Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hãy lựa chọn một chính sách về nông nghiệp đã và đang triểnkhai trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay và phân tích chính sáchđó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------***-------

BÀI TẬP LỚN MƠN: PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP NƠNG THƠN
Đề bài:
HÃY LỰA CHỌN MỘT CHÍNH SÁCH VỀ NÔNG NGHIỆP ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN
KHAI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
ĐĨ

GV hướng dẫn

: TS. Phùng Chí Cường

Học viên thực hiện
Lớp

: Đỗ Diệu Linh
: Kinh tế nông nghiệp 62

Mã học viên
Khoa

: 11205734
: Bất Động Sản & Kinh tế Tài nguyên

Số điện thoại

: 0368561009



Hà Nội ngày 14 tháng 10 năm 2022

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí thuyết.........................................................................................................4
1.1 Khái niệm.............................................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm và phân loại chính sách nơng nghiệp, nơng thơn.........................................4
1.1.2 Khái niệm phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn..............................................7
1.2 Cấu trúc của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn.............................................................7
1.2.1. Mục tiêu của chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn........................................7
1.2.2. Trạng thái đối tượng chịu tác động của chính sách......................................................9
1.2.3.Nội dung tác động của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn.........................................10
1.2.4. Điều kiện thực hiện chính sách (ràng buộc của chính sách).......................................11
1.3 Vai trị của chính sách nơng nghiệp nông thôn...............................................................12
CHƯƠNG 2: Liên hệ thực tiễn...................................................................................................13
2.1 Thông tin tổng qan về chính sách.....................................................................................13
2.1.1 Tên chính sách: Chính sách "Xây dựng nền nông nghiệp xanh tại Việt Nam"............13
2.1.2 Mục đích.......................................................................................................................13
2.1.3 Đối tượng hướng đến....................................................................................................14
2.1.4 Tóm tắt nội dung của chính sách..................................................................................14
2.2 Đánh giá cấu trúc của chính sách.....................................................................................16
2.3 Đánh giá vai trị của chính sách và mối quan hệ với các chính sách liên quan...........16
2.3.1 Vai trị của chính sách..................................................................................................16
2.3.2 Mối quan hệ với các chính sách khác...........................................................................17
CHƯƠNG 3: Đề xuất giải pháp.................................................................................................18

3.1 Phân tích ưu điểm và hạn chế của chính sách................................................................18
3.1.1 Ưu điểm........................................................................................................................18
3.1.2 Nhược điểm...................................................................................................................19
3.2 Đề xuất giải pháp...............................................................................................................20

2


LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến nay, em đã nhận được sự quan tâm,
chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lịng biết ơn vơ
cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lịng đến Thầy Phùng Chí
Cường đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho
chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân
thành cảm ơn cô đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn chúng em qua từng buổi học. Nhờ có
những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài tập lớn này của em đã hoàn thành một cách suất
sắc. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Bài tập lớn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn học
cùng lớp để bài tập lớn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đỗ Diệu Linh

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí thuyết
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm và phân loại chính sách nơng nghiệp, nơng thơn
Có nhiều quan niệm về phạm trù “chính sách”. Một nghiên cứu của Đại học Kinh
tế quốc dân cho rằng: “chính sách là hệ thống quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản
lý được thể chế hoá bằng pháp luật của nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội
của đất nước”. Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “chính sách là sách lược và
kế hoạch cụ thể đạt được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế”. Kinh tế gia Franc Ellis lại cho rằng: “chính sách được xác định như là
đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả
các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các
mục tiêu đó”. Có người lại cho rằng: có chính sách của nhà nước, có chính sách của
doanh nghiệp.
Nơng nghiệp, nơng thơn là hệ thống ngành và lĩnh vực có nhiều đặc điểm mang
tính đặc thù. Tính đặc thù trong hoạt động kinh tế, xã hội của nông nghiệp, nông thơn địi
hỏi nhà nước phải có biện pháp can thiệp khác với các ngành và lĩnh vực khác. Sự đòi hỏi
đó là cơ sở khách quan hình thành nên các chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
(gọi tắt là chính sách nơng nghiệp, nơng thơn). Chính sách nơng nghiệp, nông thôn là
tổng thể các biện pháp kinh tế và những biện pháp khác của Nhà nước (từ Trung ương
đến địa phương) tác động đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành, lĩnh vực có liên
quan trực tiếp đến nơng nghiệp, nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, với
những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời hạn xác định.
Chính sách nơng nghiệp, nơng thơn khác với chính sách nói chung ở đối tượng mà
nó tác động. Đó chính là nơng nghiệp, nơng thơn và các ngành có liên quan trực tiếp đến
nơng nghiệp, nơng thôn. Trong nông thôn, hoạt động nông nghiệp diễn ra là chủ yếu,
đồng thời cịn có hệ thống các ngành cùng phát triển. Vì vậy, bên cạnh tính đặc thù của
ngành nơng nghiệp, tính gắn kết giữa nơng nghiệp với các ngành khác cũng tạo nên tính
đặc thù của các ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn. Ngồi ra, những hoạt động liên
quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng bị chi phối bởi các đặc điểm của nông nghiệp,

