Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi Hóa học cấp tỉnh (2019 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Hóa học - Bảng B
ĐỀ DỰ BỊ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 13/12/2019. (Đề gồm 02 trang 08 câu)
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Cho H =1, C = 12, N = 14, O = 16, F = 19, Na = 23, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, K = 39,
Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108, I = 127

Câu 1:

2
1/ (1,5 điểm) Một hợp chất A được cấu tạo từ cation M và anion X . Trong phân tử MX2 có tổng số proton,
nơtron, electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối



của M2+ lớn hơn số khối của X là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion X là
27. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.
2/ (1 điểm) Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro và trong oxit cao nhất tương
ứng là a% và b%, với a : b = 54 : 17. Xác định tên của nguyên tố R.
Câu 2:

1/ (1,5 điểm) Xác định các chất tương ứng với các chữ cái (A), (B), (D), (E), (F), (G), (H), (I), (K), (L) và hồn
thành các phương trình phản ứng sau:
(1) FeS2 + khí (A)  chất rắn (B) + khí (D);


(2) (D) + khí (E)  chất rắn (F) + H2O;
(3) (E) + NaOH  (G) + H2O;
(4) (G) + NaOH  (H) + H2O;
(5) (H) + (I)  (K) + (L);
(6) (K) + HCl  (I) + (E).
2/ (1,5 điểm) X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp. Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước rồi
sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 33,15 gam kết tủa. Xác định tên của halogen X, Y và phần
trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3:
1/ (1 điểm) Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,01M với 400 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được m
gam kết tủa và dung dịch cịn lại có pH=12. Tính giá trị của m và a.
2/ (1 điểm) Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na 2CO3 và NaHCO3 thì thu
được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được
29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X.
Câu 4:
1/ (1 điểm) Đốt cháy hoàn tồn 4,4 gam sunfua của kim loại M (cơng thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau
phản ứng đem hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối
trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối
rắn thấy nồng độ phần trăm của muối còn lại trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của muối rắn.
2/ (1 điểm) Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu
được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được
29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X.
Câu 5:
1/ (1 điểm) Hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon mạch hở: CH4, C2H4, C3H4 và C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp
E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn tồn bộ F qua
bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình Br2 tăng 3,68 gam.
Khí thốt ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy tồn bộ T
thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính giá trị của a.
Trang 1



2/ (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam một chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có cơng thức phân tử trùng với
công thức đơn giản nhất. Cho tồn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối
lượng bình tăng lên 3,8 gam đồng thời thu được 7,0 gam kết tủa. Biết a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol Na,
khi tác dụng với dung dịch NaOH thì a mol X tác dụng vừa đủ với a mol NaOH. Các nhóm thế trong X ở các
vị trí liền kề. Xác định công thức cấu tạo của X và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
0


CuO , t
+ Z ( xt )
+ Z ( xt )
T ⃗
X ⃗
C7H6O2 H 2 ( xt , t , p) C7H14O2 ⃗
C11H18O4.
Câu 6: (2 điểm) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 este no, mạch hở (trong phân tử mỗi chất chỉ chứa
nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam muối
khan B của một axit hữu cơ và hỗn hợp C gồm 2 ancol (số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không
vượt quá 3). Đốt cháy hoàn toàn muối B trên, thu được 7,95 gam muối Na 2CO3. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp C trên, thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este và
% về khối lượng mỗi este trong hỗn hợp A.
Câu 7: (2 điểm) Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y đều mạch hở, tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 2. Mỗi
peptit được tạo thành từ một loại α-aminoaxit và tổng số nhóm –CONH– trong hai phân tử X, Y là 5. Khi thủy
phân hồn tồn hỗn hợp M trong mơi trường trung tính thu được 24 gam glyxin và 10,68 gam alanin. Tính
khối lượng của hỗn hợp M đã tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 8:
1/ (1,5 điểm) Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất
điện phân 100%, bỏ qua sự hịa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dịng điện khơng
đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban

đầu. Tính nồng độ mol của NaCl có trong dung dịch ban đầu.
2/ (1,5 điểm)
Dung dịch chất A
a. Hãy trình bày cách tráng một lớp bạc
mỏng lên mặt trong một ống nghiệm. Nêu rõ
hóa chất cần dùng và viết phương trình hóa
học xảy ra.
Hợp chất B
b. Cho biết bộ dụng cụ trong hình vẽ bên
Bơng tẩm chất C
được sử dụng để điều chế chất nào trong số
các chất: HNO 3, N2O, N 2? Hãy cho biết
các hợp chất A, B tương ứng? Viết
Nước đá
phương trình hóa học xảy ra trong
q trình điều chế, nêu vai trị của chất C?
0

.....................................HẾT.....................................

Trang 2



×