Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tài liệu ôn thi môn luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.16 KB, 27 trang )

Câu 1: Lấy ví dụ về vi phạm hành chính và phân tích
yếu tố cấu thành?
Ví dụ: Ngày 20/2/2020, trên đường đi làm về Anh
Nguyễn V (20 tuổi) trú tại huyện X, tỉnh Z điều khiển xe
máy đã có hành vi vươt đèn đỏ tại ngã tư. Sau khi phát
hiện hành vi vi phạm của anh V, Đội CSGT huyện X, tỉnh Z
đã yêu cầu anh V tạm dừng phương tiện và tiến hành lập
biên bản về hành vi vi phạm hành chính của anh V.
BÀI LÀM
*
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong tình huống trên
anh V đã có hành vi vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ tại ngã tư,
hành vi này đã vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi này là hành vi vi
phạm pháp luật hành chính.
*
Cấu thành vi phạm hành chính gồm 4 yếu tố: mặt
khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
Cấu thành vi
phạm hành chính trong tình huống trên:
- Mặt khách quan của vi phạm hành chính: Là những biểu
hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hành vi phạm, bao gồm
các yếu tố: hành vi trái pháp luật hành chính (được thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động), hậu quả do hành vi trái
pháp luật hành chính đó gây ra cho xã hội, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả mà nó gây ra
và các yếu tố khác như thời gian thực hiện vphc, địa điểm,
phương thức thủ đoạn thực hiện vphc,cơng cụ phương tiện…Trong


tình huống trên mặt khách quan của VPHC là:
+ Hành vi trái pháp luật hành chính: Anh V đã có hành vi
điểu khiển xe vượt đèn đỏ, hành vi này được biểu hiện dưới dạng
hành động, vi phạm Luật giao thông đường bộ, đường sắt.


+ Thời gian thực hiện vphc : 20/2/2020
+ Phương tiện: xe máy
+ Địa điểm: tại ngã tư
+ Xét về hậu quả trong vi phạm hành chính, có những
trường hợp khơng buộc hậu quả phải xảy ra trên thực tế chỉ cần
có hành vi đã đủ yếu tố cấu thành vì việc thực hiện hành vi vi
phạm của V đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm xâm phạm
đến trật tự quản lý giao thông đường bộ.
- Mặt chủ quan của vphc: là những biểu hiện bên trong của
chủ thể thực hiện hành vi ,bao gồm các yếu tố sau: lỗi( cố ý hoặc
vơ ý), động cơ và mục đích. Mặt chủ quan trong tình huống trên :
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Anh V nhận thức được tính chất
nguy hại của hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ của mình,
nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm có thể xẩy ra tai nạn giao
thơng do hành vi vi phạm của mình gây ra nhưng vẫn bỏ mặc
không suy nghĩ đến hậu quả xảy ra như thế nào.
+ Động cơ và mục đích là yếu tố trong mặt chủ quan của vi
phạm hành chính. Do đề bài khơng nêu ra mục đích hay động cơ
của anh V khi thực hiện hành vi vượt đèn đỏ nên không đề cập
đến trong yếu tố cấu thành.
- Khách thể của vphc là những QHXH được pháp luật hành
chính bảo vệ và bị chủ thể xâm hại đến. Khách thể trong tình
huống trên là trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực
giao thong đường bộ.

- Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính là cá nhân, tổ chức
có năng lực trách nhiệm hành chính. Theo Khoản 15 Điều 2 Luật
Xử lý VPHC, người khơng có năng lực trách nhiệm hành chính là
người thực hiện hành vi VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 11 Luật
Xử lý VPHC cũng quy định người khơng có năng lực chịu trách


nhiệm hành chính là một trong những đối tượng khơng bị xử phạt
VPHC.
Chủ thể trong tình huống trên là anh Nguyễn V (20 tuổi)
đang tham gia điều khiển phương tiện thì có thể cho rằng anh V
đủ độ tuổi điều khiển phương tiện (trên 18 tuổi), không bị mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi nên có thể suy luận anh V
có đầy đủ năng năng lực pháp luật hành chính.
Câu 2: Phân biệt quản lí xã hội, quản lí nhà nước, quản
lí hành chính nhà nước?
Quản lí xã hội

Khái niệm

Chủ thể

Quản lí nhà
nước.