4


nơng thơn. Tất cả những điều đó địi hỏi các chính sách nơng nghiệp, nơng thơn cũng có
những đặc điểm mang tính đặc thù và có mối quan hệ gắn kết với nhau.
Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là các hoạt động kinh tế mà cịn có
những hoạt động xã hội hết sức đặc thù. Những vấn đề về lao động việc làm, đói nghèo,
dân số, kế hoạch hố gia đình, những vấn đề thuần phong, mỹ tục nếp sống ở nơng thơn
cũng có những điểm khác biệt với thành thị. Vì vậy, bên cạnh các chính sách can thiệp
đến các hoạt động kinh tế, các chính sách tác động đến các hoạt động mang tính xã hội
cũng hết sức quan trọng.
Chính sách nơng nghiệp, nơng thơn được thực hiện thông qua các biện pháp kinh
tế là chủ yếu. Các biện pháp can thiệp của Nhà nước đến nơng nghiệp, nơng thơn thơng
qua chính sách cịn là những biện pháp phi kinh tế như các biện pháp giáo dục, đặc biệt là
các biện pháp tổ chức, hành chính. Sự kết hợp hài hoà các biện pháp phù hợp với đặc
điểm tâm lý của dân cư nông thôn là nhân tố đảm bảo sự thành công của sự can thiệp của
Nhà nước thơng qua chính sách.
Đối tượng tác động của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn là nơng nghiệp, nơng
thơn và các ngành lĩnh vực có quan hệ trực tiếp tới nông nghiệp, nông thôn. Nông
nghiệp, nông thôn là ngành và lĩnh vực phức tạp bao gồm các ngành kinh tế nơng thơn,
trong đó nơng nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn. Một cộng đồng dân cư, chủ yếu là nơng
dân với dân trí, trình độ sản xuất hàng hố… kém hơn thành thị. ở đó các vấn đề an ninh,
chính trị và xã hội cũng thường phức tạp hơn các ngành và lĩnh vực khác. Sự tác động
của Nhà nước, vì thế cũng bao gốm một hệ thống bao gồm rất nhiều biện pháp, nhiều
hướng và phương pháp, công cụ tác động khác nhau. Có thể phân loại các chính sách
nơng nghiệp, nơng thơn thánh những loại khác nhau, tuỳ theo những tiêu chí khác nhau:
- Phân theo đối tượng chịu sự tác động của chính sách có: chính sách kinh tế và
chính sách xã hội. Đây là 2 đối tượng chịu sự tác động chủ yếu, biểu hiện chính sách tác
động vào các vấn đề kinh tế hay các vấn đề xã hội (nói chung). Trong mỗi đối tượng chịu
sự tác động trên lại có thể phân ra thành các chính sách tác động với các đối tượng cụ thể

hơn. Ví dụ: trong chính sách kinh tế có thể phân thành chính sách với nơng nghiệp (theo
nghĩa rộng) hay với nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo nghĩa hẹp). Trong mỗi
ngành như vậy lại có thể phân thành các chính sách với đối tượng tác động là yếu tố đầu
vào hay đầu ra. Trong chính sách đầu vào, đối tượng tác động của chính sách lại là những
5


yếu tố cụ thể như chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách phát triển nguồn nhân
lực…
- Phân theo thời gian và tính chất của mục tiêu chính sách có thể phân thành các
chính sách dài hạn, chính sách trung hạn và chính sách ngắn hạn.Một chính sách có tính
dài hạn thường là chính sách mang tính định hướng với các mục tiêu mang tính định tính
với những mục tiêu phải thực hiện trong thời gian dài (thường là trên 10 năm). Đó là
những chính sách có quan hệ và nhằm thực hiện các mục tiêu có tính vĩ mô, tạo sự cân
đối trong hệ thống ngành của nông nghiệp, nơng thơn. Ví dụ: chính sách phát triển hàng
hố, chính sách chuyển dịch cơ cấu, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách
phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn (Quyết định 135 về xây dựng cơ sở hạ tầng ở các
xã đặc biệt khó khăn…), chính sách khai thác nguồn lực đất đai, lao động trên phạm vi
rộng (Quyết định 327 về khai thác đất trống đồi núi trọc, Quyết định 773 về khai thác đất
bãi bồi ven sơng, ven biển…).
Chính sách mang tính trung hạn là những chính sách có thời hạn thực hiện để đạt
được mục tiêu trong khoảng từ 5-10 năm. Các chính sách loại này thường laf chính sách
mang tính định tính nhưng quy mơ nhỏ hơn, đó cũng có thể là những mục tiêu được định
lượng rõ.
Các chính sách ngắn hạn là những biện pháp điều tiết ngắn hạn thường từ 1 đến
dưới 5 năm, đôi khi chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn như các chính sách đối phó
với dịch cúm gia cầm, sâu bệnh hại lúa hoặc để điều tiết giá cả của một loại nơng sản nào
đó khi có những biến động bất thường xảy ra.
- Phân theo đối tượng soạn thảo và ban hành chính sách có các chính sách Trung
ương và chính sách Địa phương. Chính sách Trung ương là chính sách do các cấp Trung

ương soạn thảo và ban hành (từ Chính phủ cho đến các Bộ, Ngành ở Trung ương). Chính
sách Trung ương có phạm vi tác động rộng, huy động các nguồn lực lớn với sự tham gia
của nhiều cấp, nhiều ngành.Chính sách địa phương là chính sách do từng địa phương
soạn thảo, ban hành (từ tỉnh, huyện đến xã theo hệ thống quản lý Nhà nước hiện hành).
Chính sách địa phương có phạm vi tác động theo từng địa phương tương ứng với cấp
soạn thảo và ban hành chúng. Vì vậy, mức độ huy động nguồn lực và phạm vi ảnh hưởng
nhỏ hơn
6


Document continues below
Discover more from:
kinh tế tài nguyên đất 2 KTTND2
Đại học Kinh tế Quốc dân
4 documents

Go to course

Bbb - tài liệu ôn thi môn kinh tế tài nguyênđất 2
30

kinh tế tài nguyên đất 2

None

2022 HD LÀM BTL GỬI SV
5

kinh tế tài nguyên đất 2


None

Thực trạng bất động sản Việt Nam
7

kinh tế tài nguyên đất 2

None

Correctional Administration
8

Criminology

96% (111)

English - huhu
10

Led hiển thị

100% (3)

Preparing Vocabulary FOR UNIT 6
10

Led hiển thị

100% (2)



