Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(Luận văn tốt nghiệp) tìm hiểu khu di tích lý thường kiệt tại xã tam giang, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 81 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

ĐỀ TÀI

h
TÌM HIỂU KHU DI TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT TẠI XÃ TAM
GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Mã số: DTSV.08.2021

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Đắc Hào
Lớp

: 1905QLVA

Cán bộ hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Kim Chi


Hà Nội 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu là hoàn toàn
trung thực. Mọi thơng tin nghiên cứu được đều do chính bản thân tôi trực tiếp
thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

NGUYỄN ĐẮC HÀO

h
[1]




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu khu di tích Lý Thường
Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”, chúng tôi xin
được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, tập thể đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết,chúng tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới Ths Nguyễn
Thị Kim Chi - là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt q
trình nghiên cứu khóa luận.
Chúng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý di tích khu di tích Lý
Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp
cho tôi nhiều thơng tin q báu trong suốt q trình khảo sát làm bài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Quản lý xã
hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong

h

q trình khảo sát, thu thập thơng tin, tài liệu liên quan đến đề tài.
Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, tư duy cịn nhiều
hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn để bản thân có thể hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

[2]


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
CHƯƠNG1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN
VỀ KHU DI TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT, XÃ TAM GIANG , HUYỆN
YÊN PHONG , TỈNH BẮC NINH .............................................................. 11
1.1. Khái quát về di tích lịch sử .............................................................. 11
1.1.1. Định nghĩa về di tích lịch sử. ........................................................ 11
1.1.2. Đặc điểm của các di tích lịch sử.................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa............................................................................................ 15
1.2. Giá trị của di tích lịch sử .................................................................. 19

h

1.3. Tổng quan về xã Tam Giang , huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh20
1.4. Khái quát về khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. ............................................................ 21
1.4.1.Vài nét về đền thờ của Việt Nam .................................................... 21
1.4.2. Quá trình tồn tại của di tích. ......................................................... 23
1.4.3. Sự tích nhân vật được thờ . ........................................................... 23
TIỂU KẾT .................................................................................................. 34
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LÝ THƯỜNG
KIỆT XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH .... 35
2.1. Giá trị kiến trúc khu di tích Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang ,
huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 35
2.1.1. Không gian cảnh quan. ................................................................. 35
[3]


2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc.............................................................. 36
2.2. Giá trị về mặt văn hóa . ...................................................................... 39
2.3. Lễ hội chiến thắng Như Nguyệt ......................................................... 42

Tiểu kết ........................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT, XÃ TAM GIANG ,
HUYỆN YÊN PHONG , TỈNH BẮC NINH ............................................... 59
3.1. Điều kiện tác động đến bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di
Tích Lý Thường Kiệt, Xã Tam Giang , Huyện Yên Phong , Tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................. 59
3.2. Giải pháp bảo tồn Khu Di Tích Lý Thường Kiệt, Xã Tam Giang ,
Huyện Yên Phong , Tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 60

h

3.2.1. Giải pháp bảo quản , tu bổ , tôn tạo di tích đền. .......................... 60
3.2.2.Giải pháp nâng cao giá trị tâm linh. .............................................. 64
3.2.3. Giải pháp “Nâng cao chất lượng của các chủ thể quản lý”........ 66
3.2.4. Bảo tồn lễ hội đền Thái Úy Lý Thường Kiệt ................................ 68
Tiểu kết ........................................................................................................ 70
KẾT LUẬN ........................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 73
Phụ Lục .............................................................................................. 74

[4]


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tỉnh Bắc Ninh với hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xây dựng qua
nhiều triều đại, là những danh thắng lịch sử có giá trị, nơi tham quan của
khách thập phương . Bắc Ninh hiện có 1.558 di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu

là các di tích: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành); chùa Phật Tích (Tiên
Du); di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (thị xã Từ
Sơn) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt… 8
Bảo vật Quốc gia, trong đó có 5 hiện vật là: Tượng A di đà (chùa Phật Tích,
Tiên Du), Tượng Rồng đá/Xà thần (đền thờ Lê Văn Thịnh, Gia Bình), Tượng

h

Phật nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Thuận Thành), Bia “Xá lợi tháp
minh” (Bảo tàng tỉnh), Cột đá chạm rồng (chùa Dạm, thành phố Bắc Ninh);
và 3 nhóm bảo vật là: Bộ tượng Tam thế (chùa Linh Ứng, Gia Đông, Thuận
Thành), Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu (ở các chùa Dâu, chùa Tướng,
chùa Dàn thuộc huyện Thuận Thành), Bộ tượng 10 linh thú đá (chùa Phật
Tích, Tiên Du).
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt nam
đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, nhưng chiến thắng Như Nguyệt năm
1077 chống quân xâm lược nhà Tống do Thái úy Lý thường Kiệt (Ngô Tuấn)
lãnh đạo vẫn được lịch sử tôn vinh như một trong những kỳ tích huy hồng
trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất
nước. Những giá trị ấy đã được nhân dân ta luôn gìn giữ, phát huy làm cho

