Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài vọoc gáy trắng (trachypithcus hatinhensis dao, 1970) tại huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 103 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo
tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tun Hóa,
tỉnh Quảng Bình”, là của bản thân tơi.
Các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, ngày 18 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Linh

h

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất
giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại
huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
bản ḷn văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS.Trần Minh Đức, là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành ḷn văn.
Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau
Đại học đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài.


Tơi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm
Quảng Bình, Đội Kiểm lâm CĐ & PCCCR số 2, Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa, phòng
thống kê huyện Tuyên Hóa, UBND xã Thạch Hóa, Đồng Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ
về mặt thời gian, cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.

h

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 18 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Linh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TĨM TẮT LUẬN VĂN

Quảng Bình là nơi còn tập trung nhiều nhất loài Vọoc gáy trắng ở Việt Nam
Ngoài Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được ghi nhận thì hiện nay tại Quảng
Bình mới phát hiện thêm quần thể Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa,
huyện Tuyên Hóa. Việc phát hiện ra vùng phân bố mới của quần thể Vọoc gáy trắng tại
xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong bảo tồn các loài thú
Linh trưởng nguy cấp của Việt Nam và Thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực mới
phát hiện Vọoc gáy trắng đã, đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: săn
bắn, khai thác củi, khai thác đá, thu hẹp sinh cảnh,… tại các vùng phân bố sinh thái của

loài Vọoc. Với những giá trị và nhu cầu cấp bách về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm,
đặc hữu cũng như các mối đe dọa nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh
giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng
(Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Ḷn văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp kế thừa số
liệu, phương pháp phỏng vấn có sự tham gia, phương pháp điều tra theo tuyến, phương
pháp xử lý số liệu xử lý số liệu.
Thông qua luận văn đã đánh giá được công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực
nghiên cứu; tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

h

Luận văn đã làm rõ đặc điểm cấu trúc, sinh thái, hình thái của lồi Vọoc gáy
trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa.
Qua điều tra đã quan sát được 10 đàn Vọoc với số lượng 86 cá thể, trong đó
có 17 cá thể non. Số lượng cá thể trong đàn khoảng từ 5-12 con, Ước tính tổng số
lượng khoảng 115 cá thể Vọoc hiện đang sinh sống tại khu vực nghiên cứu, cụ
thể:
Khu vực Cây Gạo quan sát được 8 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Cửa
Hung quan sát được 05 cá thể Vọoc; Khu vực Giàn Vượn quan sát được 11 cá thể
trong đó có 03 con non. Khu vực Khe nước Lạnh quan sát được 8 cá thể trong đó có
01 con non; Khu vực Hung Trù quan sát được 12 cá thể trong đó có 02 con non; Khu
vực Khe Đá quan sát được 9 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Hung Sú quan sát
được 11 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Hung Chơng quan sát được 8 cá thể
trong đó có 02 con non; Khu vực Miếu Tam Quan quan sát được 5 cá thể trong đó có
01 con non; Khu vực Trung Đoàn 18 quan sát được 9 cá thể trong đó có 02 con non.
Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp (Giải pháp quản lý bảo tồn, giải
pháp tuyên truyền giáo dục môi trường, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và du lịch
sinh thái, giải pháp về kỷ thuật lâm sinh và thú ý).


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................................................... ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3

h

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................4
1.3. Các nghiên cứu trên Thế giới .................................................................................11
1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................................11
1.5. Các nghiên cứu tại Quảng Bình ..............................................................................13
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................14

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................14
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
2.3.1. Kế thừa tư liệu .....................................................................................................16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia.............................................................16
2.3.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .........................................................................17

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................18
3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu ....18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................18
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................20
3.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng ...............................................................23
3.1.4. Hiện trạng sản xuất trên địa bàn ..........................................................................25
3.1.5. Hiện trạng và kết quả công tác QLBVR ..............................................................26
3.2. Nghiên cứu đặc điểm quần thể, khu vực phân bố và sinh cảnh của loài Vọoc gáy
trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa. ............................................34
3.2.1. Tên gọi và phân loại ............................................................................................34
3.2.2. Đặc điểm quần thể ...............................................................................................35
3.2.3. Đặc điểm hình thái...............................................................................................37
3.2.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính..............................................................41
3.2.5. Hiện trạng phân bố ..............................................................................................52
3.2.6. Sinh cảnh phân bố ...............................................................................................63


h

3.3. Xác định các mối đe dọa đến lồi Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa,
huyện Tuyên Hóa...........................................................................................................66
3.3.1. Các mối đe dọa trực tiếp ......................................................................................66
3.3.2. Các mối đe dọa gián tiếp .....................................................................................67
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn quần thể loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch
Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa. ..........................................................................69
3.4.1. Đánh giá tính phù hợp của khu vực núi đá vơi thuộc các xã Thạch Hóa, Đồng
Hóa với tiêu chí rừng đặc dụng Việt Nam.....................................................................69
3.4.2. Đánh giá tính khả thi để thành lập khu bảo tồn loài/sinh cảnh ...........................72
3.4.3. Đề xuất các giải pháp ..........................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................77
I. Kết luận ......................................................................................................................77
II. Kiến nghị ...................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80
PHỤ LỤC ......................................................................................................................84

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa là

BNN&PTNT


:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ

QLBVR

:

Quản lý bảo vệ rừng

VQG

:

