PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS CHÂU PHONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Châu Phong, ngày 20 tháng 02 năm 2023
BÁO CÁO
Một số bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kĩ thuật chạy bước nhỏ, chạy nâng
cao đùi, chạy đạp sau cho học sinh lớp 7
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Tóm tắt tình hình đơn vị:
2. Thuận lợi
- Ban giám hiệu: luôn quan tâm, ủng hộ, động viên nhiều đến bộ môn giáo dục thể chất như tạo
điều kiện, mua sắm dụng cụ giảng dạy.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đảm bảo thực hiện giảng dạy và luyện tập các nội dung có
trong chương trình.
- Hầu hết học sinh hứng thú với mơn học, có tâm lí thoải mái khi được ra sân học với khơng gian
thống mát.
- Đồng nghiệp đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình ln giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau.
3. Khó khăn:
- Đặc trưng bộ môn thể dục thể thao dạy ngoài trời nên khi trời mưa hay quá nắng gây cho các em
khó khăn trong vấn đề luyện tập.
+ Nắng: Gây cho các em khó chịu, thiếu tập trung. Vì vậy, nó cũng ảnh hưởng khơng ít đến kết
quả học tập.
- Cịn số ít học sinh chưa hứng thú với môn học nên đi học chưa đều.
- Sân trường chưa đủ không gian để các em học sinh hoạt động học tập, vui chơi.
- Học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn cịn nhiều dẫn đến thiếu phương tiện
đến trường trong giờ học trái buổi, trang phục khi học thể dục còn hạn chế (đặc biệt là
giầy).
- Tên sáng kiến: “ Một số bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kĩ thuật chạy bước nhỏ, chạy
nâng cao đùi, chạy đạp sau cho học sinh lớp 7.”
- Lĩnh vực: Chun mơn
III. Mục đích u cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
1
- Động tác bổ trợ chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau của môn điền kinh
cụ thể là nội dung chạy cự ly ngắn. Đây là một động tác trong những động tác bổ trợ tích cực
cho nội dung chạy ngắn
Qua giảng dạy, người làm công tác giáo dục thể chất, giảng dạy trực tiếp bộ môn thể dục thể thao
ai cũng công nhận rằng động tác “chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.” là một động
tác bổ trợ muốn thực hiện cho đúng, chính xác, đẹp là điều rất khó, địi hỏi sự phối hợp khéo léo:
vừa mạnh, vừa nhanh, vừa dứt khoát, giữa chân trước, chân sau kết hợp đánh hai tay nhịp nhàng
tích cực và liên tục, thì mới hình thành được nhưng đối với học sinh THCS tính chất mạnh và tính
phối hợp cịn hạn chế. Nếu như dạy động tác “chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau”
chỉ đơn thuần dựa vào sách, tài liệu gợi ý thì sự truyền đạt kiến thức, rèn luyện kĩ năng chưa đủ
để học sinh thực hiện được kỹ năng động tác theo yêu cầu mục tiêu của phân phối chương trình
đề ra.
Trong thực tế, theo cách dạy hồn chỉnh ngay vào động tác tức nhiên gặp rất nhiều khó khăn
khơng thể nào hoàn thành nhiệm vụ được cả thầy lẫn trị. Lí do: là khả năng phối hợp của học
sinh THCS còn hạn chế kĩ thuật động tác “chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau ”
yêu cầu:
+ Chạy bước nhỏ: thực hiện miết đất nửa bàn chân trước, chân đưa về trước miết đất
hơi co gối, chân còn lại duỗi thẳng, tay phối hợp tự nhiên.
+ Chạy nâng cao đùi: nâng cao gối ngang thắc lưng, đùi và cẳng chân gần như vuông
gốc, bàn chân sau cho gần như song song mặt đal. Thân người thẳng hoặc hơi đổ về trước tay
đánh phối hợp tự nhiên.
+Chạy đạp Sau: Chân sau đạp đất phải duỗi thẳng, sau đó nhanh chóng lại chuyển lên
co nâng cao đùi về trước, tức thời đòi hỏi phải: Mạnh, nhanh, co duỗi liên tục (theo tần số). Do
vậy, phải nói là khó hình thành. Sai sót của các em khi phối hợp là: Khi duỗi chân đạp sau được
thì tiếp theo khơng nâng đùi chân trước được và ngược lại có học sinh chủ động nâng đùi chân
trước lên cao, thì lại khơng giữ thẳng chân đạp sau được.
Qua thực trạng như vậy, người giáo viên giảng dạy không tránh khỏi sự suy nghĩ và trăn trở cần
nghiên cứu sáng kiến tìm ra “Một số bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kĩ thuật chạy bước
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau cho học sinh lớp 7.”