1.1.2 Khái niệm phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn
Phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn là phạm trù được hiểu theo 2 nghĩa
nếu xem xét theo mục tiêu của sự phân tích: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp,
phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn là phân tích một văn bản chính sách nào đó
của nông nghiệp, nông thôn đã được soạn thảo, đánh giá sự tác động của nó đến thực tiễn
khi triển khai để chọn các phương án của chính sách có hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra.
Theo nghĩa rộng, phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn là khoa học dựa
trên cơ sở các lý thuyết về kinh tế học và nhân văn để phân tích nơng nghiệp, nơng thơn
tìm ra trạng thái nông nghiệp, nông thôn cần sự can thiệp của chính sách; xác định các
mục tiêu, nội dung cần can thiệp và tác động của nó đến thực tiễn; xác định các điều kiện
cần thiết để thực hiện các can thiệp. Phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn nhằm
xây dựng, lựa chọn các chính sách có hiệu quả và tìm ra các biện pháp tổ chức thực hiện
có kết quả và hiệu quả chính sách.Như vậy theo nghĩa rộng, phân tích chính sách được
thực hiện trong soạn thảo, lựa chọn và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách. Mơn
học Phân tích chính sách nơng nghiệp, nông thôn được hiểu theo nghĩa rộng.
1.2 Cấu trúc của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn
Chính sách nơng nghiệp, nơng thơn có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, vai trị của chính
sách nơng nghiệp, nơng thơn chỉ có thể phát huy tác dụng khi nó được soạn thảo, ban
hành và triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu và các điều kiện phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Để soạn thảo, ban hành và triển khai thực hiện chính sách nông nghiệp, nông
thôn phù hợp, điều đầu tiên cần phải hiểu rõ cấu trúc của một văn bản chính sách.
Cấu trúc của văn bản chính sách nơng nghiệp, nơng thôn là kết cấu của các yếu tố
cấu thành nên một văn bản chính sách và các mối quan hệ của chúng. Trong hệ thống các
chính sách nơng nghiệp, nơng thơn có những loại văn bản khác nhau. Tuy có những biểu
hiện và dung lượng khác nhau, nhưng hầu hết các văn bản chính sách nơng nghiệp, nơng
thơn được cấu thành từ những yếu tố, những nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Mục tiêu của chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
- Mục tiêu chính sách nơng nghiệp, nơng thơn là những kết quả cần đạt được khi
thực hiện các chính sách nơng nghiệp, nơng thơn. Ví dụ: chính sách đất đai có mục tiêu

chung là hướng tới sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai. Trong những giai đoạn nhất định mục
tiêu đó có thể được cụ thể hố hơn như: chính sách đất đai có mục tiêu tập trung đất đai
7


để chuyển nơng nghiệp sang sản xuất hàng hố, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Chính
sách xố đói giảm nghèo có mục tiêu là giảm tỷ lệ nghèo. Những mục tiêu trên cần phải
đạt được trong và sau khi thực hiện các văn bản chính sách cụ thể đó.
Mục tiêu của văn bản chính sách có thể là những mục tiêu có tính chiến lược,
nhưng cũng có thể rất cụ thể và có phạm vị hạn hẹp. Mục tiêu của văn bản chính sách chi
phối nội dung khác của văn bản chính sách, nhưng nó cũng bị các yếu tố khác của văn
bản chính sách chi phối. Vì vậy có thể nói, mục tiêu văn bản chính sách có mối quan hệ
biện chứng với các bộ phận cịn lại của một văn bản chính sách. Mục tiêu cảu văn bản
chính sách được coi như là tiêu chí để phân loại văn bản chính sách nói chung, chính sách
nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Mục tiêu của văn bản chính sách thường được mơ tả ở
phần đầu và coi như là lý do để ban hành chính sách.
- Các căn cứ xác định mục tiêu chính sách nơng nghiệp, nơng thơn: Trong xây
dựng chính sách, xây dựng mục tiêu chính sách được tiến hành trước và đi từ định tính
đến định lượng. Để xác định đúng mục tiêu của văn bản chính sách nơng nghiệp, nơng
thơn cần phân tích các căn cứ, các nhân tố ảnh hưởng. Đó là:
+ Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn: Đây là căn cứ có tính chất định
hướng cho việc xây dựng chính sách. Mục tiêu phát triển nơng nghiệp, nơng thơn là căn
cứ để xác định mục tiêu của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn, bởi vì chính sách nơng
nghiệp, nơng thôn là công cụ của quản lý nông nghiệp, nông thôn. Sự phù hợp giữa mục
tiêu phát triển nông nghiệp, nơng thơn với mục tiêu của chính sách nơng nghiệp, nơng
thơn đảm bảo cho chính sách phát huy vai trị và làm tốt vai trị của cơng cụ quản lý.
+ Trạng thái của nông nghiệp, nông thôn: Nông nghiệp, nông thôn với tư cách là
đối tượng tác động tác động của chính sách nói chung, một văn bản chính sách nói riêng.
Nơng nghiệp, nơng thơn là tập hợp ngành và lĩnh vực, lập thành hệ thống với các vấn đề
kinh tế, xã hội hết sức phức tạp. Trong những vấn đề đó, chính sách thường tác động vào

các vấn đề gay cấn hoặc định hướng vào các vấn đề có xu hướng chuyển dịch mạnh trong
tương lai. Trạng thái của nông nghiệp, nông thôn vừa là căn cứ để xác định chính sách
cần phải tác động, vừa là căn cứ để xác định mục tiêu tác động của chính sách. Bởi vì,
nếu trạng thái hiện tại của nơng nghiệp nơng thơn là điểm ban đầu của thực hiện chính
sách thì trạng thái sau đó là mục tiêu của thực hiện chính sách. Mục tiêu của chính sách
sẽ phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái ban đầu của đối tượng mà chính sách sẽ tác động.
8


+ Các điều kiện để thực hiện chính sách: Các điều kiện thực hiện chính sách bao
gồm các điều kiện về vật chất, điều kiện về con người và điều kiện của cơ chế quản lý
chung. Đôi khi các điều kiện thực hiện chính sách cịn là những yếu tố mang tính xã hội
như phong tục tập quán, ý thức pháp luật… Điều kiện thực hiện chính sách là căn cứ để
xác định mục tiêu chính sách vì nó đảm bảo cho thực hiện được các mục tiêu của chính
sách.
- Phương pháp xác định mục tiêu của chính sách: để xác định mục tiêu chính sách
cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng, những căn cứ xác định mục tiêu. Trong phân tích
các nhân tố ảnh hưởng, mục tiêu phát triển nơng nghiệp, nơng thơn có tính định hướng
cho mục tiêu, các căn cứ và nhân tố còn lại giúp xác định mục tiêu có tính định lượng
trong từng văn bản chính sách cụ thể.
1.2.2. Trạng thái đối tượng chịu tác động của chính sách
Trạng thái đối tượng chịu tác động của chính sách là bộ phận trong một văn bản
chính sách. Trạng thái đối tượng chịu tác động của văn bản chính sách có thể được mơ tả
trước mục tiêu, nhưng cũng có thể mơ tả sau mục tiêu của văn bản chính sách. Cũng
giống như mục tiêu của văn bản chính sách, trạng thái đối tượng chịu tác động của chính
sách là một trong những lý do cần thiết để ban hành văn bản chính sách đó.
Nơng nghiệp, nông thôn là một hệ thống rất phức tạp. Trong cùng một thời điểm
chính sách nơng nghiệp, nơng thơn khơng thể tác động tất cả đến các hoạt động của nó.
Vì vậy, cần phải lựa chọn những đối tượng có sự gay cấn nhất, cần thiết tác động nhất để
ban hành chính sách. Trong bối cảnh như vậy, đối tượng tác động của chính sách đang ở

