2020) – Tạp chí Công
Thương số 23, tháng 9 năm 2020 đã thực hiện nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Agribank – Chi nhánh Cà Mau”.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 250 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau. Các phương pháp kiểm
định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tơ" khám phá (EFA) và hồi quy
tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, có 3 u tơ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn, bao gồm: (1) Chất lượng dịch vụ,
(2) Chính sách cho vay, (3) Sự hài lịng từ dịch vụ. Trong đó, yếu tố Chính sách cho
vay có tác động mạnh nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng.
Nguyễn Thế Doanh (2017) – Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà
Nẵng đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn của khách hàng cá nhân đối với Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –
Chi nhánh Đà Nẵng”. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của việc vay vốn
của khách hàng cá nhân, các nhân tố dẫn đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách

hàng cá nhân đối với VPBank - Chi nhánh Đà Nẵng. Tác giả đã thiết lập quy trình
nghiên cứu gồm hai bước cơ bản là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để
xây dựng tiến trình thực hiện đề tài. Dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ 150 khách
hàng cá nhân tại VPBank – Chi nhánh Đà Nẵng. Dựa vào cơ sở lý luận và các nghiên
cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân, tác giả đã đề xuất xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài gồm 5 nhân tố đó là:
(H1) Chính sách tín dụng,(H2) Giá của Ngân hàng, (H3) Chất lượng dịch vụ của Ngân
Hàng, (H4) Hình ảnh và danh tiếng của Ngân hàng, (H5) Chính sách truyền thông tiếp
thị và (H6) Khuyến mãi của Ngân hàng. Sau quá trình nghiên cứu định lượng, kết quả
cho thấy 5 nhân tố này đều tác động tỷ lệ thuận với quyết định vay vốn. Từ kết quả đó
tác giả đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách để tác động tích cực đến việc đưa ra
lựa chọn vay tại VPBank - Chi nhánh Đà Nẵng đối với khách hàng cá nhân.
Hồ Đồn Hiếu Long (2017) – Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế
đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
17


của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa
bàn Thừa Thiên Huế”. Luận văn đã trình bày một số nội dung lý thuyết 2 hoạt động
tín dụng của NHTM, các vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay cá nhân của NHTM;
luận văn cũng đánh giá được thực trạng cho vay cá nhân tại chi nhánh BIDV Huế, tác
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng cho
đề tài nghiên cứu của mình; tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và
số mẫu là 200 mẫu; mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm có 7 nhân tố tác động
đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân bao gồm: (H1) Hình ảnh và danh
tiếng của ngân hàng BIDV, (H2) Chiến lược truyền thông của ngân hàng BIDV, (H3)
Chất lượng dịch vụ của ngân hàng BIDV, (H4) Chính sách tín dụng BIDV, (H5) Giá
cả của ngân hàng BIDV, (H6) Sự ảnh hưởng của các mối quan hệ, (H7) Giá cả của
ngân hàng khác. Sau khi phân tích các nhân tố tác động thì nhân tố Giá cả của ngân
hàng là nhân tố tác động mạnh nhất, từ đó tác giả đã đưa ra được các định hướng và

giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ vay vốn tại
ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên
- như hồn thiện chính sách cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân, nâng
cao trình độ của các cán bộ quan hệ khách hàng.
Phan Thị Út Châu, Trần Kiều Nga, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Huỳnh Thanh và
Nguyễn Năng Phúc (2020) đã thực hiện nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định vay vốn của khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển - Chi
nhánh Hậu Giang”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại
học Tây Đô. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Hậu Giang. Dữ liệu nghiên cứu được
thu thập bằng phiếu khảo sát với 241 khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại
BIDV Hậu Giang. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng. Các phương pháp kiểm định
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến, kiểm định giả thuyết được ứng dụng trong phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có 5 nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân tại BIDV Hậu Giang, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần gồm: (1) Chất lượng
dịch vụ; (2) Lãi suất, chi phí vay vốn; (3) Thương hiệu ngân hàng; (4) Thủ tục vay
vốn; (5) Sự thuận tiện. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, một số hàm ý quản trị
được đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì khách hàng hiện
18