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
- Các bài tập bổ trợ cơ bản này nó cũng có ý nghĩa nhất định giúp cho học sinh tiếp thu kĩ thuật
động tác một cách thuận lợi. Đặc biệt là khi tiếp thu những động tác khó và phức tạp thì bài tập
bổ trợ có vai trị quan trọng. Thơng qua bài tập bổ trợ nhằm rút ngắn thời gian hình thành kĩ năng
động tác giảm bớt khó khăn trong việc tiếp thu kĩ thuật ban đầu của động tác.
- Bên cạnh đó, các bài tập bổ trợ này khá phù hợp trình độ vận động của học sinh trung học cơ sở.
Đặc biệt các bài tập bổ trợ này dễ dàng áp dụng không tốn kém kinh phí, cũng như thời gian. Mặt
khác những bài tập bổ trợ đá bóng của học sinh trung học cơ sở Châu Phong dựa trên những sai
lầm thường mắc của học sinh trong quá trình tiếp thu kĩ thuật mới.
3. Nội dung sáng kiến
3.1 Tiến trình thực hiện:
- Xây dựng kế hoach giảng dạy.
2
Tóm tắt các nội dung chủ yếu nội dung chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung học.
3.2 Thời gian thực hiện:
- Cuối tháng 10 đến hết tháng 12 năm học 2022 -2023
- Đối tượng là học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Châu Phong.
3.3 Biện pháp tổ chức học tập
- Dựa vào những căn cứ trên tiến hành xây dựng các bài tập sau:
3.3.1 Động tác chạy bước nhỏ: Hai chân luân phiên thực hiện tiếp đất bằng nửa trước bàn chân,
miết nhẹ. Sau khi kết thúc miết bàn chân, chân duỗi thẳng, động tác gần như động tác bước đi.
Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên. Tuy nhiên, khi thực
hiện các em động tác chạy bước nhỏ mắc một số sai lầm sau:
+ Thực hiện động tác chưa miết được nửa bàn chân trước.
+ Động tác miết bàn chân các em chưa kết hợp gối hơi co.
+ Chưa thả lỏng được cổ chân và gối khi thực hiện
Bài tập 1: Kiễng chân tại chỗ chuyển đổi trọng tâm.
Động tác: Đứng hai chân song song 2 bàn chân cách nhau nửa bàn chân.
Cách thực hiện: kiễng chân trái chạm bằng mũi chân, gối chân trái hơi co, chân phải duỗi thẳng,
thực hiện chuyển đổi luân phiên giữa 2 chân .
Thời gian tập luyện: 8 – 10 phút.
Bài tập này giúp học sinh bước đầu có khái niệm được hình dạng và kĩ thuật động tác chạy bước
nhỏ.
3
4
5
Bài tập 2: Miết nửa bàn chân trước tại chỗ.
Động tác: Đứng hai chân song song 2 bàn chân cách nhau nửa bàn chân.
Cách thực hiện: Đưa chân trái ra trước khoảng 10 -15 cm thực hiện miết mũi chân kéo về sao cho
bằng với chân phải và chân phải thực hiện động tác tương tự như chân trái, hai chân chuyển đổi
luân phiên.
Bài tập này giúp học sinh bước đầu hình thành động tác miết bàn chân và chuyển đổi trọng tâm
trong chạy bước nhỏ.
Thời gian tập luyện: 8-10 phút.
6
Bài tập 3: Chạy bước nhỏ tại chỗ.
Động tác: Đứng hai chân song song 2 bàn chân cách nhau nửa bàn chân.
Cách thực hiện: Đưa chân trái khoảng 10 -15 cm thực hiện miết mũi chân kéo về sao cho bằng
với chân phải và chân phải thực hiện động tác tương tự như chân trái, hai chân chuyển đổi luân
phiên, liên tục và tăng dần tần số động tác.
Khi học sinh hình thành được kĩ thuật chạy bước nhỏ tại chỗ thì tiến hành cho chạy di chuyển.
7
Chạy bước nhỏ di chuyển
8
9
3.3.2: Chạy nâng cao đùi: Hai chân luân phiên thực hiện nâng sao cho đầu gối cao ngang thắt
lưng, đùi gần vng góc với cẳng chân. Chân trụ thẳng, tiếp đất bằng nửa trước bàn chân. Thân
trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên. Khi thực hiện tập luyện các
em còn mắc một số sai lầm sau:
+ Nâng gối không được cao, khuỷu chân đến bàn chân hay gập về sau, thân người ngã về
sau.
Bài tập 1: Nâng cao đùi tại chỗ có điểm tựa.
Động tác: Đứng hai chân rộng bằng hông, hai tay chạm vai bạn tập.
Cách thực hiện: Nâng đầu gối trái lên sao cho đùi trái song song với sàn nhà. Chuyển sang nâng
đầu gối phải lên để đùi phải song song với sàn nhà. Tiếp tục động tác, luân phiên các chân với tốc
độ chậm chỉnh cho gối nâng ngang thắt lưng.