trạng thái nào sẽ cho ta mục tiêu, các nội dung tác động tương ứng.
Có nhiều phương pháp để xác định trạng thái đối tượng chịu tác động của chính
sách. Nhưng tựu chung lại, đó là các phương pháp phân tích, mổ xẻ các mối quan hệ kinh
tế của nông nghiệp, nông thôn để hiểu rõ bản chất và trạng thái của chúng. Từ đó lựa
chọn ra những đối tượng đang ở trạng thái cần phải có sự tác động của chính sách. Những
trạng thái chịu sự tác động của chính sách được lựa chọn và mơ tả trong một văn bản
chính sách nào đó là kết quả phân tích và lựa chọn của hàng loạt các vấn đề của nông
nghiệp, nông thôn.

9


1.2.3.Nội dung tác động của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn
Nội dung tác động của chính sách nơng nghiệp, nơng thơn: Đây là phần quan
trọng và thường có dung lượng lớn trong một văn bản chính sách. Nội dung tác động của
chính sách quy định đối tượng tác động của chính sách là ai, cái gì và những điều cần
phải tác động đến nó là gì.Với ý nghĩa trên, việc xác định đúng nội dung tác động của
chính sách là rất quan trọng. Để xác định đúng nội dung tác động của chính sách, cần
phải phân tích các căn cứ xác định. Những căn cứ chủ yếu để xác định nội dung tác động
của chính sách là:
+ Mục tiêu của văn bản chính sách: Đây là căn cứ để xác định nội dung tác động
bởi vì, mục tiêu là nhiệm vụ còn nội dung tác động được coi như là những biên pháp thực
hiện các nhiệm vụ đó.
+ Trạng thái của đối tượng chịu sự tác động của chính sách: Trong nhiều trường
hợp mục tiêu là điểm đến của tương lai sau khi thực hiện chính sách. Mục tiêu đó có thể
định lượng thành các chỉ tiêu cụ thể, nhưng cũng có thể khơng định lượng được. Trong
trường hợp này, trạng thái tác động là điểm đầu, mục tiêu là điểm cuối. Vì vậy, trạng thái
của đối tượng chịu tác động của chính sách cũng là căn cứ để xác định nội dung tác động
của chính sách Bởi vì, nếu trạng thái tác động của chính sách ở mức độ gay cấn thì nội
dung tác động của chính sách phải đủ mạnh để đưa nơng nghiệp, nơng thơn thốt ra khỏi

trạng thái đó.
+ Quy luật vận động của đối tượng: Đây là căn cứ quan trọng và phức tạp nhất
trong việc xác định nội dung tác động của chính sách. Quy luật vận động của đối tượng
tác động của chính sách là khách quan. Tuy nhiên, đối tượng tác động của chính sách
muốn vận động theo quy luật cần phải có những điều kiện nhất định. Nội dung tác động
của chính sách chính là việc tạo ra các điều kiện để đối tượng tác động của chính sách đạt
đến mục tiêu của chính sách theo đúng quy luật vận động của nó. Ví dụ: để nơng nghiệp
chuyển sang sản xuất hàng hoá cần phải tạo ra các điều kiện để tích tụ và tập trung các
yếu tố sản xuất. Việc tạo ra các điều kiện cho các yếu tố của sản xuất nông nghiệp sẽ là
một trong các giải pháp chuyển được nơng nghiệp sang sản xuất hàng hố. Việc tạo ra
những điều kiện cho q trình đó thực hiện chính là nội dung can thiệp của chính sách.
Tất nhiên, đối với một nước, ở một giai đoạn nào đó, những cản trở q trình đó sẽ biểu

10


hiện cụ thể trên thực tế. Nội dung can thiệp của chính sách, vì thế sẽ biểu hiện tương ứng
một cách cụ thể.
+ Các điều kiện thực hiện chính sách: Đây cũng là căn cứ để xác định nối dung
can thiệp của chính sách. Bởi vì đó là những điều kiện để thực hiện những can thiệp đó.
Ai cũng biết chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn thấp và cần phải có
chính sách hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn lao động. Nhưng hỗ trợ
cái gì, hỗ trợ đến đâu, hỗ trợ cho ai… là nội dung tác động của chính sách phát triển
nguồn nhân lực. Điều đó một mặt do các yêu cầu của quá trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực chi phối, nhưng còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của các nguồn lực
phục vụ cho sự hỗ trợ đó. Xác định mối quan hệ tương quan giữa yêu cầu và điều kiện
thực hiện sẽ tìm ra lời giải trong nội dung tác động của chính sách.
1.2.4. Điều kiện thực hiện chính sách (ràng buộc của chính sách)
Điều kiện thực hiện chính sách là những vấn đề cụ thể được quy định trong một
văn bản chính sách. Điều kiện đó có thể là những điều kiện về vật chất như tiền và các

phương tiện triển khai các nội dung của văn bản chính sách. Nhưng, điều kiện thực hiện
chính sách có thể cịn là các điều kiện về cơ chế, về con người và về tổ chức thực hiện
các nội dung đó…
Để xác định các điều kiện thực hiện chính sách phù hợp, cần căn cứ vào mục tiêu
và các nội dung tác động của chính sách. Bởi vì đây là những vấn đề quan trọng của một
văn bản chính sách, đảm bảo chính sách tác động có hiệu quả đến nông nghiệp, nông
thôn.
Như vậy, giữa mục tiêu và nội dung tác động của văn bản chính sách có mối quan
hệ nhân quả với các điều kiện thực hiện chính sách. Vì vậy, ngay trong quá trình xác định
mục tiêu và nội dung tác động của văn bản chính sách người soạn thảo chính sách đã phải
căn cứ vào các điều kiện thực hiện chính sách. Nhưng đó chỉ là tiềm năng có thể khai
thác các điều kiện để thực hiên các mục tiêu đó. Tuy nhiên, khi xây dựng các điều kiện
thực hiện chính sách người ta căn cứ vào mục tiêu và nội dung tác động của chính sách
để tính ra những điều kiện một cách cụ thể và đưa ra các giải pháp cụ thể để huy động và
tổ chức các điều kiện đó cho việc thực hiện chính sách.