[5]


lịch sử dân tộc ngày càng thêm rạng rỡ, trở thành truyền thống quý báu trong
sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử, văn hóa đó và thể theo nguyện vọng
của nhân dân, Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng đền thờ Lý Thương Kiệt
vào ngày 7/2/2017 và dần hình thành nên quần thể khu di tích về thái úy Lý
Thường Kiệt bao gồm phịng tuyến sơng Như Nguyệt , đền thờ Lý Thường

Kiệt, đền Xà .
Để gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn của di tích lịch sử văn hóa
này rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc trùng tu, tôn tạo,
quảng bá giới thiệu, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân
dân, giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc
cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay.Đồng thời hoạt động du lịch tại
khu di tích cịn diễn ra một cách tự phát , chưa có quy hoạch cụ thể đồng bộ ,

h

cũng như chưa có sự quản lí một cách chặt chẽ các nguồn tài nguyên từ phía
chính quyền địa phương , gây ra lãng phí lớn về nguồn tìa nguyên . Hơn thế
nữa , những lợi ích về kinh tế do du lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm
năng , cụ thể đó là sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương cịn
rất hạn chế . Do đó , người viết đã lựa chọn đề tài khoa học ; “Tìm hiểu khu
di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh” nhằm tìm hiểu tổng quan về khu di tích và từ đó đề xuất những giải
pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch tâm linh văn hóa của huyện Yên
Phong nói riêng , tỉnh Bắc Ninh nói chung một cách hiệu quả.

[6]


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Về di tích lịch sử ở nước ta , lâu nay đã được nhiều người quan tâm ,
nghiên cứu
Các đề tài về tìm hiều giá trị và các cơng tác quản lý di tích đã được
đề cập trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và cho đến nay đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử cũng như cơng tác quản lý di
tích ở nước ta. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau;

Cuốn Di tích thắng cảnh Việt Nam ( nhiều tác giả)
Cuốn Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam(nhiều tác giả) Trong những năm
gần đây Việt Nam đã được ủy ban di sản thế giới UNESCO công nhận một số
di sản văn hóa thế giới như: Quần thể di tích Cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long,Phố
Cổ Hội An, Vương Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, khơng gian văn hóa cồng

h

chiêng Tây Ngun, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội…. và mới đây nhất
vào ngày 27/6/2011 Thành nhà Hồ đã được công nhận di sản văn hoá thế
giới.Để các nhà nghiên cứu, trường học, các công ty lữ hành du lịch và quý
độc giả quan tâm đến lĩnh vực này NXB Lao động cho biên soạn cuốn sách
“Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết
về giá trị địa danh văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đất nước Việt Nam,
hy vọng làm phong phú thêm tinh thần của những người Việt Nam và những
người bạn nước ngồi có mong muốn hiểu biết về Việt Nam.
Trên đây là một số những tư liệu tơi đã tham khảo và tìm hiểu cho thấy
các tác giả đi trước đã nghiên cứu tương đối nhiều về di tích lịch sử. Nhưng
thơng qua cơng tác sưu tầm tư liệu thì chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
đi sâu, tìm hiểu cụ thể về giá trị khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang,

[7]


huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và
phát huy giá trị khi di tích.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm nghiên tìm hiểu các mặt giá trị về lịch sử văn hóa và kiến
trúc nghệ thuật khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh
Trên cơ sở khảo sát thực địa tại di tích , cùng với những hiểu biết của bản
thân , bước đầu đưa ra những nhận xét , đánh giá , đề xuất một số giải pháp để
bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của di tích trong giai đoạn hiện nay.

h
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Trình bày cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử và tổng quan địa bàn
nghiên cứu.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý khu di tích Lý Thường Kiệt tại
xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di tích và nâng cao
hiệu quả quản lý khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.

[8]


5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về giá trị khu
di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: : Đền thờ Lý Thường Kiệt , Đền Xà , phịng tuyến
sơng Như Nguyệt và khơng gian văn hóa nơi bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận, tôi vận dụng một
số phương pháp nghiên cứu trong khoa học như sau:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế và phỏng vấn: Chúng tôi trực tiếp
tham quan và khảo sát Đền thờ Lý Thường Kiệt , Đền Xà , phịng tuyến sơng
Như Nguyệt và khơng gian văn hóa nơi bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử . Ngồi
ra,chúng tơi tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ làm công tác quản lý

, người dân địa phương và khách du lịch để thu thập thông tin một cách chính

h

xác, đa dạng, làm cứ liệu cho việc thực hiện đề tài. Để có những nguồn tin chính
xác tơi đã phỏng vấn trực tiếp và trao đổi với những cán bộ sau:
Ơng Chu Văn Khiết – Phó chủ tịch xã Tam Giang
Ơng Nguyễn Đắc Hiến – Bí Thư Chi Bộ Thơn Đồi
Ơng Nguyễn Đắc Huệ - Ban quản lý di tích
Ơng Lê Hũu Diện – Ban quản lý di tích
-

Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu:

Qua q trình nghiên cứu tơi đã tổng hợp thơng tin trên nhiều phương diện và
nhiều nguồn khác nhau sau đó thu thập lại và tổng hợp, phân tích các khía cạnh
của di tích, qua thực trạng di tích, từ đó thấy được nét đặc trưng của di tích đền
Xà và đưa ra những đóng góp về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của khu
di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

[9]


7. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
-Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cung cấp
thêm cơ sở lý luận khoa học cho công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch
sử nói chung và của khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
-Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của khu di tích Lý Thường

Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra kết quả
nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành quản lý văn
hóa trong học tập.
8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục đề tài gồm 3
chương sau:

h

Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích và tổng quan về khu di tích đền Xà , xã
Tam Giang , huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Khảo sát giá trị khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam
Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3 : Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Lý
Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

[10]


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN VỀ
KHU DI TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT, XÃ TAM GIANG ,
HUYỆN YÊN PHONG , TỈNH BẮC NINH
1.1. Khái quát về di tích lịch sử

1.1.1. Định nghĩa về di tích lịch sử
Di tích lịch sử-văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan,
trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con
người trong lịch sử sáng tạo ra. Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy
rằng di tích lịch sử-văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con

người trong q trình lịch sử cịn sót lại.

h

Đất nước Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm giữ nước và dựng nước.
Trang sử hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di
tích-di vật, hình ảnh, chữ viết, ngơn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn
sử liệu ấy thì di tích lịch sử-văn hóa đóng vai trị như một nguồn sử liệu vật
chất quan trọng. Nó cho chúng ta một số thơng tin trực tiếp từ những hoạt động
của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc khơng
có điều kiện đề cập tới (dĩ nhiên, các nguồn sử liệu khác cũng có những ưu thế
riêng). Thơng tin từ những nguồn sử liệu này đã giúp cho các nhà nghiên cứu
lịch sử có những bằng chứng để khẳng định thêm sự có mặt của nhóm cộng
đồng cư dân đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.
Di tích lịch sử-văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan,
trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người
trong lịch sử sáng tạo ra.
[11]


Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử-văn hóa
là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử cịn
sót lại. Di tích lịch sử-văn hóa được phân chia thành các loại như: di tích khảo
cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa-nghệ thuật. Trong bài viết này, chúng tơi
phân tích nguồn sử liệu trực tiếp từ các loại hình di tích nói trên. Những thơng
tin trực tiếp từ những di tích ấy sẽ góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của các di tích lịch sử
Dựa theo đặc điểm, tính chất chúng ta có 2 dạng di tích lịch sử :
A, Các di tích khảo cổ.
Chúng ta đều biết con người xuất hiện trên trái đất từ kỷ thứ tư (còn gọi

là kỷ Nhân sinh), cụ thể hơn nữa, con người đã xuất hiện cách chúng ta
khoảng hai triệu năm. Còn chữ viết do con người sáng tạo ra thì xuất hiện

h

muộn hơn nhiều, mới cách chúng ta khoảng 6 nghìn năm (tức 4 nghìn năm
trước Cơng ngun). Nhưng chúng ta vẫn biết được người xưa xuất hiện trên
mảnh đất hình chữ S này từ khi nào. Dựa vào những chiếc răng hóa thạch của
người-vượn trong hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở Lạng Sơn, chúng ta biết
được con người đã sinh sống trên đất Việt Nam ít nhất cách ngày nay nửa
triệu năm. Dựa vào những công cụ đá của người nguyên thủy ở núi Đọ, Quan
n, Núi Nng ở Thanh Hóa; hang Giòn, Dầu Giây thuộc vùng Xuân Lộc
tỉnh Đồng Nai, chúng ta biết được con người đã sinh sống trên mảnh đất này
suốt từ Nam ra tới Bắc cách chúng ta khoảng 300 nghìn năm (niên đại của Sơ
kỳ đá cũ).
Trước đây, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, có thời nhiều nhà nghiên cứu
lịch sử cho rằng Việt Nam dựng nước vào khoảng hai nghìn năm trước Cơng
ngun tức là bốn nghìn năm cách ngày nay (vào thời Văn hóa Phùng nguyên
trong Khảo cổ học). Ở Văn hóa Phùng Ngun, dấu tích văn hóa vật chất của
[12]