Vườn quốc gia

UBND

:

Ủy Ban nhân dân

IUCN


:

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên

h

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn ........................................................19
Bảng 3.2: Dân số xã Thạch Hóa và Đồng Hóa..............................................................21
Bảng 3.3: Lao động xã Thạch Hóa và Đồng Hóa..........................................................22
Bảng 3.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính tại khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................23
Bảng 3.5: Số vụ, khối lượng lâm sản tịch thu từ năm 2011-2014 .................................27
Bảng 3.6: Tình hình xử lý vi phạm từ năm 2011-2014 .................................................28
Bảng 3.7: Cấu trúc quần thể Vọoc gáy trắng tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa..............36
Bảng 3.8: Trọng lượng và kích thước của Vọoc gáy trắng ...........................................38
Bảng 3.9: Danh mục thức ăn chủ yếu của Vọoc gáy trắng ...........................................44
Bảng 3.10: Phân bố quần thể Vọoc gáy trắng ở Thạch Hóa và Đồng Hóa ...................55
Bảng 3.11: Hiện trạng phân bố theo đơn vị quản lý ......................................................55
Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành theo tuyến điều tra 01 .....................65

h

Bảng 3.13. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành theo tuyến điều tra 02 .....................65

Bảng 3.14: Đánh giá tính phù hợp với tiêu chí Khu bảo tồn loài/sinh cảnh .................70

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Hình dáng Vọoc gáy trắng.............................................................................37
Hình 3.2: Vọoc gáy trắng ..............................................................................................40
Hình 3.3: Vọoc đen má trắng ........................................................................................40
Hình 3.4: Vọoc gáy trắng trưởng thành .........................................................................41
Hình 3.5: Vọoc bán trưởng thành ..................................................................................41
Hình 3.6: Vọoc non .......................................................................................................41
Hình 3.7: Các kiểu ăn của Vọoc gáy trắng ....................................................................43
Hình 3.8: Kiểu di chuyển trên núi đá ............................................................................48
Hình 3.9: Cách di chuyển trên cây ................................................................................48
Hình 3.10: Hoạt động nghỉ ngơi sau khi kiếm ăn..........................................................49
Hình 3.11: Tính mẫu tử của Vọoc gáy trắng .................................................................50
Bản đồ 3.1: Hiện trạng rừng xã Đồng Hóa và Thạch Hóa ............................................24
Bản đồ 3.2: Phân bố Vọoc theo khối núi .......................................................................53

h

Bản đồ 3.3: Hiện trạng phân bố theo đơn vị quản lý .....................................................56
Bản đồ 3.4: Tuyến điều tra Khe nước Lạnh ..................................................................56
Bản đồ 3.5: Tuyến điều tra Hung Trù............................................................................57
Bản đồ 3.6: Tuyến điều tra Khe Đá ...............................................................................57
Bản đồ 3.7: Tuyến điều tra Hung Sú .............................................................................58
Bản đồ 3.8: Tuyến điều tra Cây Gạo .............................................................................58

Bản đồ 3.9: Tuyến điều tra Cửa Hung ...........................................................................59
Bản đồ 3.10: Tuyến điều tra Giàn Vượn .......................................................................59
Bản đồ 3.11: Tuyến điều tra Miếu tam Quan ................................................................60
Bản đồ 3.12: Tuyến điều tra Hung Chơng ....................................................................60
Bản đồ 3.13: Tuyến điều tra Trung Đoàn 18 .................................................................61
Bản đồ 3.14: Tuyến điều tra Vọoc gáy trắng tại Tuyên Hóa.........................................61
Bản đồ 3.15: Bản đồ khu vực phân bố tiềm năng .........................................................62
Bản đồ 3.16: Vị trí các OTC điều tra thực vật...............................................................64

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu ...........................................................................18
Biểu đồ 3.1: Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp của xã Đồng Hóa và Thạch Hóa ........25
Biểu đồ 3.2: Số vụ vi phạm, khối lượng gỗ tịch thu tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa ...28
Biểu đồ 3.3: Tình hình xử lý vi phạm tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa .........................29

h

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được coi là một trong số các nước Châu Á có khu hệ thú Linh trưởng

(Primates) đa dạng nhất về thành phần loài và phân loài. Các nghiên cứu gần đây đã
ghi nhận ở nước ta có 24 lồi và phân lồi thuộc 3 họ, 1 bộ, trong đó có 5 loài và phân
loài là đặc hữu của Việt Nam bao gồm: Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fasicularis
condaoensis Kloss,1926), Vọoc đầu vàng (Trachypithecus francoisi poliocephalus
Troursart, 1911), Vọoc gáy trắng (Trachypithecus hatinhensis Dao,1970), Vọoc mông
trắng (Trachypithecus delacouri Osgood, 1932); Vọoc mũi hếch (Rhinophithecus
avunculus Dollman,1912), 6 loài và phân loài khác chỉ phân bố ở Đông dương gồm:
Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus Linnaeus, 1771), Chà vá chân đen (Pygathrix
nemaeus nigripes Milne, Edwards, 1871), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus
cinerea), Vọoc đen tuyền (Trachypithecus francoisi morth ebenus Branden. Jones,
1995), Vượn Siki (Nomascus leucogenys siki Delacour, 1951) và Vượn má hung
(Nomascus gabriellae Thomas,1909) [35].