11


Như vậy, một văn bản chính sách có 4 nội dung cơ bản. Những nội dung cơ bản
trên có những căn cứ và được xác định với yếu tố cấu tành riêng biệt. Tuy nhiên, giữa
cúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đảm bảo mối quan hệ biện chứng đó là đảm
bảo tính khoa học và tính khả thi của một văn bản chính sách phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn.
1.3 Vai trị của chính sách nơng nghiệp nơng thơn
- Vai trị trong soạn thảo và ban hành chính sách nơng nghiệp, nơng thơn: Về thực
chất, phân tích chính sách là việc vận dụng các lý thuyết, các công cụ và các phương
pháp của kinh tế học và nhân văn để mổ sẻ phân tích nơng nghiệp, nơng thơn tìm ra các
mối quan hệ và trạng thái của quan hệ đó, xác định các trạng thái cần có sự tác động của
chính sách. Như vậy, phân tích chính sách nơng nghiệp, nơng thơn trước hết có vai trị

quan trọng trong soạn thảo chính sách.
+ Trước hết, nhờ có phân tích chính sách các nhà soạn thảo chính sách mới tìm
được đối tượng cần thiết nhất có sự can thiệp của chính sách. Nơng nghiệp, nơng thơn là
một hệ thống các vấn đề phức tạp và luôn biến động. Sự tác động của chính sách là cần
thiết và có hiệu quả khi nó tác động đến các đối tượng đang cần và rất cần có sự can thiệp
của chính sách. Nếu coi nông nghiệp, nông thôn như là một cơ thể với nhiều trạng thái,
việc phân tích trạng thái của nông nghiệp, nông thôn như là người bác sỹ chuẩn đốn
đúng trạng thái sức khoẻ của cơ thể, tìm ra bộ phận bị hư tổn. Nhờ đó có biện pháp chữa
trị kịp thời.
+ Thứ hai nhờ có phân tích chính sách, các nhà soạn thảo chính sách xác định
đúng các nội dung của văn bản chính sách từ mục tiêu của chính sách đến các nội dung
tác động và cuối cùng là các điều kiện thực hiện của chính sách. Như vậy nhờ có phân
tích chính sách, các nhà soạn thảo chính sách có được văn bản chính sách phù hợp với
yêu cầu và những điều kiện tác động đến nơng nghiệp, nơng thơn. Trong trường hợp này,
nó giống như người bác sỹ sau khi chuẩn đoán đúng bệnh đã kê được đơn thuốc phù hợp
với trạng thái bệnh tật và điều kiện vật chất của người bệnh.
+ Thứ ba, thơng qua phân tích trạng thái nơng nghiệp, nơng thơn các nhà soạn thảo
chính sách đánh giá đúng hiệu quả các phương án tác động trước khi đưa ra thực hiện để
điều chỉnh và lựa chọn các phương án của văn bản chính sách; tìm ra những điểm chưa
hợp lý để có biện pháp khắc phục.
12


- Vai trị trong tổ chức thực hiện chính sách nơng nghiệp, nơng thơn: Đối với tổ
chức thực hiện chính sách, phân tích chính sách có vai trị rất quan trọng. Nó giúp cho
các cơ quan triển khai chính sách thấy rõ tính 2 mặt của những nội dung tác động của văn
bản chính sách. Từ đó, các nhà tổ chức thực hiện chính sách tìm mọi biện pháp khai thác
các tác động tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của từng văn bản chính sách.
Đối với những người chịu sự tác động của chính sách, sự phân tích tuy không đặt
ra trong các văn bản. Nhưng trên thực tế, đây là những đối tượng thực hiện phân tích một

cách tự phát và tích cực nhất. Khi phân tích, người chịu sự tác động của chính sách sẽ tìm
cách khai thác những khía cạnh tác động đến lợi ích của họ để thực hiện và những tác
động ảnh hưởng đến lợi ích của họ để lảng tránh. Sự phản ứng của những người chịu sự
tác động của chính sách theo 2 chiều hướng này nhiều khi được các nhà quản lý coi như
những phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề này một cách tích cực, bởi vì
những hành động đó khơng vi phạm pháp luật và sự phát hiện những kẽ hở chính sách có
lợi cho họ sẽ giúp cho các nhà soạn thảo chính sách hồn thiện chính sách làm cho các
chính sách nơng nghiệp, nơng thơn ngày càng có chất lượng cao hơn.
Cần phải thấy rõ rằng: một chính sách nói chung, chính sách nơng nghiệp, nơng
thơn soạn thảo tốt đến đâu thì sự tác động của chính sách đó cũng diễn ra theo 2 chiều
hướng khác nhau: tích cực và tiêu cực. Tính tích cực và tiêu cực có thể được xem xét
theo từng đối tượng khác nhau. Tích cực với đối tượng này, tiêu cực với đối tượng kia.
Trong trường hợp này, chính sách nơng nghiệp, nơng thơn vẫn được lựa chọn, nếu tác
động tích cực đến đối tượng theo mục tiêu đã lựa chọn và tích cực mạnh hơn tiêu cực.
Tuy nhiên, khi triển khai người ta sẽ phân tích để biết những hướng tác động của
chính sách để triển khai đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2: Liên hệ thực tiễn
2.1 Thơng tin tổng qan về chính sách
2.1.1 Tên chính sách: Chính sách "Xây dựng nền nơng nghiệp xanh tại Việt Nam"
2.1.2 Mục đích
Hiện nay, ngành nơng nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
lớn, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan: nguồn tài ngun cạn kiệt, suy thối
mơi trường, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của
13


thế giới. Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu
mà cịn là nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể. Theo số liệu kiểm kê khí nhà kính
năm 2016, sản xuất nơng nghiệp chiếm 13,9% tổng lượng phát thải khí nhà kính của quốc
gia. Phát thải tập trung ở các lĩnh vực trồng lúa nước, chăn nuôi, quản lý đất, sử dụng

