BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
CHẾ BIẾN RAU QUẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ- BLĐTBXH
ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội)
Hà Nội – Năm 2008
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56 /2008/QĐ - BLĐTBXH
ngày 23 tháng5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)
Tên nghề: Chế biến rau quả
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học/mô đun đào tạo: 39
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
* Kiến thức
- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị
chính thường được sử dụng trong chế biến rau quả.
- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật,
chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị.
- Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến rau quả.
- Phân tích được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm rau quả phổ
biến như: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả sấy khô, rau quả
lạnh đông ...
- Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc
trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm rau quả cụ thể.
- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản
phẩm chế biến từ rau quả.
- Đề ra được giải pháp xử lý các tình huống thường xảy ra trong quá trình
thực hiện các công việc của nghề chế biến rau quả.
- Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất trong các cơ sở sản
xuất, chế biến thực phẩm.
- Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình
thực hiện các thao tác.
*Kỹ năng
- Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị được sử dụng trong
quá trình chế biến rau quả.
- Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết
bị chế biến theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn.
- Làm thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình chế
biến các sản phẩm rau quả: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả
sấy khô, rau quả lạnh đông ...
- Chế biến được sản phẩm rau quả theo qui trình công nghệ đạt các chỉ tiêu
chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm và năng suất lao động.
- Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, ®¸nh gi¸ chất l-
ượng s¶n phÈm ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến rau qu¶ ë
c¸c ®iÒu kiÖn khác nhau.
- Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một phân xưởng; một ca hoặc một tổ
sản xuất.
- Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với
đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn.
- Hướng dẫn, kiÓm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công
nhân trình độ trung cấp và sơ cấp nghề trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, đảm b¶o sản
phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
- Phân tích, đánh giá và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong quá trình
sản xuất. Đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu và có
năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn chế
biến rau quả.
- Thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động
trong toàn bộ quá trình sản xuất.
* Thái độ:
- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
- Tuân thủ những yêu cầu qui định trong quá trình chế biến thực phẩm,
trung thực, chính xác, khoa học.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện, tổ chức, quản lý điều
hành công tác kỹ thuật của mình.
1.2. Chính trị, đạo đức,Thể chất và quốc phòng
* Chính trị, đạo đức
- Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân
dân, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong trong nghề nghiệp.
- Khiêm tốn, cần cù, giản dị, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần làm chủ tập
thể, yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện để trở thành người thợ bậc cao, tay
nghề giỏi.
* Thể chất và quốc phòng
- Có hiểu biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 121 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3710 h
- Thời gian ôn, kiểm tra và thi hết môn: 400h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80h
2.2. Phân bổ thời gian thực hoc tối thiểu
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3260h
+ Thời gian học bắt buộc: 2565 h; Thời gian học tự chọn : 695 h.
+ Thời gian học lý thuyết: 1115 h; Thời gian học thực hành: 1990h.
3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI
GIAN VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, CHƯƠNG
TRÌNH MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã
môn
học,
mô
đun
Tên mô đun, môn học
Thời gian
đào tạo
Thời gian của môn hoc,
mô đun (giờ)
Năm
học
Học
kỳ
Tổng
số
Trong đó
LT TH