người xưa để lại chỉ là đồ đá được mài nhẵn tồn thân, đồ gốm, chưa có đồ
dùng bằng đồng, chỉ có xỉ đồng, gỉ đồng. Với số lượng và loại hình cơng cụ
bằng đá như vậy, nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng về hạ tầng cơ sở, ở
nền văn hóa Phùng Nguyên, chưa thể có sản phẩm dư thừa trong xã hội. Và
như vậy chưa thể có sự phân hóa giai cấp, chưa xuất hiện kẻ giàu người nghèo
và do đó dẫn tới chưa thể hình thành nhà nước. Các nhà nghiên cứu còn cho
rằng nhà nước sơ khai ở Việt Nam chỉ có thể xuất hiện ở nền văn hóa Đơng
Sơn (niên đại mở đầu vào khoảng 800-700 năm trước Cơng ngun). Bởi vì ở

nền văn hóa này, cơng cụ lao động và đồ dùng bằng đồng chiếm ưu thế, đã xuất
hiện đồ sắt, cụ thể là cơng cụ lao động và vũ khí bằng sắt. Kết luận trên là hồn
tồn có cơ sở vì vào thời điểm tương tự, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều nhà
nước sơ khai. Để có được kết luận quan trọng này, các nhà nghiên cứ lịch sử
một lần nữa lại dựa vào những sử liệu vật chất tại các loại hình di tích khảo cổ

h

học. Chúng ta biết rằng, khi chưa xuất hiện chữ viết, việc nghiên cứu lịch sử
các dân tộc trên thế giới phần lớn là dựa vào những sử liệu vật chất do hoạt
động của con người để lại trong q khứ.
Ngày nay, cũng khơng ít nhà sử học cho rằng vào thời Hùng Vương chưa
thể có đồ sắt, có chăng chỉ là đồ đồng. Câu chuyện Thánh Gióng với các chi
tiết “ngựa sắt", “áo giáp sắt”, “roi sắt” có chăng chỉ là những ước mơ của người
Việt cổ về một thứ kim loại có nhiều tính năng tác dụng ưu việt, lại có hiệu quả
hơn kim loại bằng đồng. Nhưng trên thực tế, việc khai quật các di tích dưới
chân thành Cổ Loa (vào trước thời đại An Dương Vương) các nhà khoa học đã
thu được nhiều đồ vật bằng sắt. Đây là những chứng cứ vật chất quan trọng
giúp chúng ta khẳng định vào thời kỳ xa xưa, ít nhất là sớm hơn thời đại An
Dương Vương, đồ sắt đã xuất hiện ở nước ta.

[13]


Một điều thú vị nữa là ở câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng có một
chi tiết khiến các nhà nghiên cứu lịch sử lâu nay vẫn nghi ngờ là: vào thời Hùng
Vương, “giặc Ân” sang cướp nước ta. Giặc Ân ở đây là giặc nào? Có phải thời
Ân-Thương ở phía Bắc Trung Quốc cùng thời không. Khi khai quật các di chỉ
thuộc Văn hóa Phùng Nguyên (từ 2000 đến 1500 năm trước Công nguyên) các
nhà sử học đã thu thập được những hiện vật rất lạ, lúc đầu chưa biết chúng là

gì và nguồn gốc chúng từ đâu. Gần đây các nhà sử học Trung Quốc đã tiến hành
khai quật các di chỉ thuộc thời Ân-Thương, họ cũng thu được những hiện vật
được gọi tên là “nha chương”. Khi đưa các ”nha chương” do chúng ta khai quật
ở di chỉ Phùng Nguyên và so sánh với các nha chương tìm thấy ở Trung Quốc
thì giống hệt nhau. Dùng phương pháp các bon phóng xạ để kiểm tra niên đại
các hiện vật được khai quật ở hai địa điểm khác nhau, cách xa nhau hàng ngàn
cây số thì thấy chúng có cùng niên đại với nhau. Đây là một chứng cứ khoa học

h

để khẳng định rằng vào thời Hùng Vương người Ân-Thương ở phía bắc Trung
Quốc có quan hệ giao lưu văn hóa với chúng ta. Cịn người Ân có trở thành
giặc Ân theo truyền thuyết hay khơng thì chưa thể khẳng định được. Cũng có
thể là người đời sau thêm thắt vào để cho câu chuyện dân gian có sức hấp dẫn
đến kỳ lạ.
Những dẫn chứng ở trên mà chúng tôi đưa ra chỉ nhằm chứng minh một
điều rằng, trong các nguồn sử liệu dùng để nghiên cứu lịch sử dân tộc thì sử
liệu vật thật( hay cịn gọi là sử liệu trực tiếp) nhiều khi góp phần rất quan trọng
không thể thiếu được, chúng cung cấp cho những nhà nghiên cứu lịch sử những
chứng cứ không thể chối cãi mà ở các nguồn sử liệu khác cịn có sự nghi ngại
và chưa rõ nguồn gốc.