Quản lí hành
chính nhà
nước.

Là sự tác động Là hoạt động
Là quản lí nhà
có mục đích
quản lí có tính nước trong
của các chủ
chất nhà nước, lĩnh vực hành
thể quản lí, đối do nhà nước
pháp, là hoạt
với các đối
thực hiện
động chỉ đạo
tượng quản lí. thơng qua bộ
thực hiện pháp
Quản lí xuất
máy nhà nước. luật.
hiện và tồn tại
ở bất kỳ nơi
nào, lúc nào
nếu ở đó có
hoạt động
chung của con
người.
Con người, tổ
Cơ quan nhà
Cơ quan hành
chức con gười. nước, tổ chức , chính nhà
cá nhân được
nước, cá nhân,
trao quyền lưc tổ chức được
nhà nước.

trao quyền
quản lí hành
chính nhà


Khách thể

Là trật tự các
bên mong
muốn đạt
được

Phương tiện
quản lí

Là các quy
phạm xã hội.

nước.
Là trật tự quản Là trật tự quản
lí nhà nước
lí hành chính
được quy
nhà nước được
phạm pháp
quy phạm
luât quy định. pháp luật
hành chính
quy định.
Các quy phạm

pháp luật.

Quy phạm
pháp luật
hành chính.

Câu 3: Phân tích điều kiện để làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh
họa?
Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật hành chính gồm:
+ Quy phạm pháp luật hành chính: để làm phát sinh thay đổi
hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, trước hết phải
có quy phạm pháp luật hành chính để tác động điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Nếu
khơng có quy phạm pháp luật hành chính thì khơng có quan hệ
pháp luật hành chính.
+ Chủ thể có năng lực hành vi hành chính: quan hệ pháp luật
hành chính vốn là những quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy
phạm pháp luật hành chính, do đó để thiết lập quan hệ pháp luật
hành chính cần phải có các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
hành chính, chủ thể đó phải là cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có
năng lực pháp luật theo quy định của luật hành chính.


+ Sự kiện pháp lí; là sự kiện xảy ra trong thực tế, làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Có hai loại
sự kiện pháp lí:
- Sự kiên ý chí là sự kiện do con người thực hiện bao gồm
bốn nhóm:

+ Sự kiện thực hiện quyền.
Ví dụ: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được khai sinh.
+ Sự kiện thực hiện nghĩa vụ.
Ví dụ: Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước thực hiện chức
trách của mình.
+ Sự kiện khơng thực hiện nghĩa vụ.
Vi phạm pháp luật.
Ví dụ: tam trú, tạm vắng nhưng khơng đăng ký.
+ Sự kiện bảo vệ quyền lợi khi bị xâm hại.
Ví dụ: cơng dân khiếu nại trước các cơ quan có thẩm quyền
về hành vi vi phạm quyền lợi của mình.
- Sự kiện phi ý chí: là sự kiện xảy ra nằm ngồi ý chí của con
người như: bão, lũ lụt, động đất.
Ví dụ minh họa: Ngày 20.4.2015 Cơng dân A 20 tuổi
đến Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh H để làm thủ tục thành lập
doanh nghiệp nhằm kinh doanh giày dép.
Phân tích: Quan hệ pháp luật phát sinh trong ví dụ trên là
quan hệ pháp luật hành chính giữa Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh H
và công dân A.
+ Quy phạm pháp luật: Luật doanh nghiệp 2014 và các văn
bản pháp luật khác có liên quan.