Thời gian tập luyện: 8-10 phút.
10
Bài tập 2: Nâng cao đùi tại chỗ từng chân theo nhịp điếm.
Động tác: Đứng hai chân rộng bằng hông.
Cách thực hiện: Nâng đầu gối trái lên sao cho đùi trái song song với sàn nhà. Chuyển sang nâng
đầu gối phải lên để đùi phải song song với sàn nhà. Tiếp tục động tác, luân phiên các chân với tốc
độ chậm chỉnh cho gối nâng ngang thắt lưng.
Thời gian tập luyện: 8-10 phút.
Lưu ý: Luôn giữ thân thẳng, hai tay phối hợp tự nhiên.
Bài tập này giúp học sinh bước đầu hình thành động tác nâng đùi ngang thắt lưng và chuyển đổi
luân phiên giữa hai chân.
11
12
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi tại chỗ
Động tác và cách thực hiện tương tự như nâng đùi tại chỗ theo nhịp đếm nhưng tần số, tốc độ
nhanh hơn.
Thời gian tập luyện: 5-8 phút.
Cách hít thở trong bài tập này: Khi nâng đùi lên, bạn thở ra bằng miệng một hơi thật dài cịn khi
hạ đùi xuống, bạn hít vào bằng mũi.
13
Bài tập 4: Chạy nâng cao đùi di chuyển.
Khi hoàn thiện kĩ thuật nâng cao đùi tại chỗ cho các em học sinh thực hiện nâng cao đùi di
chuyển.
Tương tự động tác tại chỗ nhưng phần chân chúng ta đưa về trước để thực hiện di chuyển.
Thời gian tập luyện: 8-10 phút.
14
3.3.3 Chạy đạp sau: Chân trước co, nâng gối cao ngang thắt lưng, chân sau đạp duỗi thẳng. Hai
chân luân phiên thực hiện. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay co, đánh phối hợp tự nhiên.
Động tác “chạy đạp sau” là một động tác khó thực hiện. Vì vậy, giáo viên không nên vội vàng
tập theo phương pháp hoàn chỉnh mà chúng ta phải sử dụng phương pháp phân đoạn – cần phải
tập động tác bổ trợ trình tự, từ dễ đến khó để dần dần hình thành động tác cơ bản như sau:
Bài tập 1: Bật bụt thu gối chân trước co chân sau duỗi thẳng
TTCB: Đứng 1 chân trên bụt, 1 chân chạm sân hai tay buông tự nhiên.
Thực hiện động tác: Bật người theo trục thẳng đứng kết hợp nâng đùi bật đổi chân, nâng đùi
chân trước cao ngang thắt lưng, hai chân thực hiện liên tục.
Bài tập 2: Mô phỏng động tác chạy đạp sau.
TTCB: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
Nhịp 1: Nâng đùi chân phải ra trước cao ngang thắt lưng, tay trái co trước ngực, tay phải co sau.
Đồng thời, đạp thẳng chân trái, chân phải đặt xuống đất bằng nửa bàn chân trước giống như tư
thế ép dọc
Nhịp 2: Dồn hết trọng tâm vào chân phải, đạp mạnh chân phải đồng thời nâng đùi chân trái ra
trước cao ngang thắt lưng, tay phải ra trước, tay trái sau. Đạp thẳng chân phải ra trước, chân trái
tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trước như động tác ép dọc. Thực hiện liên tục đổi chân luân
phiên.
Bài tập này giúp học sinh bước đầu có khái niệm được hình dạng và kĩ thuật động tác “chạy đạp
sau”
15
16
17
Bài tập 3: Cho học sinh thực hiện động tác chạy đạp sau tại chỗ có điểm tựa.
Động tác: tìm một điểm tựa chắc chắn sau đó đổ người góc khoảng 65 độ.
Cách thực hiện: động tác này học sinh nâng đùi cao song song mặt đất và chủ động bước dài về
trước kéo hơng cùng bên về trước, cịn chân sau thì duỗi thẳng phía sau (tay nọ chân kia). Tư
thế giữa chân duỗi (đạp sau) và chân trước biên độ rộng để có dạng hình tư thế “chạy đạp sau”.
18
19
Bài tập 4: Cho học sinh “đi bước với”
Động tác thực hiện động tác này học sinh vừa đi vừa nâng đùi cao song song mặt đất và chủ
động bước bước dài về trước kéo hông cùng bên về trước, cịn chân sau thì duỗi thẳng phía sau
(tay nọ chân kia)
Bài tập này, giúp học sinh di chuyển đúng hướng, có cảm giác nâng đùi cao về trước, tạo cảm
giác: hình thành chân lăng nâng đùi cao về trước. Tư thế
giữa chân duỗi (đạp sau) và chân trước biên độ rộng để có dạng hình tư thế “chạy đạp sau”.
20