h

Quảng Bình là tỉnh được đánh giá có sự đa dạng sinh học cao trong cả nước, với
nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Sao la, Thỏ vằn, Gà lôi lam mào trắng, Mang
lớn, Huê, Lim xanh, Bách xanh, Gõ…[34]. Đặc biệt có lồi Vọoc gáy trắng là lồi đặc
hữu của Việt Nam. Vọoc gáy trắng được Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) xếp vào mức
nguy cấp (EN); Danh lục Đỏ IUCN (năm 2014) cũng xếp vào mức nguy cấp (EN);
thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nằm trong phụ lục II - CITES (năm
2013); nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị
định 160/2013/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ.
Quảng Bình là nơi còn tập trung nhiều nhất lồi Vọoc gáy trắng ở Việt Nam [33].
Ngoài Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được ghi nhận thì hiện nay tại Quảng
Bình mới phát hiện thêm quần thể Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa,
huyện Tuyên Hóa. Việc phát hiện ra vùng phân bố mới của quần thể Vọoc gáy trắng tại
xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong bảo tồn các loài thú
Linh trưởng nguy cấp của Việt Nam và Thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực mới
phát hiện Vọoc gáy trắng đã, đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: săn

bắn, khai thác củi, khai thác đá, thu hẹp sinh cảnh,… tại các vùng phân bố sinh thái của
loài Vọoc. Với những giá trị và nhu cầu cấp bách về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm,
đặc hữu cũng như các mối đe dọa nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh
giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng
(Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình".

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá hiện trạng quần thể Vọoc gáy trắng và đề xuất giải pháp khả thi
bảo tồn lồi có hiệu quả tại huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về đặc trưng quần thể và đặc điểm sinh thái học của
lồi Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơng tác bảo tồn quần thể Vọoc gáy trắng tại
địa bàn nghiên cứu. Đồng thời làm tiền đề cho việc xây dựng khu bảo tồn loài Vọoc
gáy trắng tại huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình.

h

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


h

Linh trưởng (Primates) là một trong những nhóm thú phân bố rộng nhất trên thế
giới, chúng sử dụng nhiều dạng sinh cảnh sống khác nhau, trong đó chúng phân bố tập
trung chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả hai bán cầu.
Ngày nay nghiên cứu các loài Linh trưởng được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học nghiên
cứu và tìm ra nhiều vấn đề hơn ở các loài Linh trưởng, từ nguồn gốc tiến hóa cho đến
mối quan hệ xã hội bầy đàn của chúng.
1.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam được coi là nước có khu hệ thú Linh trưởng đa dạng và phong phú về
loài và thành phần loài đứng thứ hai trong khu vực Đơng Nam Á. 70% các lồi Linh
trưởng ở Việt Nam là những loài bị đe dọa toàn cầu, số còn lại đang trong tình trạng
thiếu thơng tin hoặc có thể cũng nằm trong tình trạng đó. Hiện đã ghi nhận được 25
lồi và phân lồi, trong đó có 6 lồi và phân lồi đặc hữu của Việt Nam (Vọoc mũi
hếch, Chà vá chân xám, Vọoc gáy trắng, Vọoc đầu trắng, Vọoc mông trắng, Khỉ đuôi
dài) và 5 lồi và phân lồi là đặc hữu của Đơng Dương (Chà vá chân xám, Chà vá chân
đen, Vọoc đen tuyền, Vượn Siki và Vượn đen má hung). Không những vậy, có 5 lồi
trong số 25 lồi Linh trưởng đang bị đe dọa trên tồn thế giới có mặt trên lãnh thổ Việt
Nam. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chiến tranh, săn bắn, mất rừng,
yếu kém và bất cập trong cơng tác quản lý,... mà những lồi Linh trưởng của Việt Nam
đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng. Vì vậy nếu khơng có một cơ chế quản lý và
bảo vệ Linh trưởng hiệu quả thì Việt Nam có thể sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất
những loài Linh trưởng quý hiếm, đặc hữu này, làm giảm tính đa dạng sinh học phong
phú về loài của đất nước Việt Nam [2].
Công cuộc quản lý và bảo tồn Linh trưởng đã được quan tâm sâu sắc, cũng như
được sự ủng hộ của nhà nước tuy nhiên kết quả đạt được là chưa cao và nhìn chung
chưa có hiệu quả thiết thực. Các cơ quan chức năng như Kiểm lâm, cơ quan nòng cốt
của nhà nước về quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh vật rừng, trong đó có thú Linh