+ Sự kiện pháp lí: ở đây là hành vi của A đã đến làm thủ tục
tại Sở kế hoạch đầu tư, hành vi hành động hợp pháp thể ý chí của
A với mục đích muốn thành lập doanh nghiệp.
+ Chủ thể: A (20 tuổi) có đầy đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh H là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Câu 4: Phân tích các hình thức nhân dân tham gia vào

quản lý hành chính nhà nước?
* Cơ sở pháp lý:
- Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “ Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội
ngũ trí thức.”
- Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác
của Nhà nước.”
- Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định: “Cơng dân có quyền tham
gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị
với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà
nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản
hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
* Nội dung nguyên tắc được thể hiện như sau:
Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý
hành chính nhà nước thơng qua các hình thức chủ yếu sau:


- Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.
+ Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình
thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao
động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Trước hết người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền

lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này. Những
đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử. Bên cạnh đó,
nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác như cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, viện
kiểm sát với tư cách là cán bộ công chức của các cơ quan nhà
nước đó. Việc trở thành cán bộ công chức của cơ quan nhà nước,
nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà
nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lý hành
chính nhà nước.
Ngồi ra, người lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động
của cơ quan nhà nước thông qua thực hiện quyền lựa chọn những
đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà
nước ở trung ương hay địa phương.
- Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
+ Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân lao động có thể
tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trị,
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý nhà nước
nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
Nhà nước trực tiếp giúp đỡ về vật chất tinh thần để cho các tổ
chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao
động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của
mình.
- Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở: Đây là hoạt động
do chính nhân dân lao động trực tiếp, các hoạt động này gần gủi
và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như bảo vệ an ninh


trật tự, vệ sinh môi trường... những hoạt động này xảy ra ở nơi cư
trú, nơi làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân

dân.
- Trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lý hành chính nhà nước.
Tóm lại: Ngun tắc nhân dân lao động tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước thể hiện bản chất dân chủ
sâu sắc. nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện
quyền khiếu nại tố cáo nếu cho rằng cán bộ công chức vi
phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn mà
cịn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn
thể nhân dân lao động. Điều này khẳng định vai trò hết sứ
đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính
nhà nước, đồng thười xác định những nhiệm vụ mà nhà
nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện
cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý
hành chính nhà nước. Điều này chỉ có ý nghĩa khi nó được
bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Câu 5. Thông qua một ví dụ cụ thể hãy phân tích các
yêu cầu của hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính?
Ví dụ: Đêm ngày 14/11/2012 sau buổi tiệc sinh nhật
tròn 18 tuổi của mình , mượn chiếc xe 4 chỗ cảu bố An đã
rú ga, bấm còi in ỏi trong thành phố An đã bị chiến sĩ cảnh
sát giao thông đang thực hiên nhiệm vụ trên đường tạm
dừng phương tiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Sau
đó người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ đối với An,
hình thức xử phạt là phạt tiền 600.000đ.



Từ ví dụ trên rút ra yêu cầu trong trong việc áp dụng qui
phạm pháp luật hành chính là:
Thứ nhất: Áp dụng qui phạm pháp luật phải đúng mục đích,
nội dung. Trường hợp này An đã có hành vi xâm hại đến quản lí
trật tự hành chính nhà nước mà cụ thể là vi phạm đến Luật giao
thông đường bộ (rú ga và bấm còi in ỏi khi tham gia giao thông).
Do vậy cảnh sát giao thông đã tiến hành lập biên bản vi phạm
hành chính và Người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt
theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định về
điều khiên phương tiện giao thông đường bộ của An.
Thứ hai: Áp dụng qui phạm của pháp luật phải được thực hiện
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
Chủ thể có quyền trong trường hợp này là Chiến sỹ cảnh sát giao
thông được Nhà nước trao quyền quản lý hành chính mà cụ thể là
trật tự an tồn giao thơng, ngồi ra Nhà nước cũng cho phép
Chiến sỹ CSGT nhân danh Nhà nước thực hiện xử lý vi phạm đối
với hành vi của An, cụ thể CSGT sẽ có thẩm quyền ra quyết định
xử phạt hành chính đối với An.
Thứ ba: Áp dụng QPPLHC phải được tiến hành theo trình tự
thủ tục do pháp luật qui định. Khi pháp hiện hành vi vi phạm hành
chính của An thuộc lĩnh vực của mình quản lý, người có thẩm
quyền là cảnh sát giao thơng đã tạm dừng phương tiện để ngăn
chặn hành vi vi phạm, sau đó sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm
hành chính, sau khi lập biên bản sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ. Các bước trên đều
phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà cụ thể là
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Thứ tư: Áp dụng QPPHC phải được thực hiện trong thời hạn
thời hiệu do pháp luật quy định. Trong trường hợp này cảnh sát đã

lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó chuyển đến người có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Đây là QPPLHC được áp dụng
đối với An và việc ra quyết định xử phạt sẽ tuân theo thời hiệu xử
lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật.


Thứ năm: Kết quả áp dụng qui phạm pháp luật trả lời cơng
khai cho các đối tượng có bên liên quan và thực hiện bằng văn
bản. Việc lập biên bản và chuyển cho người có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thơng đối với An
được công khai để An được biết và thể hiện dưới văn bản (biên
bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành
chính).
Câu 6: Phân tích và chỉ ra sự khác biệt giữa hình thức
ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức ban
hành văn bản áp dụng pháp luật trong quản lí hành chính
nhà nước?
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015. Theo khái niệm trên, văn bản quy phạm pháp luật
phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau:
+ Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền, hình thức , trình tự , thủ tục , được
quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới các hình
thức như Hiến pháp, Luật, văn bản dưới Luật,...
+ Được dùng để ban hành, đề ra quy phạm mới hoặc đình chỉ,
sửa đổi, bãi bỏ quy phạm hiện hành, hoặc thay đổi phạm vi hiệu

lực của nó.
+ Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục luật định tại Luật
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các
chủ thể có đủ tư cách về thẩm quyền ban hành theo hình thức
cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định ,


nhắm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh
lệch cụ thể , áp dụng một lần đối với cá nhân tổ chức nhất định .
+ Văn bản áp dụng pháp luật ban hành ra dưới dạng quy định
, do những cơ quan nhà nước , cá nhân hoặc tổ chức xã hội được
nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm
thực hiện trong trường họp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước.
+ Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình
thức pháp lý dưới các dạng hình thức nhất định , như : Bản án ,
quyết định , lệnh , ....
+ Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo trình tự ,
thủ tục mà đã được quy định trong luật thủ tục văn bản xây dựng
pháp luật sẽ bao gồm một số hoạt động có nội dung chun mơn
như : Về hình thưc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật về vấn
đề trình bày , sau đó được thơng qua đối với văn bản áp dụng
pháp luật , ban hành văn bản áp dụng pháp luật và được ban
hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.
+ Khơng có trình tự luật định.
Câu 7: Vì sao trong hoạt động xây dựng thủ tục hành
chính phải đảm bảo nguyên tắc khách quan? Cho ví dụ?
Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra thủ tục hành
chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lí
nhằm đưa ra quy trình hợp lí, thuận tiện nhất, mang lại kết quả

cao nhất cho quản lí. Những hoạt động quản lí phức tạp, có ý
nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích chính
đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân mà những sai
sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả bất lợi cho xã hội thì thủ tục cần
chặt chẽ, chi tiết để định ra từng khâu, từng bước, từng giai đoạn
cụ thể của hoạt động đó. Ví dụ, thủ tục ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải
quyết khiếu nại... Những hoạt động quản lí đơn giản, gián tiếp tác
động đến những lợi ích khác nhau thì các thủ tục hành chính