phân bón, quản lý đất phát thải... Phát thải nơng nghiệp bao gồm khí CO2, CH4 và N2O.
Việt Nam có dấu chân carbon khá cao trong sản phẩm nông nghiệp và điều này gây ảnh
hưởng đến thành tích mà Việt Nam đã đạt được trong vòng 30 năm qua. Một số vùng ở
Việt Nam như Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như nước
biển dâng, xâm nhập mặn, mưa bất thường, hạn hán… dự kiến sẽ làm giảm năng suất lúa
gạo trong vòng 30 năm tới.
Ngành nông nghiệp cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư
duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền
vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng
xanh, kinh tế xanh”. Đẩy mạnh tích hợp các giá trị xanh, đa dạng sinh học sẽ là những
bước đột phá đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm
của châu Á thay vì chỉ xuất khẩu sản phẩm thơ, làm gia công với giá trị gia tăng thấp, dựa
trên khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội. Ngành nông nghiệp
bền vững cần dựa vào tri thức, xoay quanh giá trị tăng thêm, giảm thâm dụng tài nguyên,
giảm đáng kể dấu chân carbon, nhạy bén hơn trước nhu cầu trên toàn cầu với sản phẩm
thân thiện môi trường.
2.1.3 Đối tượng hướng đến
Một số vùng ở Việt Nam như Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn, mưa bất thường, hạn hán… dự kiến sẽ
làm giảm năng suất lúa gạo trong vòng 30 năm tới hướng tới những vùng nơng nghiệp
trên cả nước.
2.1.4 Tóm tắt nội dung của chính sách
Để triển khai Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg, Chính phủ đã đề ra 3 nhóm chính
sách:
Nhóm thứ nhất quy định trực tiếp liên quan đến nông nghiệp xanh bao gồm quy
hoạch và phân vùng sử dụng đất, các yêu cầu về đánh giá môi trường, giám sát và kiểm
14


sốt việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm, các chế tài xử phạt vi phạm mơi trường.
Nhóm chính sách thứ hai là các công cụ thị trường để giúp người sản xuất nông
nghiệp thực hiện các thực hành nông nghiệp thân thiện với mơi trường. Các cơng cụ của
nhóm chính sách này gồm giấy phép khí thải các-bon, trợ cấp hỗ trợ việc nghiên cứu và
áp dụng các công nghệ xanh, chi trả dịch vụ mơi trường, hình thành các Quỹ Bảo vệ mơi
trường, áp dụng các loại phí bảo vệ mơi trường và thuế sử dụng tài ngun.
Nhóm chính sách thứ ba liên quan đến cơng nghệ và giáo dục nâng cao nhận thức,
bao gồm việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp xanh, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ xanh, công bố các trường hợp gây hại môi trường đối với cộng
đồng, giáo dục và nâng cao nhận thức, hình thành các nhãn hiệu sinh thái dựa trên các
quy trình thân thiện môi trường (VietGAP, UTZ...). Việt Nam đã thành lập Hội đồng
Quốc gia về Phát triển bền vững thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững của quốc gia. Đối
với ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thành lập Ban
chỉ đạo về Phát triển bền vững vào năm 2013 để xây dựng các chương trình/kế hoạch
hành động cho phát triển bền vững trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai
đoạn 2015-2020 và lồng ghép nội dung chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 20112020 vào q trình hoạch định chính sách.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang triển khai xây dựng Kế hoạch
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn 2050, bao gồm Kế hoạch “Giảm phát thải khí mê-tan trong lĩnh vực
nơng nghiệp đến năm 2030”.
Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp
hữu cơ để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản
phẩm hữu cơ. Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đã được phê
duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.Đề án
được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề
án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững

15



2.2 Đánh giá cấu trúc của chính sách
Để triển khai Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg, Chính phủ đã đề ra 3 nhóm chính
sách:
Nhóm thứ nhất quy định trực tiếp liên quan đến nông nghiệp xanh bao gồm quy
hoạch và phân vùng sử dụng đất, các yêu cầu về đánh giá môi trường, giám sát và kiểm
sốt việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, các chế tài xử phạt vi phạm mơi trường.
Nhóm chính sách thứ hai là các cơng cụ thị trường để giúp người sản xuất nông
nghiệp thực hiện các thực hành nông nghiệp thân thiện với môi trường. Các cơng cụ của
nhóm chính sách này gồm giấy phép khí thải các-bon, trợ cấp hỗ trợ việc nghiên cứu và
áp dụng các công nghệ xanh, chi trả dịch vụ mơi trường, hình thành các Quỹ Bảo vệ mơi
trường, áp dụng các loại phí bảo vệ mơi trường và thuế sử dụng tài ngun.
Nhóm chính sách thứ ba liên quan đến công nghệ và giáo dục nâng cao nhận thức,
bao gồm việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp xanh, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ xanh, công bố các trường hợp gây hại môi trường đối với cộng
đồng, giáo dục và nâng cao nhận thức, hình thành các nhãn hiệu sinh thái dựa trên các
quy trình thân thiện mơi trường (VietGAP, UTZ...). Việt Nam đã thành lập Hội đồng
Quốc gia về Phát triển bền vững thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững của quốc gia. Đối
với ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thành lập Ban
chỉ đạo về Phát triển bền vững vào năm 2013 để xây dựng các chương trình/kế hoạch
hành động cho phát triển bền vững trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai
đoạn 2015-2020 và lồng ghép nội dung chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 20112020 vào quá trình hoạch định chính sách.
2.3 Đánh giá vai trị của chính sách và mối quan hệ với các chính sách liên quan
2.3.1 Vai trị của chính sách
Vai trị chính của chính sách nông nghiệp xanh - nông nghiệp trách nhiệm là cải
thiện môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng nông sản…; gia tăng năng lực sản xuất
cho người nông dân cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Và
mấu chốt là một nền nơng nghiệp có trách nhiệm, an tồn, vì cộng đồng, trong đó, chú
trọng việc hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa

học…
16


Với sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện
chính sách thơng qua những mơ hình nơng nghiệp xanh - nơng nghiệp trách nhiệm sẽ tạo
con đường đến với nông sản sạch đại trà cho hết thảy người tiêu dùng sẽ ngắn hơn. Nơng
sản Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thời hội nhập kinh tế quốc tế.
Nông nghiệp nước nhà sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
2.3.2 Mối quan hệ với các chính sách khác
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050" với mục tiêu “Xây
dựng nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu và thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí
nhà kính… Sản xuất nơng nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Phát
triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hồn, ít phát thải, thân thiện với mơi trường và
thích ứng với khí hậu...".
Việt Nam cũng đang tích cực thực hiện các cam kết tại COP26 thông qua các kế
hoạch/chương trình về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nơng nghiệp bao gồm cả
phát thải khí mê-tan. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào một số sáng kiến
về Hệ thống lương thực thực phẩm Liên Hợp Quốc, gồm Trung tâm Đổi mới Sáng tạo
Lương thực, Thực phẩm tại Việt Nam (Food innovation Hub); Sáng kiến “100 triệu nông
dân: chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường”
(100 Million Farmers Initiative: Transitioning towards net-zero, nature-positive food
systems); Sáng kiến “Đổi mới nơng nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu” (Agriculture
Innovation Mission for Climate - AIM for Climate); “Liên minh hành động thúc đẩy tăng
trưởng năng suất bền vững cho an ninh lương thực và bảo tồn tài nguyên” (Coalition of
Action on Sustainable Productivity Growth for Food Security and Resource Conservation
- SPG).