trưởng, có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên này. Nhưng thực tế thì lực lượng
chuyên trách này vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác, thiếu năng lực chuyên môn
trong quản lý, thiếu kiến thức về bảo tồn tài nguyên rừng một cách có hiệu quả. Nhìn
chung đội ngũ cán bộ này chưa được đào tạo cơ bản về lý thuyết cũng như thực hành
về bảo tồn đa dạng sinh học, sự hiểu biết còn hạn chế về tầm quan trọng của công tác
bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ lồi Linh trưởng nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác bảo tồn các loài Linh trưởng đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam và thế giới mà đã từ lâu có nhiều tổ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
chức nước ngồi đến Việt Nam và đã có nhiều dự án bảo tồn Linh trưởng tại đây.
Nhiều dự án đã và đang đem lại những thành công đáng kể, điển hình có các tổ chức:
Tổ chức FOR.Rrankfurt Zoological Society của CHLB Đức với dự án bảo tồn loài
Vọoc gáy trắng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tổ chức FFI với dự án bảo tồn dựa vào
cộng đồng, tổ chức WWF với dự án Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Mặc dù đã có sự
quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước nhưng xét chung trên cả nước thì tình
hình quản lý bảo tồn Linh trưởng vẫn chưa đem lại nhiều thành công, vậy nên đây là
vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam ở
hiện tại và trong tương lai.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Với mục đích ngăn chặn tình trạng suy giảm động vật hoang dã, cách đây trên 50
năm, ngày 5/4/1963 Hội đồng Chính Phủ đã ban hành “Điều lệ tạm thời về săn bắn
chim thú rừng”. Tuy vậy tình trạng suy giảm về nguồn tài nguyên động vật vẫn chưa
được cải thiện một cách rõ rệt. Vì vậy một loạt những Quy định đã được ban hành,
phản ánh được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước về vấn đề bảo tồn nguồn đa dạng
sinh học của Việt Nam, như:


h

+ Công ước về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã, nguy cấp
(CITES) năm 1973
Công ước CITES là bản hiệp ước giữa các quốc gia thành viên về việc kiểm soát
việc bn bán, trao đổi các lồi động thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác
quá mức dẫn đến tình trạng tuyệt chủng. Việt Nam là thành viên thứ 122 của Công ước
này vào năm 1994. Công ước CITES gồm 25 điều và 3 phụ lục với khoảng 5.000 lồi
động vật và 25.000 lồi thực vật, trong đó:
Phụ lục I: bao gồm những loài bị nguy cấp bị đe doạ tuyệt chủng. Việc bn
bán, trao đổi những lồi trong phụ lục này cần phải có cả giấy phép xuất khẩu và giấy
phép nhập khẩu cấp bởi cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu.


Phụ lục II: bao gồm tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị nguy cấp nhưng có
thể dẫn đến tuyệt chủng nếu không khai thác hợp lý. Việc buôn bán những lồi này
giữa các quốc gia cần có giấy phép xuất khẩu do cơ quan quản lý CITES nước xuất
khẩu cấp.


Phụ lục III: bao gồm tất cả các lồi mà mỗi nước thành viên quy định theo luật
pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp
tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. Việc buôn bán những
lồi này cần có giấy phép x́t khẩu do cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.


+ Luật bảo vệ Phát triển rừng năm 1991 và Luật bảo vệ Phát triển rừng năm 2004

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



5
Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt,
bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng
quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc
kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,
quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
+ Luật đa dạng sinh học năm 2008
Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Luật dành riêng một chương (Chương IV)
với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các lồi sinh vật. Theo đó, các
lồi động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe
dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai
thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo
tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.

h

+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi
hành Luật bảo vệ Phát triển rừng
Nghị định gồm 7 chương, 29 điều, Nghị định quy định cụ thể tổ chức quản lý
rừng, bảo vệ rừng, phát triển sử dụng rừng; qui định trách nhiệm, quyền hạn của chủ
rừng. Nghị định này thay thế Nghị định số 117/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 1992.
+ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Nghị định gồm 21 điều, nghị định quy định chế độ quản lý, bảo vệ các lồi được ưu

tiên bảo vệ. Trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh
mục loài được ưu tiên bảo vệ. Điều kiện nuôi trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và
mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ.
+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản
lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm;
Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã phân chia động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
thành 02 nhóm tùy theo mức độ nguy cấp và sự bảo vệ của pháp ḷt đối với các lồi
đó. Trong đó:


Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;



Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

+ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội, từ biển, quá cảnh, nuôi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
sinh sản, nuôi sỉnh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm
Nghị định quy định trình tự, thủ tục cụ thể hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái
xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân
tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III
của Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

(CITES).


Mẫu vật các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định
của pháp luật Việt Nam.


Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002
của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài
động vật, thực vật hoang dã.

h

+ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 14 năm 2010 của Chính phủ về
tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2011, Nghị định có 4
chương và 40 điều, trong đó quy định cụ thể các tiêu chí xác định các khu rừng đặc
dụng. Tại nghị định này cũng quy định chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cứu hộ, bảo
tồn và phát triển sinh vật.
+ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về
tiêu chí xác định về chế độ quản lý loài nguy, cấp, quý hiếm.
Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định hệ thống các tiêu chí để đánh giá và xác
định loài động vật hoang dã đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ. Theo đó, lồi được đưa vào Danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ nếu (i) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và (ii) Là lồi
đặc hữu có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế; sinh thái, cảnh
quan, môi trường và văn hóa – lịch sử.
Nghị định cũng quy định nguyên tắc bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và cơ chế chặt chẽ để quản lý việc khai thác; trao
đổi, mua bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật; nuôi trồng và cứu hộ loài

thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Nghị định này có hiệu lực từ
ngày 01/01/2014.
+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
+ Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của của
BNNPTNT Ban hành danh mục các loài nguy cấp, q, hiếm thuộc Cơng ước CITES.
Thơng tư có hiệu lực từ ngày 25/102013, Thông tư hướng dẫn cách sắp xếp
mức độ tiến hóa của các lồi động vật. Thơng tư quy định các loài nằm phụ lục I, II, III
của Công ước CITES.
Thông tư thay thế Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 của Bộ
NNPTNT.
+ Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông
thường
Ngày 25/09/2012, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 47/2012/TTBNNPTNT về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Thông tư này liệt kê 160 lồi động vật rừng thơng thường được phép khai thác và nhân
ni vì mục đích thương mại, theo các quy định đưa ra trong thông tư.
+ Chỉ thị 1284/CT-BNN-KL ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản,
sinh trưởng và cơ sở trồng cấy động, thực vật hoang dã.