tại và thu hút khách hàng cá nhân mới vay vốn tại BIDV Hậu Giang trong thời gian
tới.
Lương Trung Ngãi, Phạm Văn Tài (2019) đã thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Trà Vinh” khi sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tiếp
300 khách hàng cá nhân đã, đang giao dịch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển chi nhánh tỉnh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh), thông qua phương pháp hồi quy
logistic, nghiên cứu đã cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của

khách hàng cá nhân bao gồm: Thương hiệu, thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay, nhân
viên phục vụ tại ngân hàng. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng BIDV tỉnh Trà Vinh.
Phan Quan Việt, Trần Anh Tuấn, Đinh Hoàng Tuấn Anh (2020) đã thực hiện
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận”. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng bảng câu hỏi và được khảo sát theo
phương pháp thuận tiện. Kết quả thu được 200 bảng khảo sát phù hợp, các bảng khảo
sát này được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Tác giả tiến hành phân tích thống
kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả
chạy hồi quy cho thấy có 07 nhân tố: (1) Yếu tố lợi ích tài chính, (2) Yếu tố sự thuận
tiện, (3) Yếu tố nhân viên, (4) Yếu tố được giới thiệu, (5) Yếu tố Thương hiệu ngân
hàng, (6) Yếu tố cơ sở vật chất, (7) Yếu tố chăm sóc khách hàng đều có ảnh hưởng
tích cực đối với quyết định vay vốn của khách hàng tại BIDV chi nhánh Bình Thuận.
Trong đó, nhân tố Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến quyết định vay vốn mạnh mẽ nhất, kế
đến là Sự thuận tiện, Chất lượng nhân viên, Lợi ích tài chính, Thương hiệu ngân hàng,
Được giới thiệu và cuối cùng là Chăm sóc khách hàng.
Nguyễn Thị Thúy Loan, Lê Thị Thu Diễm và Tạ Minh Phú (2020) đã thục hiện
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh”. Nghiên cứu đã sử
dụng mơ hình hồi quy Logistic kết hợp với dữ liệu được khảo sát trực tiếp từ 195
khách hàng cá nhân đã và chưa vay vốn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Trà Vinh để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn. Dựa trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến mơ hình nghiên cứu
19


bao gồm 7 yếu tố (tương ứng được đo lường bởi 33 biến số) ảnh hưởng đến quyết
định vay vốn của khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm yếu tố
có tác động cùng chiều, bao gồm nhóm (1) Các yếu tố quan hệ xã hội, (2) Phương tiện

hữu hình, (3) Thương hiệu, (4) Sự thuận tiện và (5) Nhân viên của ngân hàng. Riêng
nhóm yếu tố về (6) Thủ tục cho vay và (7) Đặc tính sản phẩm cho vay trong nghiên
cứu này chưa phát hiện có điểm khác biệt.
M.Sughana, P.Sheela (2020) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của khách hàng khi hoàn thiện thể chế cho khoản vay mua nhà - Một
nghiên cứu điển hình về Thành phố Visakhapatnam”. Dữ liệu được lấy từ 152 khách
hàng và phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu cũng
xem xét các yếu tố kinh tế xã hội và nhân khẩu học và nghiên cứu ảnh hưởng của ảnh
hưởng của chúng đã được đánh giá. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn ngân hàng và cơng ty tài chính nhà ở của khách hàng dựa trên lợi nhuận
tài chính như phí xử lý khoản vay, lãi suất, chia sẻ thơng tin kịp thời như phí đóng
trước hạn, các dịch vụ hỗ trợ thuế thu nhập, thời gian xử phạt khoản vay và cuối cùng
là cách khách hàng bị xử lý.
Christos và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn ngân hàng để vay vốn: Nghiên cứu tình huống khách hàng Hy Lạp”.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 277 khách hàng cá nhân tại Hy Lạp. Kết quả
nghiên cứu có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá
nhân tại Hy Lạp bao gồm: (1) Đặc điểm nhân khẩu học, (2) Chất lượng dịch vụ, (3)
Chính sách vay vốn, (4) Kinh nghiệm.
Muhammad Yar Khan, Faiza Saleem, Majid Jamal Khan , Shahab Ud Din (2020)
đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng Islamic:
Nghiên cứu từ Pakistan”. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát trên 279 khách hàng tại
Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố ảnh hưởng gồm: Niềm tin tôn giáo, giá
trị, ảnh hưởng xã hội, hình ảnh danh tiếng của ngân hàng, hiệu quả của ngân hàng và
sự thuận tiện.
Hashmatullah Ateed, Atiq Ur Rehman (2020) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố
quyết định sự lựa chọn ngân hàng ở Afghanistan. Nghiên cứu này đã phân phối 330
phiếu khảo sát, trong đó 286 phiếu đã được trả lại hợp lệ và có thể sử dụng được.
Trong bảng câu hỏi, một câu hỏi để xác định mục đích giữ tài khoản với các ngân
20