Để thực hiện Chiến lược, cam kết quốc tế và các sáng kiến vừa nếu, Việt Nam cần
phải có nỗ lực rất lớn, khơng chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp,
người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau để khơi thông
nguồn lực đầu tư của tồn xã hội và chuyển đổi mơ hình sản xuất từ “tăng trưởng về sản

17


lượng, năng suất, sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài ngun” sang mơ hình tăng
trưởng nơng nghiệp “xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với nhóm chuyên gia của Liên minh các
Viện nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế (One CGIAR) mà trong đó IFPRI là một thành
viên quan trọng xây dựng dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống
thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021-2030”.
CHƯƠNG 3: Đề xuất giải pháp
3.1 Phân tích ưu điểm và hạn chế của chính sách
3.1.1 Ưu điểm
Chính sách nơng nghiệp xanh là cách tối ưu hóa nguồn lực để sản xuất nhiều thực
phẩm hơn,chất lượng hơn nhưng tiêu tốn nguyên liệu đầu vào ít hơn, đóng góp ít hơn
lượng phát thải khí nhà kính. Nơng nghiệp xanh là nền nơng nghiệp sản xuất áp dụng
đồng bộ các quy trình, cơng nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất,
sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nơng nghiệp xanh hướng đến nâng
cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nơng dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn,
bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp… đảm bảo nông nghiệp bền
vững trên cả trụ cột kinh tế - xã hội và mơi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế
xanh.Thời gian qua, đã có nhiều mơ hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các
kỹ thuật và công nghệ, quy trình ni trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho
năng suất, chất lượng môi trường cao.
- Sự phát triển của các mơ hình canh tác lúa bền vững (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5

giảm, 1 phải 6 giảm, SRI, ICM…) trong những năm gần đây tiếp tục cho thấy sự chuyển
biến rõ về nhận thức, thay đổi tập quán canh tác lâu đời của người nông dân trồng lúa tại
Việt Nam. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã nâng cao về nhận thứccho
nông dân trong. Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã và đang mang lại
nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp giảm chi phí sản xuất và giảm gây ô nhiễm môi trường.
- Trong chăn nuôi, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp… bằng
cách xây dựng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mơ khác nhau. Cùng
với các cơng trình khí sinh học, ngành chăn ni đang đẩy mạnh hướng dẫn nông dân thu
18


gom chất thải vật nuôi để nuôi trùn quế, ruồi lính đen… tạo nguồn protein làm thức ăn
cho vật ni trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vừa chuyển hóa chất thải
thành phân bón hữu cơ, giảm tác hại đến môi trường.
- Cũng với xu hướng tận dụng và khai thác hết giá trị của một sản phẩm nơng
nghiệp thay cho chỉ khai thác một khía cạnh kinh tế của sản phẩm, cách sản xuất sản
phẩm, kinh doanh q trình hình thành sản phẩm thơng qua gắn kết du lịch đang giúp
người nông dân tăng thêm thu nhập. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cũng đang là
một hướng đi trong phát triển nông nghiệp xanh được nhiều địa phương khai phá.
Những trang trại có thể gắn kết với các làng nghề truyền thống xung quanh trên cơ
sở nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tạo các sản phẩm nơng nghiệp xanh, sạch, an tồn của
vùng để thu hút, phục vụ khách du lịch. Sự liên kết trong và ngồi vùng thơng qua thị
trường du khách để tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nơng nghiệp đặc sản, đặc hữu,
như: thảo dược, sữa, chè, rau quả sạch... Nhiều vùng, 50% thu nhập của nông dân đến từ
dịch vụ, như: cho thuê homestay, tham quan, trải nghiệm cơng việc nhà nơng...
3.1.2 Nhược điểm
Nhìn chung, hệ thống chính sách, thể chế liên quan đến nông nghiệp xanh của Việt
Nam khá đầy đủ với sự phối hợp của nhiều loại cơng cụ có các chức năng khác nhau. Tuy
nhiên, khung chính sách này vẫn cịn nhiều điểm bất cập cần tháo gỡ.
Lập kế hoạch và phân vùng sử dụng đất: Trên thực tế, việc quy hoạch và phân

vùng sử dụng đất thường xuyên xảy ra sai phạm bởi thiếu sự phối hợp và nhất quán giữa
các ngành và các tỉnh/thành trong việc lập kế hoạch và phân vùng sử dụng đất. Trong một
số trường hợp, quyền lợi của các bên liên quan như các cơng ty, chính phủ, các tổ chức xã
hội dân sự và những tổ chức khác không được xem xét đầy đủ khi xây dựng các quy
hoạch. Mặt khác, lợi nhuận từ việc vi phạm quyền sử dụng đất để sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp thường cao hơn nhiều so với việc tuân thủ các điều khoản sử dụng đất. Chi
phí giao dịch cho việc giám sát một số lượng lớn các nhà sản xuất nhỏ theo quy hoạch và
phân vùng sử dụng đất là rất cao.
Đánh giá mơi trường: Nhìn chung, chính sách này được các doanh nghiệp thực
hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc giám sát doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp theo khung đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với một số lượng lớn các
19