khơng cần quy định ở mức chi tiết. Ví dụ, đối với hoạt động tuyên
truyền, giáo dục pháp luật...
Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành
chính ở tất cả các khâu,các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên
những căn cứ khoa học. Những kết luận, quyết định được đưa ra
phải phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại, vận động của
các sự việc, các hiện tượng, các lĩnh vực xã hội. Thực hiện thủ tục
hành chính phải đặt lợi ích của quản lí lên hàng đầu, khơng được
tuyệt đối hóa lợi ích của chủ thể quản lí cũng như đối tượng quản
lí. Thủ tục hành chính càng khơng được sử dụng để phục vụ
những mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lí. Nguyên
tắc khách quan, ở mức độ, phạm vi và bằng phương pháp khác
nhau, đã được cụ thể hóa, được đảm bảo bởi các quy định về
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ tài
liệu, chứng cứ, về thủ tục lập biên bản và nội dung của nó, về
người làm chứng và người chứng kiến, về quyền của các cơ quan
này được u cầu người có trách nhiệm giải trình, cung cấp thêm
thơng tin, tạo điều kiện cho hoạt động của mình, quyền áp dụng
các biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế hành chính (niêm

phong, kê biên tài sản, tài liệu...). Đồng thời cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm trong những trường hợp nhấtđịnh phải tạo
điều kiện, không được cản trở, phải cung cấp thông tin, tài liệu...
cần thiết để việc thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi.
Trong hoạt động xây dựng thủ tục hành chính cần phải đảm
bảo nguyên tắc khách quan nhằm đảm bảo các Nguyên tắc quy
định thủ tục hành chính (điều 7 NĐ 63/2010 Về kiểm sốt thủ
tục hành chính). Cụ thể thủ tục hành chính được quy định phải
bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính.


4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ
quan hành chính nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ,
hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành
chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên
cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các thủ tục hành chính liên
quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý;
dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó
phải có trách nhiệm hồn chỉnh.
Câu 8: Tại sao nói “Chính phủ là cơ quan chấp hành
của Quốc hội?”
Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội vi
Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành cơng việc hành chính
nhà nước trong tồn quốc. Chính phủ được giao những nhiệm vụ

sau:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, các luật và nghị quyết
của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội.
+ Tổ chức điều hành thống nhất trong tồn quốc việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng và đối ngoại, nhằm làm cho đất nước phát triển, làm cho
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
+ Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; trình dự án
luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc
hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(Khoản 2 điều 96 HP 2013).


+ Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan
ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Khoản 4 điều
96 HP 2013).
Câu 9: Chứng minh tính mệnh lệnh đơn phương trong
phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính VN? Cho ví
dụ minh họa?
Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra
những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng. Sự
áp đặt ý chí được thể hiện trong các trường hợp sau:
- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp

luật quy định nhưng bên này quyết định vấn đề gì thì phải được
bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc trưng của hành
chính cơng.
- Một bên có quyền đưa ra những u cầu, kiến nghị cịn
bên kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãn
những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.
- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia
phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó.
- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
Sự bất bình đẳng cịn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương
và bắt buộc của các quyết định hành chính.
Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý
hành chính nhà nước, dựa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở
phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc


đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng quản
lý cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng
thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở
quyền lực đã được pháp luật quy định.
Tóm lại: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành
chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Nó được
xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Một bên được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực để
đưa ra các quyết định hành chính cịn bên kia phải tn theo
những quyết định ấy.
- Quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền
của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội,
trên cơ sở pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên

hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước.
Ví dụ: A có hành vi xây dựng nhà trái phép bị Chủ
tịch UBND xã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm, áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả buộc A phải tháo giỡ cơng trình vi
phạm.
Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính khơng phụ
thuộc vào ý chí của người bị xử phạt (có mong muốn, hài lịng hay
khơng?) mà hồn tồn do người có thẩm quyền xử phạt căn cứ
vào các qui định của pháp luật để đưa ra quyết định xử phạt,
người bị xử phạt buộc phải chấp hành quyết định xử phạt trong
thời hạn luật định. Chủ tịch UBND xã đã nhân danh nhà nước thực
thi pháp luật bằng việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi của A, buộc A phải tháo dỡ công trình vi phạm,
nếu trong trường hợp A khơng tự nguyện tháo dỡ thì sẽ bị áp dụng
biện pháp cưỡng chế trong quản lý hàn chính..
Đây là biểu hiện của phương pháp đơn phương, thể hiện
quyền uy sức mạnh của nhà nước áp đặt và mang tính bắt buộc
đối với chủ thể có hành vi vi phạm. Xuất phát từ tính mệnh lệnh


