Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục: Cả thầy lẫn trò đều hứng thú pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.81 KB, 3 trang )

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục: Cả thầy lẫn trò đều hứng thú

"Đến với hội thảo này tôi thực sự thấy mình bị tụt hậu
rất xa so với những đồng nghiệp biết áp dụng công
nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy". Đó là tâm sự
của một nhà giáo khi tham gia diễn đàn “Kinh nghiệm
ứng dụng CNTT trong giảng dạy phổ thông” vừa được
Trung tâm Tin học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Tập
đoàn dữ liệu quốc tế IDG tổ chức.
Cải tiến phương pháp giảng dạy
Tác giả Phan Quân - nguyên Giám đốc Trung tâm Tin
học - Sở GD-ĐT Hải Phòng, người đã soạn bài giảng
âm nhạc bằng phần mềm cho biết, công việc soạn bài
giảng của người giáo viên dạy nhạc trước đây rất phức
tạp, gồm: soạn giáo án, giảng tập, ghi bảng, kẻ dòng
nhạc lên bảng trên lớp (hoặc làm sẵn ra bảng con ở
nhà), mang đàn đến đánh mẫu cho học sinh nghe, mang
tranh vẽ minh họa nội dung bài học, mang băng tiếng,
băng hình cho học sinh (HS) nghe, mang dàn máy, đèn
chiếu, đầu video cho HS xem hình Nhưng tất cả các
công việc phức tạp này chỉ cần gói gọn trong một công
cụ máy tính là xong. Hiệu quả tiết học lại tăng lên gấp
bội. Theo ông Quân, việc sử dụng CNTT đã thực sự cải tiến
được phương pháp dạy học, nâng cao chất lư
ợng lĩnh hội tri thức
của người học.
Ông Đoàn Văn Hưng - khoa Lịch sử Trường ĐH Quy Nhơn đã

Sử
dụng


t
ốt máy
chiếu
và máy
tính,
gi
ờ dạy
của
giáo
viên sẽ
hiệu
quả
hơn
phương
pháp
cũ.
(ảnh:
Nh
ựt
Quang)

chứng minh hiệu quả ứng dụng phần mềm công cụ PowerPoint
qua thiết kế một bài giảng lịch sử về cuộc tấn công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
trong SGK lớp 12. Ông cho biết: Dạy học với PowerPoint sẽ
giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi
bảng, trong thao tác sử dụng những loại đồ dùng trực quan
truyền thống hay hướng dẫn HS thực hiện các loại bài tập, giới
thiệu tài liệu tham khảo Thay vào đó, giáo viên có điều kiện
tốt để tổ chức cho HS trao đổi thảo luận, phát huy tính tích cực,

say mê, hứng thú trong học tập. Mặt khác trong một tiết học,
giáo viên có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức
phong phú, sâu rộng và sinh động. Đặc biệt trong học lịch sử ở
trường phổ thông, PowerPoint có nhiều ưu điểm trong việc thực
hiện chức năng nghe nhìn, giúp HS tiếp cận tốt hơn với hiện
thực khách quan Ông Hưng kiến nghị: Hiện nay việc trang bị
cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật ở trường phổ thông đang có
chiều hướng tích cực, do đó cần động viên mọi giáo viên chuẩn
bị một số tiết giảng với PowerPoint và xem đó như một trong
những tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học.
Hiệu quả bất ngờ
Thạc sĩ Đỗ Thị Thanh Thiên - Phó hiệu trưởng Trường THPT
dân lập (DL) Ngôi Sao, TP Hồ Chí Minh cho biết: Đến nay đã
gần 12 năm Trường THPT DL Ngôi Sao thực hiện việc dạy tin
học cho tất cả các HS trong nhà trường từ lớp 6 đến lớp 12. Từ
năm học 2000-2001 bắt đầu dạy cho HS từ lớp 7-12 cách sử
dụng mạng Internet. Từ năm học 2002-2003, giáo viên của
trường bắt đầu soạn giáo án điện tử và lên lớp dạy học các bộ
môn văn hóa cơ bản bằng CNTT. Toàn trường như có một sức
sống mới. HS học tập say mê hứng thú hơn hẳn. Chính vì thế mà
kết quả dạy học của trường đã được nâng cao rõ rệt. Cụ thể: đầu
năm học 2002-2003, tỷ lệ học sinh khá giỏi chỉ có 443 em,
chiếm 45,4% nhưng đến cuối năm học có tới 774 em, chiếm
83,4 %. Số HS yếu kém giảm từ 232 em xuống còn 3 em. Ngoài
ra, HS còn đoạt được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi cấp
quốc gia, thành phố
Thạc sĩ Thiên nói: "Theo chúng tôi có được sự tiến bộ đó, chủ
yếu là do nhà trường đã biết lấy việc vận dụng CNTT và các
thiết bị dạy học hiện đại làm thay đổi phương pháp dạy học của

giáo viên và học sinh từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học".
Một kết quả có ý nghĩa quan trọng hơn là trình độ nhận thức và
kỹ năng thực hành của HS được nâng cao. 100% HS của Trường
THPT DL Ngôi Sao khi ra trường đều có bằng nghề kỹ thuật
ứng dụng tin học cấp THCS hoặc THPT, trong đó hầu hết đều
đạt loại khá giỏ

×