h

Từ thực tế là hoạt động gây nuôi sinh sản, sinh truởng và trồng cấy nhân tạo các

loài động vật, thực vật hoang dã phát triển nhanh chóng ở nhiều địa phương, tạo công
ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật ni. Tuy nhiên, công tác quản lý trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy
nhân tạo các loài động vật, thực vật chưa được quan tâm đúng mức, nên đã hình thành
các trại ni sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực
vật hoang dã một cách tự phát, không báo cáo hoặc đăng ký với các cơ quan chức
năng. Một số địa phương còn lúng túng trong việc xác định nguồn gốc động vật, thực
vật hoang dã và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh
sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo.
Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động gây nuôi, phát triển động vật, thực
vật hoang dã; thực hiện đúng quy định của pháp luật và Công ước về bn bán quốc tế
các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); đồng thời tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân gây nuôi, trồng cấy động vật, thực vật sản xuất kinh doanh ổn
định tránh những vướng mắc trong tiêu thụ sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ thị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm túc các 6 hoạt động
quản lý nhà nước đối với các trại nuôi sinh sản, sinh truởng và trồng cấy nhân tạo các
loài động vật, thực vật hoang dã phát trên địa bàn phụ trách.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
+ Chỉ thị 396/CT-BNN-TCLN ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tăng cường công tác quản lý các cơ sở nuôi
động vật hoang dã hung dữ.
Từ thực tế trong thời gian gần đây, có nhiều cơ sở ni động vật hoang dã hung
dữ như voi, hổ, gấu, cá sấu, trăn, rắn trên tồn quốc khơng đảm bảo tiêu chuẩn an tồn,
khơng thực hiện đúng các quy trình về quản lý, ni, chăm sóc, đã đe doạ đến tính
mạng, an tồn của người dân, gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng, đặc biệt có một

số cơ sở đã để động vật hoang dã tấn công gây thương vong cho người. Để ngăn chặn
có hiệu quả những rủi ro trong hoạt động nuôi động vật hoang dã hung dữ, thực thi
nghiêm những quy định của pháp luật về quản lý các trại ni sinh sản, sinh trưởng
các lồi động vật hoang dã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính
quyền các địa phương tập trung thực hiện 5 giải pháp chính nhằm tạo sự chuyển biến
tích cực trong quản lý các trại nuôi, hoạt động mua bán, sử dụng động vật hoang dã
trên địa bàn.
+ Bộ Luật Hình sự (1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

h

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 đã có quy định về Tội vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm tại Điều 190. Tại điều này, các hành vi săn bắt,
giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định
của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó có
thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm. Khi Bộ luật Hình
sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái
phép sản phẩm, bộ phận cơ thể của của loại động vật đó có thể bị phạt tiền lên tới 500
triệu đồng và phạt tù giam tới 7 năm.
+ Thông tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về
các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện Điều 190 Bộ luật Hình sự 1999 về
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm. Theo đó, những lồi
động vật q hiếm là những lồi thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đồng
thời thơng tư cũng hướng dẫn cụ thể căn cứ để đánh giá hành vi vi phạm là gây hậu
quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để áp dụng tình tiết
định khung tăng nặng. Cụ thể, Thơng tư ban hành Phụ lục về việc xác định số lượng cá

thể động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB để làm căn cứ xác định. Ví dụ, hành
vi vi phạm liên quan đến gấu, 1 cá thể là gây hậu quả nghiêm trọng, 2 đến 3 cá thể là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
hậu quả rất nghiêm trọng, từ 4 cá thể trở lên là đặc biệt nghiêm trọng; trong khi chỉ cần
vi phạm đối với 1 cá thể hổ là đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
+ Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định các hành vi khai thác, mua bán, thu gom,
ni, lưu giữ, sơ chế, chế biến các lồi thủy sinh nguy cấp quý hiếm hoặc khai thác,
thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác
sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tối đa lên đến 100 triệu đồng tùy thuộc
vào khối lượng của loài thủy sinh hoặc thủy sản.
Toàn bộ số thủy sinh quý hiếm/ thủy sản sẽ bị tịch thu và thả lại môi trường sống
của chúng (nếu còn sống) hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý (nếu
đã chết).

h

+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản
Nghị định 157/2013/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử phạt hành chính
đối với các vi phạm trong hoạt động quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản (trong đó có động vật hoang dã). Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm;
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn
xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng; vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc mua,

bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản khơng có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp
pháp nhưng lâm sản không đúng nội dung hồ sơ… sẽ bị xử phạt đến 500 triệu đồng
đối với cá nhân và 1 tỉ đồng đối với tổ chức.
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 179/2013/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử phạt hành chính đối
với các vi phạm trong lĩnh vực mơi trường. Trong đó, Điều 42 có quy định về mức độ
xử phạt đối với hành vi lưu giữ trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động
vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với mức
xử phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với cá nhận và 1 tỉ đồng đối với tổ chức.
+ Thông tư 90/2008/TT-BNN ngày 28/08/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu
Những tang vật là động vật rừng thu được trong các vụ vi phạm sẽ được xử lý lần
lượt theo trình tự quy định tại thơng tư này căn cứ mức độ nguy cấp, quý hiếm của
từng nhóm (IB, IIB, Phụ lục I CITES, Phụ luc II CITES hay động vật rừng thông
thường).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
Việc xử lý cũng căn cứ vào loại tang vật là động vật rừng còn sống, đã chết hay
bộ phận, sản phẩm của chúng, là loài trong nước hay nhập khẩu. Ví dụ, đối với động
vật rừng nhóm IB trong nước và còn sống được xử lý theo thứ tự sau: (i)- Thả lại nơi
cư trú tự nhiên; (ii)- Chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật nếu bị thương, ốm,
yếu cần cứu hộ; (iii)- Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ
sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường; (iv)- Bán cho các vườn thú, đơn vị
biểu diễn nghệ thuật, cơ sở gây nuôi động vật hợp pháp theo quy định của pháp luật;
(v)- Tiêu hủy các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý
được bằng các biện pháp trên. Trường hợp đã chết hoặc bộ phận, sản phẩm của lồi

nhóm IB thì (i)- Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi
trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chun ngành, trung tâm cứu hộ lồi
đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc; (ii)- Tiêu
hủy trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên.
Ngoài ra còn một số văn bản khác nhằm hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác
quản lý động vật hoang dã nói chung, thú Linh trưởng nói riêng.

h

Vọoc gáy trắng còn được gọi là Vọoc Hà Tĩnh là loại phụ cổ nhất của loài Vọoc,
thuộc họ Khỉ (Cercopithecidae), nằm trong bộ thú Linh trưởng (Fauna Primates)
đây là lồi đặc hữu hẹp. Theo Sách Đỏ Việt Nam thì phân bố của loài Vọoc gáy
trắng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Như Xuân (Thanh Hóa), Con Cng
(Nghệ An), Xóm Cục (Hà Tĩnh), Minh Hóa (Quảng Bình). Tuy nhiên theo số liệu
điều tra từ tháng 5/1995 đến tháng 9/2002 thì ghi nhận được Vọoc gáy trắng hiện
chỉ còn ở hơn 800 cá thể sống tại những vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng, còn chưa có thơng tin gì về phân lồi này ở các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Qua đó có thể thấy vùng phân bố của Vọoc gáy trắng đã bị
thu hẹp do vậy chúng cũng suy giảm cả về số lượng cá thể và quần thể, cùng với sự
suy giảm của các loài động vật khác. Chúng là loại thú thuộc nguồn gen quý hiếm
và đang trên con đuờng tuyệt chủng do các hoạt động phát triển của con người do
vậy cần có những giải pháp đúng đắn nhằm bảo tồn loài Vọoc này. VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng được chọn là nơi ưu tiên cao nhất cho cơng tác quản lý bảo tồn lồi Vọoc
đặc hữu này [12].
Thú Linh trưởng nói chung và lồi Vọoc gáy trắng nói riêng của Việt Nam đang
phải đối mặt với những nguy cơ từ việc săn bắn, bẫy bắt. Chúng đang lâm vào tình
trạng hết sức nguy cấp, đòi hỏi phải có những giải pháp đúng đắn để quản lý tốt. Là
loài Linh trưởng tương đối “mới” nên để quản lý và bảo tồn tốt lồi Vọoc gáy trắng thì
điều quan trọng đầu tiên được đặt ra trước mắt là tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan
đến cuộc sống của chúng như: đặc điểm hình thái, tập tính, hiện trạng phân bố, các

mối đe dọa,... Chính vì sự đòi hỏi đó mà kể từ khi được phát hiện và cơng nhận là một
lồi đặc hữu q hiếm của Việt Nam, đã có một số nghiên cứu cơ sở liên quan đến loài

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
loài Vọoc gáy trắng và thực sự những nghiên cứu ban đầu đó đã đóng góp một một
phần khơng nhỏ cho những nghiên cứu tiếp theo sau này.
1.3. Các nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các loài thú Linh trưởng, qua các nghiên
cứu của nhiều chuyên gia cho thấy sự đa dạng và phong phú về thành phần loài Linh
trưởng là rất lớn, có khoảng từ 233 đến 282 lồi (Groves, 1993; Mac Donald, 2001).
Chúng xuất hiện khắp các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (Barnett,
1995). Nghiên cứu về thú Linh trưởng giúp con người hiểu biết nhiều vấn đề hơn trong
thế giới tự nhiên (Martin, 2003), các lồi Linh trưởng đóng một vai trò quan trọng
trong việc thụ phấn và phát tán hạt phấn trong các khu rừng nhiệt đới (Cowlishaw và
Dunbar, 2000). Ngoài ra, sự tương đồng sinh học của các loài Linh trưởng đối với con
người đã đưa loài Linh trưởng vào vị trí có những đóng góp cho tiến bộ y sinh học
(King et al, 1988.) và đặc biệt là qua những kết quả nghiên cứu các Linh trưởng về đặc
điểm sinh thái học, tập tính, vùng phân bố đã có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu về
sự tiến hóa của con người (Martin, 2003).
1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam

h

Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài Linh trưởng, ở
Việt Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học
nước ngoài thực hiện.
Trước năm 1954, phần lớn là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước

ngoài thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mơ tả
lồi mới, phân loại và thống kê thành phần lồi, chưa có các cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài Linh trưởng. Các
nhà nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam đáng chú ý là: George Finlayson (1928),
Brousmiche (1887), Billet (1896 – 1898), Boutan (1900 – 1906), Menegeaux (1905 –
1906), Delacouri (1928 – 1930), Kelley Roosevelts (1928 – 1929),…
Tài liệu được công bố đầu tiên liên quan đến động vật Việt Nam của George
Finlayson (1928), mơ tả về nhiều lồi thú có ý nghĩa khoa học và kinh tế như Hổ, Báo,
các loài Khỉ gặp ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau đó Ogllby W. (1840), đã thơng báo
phát hiện mới về lồi Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys) ở Việt Nam. Đáng chú
ý là cơng trình nghiên cứu được Bourret (1927) tổng hợp từ 32 tài liệu của 28 tác giả
viết về thú Đông Dương và cho xuất bản cuốn “Khu hệ động vật có xương sống Đơng
Dương” và ơng đã thống kê được 20 lồi Linh trưởng, trong đó Việt Nam có 9 loài.
Từ năm 1954 – 1975, các nghiên cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các lồi
Linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển. Các nghiên cứu về Linh trưởng có giá trị
khoa học trong thời gian này phải kể đến các cơng trình: Đào Văn Tiến (1960) mô tả

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
một loài Cu li mới - Cu li nhỡ (Nycticebus intermedius) ở Việt Nam; Đào Văn Tiến
(1970) nghiên cứu về các phân loài của loài Vọoc đen má trắng (Presbytis francoisi)
và đã mơ tả một phân lồi Vọoc mới - Vọoc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi
hatinhensis); Lê Hiền Hào (1973) xuất bản cuốn: “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”;
Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975), trong cuốn “ Động vật kinh tế tỉnh Hịa Bình”
đã mơ tả và nêu một số nhận xét về đặc điểm sinh học, sinh thái học của 6 loài thú
Linh trưởng phân bố ở tỉnh Hòa Bình (Khỉ cộc, Khỉ vàng, Khỉ đi lợn, Khỉ mốc,
Vọoc mông trắng, Vượn).
Sau năm 1975, các điều tra nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt

đối với các loài Linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của
cả nước. Nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam của nhiều
tác giả trong và ngoài nước thực hiện.
Đào Văn Tiến (1985) nghiên cứu Vượn đen ở Bắc Việt Nam. Trong cuốn
“Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” được xem là cơng trình tổng kết nghiên cứu tài
ngun thú miền Bắc Việt Nam từ năm 1957 – 1971 của các tác giả và cộng sự. Đây
là cuốn sách có giá trị về mặt khoa học trong phân loại, phân bố của các loài thú kể
cả cá loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Trong 129 loài và phân lồi có 18 lồi
và phân lồi Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam.

h

Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh và Đỗ Tước (1990), trong cuốn “Bảo vệ
các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam” đã phân hạng và sắp xếp các loài thú Linh
trưởng theo 2 cấp phân loại: Nguy cấp (E) và sắp nguy cấp (V), trong đó lồi nguy
cấp có 3 lồi và lồi phụ: Vọoc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vọoc đầu trắng
(Trachypithecus francoisi poliocephalus), Vượn tay trắng (Hylobates lar), lồi sắp
nguy cấp có 6 lồi và lồi phụ: Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), Vọoc
đen má trắng (Trachypithecus francoisi francoisi), Vọoc xám (Trachypithecus
phayrei), Vọoc bạc (Trachypithecus cristatus margrarita), Vượn đen tuyền (Hylobates
concolor concolor), Vượn má trắng (Hylobates leucogenlys leucogenlys).
Cao Văn Sung (1995) Công bố tài liệu về phân bố các loài Khỉ ăn lá cần được
bảo tồn tại Việt Nam. Hà Đình Đức (1995), trong cuốn: “Tuyển tập các cơng trình
nghiên cứu khoa học” có bài “Vọoc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis)
phân loài thú Linh trưởng đặc hữu của Bắc Trường Sơn”, đã đề cập đến vị trí của lồi
phụ Vọoc Hà Tĩnh trong tiến hóa của các loài phụ Vọoc ăn lá ở Bắc Bộ.
Phạm Nhật (2002), xuất bản cuốn “Thú Linh trưởng Việt Nam” đã thống kê,
phân loại, mơ tả 25 lồi và phân loài thú Linh trưởng Việt Nam, đây được coi là tài
liệu chuyên khảo cụ thể về thú Linh trưởng của Việt Nam.
Ngày nay một số nghiên cứu dài hạn về đặc điểm sinh học, sinh thái học đã và