[14]


B, Các di tích văn hóa-nghệ thuật
Di tích lịch sử-văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân
tộc. Di tích là những gì cịn lại so với thời gian. Như vậy nói một cách khác
chúng đều là di tích lịch sử. Và, các di tích văn hóa, như vậy cũng đồng thời là
di tích lịch sử. Nói di tích lịch sử-văn hóa ở đây là muốn nói di tích lịch sử hay

di tích văn hóa. Nhưng thường thì hai loại di tích này đồng thời vừa có tính chất
lịch sử vừa có tính chất văn hóa.
Di tích văn hóa - nghệ thuật là một loại hình của di tích lịch sử-văn hố
mà ở đó chứa đựng nhiều thơng tin. Do đó, các di tích văn hóa-nghệ thuật cũng
là những nguồn sử liệu trực tiếp quan trọng mà các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực có thể sử dụng. Nguồn sử liệu tại các di tích văn hóa-nghệ thuật tạm thời
có thể chia ra làm hai, đó là sử liệu trực tiếp từ bản thân di tích và sử liệu từ các
di vật có trong di tích.

h
Đối với loại thứ nhất (trực tiếp từ các di tích), chúng ta có thể nhận biết
được bình đồ kiến trúc của các di tích trải qua các thời đại thơng qua các dấu
vết cịn sót lại. Ví dụ, ta có thể biết được kiến trúc các ngơi đình của thế kỉ XVI
chỉ có bình đồ chữ nhất. Nghĩa là ở thế kỉ XVI các ngơi đình ở Việt Nam (hay
đúng hơn là ở miền Bắc Việt Nam) chỉ có một tịa đại đình.
Sang thế kỉ XVII, kiến trúc đình làng đã thay đổi. Ở thời kì này người ta
đã dựng hậu cung liền sau tịa đại đình làm cho mặt bằng kiến trúc lúc này có
hình chi vồ hay chữ “đinh”. Hậu cung là nơi thờ Thần, điều này chứng tỏ từ
nay, Thần ln ln có mặt ở đình, không giống như trước kia thần được thờ ở
đền hay ở nghè, miếu và chỉ được rước ra đình trong những ngày hội.
Sang đến thế kỉ XVIII, dựa vào các đơn nguyên kiến trúc còn lại, chúng
ta thấy rằng mặt bằng các đơn nguyên kiến trúc đình làng trở nên đa dạng hơn,
[15]


phức tạp hơn. Ở hậu cung, ngồi hình thức” chi vồ” nối với đại đình làm mặt
bằng có hình chữ đinh đã có từ thế kỉ XVII, nay có thể cịn là một tịa nhà phía
sau tịa đại đình và song song với đại đình, tạo cho đình làng thời kì này có mặt
bằng chữ nhị. Cũng vào thời kỳ này, đằng trước đại đình có khi được dựng
thêm một ngôi nhà gọi là "tiền tế", làm cho mặt bằng đình có hình chữ tam.

Cũng có thể ở thế kỉ XVIII, người ta làm thêm gian nối hậu cung với tịa đại
đình, làm cho mặt bằng đình có hình chữ cơng, ví dụ như đình Đình Bảng tỉnh
Bắc Ninh. Ta thấy rằng trong thế kỷ XVIII, kiến trúc đình làng là rất đa dạng.
Dựa vào dấu tích cịn lại của kiến trúc đình làng, ngày nay người ta cịn
biết được rằng vào thế kỉ XVI đình làng thường hẹp về chiều ngang và ngắn về
chiều dài. Các ngơi đình thời kì này thường chỉ có 3 gian 2 chái với 4 hàng chân
cột (2 cột cái và 2 cột quân). Sang thế kỉ XVII đình làng đã được mở rộng hơn
cả về chiều rộng lẫn chiều dài với 5 gian 2 chái và 6 hàng chân cột (có thêm 2

h

cột hiên). Ngoài ra, dấu vết của các lỗ đục chân cột để làm ván sàn đình ở các
cột cái và cột qn cịn lại ở các ngơi đình cũng cung cấp cho chúng ta một
thơng tin mà dựa vào đó có thể suy ra niên đại của các ngơi đình này. Những
ngơi đình có niên đại sớm thường có ván sàn đình, những ngơi đình có niên đại
muộn hơn thường khơng có ván sàn đình. Đặc biệt, từ thế kỉ XIX trở đi người
ta khơng làm sàn đình nữa.
Trong kiến trúc đình làng, ở các ngơi đình có niên đại trước thế kỉ XIX,
các bộ phận chịu lực chính cho cả bộ mái nặng hàng chục tấn, chủ yếu do các
cột chịu lực ở các bộ vì của ngơi đình đảm nhận. Từ thế kỉ XIX trở đi, người ta
đã tiến hành xây các bức tường chịu lực. Các bức tường chịu lực này dần dần
thay thế các cột gỗ lim truyền thống làm cho kiến trúc đình làng xấu hẳn đi.
Cùng thời gian này xuất hiện loại đình chỉ có 2 mái. Loại hình kiến trúc này
cịn quen gọi với thuật ngữ chun mơn là loại tường hồi bít đốc. Như vậy, căn
[16]


cứ vào kiểu dáng kiến trúc tường hồi bít đốc, chúng ta có thể kết luận rằng
những di tích này có niên đại sớm nhất cũng chỉ vào thời Nguyễn hoặc được
sửa chữa vào thời Nguyễn.