hàng đã được đưa vào. Sau khi phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố như
sau: Các yếu tố như lời khuyên từ bạn bè, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự
tín nhiệm của người Hồi giáo và sự đa dạng hóa đầu tư cũng ảnh hưởng đến những
người được hỏi nhưng ở một mức độ nhỏ.
Hameedah Sayani và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá việc lựa
chọn ngân hàng tại UAE nhằm xác định các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng cho
các ngân hàng Hồi giáo và truyền thống ở UAE”. Dữ liệu được thu thập từ 246 người
được hỏi ở Emirates của Dubai và Sharjah và tập trung vào các khía cạnh như: các sản
phẩm ngân hàng, chất lượng dịch vụ, lợi nhuận, danh tiếng, các yếu tố văn hóa và tơn
giáo, ngồi các thuộc tính nhân khẩu học của mẫu. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố
tác động tới quyết định giao dịch của người tiêu dùng với các ngân hàng Hồi giáo và
truyền thống ở UAE. Các phân tích kéo theo khách hàng từ các ngân hàng Hồi giáo và
truyền thống. Một câu hỏi được sử dụng và phân phối cho một mẫu của 246 khách
hàng ngân hàng UAE ở Emirates của Dubai và Sharjah. Tổng cộng, 45 phần trăm số
người được hỏi giao dịch với các ngân hàng Hồi giáo và 55 phần trăm giao dịch với
các ngân hàng thơng thường. Từ đó, đưa tới những phát hiện: (1) Yếu tố quyết định
cho việc lựa chọn ngân hàng trong các khách hàng giao dịch với các ngân hàng Hồi
giáo được phân biệt hơn, (2) Danh tiếng không được đưa ra như là một yếu tố quan
trọng để lựa chọn ngân hàng trong phân tích, (3) Kỳ vọng lợi nhuận tiền gửi cũng
không phải là một yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cũng có những hạn chế như sử dụng mẫu thuận tiện do thiếu nguồn lực. Mặc dù
phương pháp này được sử dụng rộng rãi, nó có giới hạn của nó, theo đó mẫu có thể
khơng có đủ đại diện của dân số. Ngồi ra, nghiên cứu đã khơng phân tích được sự
khác biệt giữa người Hồi giáo và phi Hồi giáo liên quan đến quá trình ra quyết định
lựa chọn ngân hàng của họ. Điều này cung cấp một lộ trình cho các nghiên cứu trong
tương lai.
Apena Hedayatnia (2011), “Các tiêu chí lựa chọn ngân hàng bán lẻ ở Iran”: Dữ liệu
nghiên cứu được thực hiện trên 798 khách hàng giao dịch tại ngân hàng thông qua

bảng câu hỏi khảo sát. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách
hàng bao gồm các nhân tố: (1) Hình ảnh ngân hàng, (2) Chất lượng dịch vụ và các sản
phẩm mới cung ứng, (3) Quy trình đơn giản và đa dạng về dịch vụ, (4) Phí dịch vụ và
lãi suất, (5) Sự thuận lợi về vị trí, (6) Thương hiệu và quảng cáo, (7) Dịch vụ đi kèm,
21


×