đang được tiến hành nghiên cứu trên các loài Linh trưởng ở Việt Nam. Các nghiên

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
cứu quan trọng bao gồm nghiên cứu của TS Hoàng Minh Đức và cộng sự (2007) trên
loài Chà vá chân đen, TS Hà Thăng Long và cộng sự (2008) trên loài Chà vá chân
xám, TS Nguyễn Vinh Thanh (2007) trên loài Vọoc quần đùi trắng và Th.S Lê Khắc
Quyết (2006, 2009) trên loài Vọoc mũi hếch.
1.5. Các nghiên cứu tại Quảng Bình
Phạm Nhật, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đức Mạnh (2003). Nghiên cứu sinh thái và
tập tính Vọoc đen Hà tĩnh ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhóm tác giả đã
nghiên cứu một số tập tính và thức ăn của loài Vọoc đen Hà Tĩnh và đưa ra kết luận về
cấu trúc đàn, giới tính, loài thức ăn cho Vọoc đen Hà Tĩnh.
Nguyễn Hải Hà (2003), với Hiện trạng, quan hệ địa lý và bảo tồn thú Linh
trưởng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Tạp chí NN&PTNT, số
9, tr1169-11712; bước đầu đã nêu được một số tập tính và thức ăn của loài Vọoc ở
ngoài tự nhiên.
Nguyễn Hải Hà (2009). Nghiên cứu thức ăn và một số đặc điểm sinh thái học của
Vọoc đen Hà Tĩnh tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tạp chí Kinh tế và sinh thái, số 33.
Bài báo đã đã nêu ra một số đặc điểm của Vọoc đen Hà Tĩnh, đồng thời đã xây dựng
được một số loại thức ăn chủ yếu của chúng.

h

Nguyễn Hải Hà (2011). Nghiên cứu sinh thái và tập tính của Vọoc đen Hà Tĩnh.
Tạp chí Kinh tế và sinh thái, số 38.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



14
CHƯƠNG 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm quần thể loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và
Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
- Xác định khu vực phân bố và sinh cảnh, tập tính và một số đặc điểm sinh thái
của loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và
Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các thông tin liên quan đến quần thể loài Vọoc gáy
trắng, tên gọi khác là Vọoc Hà Tĩnh có tên khoa học Trachypithcus hatinhensis Dao,
1970, thuộc họ Khỉ - Ceropthecidae, bộ Linh trưởng - Primate, lớp Thú - Mammal.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

h
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn 02 xã Thạch
Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa là các địa phương mới được ghi nhận có lồi
Vọoc gáy trắng phân bố tự nhiên.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 năm
2015 đến tháng 3 năm 2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1). Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng
+ Hiện trạng sản xuất trên địa bàn
+ Hiện trạng và kết quả công tác QLBVR
2). Nghiên cứu đặc điểm quần thể, khu vực phân bố và sinh cảnh của loài Vọoc gáy
trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
+ Đặc điểm quần thể

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
- Tổng số cá thể
- Số đàn
- Khoảng cách phân bố và sự phân chia lãnh địa giữa các đàn
+ Đặc điểm hình thái
- Hình dáng
- Kích thước (cơ thể, chân, đuôi)
- Đặc điểm và màu sắc lông
- Đặc điểm của phân và các chất thải sinh hoạt khác
- Các đặc trưng nhận biết và phân biệt với các loài khác, các đặc trưng phân biệt
độ tuổi và giới tính
+ Đặc điểm sinh thái
- Thức ăn
- Nơi cư trú
- Mùa sinh sản
- Tình hình dịch bệnh (nếu có)

h

+ Tập tính sinh hoạt


- Hành vi tổ chức đàn và lịch trình hoạt động theo ngày, theo mùa
- Hoạt động kiếm ăn, uống nước trong ngày
- Cách thức di chuyển của cá thể trên các dạng địa hình khác nhau
- Hoạt động vui đùa, sinh hoạt tập thể, chăm sóc con non, giao phối...
- Tư thế cá thể khi nghỉ ngơi và các địa điểm, thời gian nghỉ ngơi của đàn trong ngày
- Tiếng kêu và âm thanh khác do cá thể và đàn tạo ra
- Cách thức và tín hiệu khi tụ tập đàn
- Đối tượng và tín hiệu báo động
+ Hiện trạng phân bố
- Diện tích và ranh giới khu vực phân bố, trong đó xác định được ranh giới tập
trung nhất
- Mật độ phân bố bình quân của đàn và cá thể
- Hiện trạng phân bố theo đơn vị quản lý (xã, tiểu khu, khoảnh)
- Các khu vực phân bố tiềm năng cần bảo vệ trên địa bàn nghiên cứu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
+ Sinh cảnh phân bố
Trạng thái rừng và thực bì nơi loài phân bố
- Đặc điểm cấu trúc rừng và thành phần loài thực vật
3). Xác định các mối đe dọa đến lồi Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa,
huyện Tuyên Hóa.
+ Các mối đe dọa trực tiếp
- Do tự nhiên
- Do con người
+ Các mối đe dọa gián tiếp
- Do đặc điểm cấu trúc quần thể

- Do con người
4). Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn quần thể loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch
Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa.
+ Giải pháp quản lý bảo tồn
+ Giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường

h

+ Giải pháp phát triển kinh tế xã hội và du lịch sinh thái
+ Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh và thú ý
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kế thừa tư liệu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ kế thừa các tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu, các báo cáo, kết
quả hội thảo liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, thông tin về đặc điểm tài
nguyên rừng và hoạt động bảo tồn động vật hoang dã tại Tuyên Hóa.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia
Phương pháp nghiên cứu tham dự được thực hiện nhằm bổ sung tư liệu để trả lời
những câu hỏi nghiên cứu: nhận thức của cộng đồng, vai trò của các bên có liên quan...
Công cụ chủ yếu được áp dụng trong đề tài là phỏng vấn linh hoạt và họp dân.
Phỏng vấn điều tra tại chỗ để điều tra tình hình dân sinh kinh tế ở các vùng
nghiên cứu, cụ thể phỏng vấn: 2 xã, mỗi xã 10 hộ gia đình với các thành phần khác
nhau.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×