đơn phương mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể muốn hay
không muốn việc áp dụng pháp luật đối với hành vi vi phạm của
mình.
Câu 10 : Lấy ví dụ về sự phân cấp trong quản lí hành
chính nhà nước để chứng minh phân cấp là biểu hiện của
nguyên tắc tập dân chủ trong quản lí nhà nước?
- Ví dụ: Chính phủ và thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
đã trực tiếp xử lí những sai phạm về quản lí đất đai của Uỷ ban
nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong việc thu

hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đối với đầm nuôi tôm của gia
đình ơng Đồn Văn Vươn, ra quyết định cách chức chủ tịch, phó
chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng,
bãi bỏ những quyết định trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân
huyện đưa ra đối với trường hợp của ơng Đồn Văn Vươn. Sự việc
này cho chúng ta thấy rằng, trong sự phân cấp quản lí hành chính
nhà nước vẫn đảm bảo tập trung quyền lực vào cấp trên, trung
ương.
- Qua ví dụ trên, ta có thể thấy phân cấp quản lí là sự
chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt
được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí
hành chính nhà nước. Quyền vẫn được đảm bảo tập trung vào cấp
trên, trung ương, còn cấp dưới, địa phương được trao 1 số thẩm
quyền mà họ có thể làm được để giảm bớt gánh nặng phải giải
quyết nhiều vấn đề của cấp trên, trung ương. Cấp trên, trung
ương vẫn đảm bảo sự tập trung quyền lưc trong việc giao quyền,
thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lí những sai trái trong quản lí
hành chính nhà nước
- Từ đó, có thể kết luận phân cấp quản lí là một biểu hiện
của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, việc phân cấp phải
đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải đảm bảo quyền quyết định của trung ương đối với
những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để


đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm
sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi
toàn quốc.
+ Phải mạnh dạn trao quyền cho các địa phương, các đơn vị
cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực

phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời
sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định
của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc,
khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. Phân cấp
quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được
thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp
trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng
một cách có hiệu quả như cấp dưới.
MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm PLHC
Sai. Vì nếu khơng đủ tuổi, khơng có năng lực,... thì nếu thực
hiện hành vi trái pháp luật cũng không vi phạm pháp luật hành
chính.
2. Người nước ngồi ở Việt Nam thực hiện hành vi VPPLHC
không phải là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành
chính.
Đúng. Vì các biện pháp xử lí hành chính chỉ áp dụng cho cơng
dân Việt Nam. Các biện pháp xử lí hành chính (khoản 3 điều 2 luật
XLVPHC)
(Lưu ý: các biện pháp xử lí với xử phạt hành chính (trang71) là
khác nhau)
*3. Lập biên bản là thủ tục bắt buộc khơng xử phạt hành
chính.


Sai. Trong thủ tục hành chính có 2 loại thủ tục là thủ tục xử
phạt có lập biên bản và không lập biên bản. Không lập biên bản
trong trường hợp cảnh cáo, xử phạt tiền 200.000đ đối với cá nhân
và 500.000đ đối với tổ chức trừ trường hợp có sử dụng thiết bị