Đối với loại thứ hai là các di vật còn được bảo lưu ở các di tích. Nguồn
sử liệu trực tiếp này đã mang lại khá nhiều thông tin thú vị cho các nhà nghiên
cứu trên các lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, địa lý, lịch sử hoặc niên đại khởi
dựng của chính bản thân các di tích ấy mà các nguồn sử liệu khác chưa bao giờ
hoặc khơng bao giờ nhắc tới. Ví dụ như dựa vào minh văn của quả chuông được
đúc năm 1109 ở chùa Thầy (Hà Nội), có thể suy ra niên đại khởi dựng chùa
Thầy là vào khoảng từ năm 1107 đến 1109. Niên đại khởi dựng này là hoàn
toàn mới, trước đây đa số các học giả cho rằng, chùa Thầy được khởi dựng vào
thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Nội dung bia tháp Viên Thông ở chùa
Thanh Mai huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương cho ta biết việc đúc tượng " Thiên

h

thủ đại bi”tức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay. Theo G.S. Hà Văn Tấn thì
đây là lần đầu tiên tài liệu Phật giáo Việt Nam nhắc đến loại tượng này, và theo
nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo thì loại tượng này xuất hiện dưới sự ảnh hưởng
của Mật giáo. Như vậy, nhờ có thông tin này chúng ta biết được sự xuất hiện
của loại hình tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay được thờ trong các chùa Việt
Nam muộn nhất cũng là vào thời Trần. Chúng ta biết rằng, tín ngưỡng thờ Quan
âm thì đã có từ thời Lý và là rất phổ biến ở Việt Nam trong những thời kỳ sau.
Có lẽ là sau thời Trần, người ta đã tạc rất nhiều tượng Quan âm để thờ trong
các ngôi chùa. Đặc biệt, ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), hiện còn lưu giữ pho
tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay có thể nói đẹp nhất ở Việt Nam về nghệ
thuật chạm khắc, pho tượng này do nhà điêu khắc họ Trương tạc vào năm 1646.
Trong lĩnh vực lịch sử, minh văn trên bia đá cịn được lưu giữ ở một số
di tích đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá khác. Ví dụ, ai cũng
[17]


biết rằng chùa Phổ Minh được xây dựng và mở mang vào thời Trần. Nhưng

liệu trước thời Trần tức là vào thời Lý đã xuất hiện ngôi chùa này chưa? Câu
trả lời thật chính xác chỉ có thể tìm thấy được thơng qua minh văn trên bia đá
cịn lại ở chùa Phổ Minh. Minh văn của bia có niên đại 1668 hiện đặt ở phía
bên trái sân chùa phía trước cây tháp Phổ minh, viết rằng "Nhà Lý xây dựng
chùa, nhà Trần tô điểm". Như vậy, rõ ràng là trước khi các vua Trần cho mở
mang chùa Phổ Minh, nâng cấp hương Tức Mạc thành phủ Thiên Trường thì ở
nơi đây, vào thời Lý đã có một ngơi chùa cổ rồi.
1.1.3. Ý nghĩa
Các di tích lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục mọi
người dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc. Các di tích lịch sử như là
những minh chứng cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc, làm tăng thêm về
ý nghĩa quan trọng uống nước nhớ nguồn. Đồng thời qua đó làm tơ đẹp cho đất

h

nước với những cơng trình vĩ đại, nhưng chiến thắng hào hùng, rạng ngời non
sơng. Những di tích lịch sử-văn hố là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta
những thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Ngày nay có nhiều di tích đã và đang được phát huy theo đúng nghĩa của nó.
Nhưng cũng có nhiều di tích bị bỏ qn, hoặc đang bị xuống cấp, hoặc đang bị
lấn chiếm với các mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta, những người làm cán
bộ văn hố cần phải chung tay, chung sức gìn giữ và bảo vệ thật tốt những tài
sản vô giá mà cha ông ta đã để lại qua nhiều thế kỷ, đồng thời cũng phải khai
thác triệt để những thông tin trên nhiều lĩnh vực còn được lưu giữ ở các di tích
này nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân dân hơm nay, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến trên thế
giới.