doanh nghiệp quy mô nhỏ và các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nơng thơn là rất tốn kém.
Vì vậy, trên thực tế các hoạt động giám sát của ĐTM cịn nhiều hạn chế.
Trợ cấp cho nơng nghiệp xanh: Gần đây, Chính phủ đã tập trung vào vấn đề này,
tuy nhiên, Việt Nam còn đang thiếu một chiến lược rõ ràng (hoặc chỉ là một danh sách ưu
tiên) cho công nghệ nông nghiệp xanh để tận dụng lợi thế về sức mạnh của nông nghiệp
và nắm bắt thị trường cho sản phẩm nông nghiệp xanh trong tương lai.
Chi trả dịch vụ môi trường: Mặc dù chi trả dịch vụ mơi trường rừng (FES) đã đạt
được những kết quả tích cực, tuy nhiên trong q trình thực hiện chính sách vẫn cịn có
những hạn chế như việc giải ngân kinh phí cho các doanh nghiệp lâm nghiệp cịn chậm,
việc thực hiện trách nhiệm của cá nhân đối với FES vẫn chưa đủ, các khoản nợ của FES
vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các Bộ đã dẫn đến thực
trạng các doanh nghiệp từ chối trả FES.
Thuế, phí mơi trường: Hiện nay, mặc dù hệ thống chính sách về tính phí mơi
trường đã được hoàn thành, tuy nhiên tác động của các quy định vẫn cịn hạn chế. Phí
mơi trường đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc thu ngân và thực thi, vì
sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam vẫn ở quy mơ nhỏ, lượng khí thải từ mỗi hộ gia đình

sản xuất nơng nghiệp là thấp, trong khi chi phí giao dịch thu lệ phí và thực thi là cao. Đối
với thuế mơi trường, do được tính vào giá của sản phẩm, nên trong hầu hết các trường
hợp, các hộ gia đình nhỏ khơng nhận thức được sự tồn tại của thuế này.
Chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức: Công tác truyền thông và nâng cao
nhận thức chưa có những bước chuyển đáng kể trong việc thay đổi quan điểm và nhận
thức của người sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nơng nghiệp. Vai trị của các tổ chức xã
hội như Hội Nông dân và Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam trong khuyến khích nơng
nghiệp xanh vẫn còn hạn chế.
3.2 Đề xuất giải pháp
Để vượt qua những rào cản khi thực hiện nông nghiệp xanh và nắm bắt cơ hội
trong bối cảnh phát triển mới, xin đề xuất một số định hướng:
Một là, xác định tầm nhìn nơng nghiệp xanh: Ưu tiên hàng đầu đối với các đơn vị
chính quyền cấp quốc gia, tỉnh/thành phố và địa phương là phát triển một khái niệm và
các chỉ số về nơng nghiệp xanh hoặc một tầm nhìn cho nông nghiệp xanh. Trong chiến
20


lược này, mục tiêu phát triển ngành cần được tích hợp với mục tiêu bảo vệ tài nguyên
môi trường; mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn xanh cần phải phù hợp với mục
tiêu phát triển các ngành khác. Điều này đòi hỏi sự gắn kết và tham gia của nhiều đối
tượng, những người có thể chia sẻ tầm nhìn và cùng thực hiện.
Hai là, xây dựng hệ thống chính sách nơng nghiệp xanh và xác định rõ vai trị của
chính sách trung ương và địa phương: Dựa trên tầm nhìn này, cần thiết xây dựng hỗ trợ
chính sách cấp cao và đa ngành để triển khai bản chiến lược tăng trưởng nông nghiệp
xanh và thiết lập các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe con người, hệ sinh thái và tiếp cận
tài nguyên. Vai trò rõ ràng của các cấp chính quyền rất quan trọng trong việc đảm bảo sự
thành công khi thực hiện chiến lược tăng trưởng nông xanh trong nghiệp xanh.
Ba là, nhân rộng các mơ hình nông nghiệp xanh: Các tổ chức xã hội dân sự đã
phát triển nhiều mơ hình thí điểm, nghiên cứu các phương pháp sản xuất mới và thực
hành quản lý tài nguyên thiên nhiên đã khắc phục được sự đánh đổi giữa năng suất nông

nghiệp và mục tiêu môi trường. Do đó, cần phải đánh giá các tác động kinh tế, xã hội và
môi trường của thực hành nông nghiệp xanh và kiểm tra những ưu điểm/nhược điểm của
các mơ hình này để nâng cấp, tăng quy mô và nhân rộng.
Bốn là, hỗ trợ và tích hợp các chứng chỉ mơi trường vào chiến lược chính sách:
Chứng nhận nói chung khơng phải là điều kiện đủ để đạt được các mục tiêu mơi trường.
Các tiêu chuẩn có xu hướng tập trung vào biện pháp canh tác ở cấp độ trang trại chứ
khơng phải các mục đích sử dụng đất và sản xuất trong một khơng gian lớn, do đó hiệu
quả của chứng nhận trong việc đẩy mạnh đa dạng ngoài quy mơ trang trại nói chung là
thấp. Vì vậy, các cơng cụ bổ sung khác, như: khuyến nông, quy hoạch sử dụng đất hoặc
quản lý cảnh quan tích hợp là cẩn thiết để nâng cao hiệu quả các chứng chỉ môi trường.
Năm là, thúc đẩy liên kết nông dân - doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp
xanh: Các biện pháp canh tác của nơng nghiệp xanh chỉ có thể thực hiện lâu dài nếu nông
dân thu được nhiều lợi nhuận hơn so với phương thức canh tác truyền thống. Điều này
chỉ được đảm bảo nếu sản phẩm nông nghiệp xanh được bán ở các kênh thị trường giá trị
cao, mà người nông dân thường không vươn tới được do giới hạn về năng lực.
Trên thực tế, hiện nay, doanh nghiệp là chìa khóa thúc đẩy chuỗi giá trị xanh ở
Việt Nam do họ có vốn, năng lực quản lý và khả năng tiếp cận thông tin. Các doanh
21


nghiệp nên tổ chức, định hướng và tạo điều kiện để các hộ nông dân nhỏ tiếp cận được
với thị trường nơng nghiệp xanh. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hỗ trợ vốn và công nghệ để
thúc đẩy phương pháp này trong việc tạo ra các chuỗi giá trị nông nghiệp xanh.
Sáu là, thúc đẩy đa dạng hóa trong sử dụng đất dựa trên tiếp cận cảnh quan xanh:
Một khi hệ thống chính sách nơng nghiệp xanh và vai trị tương ứng của chính sách
Trung ương và địa phương được xác định rõ ràng, có thể bắt đầu quy trình lập kế hoạch
cảnh quan nông nghiệp. Tiếp cận cảnh quan thường được áp dụng trên một vùng sinh thái
rộng, tại đó các ngành, Trung ương và địa phương sẽ cùng thảo luận để có được một quy
hoạch cảnh quan phù hợp, đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất và các dịch vụ môi
trường.


22



×