nghiệp vụ phát hiện ra hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là
một biện pháp xử phạt hành chính.
Sai. Vì khấu trừ lương là biện pháp cưỡng chế thi hành nếu
người vi phạm pháp luật hành chính khơng thi hành quyết định.
5. Khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, người có
thẩm quyền khơng được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính nữa.
Sai. Vì khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì khơng
được tiến hành các hình thức xử phạt mà vẫn có thể áp dụng các
biện pháp cưỡng chế như khắc phục hậu quả.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng độc lập.
Đúng. Theo điểm b khoản 2 điều 28 luật XLVPHC
7. Có thể áp dụng hình thức phạt tiền với hình thức phạt tước
quyền sử dụng giấy phép đối với một người thực hiện hành vi vi
phạm hành chính.
Đúng. Theo luật XLVPHC thì có thể áp dụng 1 hình thức phạt
chính và nhiều hình thức phạt bổ sung. Trong trường hợp trên thì
hình phạt tiền là hình phạt chính cịn tước quyền sử dụng giấu
phép là hình phạt bổ sung.
*8. Khi xử phạt VPHC người có thẩm quyền xử phạt có thể
khơng cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Đúng. Vì có một số trường hợp vi phạm pháp luật hành chính
mà khơng có xảy ra thiệt hại thực tế ví dụ như vượt đèn đỏ mà
chưa gây tai nạn,... thì vẫn bị xử phạt hành chính.
(trong trường hợp trên nếu bỏ từ có thế thì là Sai)


9. Khi xử phạt VPHC người có thẩm quyền có thể xử phạt cao
hơn hoặc thấp hơn mức tiền phạt mà pháp luật qui định.

Đúng. Tùy theo mức tăng nặng hay giảm nhẹ mà có thể tăng
hoặc giảm mức tiền phạt
(lưu ý mức tiền phạt khác với khung hình phạt)
*10. Thời hạn thi hành quyết định quyết đinh xử phạt VPHC
khơng phải bao giờ cũng trong vịng 10 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt.
Đúng. Thời hạn tối đa có thể là 1 năm kể từ ngày ra quyết
định (điều 74 luật XLVPHC)
11. Người vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà chứ đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính.
Sai. (khoản 3 điều 2)
12. Tang vật, phương tiện sử dụng vào hành chính vi phạm
hành chính luôn bị tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước.
Sai. Ví dụ như tang vật là ma túy, vật liệu nổ,... thì sẽ giao
cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lí và tiến
hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
13. Hình thức xử phạt cảnh cáo luôn thông qua thủ tục không
lập biên bản.
Đúng.
14. Việc áp dụng các hình thức xử phạt VPHC đều phải thể
hiện bằng văn bản
Đúng. (văn bản khác biên bản)
15. Chủ thể luật hành chính ln mang quyền lực nhà nước.


Sai. Vì chủ thể thủ tục hành chính có 2 loại đó chính là chủ
thể hiện hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia hành chính.
Chủ thể tham gia hành chính khơng mang quyền lực nhà nước.
*16. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới

thực hiện thủ tục hành chính.
Sai. Vì thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện nhưng trong một số trường hợp thì cịn có các cơ quan
khác được trao quyền thực hiện thủ tục hành chính
17. Hoạt động thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước.
Đúng. Vì hoạt động này do chủ thể có thẩm quyền thực hiện
nên mang quyền lực nhà nước.
18. Sáng kiến các tổ chức cá nhân là yếu tố mang tính quyết
định khởi xướng vụ việc.
Sai. Khơng phải là yếu tố mang tính quyết định mà là 1 trong
những căn cứ để chủ thể có thẩm quyền khởi xướng. (yếu tố
mang tính quyết định là do pháp luật của nhà nước).
19.Thủ tục hành chính có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.
Đúng.
20. Trong quan hệ thủ tục hành chính khơng làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Sai. Vì khi tham gia vào quan hệ thủ tục hành chính ln làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Nêu VD
21. Thủ tục hành chính là 1 loại thủ tục mang tính chất pháp
lí.
Đúng. Vì thủ tục hành chính là do các quy phạm pháp luật
hành chính quy định nên mang tính pháp lý.



×