[18]



1.2. Giá trị của di tích lịch sử
Di tích là di sản, "tiếng vang" của quá khứ, thế nên ở bất cứ quốc gia nào
di tích cũng được trân quý. Ở nước ta, thời tiết không thuận lợi, lại trải qua
nhiều biến động lịch sử, nên những di tích cịn nguyên vẹn và lưu lại được đến
hôm nay càng đáng q hơn.
Nhìn vào một di tích người ta có thể nhận ra trình độ phát triển trong quá khứ
của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử, văn hóa tinh
thần trăm năm, ngàn năm chưa phai nhạt. Nhận thức rõ giá trị cốt lõi của di
tích, từ lâu, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, đầu tư nguồn
lực để bảo tồn di tích trên khắp đất nước. Hệ thống chính trị ở cơ sở và cộng
đồng dân cư thực sự thay đổi nhận thức, cùng chung tay bảo tồn di tích một
cách bền vững. Không chỉ bảo tồn, khôi phục lại nguyên trạng, di tích được

h

khai thác, phát huy giá trị sẽ trở thành sản phẩm du lịch, góp phần phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước.

Nỗ lực nhiều, thành tựu lớn trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích hàng
chục năm qua là khơng thể phủ nhận. Nhưng bên cạnh đó ở nước ta vẫn cịn
những di tích đang chờ được “hồi sinh”, ngay lúc này nhiều di tích đang xuống
cấp, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Nhiều di tích đang nằm ở những vùng quê, nơi đời sống chưa phải khấm
khá, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu hoặc đang xuống cấp, lẽ thường việc “lực
bất tịng tâm” trong cơng tác tu bổ di tích cũng dễ hiểu.
Lẽ nào các di tích của cha ông để lại cho con cháu thời nay không có giá
trị thiết thực, đã trở thành gánh nặng? Một di tích có giá trị lịch sử và văn hóa
[19]



không thể đo đếm, quy đổi thành giá trị vật chất. Đừng bao giờ lấy con mắt của
người ngoài cuộc đánh giá về di tích nếu như khơng lớn lên bên cạnh di tích,
chưa hiểu rõ giá trị tinh thần to lớn của di tích...
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, thế giới ngày càng "phẳng", những giá trị
chung toàn cầu ngày càng lan tỏa, trở nên phổ quát, thì việc gìn giữ những nét
văn hóa riêng biệt, nhất là những di tích hữu hình càng trở nên quan trọng. Di
tích tồn tại, chúng ta cịn có thể trao gửi lại niềm tự hào, tình u q hương,
đất nước, văn hóa truyền thống cho lớp trẻ, góp phần vào việc gìn giữ giá trị
bản sắc văn hóa dân tộc, khơng để “hòa tan” trong thế giới hội nhập hiện nay.
Theo quan điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục
tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020, trong đó có nhiều nội dung cụ thể
nhằm hỗ trợ tơn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Chủ trương đã có,
mong rằng các cấp, các ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa

h

phương nơi có di tích đang xuống cấp cần sớm chung tay vào cuộc để những
"diện mạo, hồn cốt" của tổ tiên, ơng cha khơng bị phai nhịa theo năm tháng.
1.3. Tổng quan về xã Tam Giang , huyện Yên Phong , tỉnh Bắc
Ninh
Tam Giang là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt
Nam.
Xã có diện tích 8,61 km.
Tam Giang là xã có vị trí địa lý đặc biệt, là xã nằm ở ranh giới 3 tỉnh: Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, chính giữa ngã ba Xà là nơi hợp lưu của sông Cà
Lồ vào sông Cầu.
Địa giới hành chính:



Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội



Phía Đơng giáp huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
[20]




Phía Tây giáp xã Hịa Tiến huyện n Phong, Bắc Ninh.



Phía Nam giáp xã Đồng Tiến và thị trấn Chờ huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Trải qua các triều đại phong kiến, miền quê Tam Giang đã trở thành địa

bàn có một vị trí quan trọng trong chiến lược phịng thủ quốc gia, chống lại
các đạo quân xâm lược của phương Bắc, nơi trị sở của huyện Yên Phong
được đặt trên mảnh đất Hương La có hàng ngàn năm lịch sử.Trước thời Gia
Long (1802) địa bàn thuộc xã xưa có 1 phường 3 xã.
1.4. Khái quát về khu di tích Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
1.4.1.Vài nét về đền thờ của Việt Nam
Đền là nơi thờ Thần Thánh (kể cả Thánh mẫu) của một cộng đồng dân cư

h

một vùng, một xã, thơn nào đó. Các vị Thần, Thánh được thờ tại đền phần đa
là anh hùng có cơng với nước, với dân trong việc chống ngoại xâm khai hoang

lập ấp. Các vị thần siêu nhiên, Thần mây, mưa, sấm, chớp làm cho thuận trời,
đất, mưa thuận gió hịa để việc trồng cấy, cũng như vạn vật sinh tồn.
Quan niệm dân gian coi Thánh, Thần là bậc cao siêu có sức lực phi phàm
tối linh như thế nào? Thánh, Thần, Thánh mẫu… , được tôn vinh là thượng,
trung hoặc tơn thần nhưng đều đóng vai trị như Thành Hoàng làng sẵn sàng
che chở, âm phù cho cộng đồng bình an, thịnh vượng.
Thế nên đền, miếu thường là nơi mà các ngày tuần tiết, sóc vọng dân làng,
khách hành hương hay sắm lễ, dâng hương tưởng niệm truy tư công đức, hoặc
cầu cúng mong sự gia ân, âm phù của Thánh, Thần cho gia quyến làm ăn thuận
lợi, mọi sự tốt lành.
[21]


Cấu trúc tổng thể của Đền
Nhìn chung đền có nhiều tịa, nói cách khác là nhiều cung hơn Đình:


Hậu cung là tòa trong cùng được giành để thờ vị thần chủ thể, hoặc cả
vị thần chủ thể và gia quyến của thần.



Tịa đề nhị (phía ngồi hậu cung) thường cũng thờ vị Thần chủ thể đó
(có thể là tượng hay văn bài)



Hai tòa hai bên (hai gian bên cạnh) thờ các tướng văn, tướng võ giúp
cho Thần lúc sinh thời đánh giặc, hoặc khai khẩn.




Tiền đường – bên ngồi tịa đệ nhị (còn gọi là đại bái) là nơi đặt chân
ban công đồng và là chỗ lễ thường nhật, hoặc chỗ lễ đầu tiên có tính
chất trình, trước khi vào các cung đệ nhị hậu cung (chính tẩm).

h

Ngồi ra Đền cịn có các tồ giải vũ hai bên, tạo cho cơng trình có sự khép
kín, tơn nghiêm vừa là nơi ông từ ở, khách lễ nghỉ, hoặc là nơi lo cơng vỉệc tế
lễ của làng.
Bên ngồi sân có hệ thống cột đồng trụ, cột hoa biểu tượng vươn lên cúa
mảnh đất, con người, đồng thời là những trang trí gợi sự uy nghi.
Phía ngồi cịn có hồ nước khiến tổng thể cảnh quan hài hịa đẹp mắt, lại
là tình tiết khơng thể thiếu Của thuyết phong thuỷ “Sa hồn thuỷ nhiễu”.
Khơng phải Đền nào cũng có hồ nước, kiến trúc như vừa nêu nhưng tựu
chung lại đây là kiến trúc tổng quan và chuẩn nhất của Đền thờ Việt Nam.

[22]


1.4.2. Q trình tồn tại của di tích
Để tơn vinh và tri ân cơng lao đóng góp của Lý Thường Kiệt và Vương
triều Nhà Lý đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Dự án đầu tư
xây dựng Khu Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong
được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt gồm 20 hạng mục với tổng mức đầu tư
hơn 254 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 - 2020. Đây là một
trong sáu cơng trình trọng điểm của tỉnh. Sau hơn một năm thi công xây dựng,
đến nay Dự án đã hoàn thành hạng mục Đền thờ chính Thái úy Lý Thường
Kiệt xây dựng trên diện tích 800m2, kiểu chữ cơng, 7 gian tiền, 5 gian hậu, trị

giá hơn 41 tỷ đồng do Công ty Cổ phần đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân
và Ngân hàng SHB (Sài Gịn - Hà Nội) cơng đức. Tượng đài Thái úy Lý
Thường Kiệt cao 9 mét, chất liệu đồng, trọng lượng 16 tấn, trị giá cơng trình
16 tỷ đồng do Công ty An Viên, Hà Nội công đức và một số hạng mục phụ

h

trợ khác đang tiếp tục được hoàn thiện. Hạng mục Đền thờ, Tượng đài Thái
úy Lý Thường Kiệt và một số hạng mục phụ trợ đã hồn thành đảm bảo tính
lịch sử, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cơng trình. Sau khi khánh thành đền
thờ Lý Thường Kiệt, các hạng mục cơng trình khác nằm trong dự án xây dựng
Khu du lịch, lịch sử - văn hóa chiến tuyến Như Nguyệt tiếp tục xây dựng hồn
thiện trong thời gian sớm nhất.

1.4.3. Sự tích nhân vật được thờ
Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt (1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có cơng đánh bại
qn nhà Tống vào năm 1075-1077.
[23]


Thân thế
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng
Tiết tướng quân Ngơ An Ngữ, cháu của Ngơ Ích Vệ, chắt của Sứ qn Ngơ
Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngơ Xương Ngập–hồng tử
trưởng của Ngơ Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà
Nội ngày nay). Có tài liệu [2] lại nói q ơng là làng An Xá, huyện Quảng Đức
(Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).

Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.


h

Làm tướng thời Thái Tông và Thánh Tơng
Gia đình ơng nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi cịn
ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hồng mơn chi hậu, là thái giám theo
hầu Lý Thái Tơng. Đó là năm 1041.
Trong 12 năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày
càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35
tuổi.
Lý Thánh Tông lên ngôi (1054), phong ông chức Bổng hành quân hiệu
uý. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có cơng lao, ơng được
thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông
làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được tồn quyền
[24]


×